Kế hoạch giảng dạy các môn Lớp 2 - Tuần 21 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Tơ

Kế hoạch giảng dạy các môn Lớp 2 - Tuần 21 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Tơ

Tiết1,2,: Tập đọc

Chim sơn ca và bông cúc trắng ( 2 tiết )

A/ Mục đích:

1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy .

- Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung bài

 2- Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Hiểu các từ ngữ: khôn tả, véo von, long trọng.

- Hiểu nội dung: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.

B/ Đồ dùng dạy học:

 GV: Tranh minh họa ,SGK, bảng phụ,!bông hoa cúc

HS:SGK,

C/ Hoạt động dạy học:

 

doc 29 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy các môn Lớp 2 - Tuần 21 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 2 tháng 2 năm 2009: 
Tiết1,2,: Tập đọc
Chim sơn ca và bông cúc trắng ( 2 tiết )
A/ Mục đích:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy .
- Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung bài
 2- Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ: khôn tả, véo von, long trọng.
- Hiểu nội dung: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.
B/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Tranh minh họa ,SGK, bảng phụ,!bông hoa cúc 
HS:SGK,
C/ Hoạt động dạy học:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
4’
30’
40’
12’
20’
5’
I –Ổn định: 
II –Kiểm tra bài cũ:
-2HS đọc bài và trả lời câu hỏi bài Mùa xuân đến:
-GV nhận xét ghi điểm.
III –Bài mới:
1-Giới thiệu bài:
Ghi đề:Chim sơn ca và bông cúc trắng
2-HD luyện đọc:
-GV đọc mẫu toàn bài.
-HD đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a-Đọc từng câu:
Luyện đọc: sà xuống, xinh xắn, xòe cánh, ẩm ướt, tỏa hương, thương xót
b-Đọc từng đoạn trước lớp:
-HD luyện đọc câu dài:
+ Chim véo von mãi/ rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm //
Tội nghiệp con chim / khi nó còn sống và ca hát,/ các cậuđã để mặc nó chết vì đói khát// còn bông hoa / giá mà các cậu đừng ngắt nó/ thì hôm nay chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời//
-HS hiểu các từ khó ở SGK.
c-Đọc từng đoạn trong nhóm:
-Thi đọc giữa các nhóm 
-GV nhận xét sửa chữa.
Tiết 2
3-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Đoạn 1:
-Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa cúc sống thế nào?
-Đoạn 2
-Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm
Đoạn 3
-Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình với loài chim và loài hoa?
-Đoạn 4
-Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng?
-Em muốn nói gì với các cậu bé?
-Bài này nói lên điều gì?
4-Luyện đọc lại:
-4HS thi đọc lại truyện 
-Bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay.
IV-Củng cố,dặn dò:
-Bài học giúp hiểu được điều gì?
-Dặn về nhà đọc kĩ chuyện
Mùa xuân đến 
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi 
-HS lắng nghe.
-HS đọc nối tiếp từng câu.
-HS luyện đọc.
-HS đọc nối tiếp từng đoạn.
-Hs luyện đọc câu dài
-Vài học sinh nêu từ khó 
-HS đọc cá nhân từng đoạn trong nhóm
-Đại diện các nhóm thi đọc 
-Chim tự do bay nhảy hót véo von, sống trong một thế giới rộng lớn, là cả bầu trời xanh thẳm.
-Cúc sống tự do bên bờ ao, giữa đám cỏ dại, nó tươi tắn, xinh xắn, xòe cánh đón ánh nắng mặt trời, sung sướng khôn tả khi sơn ca , ca ngợi vẻ đẹp của mình.
-Vì chim bị bắt bị cầm tù trong lồng.
-Với chim: hai cậu bé bắt chim nhốt vào lồng nhưng không cho ăn uống, để chim chết vì đói khát.
-Với hoa cúc: hai cậu bé chẳng để ý gì khi bông cúc nở rất đẹp, cầm dao cắt cả đám cỏ dại lẫn bông cúc bỏ vào lồng sơn ca.
-Sơn ca chết, cúc héo tàn
-Đừng bắt chim, hái hoa , để chim và hoa tự do với cuộc sống của mình trong thiên nhiên tươi đẹp. Các bạn đừng nên vô tình với loài chim, loài hoa.
-Hãy để cho chim được tự do ca hát,bay lượn.Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời 
2HS nhắc lại 
-HS đọc bài
-Không nên bắt chim , hái hoa
Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Tiết 3: Toán
Luyện tập
A/ Mục đích: giúp HS 
 - Củng co áviệc ghi nhớ bảng nhân 5 bằng thực hành tính và giải toán
 - Nhận biết đặc điểm của một dãy số để tìm số còn thiếu trong dãy số đó
-Rèn HS kĩ năng làm bài tập đúng chính xác và trình bày bài sạch đẹp 
GD học sinh ham thích học môn toán 
B/ Đồ dùng dạy học:
GV: SGK, bảng phụ
HS: bảng con,VBT
C/ Hoạt động dạy học:
Tg
Hoạt động dạy gv
Hoạt động học hs
5’
30’
5’
I – Kiểm tra bài cũ:
2 HS đọc bảng nhân 5
Tính 
5 ×5 = 5 ×7=
-Một tuần lễ mẹ đi làm 5 ngày.Hỏi 4 tuần lễ mẹ đi làm mấy ngày?
II –Bài mới:
1- Giới thiệu bài:nêu mục tiêu 
Ghi đề:Luyện tập
2- Hướng dẫn luyện tập ở lớp
Bài 1: Tính nhẩm:
Cho HS làm bài và nêu kết quả 
GV nhận xét sữa chữa
Em có nhận xét gì về hai phép tính 2 ×5 và 5 ×2? 
-Bài 2: Tính (theo mẫu):
Mẫu: 5 x 4 – 9 = 20 – 9 
 =11
Bài mẫu tính thế nào?
-Vài HS lên bảng tính
-HS làm vào vở
Nhận xét sửa sai 
Bài 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề,phân tích đề,tóm tắt đề
Cho HS làm bài
- GV nhận xét sửa chữa
-Bài 5: Số:
Em hãy nêu đặc điểm của mỗi dãy số a,b
- GV nhận xét sữa chữa.
III- Củng cố dặn dò:
Cho HS đọc bảng nhân 5
-Nhận xét tiết học
-Dặn về nhà xem lại bài 
-2em đọc bảng nhân.
-HS đọc đề 
a)5 x 3 = 15 5 x 8 = 40 5 x 2 = 10
 5 x 4 = 20 5 x 7 = 35 5 x 9 = 45
 5 x 5 = 25 5 x 6 = 30 5 x10= 50
b)2x5=10 5x3=15 5x4=20
 5x2=10 3x5=15 4x5=20
-Các thừa số đổi chỗ,tích bằng nhau 
-Tính phép nhân trước lấy kết quả của phép nhân trừ số còn lại 
 5 x 7 – 15 =35 –15
 =20
5 x 8 – 20 =40- 20
 =20
5 x 10 – 28 = 50 –28=22
-HS đọc đề bài
Tóm tắt:
 Mỗi ngày học: 5 giờ
 Mỗi tuần học: 5 ngày
 Mỗi tuần học:.. giờ?
 giải
Số giờ Liên học trong mỗi tuần lễ là
 5 ×5=25(giờ).
ĐS: 25 giờ
ĐS: 50 lít dầu
-HS nêu kết quả
-a)Số đứng sau bằng số đứng ngay trước nó cộng 5 đơn vị 
b)Số đứng sau bằng số đứng ngay trước nó cộng 3 đơn vị 
a) 5 , 10 , 15 , 20 , 25 , 30
b) 5 , 8 , 11 , 14 , 17 , 20
-HS đọc bảng nhân 5
Rút kinh nghiệm 
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Tiết 4: Đạo Đức
Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 1)
A/Mục tiêu: 
 1-HS biết 
-Cần nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong các tình huống khác nhau.
- Lời yêu cầu, lời đề nghị cần thể hiện sự tôn trọng và tôn trọng người khác
 2- HS biết sử dụng lời yêu cầu , đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày
 3- HS có thái độ quí trọng những người biết nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp
B/ Đồ dùng dạy học:
GV:Tranh tình huống cho hoạt động 1,bộ tranh nhỏ thảo luận nhóm cho hoạt động 2	 phiếu học tập.
HS: SGK, VBT,các tấm bìa 
C/ Hoạt động dạy học:
Tg
Hoạt động dạy gv
Hoạt động học hs
1’
4’
30’
5’
I/Oån định lớp 
II.Kiểm tra bài cũ :Trả lại của rơi 
Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra 
-Khi nhặt được của rơi chúng ta cần làm gì?
GV nhận xét 
III.Bài mới 
- a) Giới thiệu bài:
Biết nói lời yêu cầu, đề nghị
*Hoạt động 1: Thảo luận lớp 
MT: HS biết một số mẫu câu đề nghị và ý nghĩa của chúng.
Cách tiến hành
-GV yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết nội dung tranh vẽ
+Trong giờ học vẽ Nam muốn mượn bút chì của Tâm. Em đoán xem Nam sẽ nói gì với Tâm?
GV kết luận: 
 Muốn mượn bút chì của Tâm , Nam cần nói lời yêu cầu nhẹ nhàng, lịch sự
 Như vậy là Nam đã tôn trọng bạn và có lòng tự trọng.
*Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
MT:HS biết phân biệt các hành vi nên làm và không nên làm khi muốn yêu cầu người khác giúp đỡ
CTH: Yêu cầu HS quan sát tranh 
Các bạn trong tranh đang làm gì?
-Em có đồng tình với việc làm đó không? Vì sao?
- GV nhận xét kết luận: việc làm trong tranh 2 , 3 là đúng, vì các bạn biết dùng lời đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ
-Việc làm ở tranh 1 sai. Anh muốn mượn đồ chơi cũng nên nói cho tử tế.
*Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
MT: HS bày tỏ thái độ trước những hành vi, việc làm trong các tình huống cần sự giúp đỡ của người khác.
Cách tiến hành:
- Cho HS làm bài tập trong vở bài tập:
 Đánh dấu x vào ô trống đứng trước những ý mà em tán thành.
-Vì sao em tán thành, lưỡng lự, hoặc không tán thành?
-GV kết luận : ý đúng đ ý kiến a,b,c là sai
 Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vcừa lòng nhau.
IV.Củng cố, Dặn dò: 
Vừa rồi chúng ta học đạo đức bài gì?
Về nhà thực hành nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự khi cần giúp đỡ. Nhắc nhở bạn bè
-HS quan sát và phán đoán nội dung tranh
-HS thảo luận nhóm và đưa ra dự đoán của mình
-HS quan sát tranh và trao đổi nhóm
-Tranh 1 :cảnh trong gia đình.Một em trai khoảng 7-8 tuổi đang giành đồ chơi của em bé(khoảng 4 tuổi )và nói đưa xem nào?
Tranh 2:Cảnh trước của một ngôi nhà,Một em gái đang nói với cô hàng xóm .Nhờ cô nói với mẹ cháu là cháu sang nhà bà 
Tranh 3:Cảnh lớp học.Một em nhỏ muốn về chỗ ngồi đang nói với bạn ngồi bên ngoài Nam làm ơn cho mình đi vào bên trong 
HS thảo luận từng đôi một 
-HS trình bày.
-HS nêu yêu cầu của bài tập
-HS làm bài.
-HS đưa tấm bìa biểu thị sự tán thành, không tán thành, lưỡng lự
-HS nhắc lại.
Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Tiết5: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
 Chào cơ :ø20’
 I/Mục đích yêu cầu:Theo chủ điểm(Chăm học chăm làm)
 -Rèn cho học sinh có thói quen thi đua học tập.
 -Biết tuần theo nội dung  ...  tập chung
2-HD luyện tập ở lớp:
-Bài 1: Tính nhẩm: 
Gọi HS nêu cách tính nhẩm 
Yêu cầu HS nêu kết quả 
Bài2 : 
1 Hs lên bảng làm cả lớp làm vào vở
- GV nhận xét sửa chữa
Bài 3: Điền dấu
Muốn điền đúng dấu trước tiên ta phải làm gì?
- GV hướng dẫn HS làm bài:
+Tính tích của hai vế rồi so sánh
 3 x 2 = 2 x 3
 6 6
-Tương tự cho HS làm các bài còn lại
Bài 4: 
-Hướng dẫn HS tìm hiểu đề tóm tắt đề 
-1 HS lên giải, lớp giải vào vở
-Gv nhận xét sửa chữa.
Bài 5: Đo rồi tính độ dài đường gấp khúc
a) 
- GV nhận xét sửa chữa.
IV Củng cố Nhận xét dặn dò:
Gọi HS đọc bảng nhân 2,3,4,5
-Nhận xét tiết học
-Dặn về nhà làm bài tập.
Luyện tập chung 
-3 HS đọc bảng nhân 2, 3 , 4, 5
-HS tính nhẩm nêu kết quả
2 x 5 = 10 3 x 7 = 21 4 x 4 = 16 
2 x 9 = 18 3 x 4 = 12 4 x 3 = 12 
2 x 4 = 8 3 x 3 = 9 4 x 7 = 28 
2 x 2 = 4 3 x 2 = 6 4 x 2 = 8 
 5 x 10 = 50
 4 x 10 = 40
 3 x 10 = 30
 2 x 10 = 20
HS đọc đề 
TS
2
5
4
3
5
3
2
4
TS
6
9
8
7
8
9
7
4
Tích 
12
45
32
21
40
27
14
16
HS đọc đề 
Tính rồi so sánh kết quả 
> 3 x 2 = 2 x 3 4 ×9 < 5×9
 4 x 3 5 ×2= 2 × 2
 = 5 x 8 > 5 x 4 3 ×10> 5×4
-HS đọc đề 
Tóm tắt
Một HS mượn : 5 quyển
8 HS mượn : . . . quyển?
 Giải 
Số quyển truyện 8 học sinh mượn là:
 5 ×8 = 40(quyển truyện)
Đáp số :40 quyển truyện 
-Vài HS đo độ dài của hai đường gấp khúc.
-HS lên bảng tính độ dài của mỗi đường gấp khúc. 
Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Tiết 3 : Tập làm văn:
Đáp lời cảm ơn
Tả ngắn về loài chim
 A/ Yêu cầu:
 1-Rèn kĩ năng nói:
 - Biết đáp lời cảm ơn trong giao tiếp hằng ngày 
 2-Rèn kĩ năng viết:
Bước đầu biết cách tả một loài chim.
3GD học sinh biết nói lời cảm ơn 
 B/ Đồ dùng dạy học:
GV: SGK, bảng phụ, , một số tranh ảnh về chim
HS: VBT
C/ Hoạt động dạy học:
Tg
Hoạt động dạy gv
Hoạt động học hs
5’
30’
5’
I -Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS đọc đoạn văn ngắn đã viết mùa hè BT2 
 Nhận xét ghi điểm .
II -Bài mới:
1- Giới thiệu bài:nêu mục tiêu
 Đáp lời cảm ơn, Tả ngắn về loài chim
2- HD làm bài tập:
Bài 1: Đọc lời các nhân vật trong tranh dưới đây:
GV đính tranh 
- Các em trình bày theo cách diễn đạt của mình không cần giống SGK
- GV nhận xét sửa chữa
 Bài 2: Hãy đáp lời cảm ơn trong các trường hợp sau đây như thế nào.
Yêu cầu HS thực hành đóng vai theo cặp đáp lời cảm ơn 
a)Mình cho bạn mượn quyển truyện này hay lắm! Cám ơn bạn; tuần sau mình sẽ trả. 
Khi đáp lời cảm ơn con cần có thái độ như thế nào?
Bài 3: Đọc bài văn và làm bài tập
Yêu cầu HS đọc thầm bài chim chích bông 
 Bài: Chim chích bông
-Tìm những câu văn tả hình dáng của chim chích bông?
b) Tìm những câu văn tả hoạt động của chích bông?
GV nhận xét sửa chữa:
c, Viết 2,3 câu về một loài chim em thích 
Em thích loài chim nào nhất ?
Muốn viết về một loài chim em thích em cần làm gì?
- GV nhận xét chấm một số vở của HS 
III –Củng cố dặn dò:
-Khi đáp lời cảm ơn cần có thái độ như thế nào?
- Nhận xét tiết học tuyên dương HS học tập sôi nỗi.
-Dặn về nhà xem lại bài.
-HS đọc bài làm 
- HS lắng nghe.
 1 HS đọc yêu cầu đề.
- Lớp quan sát tranh
- 2HS thực hành đóng vai
- HS1:bà cụ 
HS2:cậu bé 
- 1 HS đọc yêu cầu.
 - từng cặp HS thực hành đóng vai , theo các tình huống a,b,c
-HS làm vào vở.
a)Bạn không phải vội, mình chưa cần ngay đâu!
b)Bạn đừng lo lắng.Bạn cứ nghỉ cho khỏe nhé !
c)Dạ ! Bác quá khen cháu rồi.Cháu mời bác uống nước.
Nhận xét bình chọn 
-lịch sự,nhã nhặn,kiêm tốn 
-HS đọc yêu cầu bài .
-HS trả lời các câu hỏi
+ Con chim bé xinh đẹp
+ Hai chân bằng hai chiếc tăm
+ Hai cánh nhỏ xíu
+ Cặp mỏ tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chép lại
+ Hai cái chân tăm cứ nhảy ù liên tiếp
+ Cánh nhỏ xoải nhanh vun vút
+ Cặp mỏ tí hon gắp sâu nhanh thoăn thoắt, khéo moi những con sâu độc ác nằm bí ẩn trong thân cây
-Lớp nhận xét.
Đọc đề nêu yêu cầu 
-HS nói tên loài chim mình thích
-giới thiệu tên loài chim đó tả1,2 đặc điểm về hình dáng hay hoạt động (bay nhảy,bắt mồi,tiếng hót)
Nhà em nuôi một con nhồng.Đó là loài chim mà em thích nhất.Bộ lông sặc sỡ có nhiều màu sắc trông thật đẹp.Mỗi khi có khách đến nhà nó cất tiếng hót rất vui”chào khách,chào khách”
-HS làm bài và trình bày bài của mình trước lớp
Rút kinh nghiệm 
.................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Tiết 4 Thể dục 
Đi theo vạch kẻ thẳng,hai tay chống hông (dang ngang) 
Trò chơi “nhảy ô”
I.Mục tiêu :
-Học đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông(dang ngang )Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng 
ôn trò chơi “hảy ô”Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi 
II.Đặc điểm phương tiện 
Địa điểm trên sân trường vệ sinh an toàn nơi tập 
III.Nội dung và phương pháp lên lớp 
Nộ dung 
Đl
VĐ
Yêu cầu chỉ dẫn kĩ thuật 
Pptổ chức LH
A.Phần mở đầu 
Khởi động 
Kiểm tra bài cũ 
B.Phần cơ bản
III.Phần kết thúc 
8-10’
20-22’
5’
Tập hợp lớp báo cáo sĩ số lớp 
GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu 
Xoay cổ tay,cổ chân,hông,vai,đầu gối 
Oân một số động tác của bài phát triển chung 
-Đi thường theo vạch kẻ thẳng 
ôn đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng về phía trước thực hiện các động tác tay như bài 41)
Học: Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông 
TTCB:Đúng chân trước sát vạch kẽ,chân sau kiễng gót,hai tay chống hông 
Động tác khi có lệnh HS đi thường theo vạch kẻ thẳng (hai tay chống hông )đến dích Khi đi thân người thẳng 
Học :Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang 
Tương tự như trên nhưng haitay ở tư thế dang ngang 
Chia tổ tập luyện hai động tác trên 
Từng tổ về khu vực phân công tập luyện 2 động tác vừa học 
Trò chơi”nhảy ô”
GV phổ biến cách chơi luật chơi 
GV làm mẫu kết hợp giải thích động tác nhảy 
Cho HS chơi thử 1 lượt 
Tiến hành chơi có phần thắng thua 
-Thả lỏng cúi thả lỏng nhảy thả lỏng 
TC:làm theo hiệu lệnh 
Củng cố dặn dò 
GV hô “giải tán” HS đáp “khỏe”
LT điều khiển 
4-8em 
Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
 Tiết 5 : Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt cuối tuần
Tg
Hoạt động dạy gv
Hoạt động học hs
I./Mục tiêu:
 - Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp trong tuần qua.
 - Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể, có tinh thần phê và tự phê.
 - Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp
 Học tập : 
 - Thực hiện đúng chương trình tuần 21.
 - Lớp có tiến bộ hơn về học tập . Bên cạnh vẫn còn một số em chưa cố gắng lắm; nhiều em còn đọc bài rất yếu. Đề nghị cần luyện đọc nhiều ở nhà.
 - Đây đã là mùa mưa mà các em đi học đều không vắng đó là đều rất đáng khen .
 - Nề nếp ra vào lớp tốt .
 Lao động: -Vệ sinh sạch sẽ .
 III/Công tác tuần tới : 
 -Thực hiện chương trình tuần 22 . 
 -Tiếp tục duy trì nề nếp học tập .
 - Cần đi học đúng giờ và duy trì sỉ số lớp và nề nếp học tập.
 -Thi đua giành nhiều điểm tốt,hạn chế điểm yếu ,kém.
 -Giữ vệ sinh trường lớp,vệ sinh cá nhân, ăn mặc gọng gàng sạch sẽ
 trước khi đến lớp.Không đi đầu trần chân đất.Ăn chín uống sôi
 -Đảm bảo an toàn giao thông ở mọi nơi mọi lúc .
-Tổ chức học tổ ,học nhóm giúp nhau trong học tập. Vui xuân đón tết an toàn lành mạnh.
Hát
-HS lắng nghe
-Tổ trưởng lên báo cáo
-HS các tổ nhận xét
-Lớp trưởng lên nhận xét tình hình lớp
-HS lắng nghe
-Đảm bảo nội qui hs,nội qui trường lớp.
-Đảm bảo an toàn giao thông ở mọi nơi mọi lúc -
Tiết 5 : Hoạt động tập thể
Sinh hoạt cuối tuần
TUẦN 21
 I./Mục tiêu:
 - Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp trong tuần qua.
 - Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể, có tinh thần phê và tự phê.
 - Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
 II./ Lên lớp :
 Học tập : 
Tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của các thành viên trong tổ 
Lớp trưởng nhận xét xếp loại tổ 
GV nhậnxét 
 - Lớp có tiến bộ hơn về học tập . Bên cạnh vẫn còn một số em chưa cố gắng lắm; nhiều em còn đọc bài rất yếu( như : em Hảo â, Hồng, Trúc ). Đề nghị cần luyện đọc nhiều ở nhà.
 - Nề nếp ra vào lớp tốt .
 - Rấtù nhiều em có chiều hướng tiến bộ
 Lao động: 
 -Vệ sinh sạch sẽ .
 III/Công tác tuần tới : 
 -Tiếp tục duy trì nề nếp học tập .
 - Cần đi học đúng giờ và duy trì sỉ số lớp và nề nếp học tập.
 - Tiếp tục lao động quét dọn sân trường và lớp học.
 - Vẫn tiếp tục dạy phụ đạo cho những em còn yếu

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_giang_day_cac_mon_lop_2_tuan_21_nam_hoc_2009_2010_n.doc