Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 5 năm 2010

Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 5 năm 2010

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay.

- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật( người dẫn chuyện, Mai, Lan, cô giáo.

- Hiểu nghĩa các từ mới:

- Hiểu nội dung bài: Khen ngợi cô bé Mai biết giúp đỡ bạn.

 

doc 26 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 998Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 5 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Buổi sáng Thứ 2, ngày 20 tháng 9 năm 2010
Tiết 1 Tập đọc
Chiếc bút mực
I. Mục tiêu:
-	Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay.
-	Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
-	Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật( người dẫn chuyện, Mai, Lan, cô giáo.
-	Hiểu nghĩa các từ mới:
-	Hiểu nội dung bài: Khen ngợi cô bé Mai biết giúp đỡ bạn.
II. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Giới thiệu chủ điểm và trường học
2. Luyện đọc:
-	Giáo viên đọc mẫu lần 1. Cả lớp đọc thầm.
-	Đọc nối tiếp câu. luyện đọc từ khó.
-	Đọc từng đoạn trước lớp. Luyện đọc câu khó. Giải nghĩa từ.
-	Đọc từng đoạn trong nhóm.
-	Thi đọc giữa các nhóm( Đồng thanh, cá nhân )
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-	Những từ ngữ nào cho biết Mai mong có được chiếc bút mực?
-	Chuyện gì xảy ra với Lan?
-	Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút?
-	Cuối cùng Mai quyết định ra sao?
-	Khi được biết mình cũng được viết bút mực. Mai nghĩ và nói thế nào?
-	Vì sao cô giáo vẫn khen Mai?
4. Luyện đọc lại:
Các nhóm tự đọc phân vai ( người dẫn chuyện, cô giáo, Mai, Lan )
5. Củng cố dặn dò:Nhận xét giờ học.
Câu chuyện này nói về điều gì?
-	Em thích nhân vật nào trong chuyện ? Vì sao?
_______________________
Tiết 3 Toán
38 + 25
I. Mục tiêu:
-	Biết cách thực hiện dạng phép cộng dạng: 28 + 25 
-	Cũng cố về phép tính cộng đã học 8 + 5 và 28 + 5
II. Đồ dùng dạy học:
	5 bó que tínhvà 13 que tính rời.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu phép cộng: 38 + 25 
-	Lấy 3 bó và 8 que tính. Có bao nhiêu que tính?
-	Lấy tiếp 2 bó và 5 que tính nữa. Có mấy que tính? 
-	Tất cả có bao nhiêu que tính?
-	Hoc sinh thao tác trên que tính tìm kết quả.
-	Học sinh nêu cách tính.
Vậy 38 cộng 25 bằng bao nhiêu. Giáo viên ghi bảng 38 + 25 = 63
-	Học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện
 38	- 8 cộng 5 bằng 13, viết 3 nhớ 1
 25	- 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 bằng 6, viết 6
 63
2. Thực hành:
	Bài 1: Làm bài theo nhóm . Đổi chéo bài kiểm tra kết quả.
	Bài 2, 3, 4: học sinh làm bài vào vở.
	Chấm chữa bài.
Bài 2: học sinh nêu cách tìm tổng.
Bài 3: Đoạn đường con kiến phải bò là:
 18 + 25 =43 (dm)
	 Đáp số: 43dm
Bài 4: Học sinh giải thích lí do điền dấu.
IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
______________________
Tiết 4 Mĩ thuật
 ( Giáo viên chuyên biệt )
______________________
Buổi chiều Thủ công
Tiết 1
 Gấp máy bay đuôi rời ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
-	HS biết gấp máy bay đuôi rời.
-	Gấp được máy bay đuôi rời.
-	Yêu thích gấp hình.
II. Đồ dùng dạy-học:
-	Mẫu giấy máy bay đuôi rời.
-	Quy trình gáp máy bay đuôi rời.
-	Giấy màu, kéo, bút màu, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy-học:
Tiết 1:
1. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
-	GV mở phần đầu và cánh máy bay, HS nhận xét.
-	GV đặt tờ giấy làm thân, đuôi máy bay và tờ giấy làm đầu, cánh máy bay lên tờ giấy khổ A4 nhận xét.
2. GV hướng dẫn mẫu.
-	Cắt từ giấy hình chữ nhật thành một hình vuông và 1 hình chữ nhật.
-	Gấp đầu và cánh máy bay.
-	Làm thân vf đuôi máy bay.
-	Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
3. Hoạt động nhóm.
Các nhóm gấp vào giấy A4 - GV nhận xét.
IV. Củng cố dặn dò:
	GV nhận xét tiết học.
Buổi chiều 
Tiết 1 Hướng dẫn thực hành: TC 
 Gấp máy bay phản lực
I. Mục tiêu:
-	Hoàn thành sản phẩm máy bay phản lực.
-	Trình bày sản phẩm đẹp.
II. Các hoạt động dạy-học:
1. Học sinh nêu lại các bước gấp máy bay phản lực.
-	Học sinh nhắc lại quy trình gấp máy bay.
2. Học sinh thực hành gấp máy bay phản lực.
-	Học sinh tự gấp cá nhân, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh gấp đúng kĩ thuật.
-	Giáo viên kiểm tra sản phẩm của học sinh.
-	Hướng dẫn học sinh trang trí sản phẩm.
-	Đánh giá sản phẩm, trưng bày sản phẩm.
-	Tổ chức cho học sinh phóng máy bay.
III. Cũng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
____________________
tiết 2 tập viết
 Chữ hoa D
I. Mục tiêu:
-	Viết chữ hoa D theo cỡ vừa và nhỏ.
-	Viết câu ứng dụng: Dân giàu nước mạnh (cỡ nhỏ): đúng mẫu, đều nét.
II. Đồ dùng dạy-học:
-	Mẫu chữ D đặt trong khung chữ;
-	Bảng phụ (viết sẵn: Dân giàu nước mạnh) trên dòng kẻ.
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài luyện viết.
2 HS viết chữ cái C và Chia. Cả lớp viết bảng con.
GV nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn viết chữ hoa.
a. Hướng dẫn quan sát, nhận xét chữ D (Độ cao, sổ nét, cách viết).
-	GV viết chữ mẫu-nhắc lại quy trình viết.
b. HS viết b. c
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
-	Giới thiệu câu ứng dụng;
-	Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
-	HS viết chữ Dân vào bảng con.
4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở TV.
GV theo dõi nhắc nhở thêm.
5. Chấm, chữa bài.
6. Củng cố-dặn dò: Nhận xét giờ học.
______________________
Tiết 3 Luyện thể dục
Ôn 4 động tác của bài thể dục
I. Mục tiêu:
-	Ôn các động tác RTTCB của chân. 
-	Thuộc các động tác:vươn thở, tay, chân, lườn.
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Ôn các động tác RTTCB của chân.
-	Giáo viên làm mẫu.
-	Học sinh tập theo tổ.
-	Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh tập đúng từng động tác.
 Hoạt động 2: Ôn các động tác vươn thở, tay, chân, lườn.
-	Lớp trưởng điều khiển.
-	Cả lớp luyện tập.
-	Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố dặn dò: nhận xét giờ học.
______________________
Tiết 4 Anh
Giáo viên chuyên biệt dạy
Thứ 3 ngày 21 tháng 9 năm 2010
Buổi sáng Thể dục
Tiết 1
Chuyển đội hình hàng dọc thành vòng tròn và ngược lại
I. Mục tiêu:
-	Thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân lườn tương đối chính xác
-	Học cách chuyển đội hình hàng dọc thành vòng tròn và ngược lại
II. Địa điểm, phương tiện:
-	 Sân trường, còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
Giáo viên phổ bến nội dung, yêu cầu tiết học.
-	Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp.
2. Phần cơ bản:
-	Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại.
+ Tư thế cơ bản : Đứng nghiêm.
+ Khẩu lệnh thành vòng tròn, đi thường( ngược chiều kim đồng hồ)Khi có lệnh dừng lại mới dừng. Khi có lệnh quay mặt vào tâm mới quay.
-	Tập chuyển về đội hình ban đầu.
	Khẩu lệnh: Thành 4 hàng dọc . Bước.
-	Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn.
3. Phần kết thúc
-	Cúi người thả lỏng
-	Cúi lắc người, thả lỏng
-	Nhảy thả lỏng
-	Giáo viên nhận xét tiết học
_______________________
Tiết 2 Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
-	Củng cố và rèn kĩ năng thực hiện phép cộng dạng 38 + 25
-	Củng cố về phép tính cộng đã học 8 + 5 và 38 + 25. 
-	Giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy-học:
Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
HS lần lượt nêu yêu cầu từng bài.
Bài 1:	Hoạt động theo nhóm. GV treo bảng phụ chữa bài. Các tổ đối chiếu kết quả.
Bài 2, 3: HS làm vào vở.
Bài 2: một học sinh chữa bảng.
HS nhận xét các phép tính trên bảng.
Bài 3: HS nhìn và tóm tắt đọc đề toán. GV treo bảng phụ cả lớp chữa bài.
	Đoạn đường con kiến phải bò là:
	28 + 15 = 43 (dm)
 Đáp số: 43 dm.
Bài 4: TC điền nhanh, điền đúng kết quả.
Bài 5: GV phát phiếu, HS thảo luận nhóm và điền đúng kết quả C: 32 .
Học sinh làm vào vở bài tập, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài.
Chấm một số bài, nhận xét.
IV. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học
______________________
Tiết 3 Kể chuyện
Chiếc bút mực
I. Mục tiêu:
-	Dựa vào từ nhớ, tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện “ Chiếc bút mực”.
-	Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể, điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
-	Tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. Kể tiếp lời bạn.
II. Đồ dùng dạy-học:
Tranh vẽ minh họa
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Bài cũ:
 2 HS kể nối tiếp câu chuyện “ Bím tóc đuôi sam ”.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện.
a. Kể từng đoạn theo tranh.
-	GV yêu cầu bài. HS quan sát tranh trong sách giáo khoa. Phân biệt tên nhân vật (Mai, Lan, Cô giáo).
-	HS nêu tóm tắt nội dung từng bức tranh.
T1: Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực.
T2: Lan khóc vì quên bút ở nhà.
T3: Mai đưa bút của mình cho Lan mượn.
T4: Cô giáo cho Mai viết bút mực. Cô đưa bút của mình cho Mai mượn.
-	Nối tiếp kể từng đoạn trong nhóm.
-	Đại diện thi kể trước lớp. Cả lớp nhận xét.
b. Kể toàn bộ nội dung câu chuyện.
-	3 HS kể nội dung câu chuyện. Cả lớp nhận xét.
-	Giáo viên nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò.
-	GV nhắc nhở HS noi gương bạn Mai.
______________________
Tiết 4 Chính tả (Tập chép)
Chiếc bút mực
I. Mục tiêu:
-	Chép lại chính xác nội dung đoạn tóm tắt bài : Chiếc bút mực
-	Viết đúng một số tiếng có âm giữa vần ia/ ya. Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu l/ n ( hoặc en / eng )
II. Đồ dùng dạy-học:
-	Bảng phụ viết nội dung bài cần chép
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Bài cũ:
-	Hai học sinh viết bảng: dỗ em, ăn giỗ, dòng sông, ròng rã.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn tập chép
-	Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
-	Giáo viên đọc bài viết. 2 học sinh đọc lại.
-	Những từ nào trong bài được viết hoa? Vì sao?
-	Học sinh viết bảng con: bút mực, lớp, quên, lấy, mượn.
-	Học sinh chép bài vào vở. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm.
-	Chấm chữa bài.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
- Bài tập 2: Làm theo nhóm.
- Tia nắng, đêm khuya, cây mía.
- Cũng cố quy tắc viết chính tả.
Bài 3: Cả lớp làm bài tập chính tả.
-	Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài tập.
-	Chấm chữa bài, nhận xét .
IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
____________________
Buổi chiều Thủ công
Tiết 1
 Gấp máy bay đuôi rời ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
-	HS biết gấp máy bay đuôi rời.
-	Gấp được máy bay đuôi rời.
-	Yêu thích gấp hình.
II. Đồ dùng dạy-học:
-	Mẫu giấy máy bay đuôi rời.
-	Quy trình gáp máy bay đuôi rời.
-	Giấy màu, kéo, bút màu, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy-học:
Tiết 1:
1. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
-	GV mở phần đầu và cánh máy bay, HS nhận xét.
-	GV đặt tờ giấy làm thân, đuôi máy bay và tờ giấy làm đầu, cánh máy bay lên tờ giấy khổ A4 nhận xét.
2. GV hướng dẫn mẫu.
-	Cắt từ giấy hình chữ nhật thành một hình vuông và 1 hình chữ nhật.
-	Gấp đầu và cánh máy bay.
-	Làm thân vf đuôi máy bay.
-	Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
3. Hoạt động nhóm.
Các nhóm gấp vào giấy A4 - GV nhận xét.
IV. Củng c ... III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
_____________________
Thứ 5 ngày 23 tháng 9 năm 2010
Buổi sáng Thể dục
Tiết 1
Động tác bụng- Chuyển đội hình hàng ngang thành vòng tròn và ngược lại
I. Mục tiêu:
-	Ôn động tác: vươn thở, tay, chân, lườn. Học mới động tác bụng. Thực hiện động tác tương đối chính xác, đúng nhịp, đúng phương hướng.
-	Thực hiện động tác chuyển đội hình hàng ngang thành vòng tròn và ngược lại.
II. Hoạt động dạy-học:
1. Phần mở đầu:
-	Đứng tại chổ vỗ tay và hát. Xoay các khớp cổ tay, cánh tay.
2. Phần cơ bản:
-	Chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình vòng tròn và ngược lại;
-	Động tác bụng;
-	Ôn 5 động tác: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng.
3. Phần kết thúc: 
-	Cúi người thả lỏng.
-	Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài học.
-	Nhận xét giờ học.
____________________
Tiết 2 Toán
Bài toán về nhiều hơn
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
-	Cũng cố khái niệm “về nhiều hơn”. Biết cách giải và trình bày bài giải.
-	Rèn kỷ năng giải toán về nhiều hơn (toán đơn 1 phép tính)
II. Đồ dùng dạy-học:
-	Bảng các hình quả cam có thể đính được.
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
-	Một hoặc hai học sinh làm bài tập 4 VBT 
	A B
	D C
	Ghi tên các hình chữ nhật
B. Dạy bài mới:
-	GV đọc bài toán: Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả. Hỏi hàng dưới có báo nhiêu quả cam?
-	2 HS đọc bài toán.
-	Bài toán cho biết gì? HS trả lời. GV đính số quả cam vào bảng.
-	Bài toán hỏi gì?
-	Muốn tìm số quả cam ở hàng dưới em làm thế nào?
-	Cả lớp làm nháp. 1 HS làm ở bảng.
	 Số quả cam ở hàng dưới là:
	 5 + 2 = 7 (quả)
	 Đáp số: 7 quả cam
2 HS đọc lại bài giải.
2.Thực hành :
Bài 1: 1 HS đọc đề, GV tóm tắt. 2 HS nhìn tóm tắt đọc đề. Tìm hiểu bài toán rồi giải.
Số hoa Bình có là:
4 + 2 = 6 (Bông)
Đáp số: 6 bông
Bài 2, 3: HS làm vở.
-	GV lưu ý cách trình bày.
-	Chấm chữa bài, nhận xét.
III. Củng cố-dặn dò:
-	Ta vừa học dạng toán nào?
-	GV nhận xét tiết học.
_____________________
Tiết 3 Đạo đức
 Gọn gàng , ngăn nắp
I. Mục tiêu:
-	Học sinh biết được lợi ích của việc sống gọn gàng, ngăn nắp.
-	Phân biệt gọn gàng ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp.
-	Biết giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
-	Học sinh yêu mến những người sống gọn gàng ngăn nắp.
II. Đồ dùng dạy học:
-	Tranh minh họa cho hoạt động 2.
-	Cặp, sách vở để diễn kịch.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
-	Để mau tiến bộ và để mọi người yêu mến mình thì khi mắc lỗi em phải làm gì?
B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Đồ dùng để ở đâu?
Chia nhóm 4 .Các nhóm chuẩn bị.
-	1 nhóm trình bày hoạt cảnh.
-	Thảo luận:
-	Vì sao bạn Dương không tìm thấy cặp và sách vở?
-	Qua hoạt cảnh trên em rút ra bài học gì?
GVKL: Tính bừa bãi của Dương làm nhà cửa lộn xộn.
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp nhận xét nội dung tranh.
Từng cặp quan sát tranh nhận xét nơi ở và nơi học của các bạn đã gọn gàng và ngăn nắp chưa? Vì sao?
-	Đại diện từng cặp trình bày. Nên sắp xếp sách vở như thế nào cho gọn gàng ngăn nắp?
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
-	Giáo viên nêu các tình huống ở bài tập 3. Học sinh bày tỏ ý kiến.
-	Theo em Nga cần làm gì để giữ góc học tập được gọn gàng, ngăn nắp?
-	GVKL: Nga cần yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng nơi quy định.
C. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
_____________________
Tiết 4 Luyện từ và câu
Tên riêng. Câu kiểu Ai là gì ?
I. Mục tiêu:
-	Phân biệt từ chỉ sự vật nói chung và tên riêng của từng sự vật. Biết viết hoa tên riêng.
-	Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu: Ai hoác cái gì, con gì, là gì? để giới thiệu làng, xóm, phố ,phường của em.
-	Từ đó thêm yêu quý môi trường sống.	
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Đặt câu hỏi về ngày, tháng, năm, tuần.
-	Cả lớp cùng giáo viên nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
-	Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài 1. Cách viết các từ ở nhóm 1và nhóm 2 khác nhau như thế nào ? Vì sao?
GVKL: Tên riêng của người, sông, núi, phải viết hoa.
-	Bài 2: Học sinh làm bài vào vở.
-	Tên hai bạn trong lớp.
-	Tên dòng sông ở địa phương em.
Bài 3: Làm việc theo cặp:
-	Giới thiệu về trường bạn.
-	Môn học bạn yêu thích.
-	Giới thiệu về nơi ở của bạn.
-	Học sinh làm vào vở bài tập, giáo viên theo dõi hướng dẫn .
-	Chấm chữa bài, nhận xét.
III. Củng cố dặn dò: 
-	Học sinh nhắc lại cách viết hoa tên riêng.
_____________________
Thứ 6, ngày 24tháng 9 năm 2010
Buổi chiều ( học bài thứ 6 ) Chính tả (Nghe-Viết)
Tiết 1
Cái trống trường em
I. Mục tiêu:
-	Nghe viết chính xác 2 khổ thơ đầu của bài: Cái trống trường em.
-	Biết cách trình bày bài thơ 4 tiếng, viết hoa chữ đầu câu mỗi dòng
-	Làm các bài tập điền vào chổ trống âm đầul / n hoặc vần en / eng, âm chính 
 i / iê.
II. Đồ dùng dạy-học:
-	Phiếu học tập: BT: 2a, b , c.
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
-	2 HS viết bảng. Cả lớp viết bảng con: chia quà, đêm khuya, tia nắng.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn nghe- viết :
-	GV đọc toàn bài 1 lượt, 1 HS đọc 2 khổ cuối.
	Hai khổ thơ này nói gì?
-	Hướng dẫn HS nhận xét.
+	Trong 2 khổ thơ có những dấu câu nào?
+	Có bao nhiêu chữ viết hoa? Vì sao?
-	Viết từ khó: trống, nghỉ, ngẫm nghỉ.
-	HS viết bài vào vở.
+	GV đọc mỗi dòng 1 lần, HS nghe - viết vào vở.
+	GV uốn nắn tư thế ngồi viết.
-	Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập :
-	HS làm bài 2, nhóm.
	Đêm hộivà xe chchuông xích lô..k. còi ô tô inh ỏi. Vì sợ lỡ hẹn với bạn, Hùng cố lqua dòng người đang đổ về sân vận động.
Bài 3. Nhóm
Tìm tiếng có vần em, tiếng có vần iêm.
IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
____________________
Tiết 2 Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
-	Giúp HS cũng cố cách giải bài toán về nhiều hơn (chủ yếu phương pháp giải).
II. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Bài 3: Tóm tắt vào nháp. 1 HS giải bảng, cả lớp giải vào nháp.
B. Dạy bài mới:
-	Nêu các bước khi giải 1 bài toán:
-	Đọc kỹ đề, tóm tắt bài toán.
-	Lựa chọn phép tính để giải.
-	Trình bày bài giải.
BT 1: 1 HS đọc bài toán. Các nhóm tóm tắt.
-	Cốc: 6 bút chì
-	Hộp nhiều hơn cốc 2 bút chì
-	Hộp.bút chì?
Trong hộp có số bút chì là:
6 + 2 = 8 (bút chì)
 Đáp số: 8 bút chì.
-	HS làm bài 2, 3 vào vở.
Bài 3: Hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Bài 4 : nhóm:
-	GV treo bảng phụ chữa bài.
-	Học sinh làm bài vào vở, giáo viên theo dõi hướng dẫn .
-	Chấm chữa bài, nhận xét.
III. Củng cố – dặn dò: Nhận xét giờ học.
____________________
Tiết 3 Tập làm văn
Trả lời câu hỏi. Đặt tên cho bài. Mục lục sách
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỷ năng nghe nói: Dựa vào tranh vẽ và câu hỏi, kể lại được từng việc thành câu, bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài.
2. Rèn kỷ năng viết: Biết soạn một mục lục đơn giản.
II. Đồ dùng dạy-học:
-	Tranh minh họa bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
2 em đóng vai Tuấn và Hà (Trong truyện bím tóc đuôi sam; Tuấn nói một vài câu xin lỗi Hà).
2 em đóng Lan và Mai (Truyện chiếc bút mực) Lan nói một vài câu cảm ơn Mai.
GV và cả lớp nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn HS làm bài tập :
a. Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu dựa vào tranh trả lời câu hỏi.
HS sinh hoạt nhóm-Trả lời câu hỏi từng tranh.
Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
GV nhận xét:
? Bạn trai đang vẽ ở đâu? Bạn trai đang vẽ lên bức tường của trường học.
? Bạn trai nói gì với bạn gái? Mình vẽ có đẹp không?
? Bạn gái nhận xét thế nào? Vẽ lên tường làm xấu tường, xấu lớp.
? Hai bạn đang làm gì? Hai bạn quét vôi lại cho bức tường sạch.
-	HS khá, giỏi dựa vào 4 câu hỏi để kể lại nội dung câu chuyện.
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu bài.
	HS đứng dậy phát biểu ý kiến.
	GV nhận xét: Không vẽ lên tường, bức vẽ, bức vẽ làm hỏng tường, Bức vẽ trên tường, Đẹp mà không đẹp, Bảo vệ của công.
2-3 Viết
	1 HS đọc yêu cầu của bài: Đọc mục lục các bài ở tuần 6. Viết tên các bài tập đọc trong tuần ấy.
	4,5 HS đọc mục lục sách.
	2 HS đọc các bài tập đọc ở tuần 6.
	GV chấm 1 số bài.
IV. Củng cố dặn dò: 
-	GV nhận xét tiết học.
-	Nhắc HS thực hành tra mục lục sách khi đọc chuyện, xem sách.
___________________
Tiết 4 Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
-	Sơ kết công tác tuần 5.
-	Triển khai kế hoạch nhiệm vụ tuần 6.
II. Nội dung:
1. Nhận xét tuần 5.
2. Công tác tuần 6.
-	Quán triệt việc ăn quà vặt trong lớp.
-	Giáo dục HS nói lời hay, làm việc tốt.
-	Viết chữ đúng mẫu , trình bày sạch đẹp.
___________________
Thứ 6, ngày 25 tháng 9 năm 2010
Hội nghị trù bị CNVC
___________________
Buổi chiều Luyện tiếng việt
Tiết 1
Làm bài tập tiếng việt
I. Mục tiêu:
	- Học sinh củng cố lại kiến thức đã học buổi sáng.
	- Làm bài tập làm văn: Trả lời câu hỏi, đặt tên cho bài.
	- Biết viết mục lục sách.
II. Lên lớp:
1. Học sinh hoàn thành vở bài tập buổi sáng.
2. Học sinh làm thêm một số bài tập sau.
Bài 1: Viết tên các bài tập đọc trong tuần 4 theo mục lục sách.
Bài 2: Ngắt đoạn van sau thành 4 câu rồi viết lại cho đúng chính tả.
	- Cô giáo cho lớp làm bài kiểm tra Tiếng việt Tuấn quên không mang giấy kiểm 
Tra Mai cho Tuấn một tờ giấy Tuấn vui vẻ cảm ơn Mai.
	- Học sinh làm bài tập .
	- Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài.
	- Chấm chữa bài, nhận xét.
III. Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
____________________
Tiết 2 Tự học toán
Nhận biết hình tam giác, tứ giác, hình vuông - Giải toán về nhiều hơn.
I. Mục tiêu:
-	Học sinh nhận dạng được hình tam giác, tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật.
-	Đọc tên một số hình chữ nhật, hình tứ giác, hình tam giác, hình vuông.
-	Củng cố giải toán về nhiều hơn.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Củng cố kiến thức:
	Học sinh nhận dạng một số hình chữ nhật, hình tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật.
	Nêu các bước giải một bài toán.
2. Luyện tập:
-	Học sinh làm bài tập SGK:
	Bài 1 trang 23; bài 2, 3 trang 24
-	Bài làm thêm: Đọc tên các hình tứ giác trong hình sau:
-	Học sinh lần lượt lên đọc tên các hình trên bảng.
-	Lớp cùng giáo viên nhận xét. 
 A B C
	M
	N
 H
-	Chữa bài , nhận xét.
-	Giáo viên khắc sâu cách ghi tên hình.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
___________________
Tiết 3 Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt sao
Tổng phụ trách dạy
____________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5 2B.doc