Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 2 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 2 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

A/ Mục tiêu:

- Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản.

- Nhận biết được độ dài đề-xi-mét, tên thước thẳng.

- Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản.

- Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm.

- Thực hiện các bài tập: 1, 2, 3( cột 1,2), 4, bài 5( hs khá, giỏi).

* Hs khuyết tật làm được bài tập 1và một số cột ở bài 2.

 B/ Đồ dùng dạy học:

- Thước thẳng có chia rõ các vạch theo cm, dm.

 C/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 21 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1002Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 2 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2: 
Thứ hai.
Ngày soạn: 4 / 9 /2010.
Ngày giảng: 6 / 9 /2010
Tiết 1: 	 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ:
 Chào cờ 
 -------------------------000--------------------------
Tiết 2: TOÁN	: 	 
 Luyện tập
A/ Mục tiêu: 
- Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản.
- Nhận biết được độ dài đề-xi-mét, tên thước thẳng.
- Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản.
- Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm.
- Thực hiện các bài tập: 1, 2, 3( cột 1,2), 4, bài 5( hs khá, giỏi).
* Hs khuyết tật làm được bài tập 1và một số cột ở bài 2.
 B/ Đồ dùng dạy học:
Thước thẳng có chia rõ các vạch theo cm, dm.
 C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/ Bài cũ:
+ Gọi hs đọc các số đo trên bảng: 2dm, 3dm, 40cm.
+ Cho hs viết các số đo: năm đề -xi –mét,...Nhận xét.
II/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài – ghi bảng.
2/Luuyện tập - Thực hành:
Bài i 1: - Gọi hs nêu y/cầu của bài
( HS k/ tật có thể làm 1 trong 3 cột).
 Phần a: Y/cầu hs làm vào b/con.
Phần b: Y/ cầu hs lấy thước kẻ và chí vào vạch chia chỉ 1 dm. 
Phần c: Y/c hs vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 1 dm vào b/con .
- Quan sát hs vẽ và giúp đỡ các em .
Bài 2: Gọi hs nêu y/cầu
 ( Hs yếu, hs k/tật)
+ Yêu cầu hs tìm trên thước vạch 2dm.
+ Hỏi: 2 đê xi met bằng bao nhiêu xăng ti met ? ( yêu cầu hs nhìn thước và trả lời).
Bài 3: Gọi hs đọc y/cầu
( Quan tâm hs tbình, yếu k/tật)
+ Bài tập y/cầu chúng ta làm gì?
+ Muốn điền đúng phải làm gì?
+Y/cầu hs thực hiện đổi các số đo vào vở.
- Thu bài chấm, nhận xét.
Bài 4: Y/cầu hs đọc đề bài 
( Hs khá, giỏi)
- H/dẫn hs: Muốn điền đúng hs phải ước lượng số đo của các vật, của người được đưa ra.So sánh độ dài của cái này với cái khác.
III/ Củng cố - dặn dò:
- Muốn điền đúng cách đổi các đơn vị ta làm như thế nào ?
- Cho hs đo cạnh bàn, cạnh ghế, quyển vở.
- Về nhà học bài và làm lại các bài tập ở VBT. Chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
+ HS đọc các số đo: 2dm, 3dm, 40cm.
+ HS viết: 5dm, 7dm, 1dm.
- Số?
+ HS viết: 10cm = 1dm, 1dm = 10cm
+ Thao tác theo y/cầu, đọc k/quả. 
+ HS vẽ vào bảng con và kiểm tra bài của nhau.
- Tính nhẩm.
+ Hs thao tác, 2 hs ngồi cạnh nhau kiểm tra bài của nhau. 2dm = 20cm.
+ Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
+ Đọc kỹ yêu cầu và nắm vững cách đổi.
 1dm = 10cm. 3dm = 30cm 
 2dm = 20cm. 5dm = 50cm 
 30cm = 3dm. 60cm = 6dm 
+ Hãy điền cm, hoặc dm vào chỗ chấm.
+ HS quan sát đọc và nêu k/quả.
+ HS nhận xét.
 - Nêu.
Thực hành đo. 
Lắng nghe. 
--------------------------------000-----------------------------------
Tiết 3 + 4 : TẬP ĐỌC :
 Phần thưởng( 2 tiết).
A/ Mục tiêu :
- Đọc đúng: Sáng kiến, bàn tán, sẽ,... 
- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Hiểu nọi dung: Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích hs làm việc tốt( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4).
- Hs khuyết tật đọc được một số câu trong bài.	
B/ Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK( phóng lớn) 
 - Bảng phụ ghi sẵn các từ ngữ, câu, đoạn văn cần h/ dẫn đọc.
C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/ Bài cũ:
- Kiểm tra bài thơ: Ngày hôm qua đâu rồi.
- Nhận xét.
II/ Dạy - học bài mới:
1/ Giới thiệu: Gv treo tranh và giới thiệubài – ghi bảng.
*/ Luyện đọc: 
- Đọc mẫu: Gv đọc toàn bài.
a. Đọc từng câu kết hợp tìm từ khó
- Y/cầu hs đọc nối tiếp câu lần 1.
+ Đọc kết hợp tìm tiếng từ khó đọc:
- Y/cầu hs đọc nối tiếp câu lần 2.
- Nhận xét.
b. Đọc nối tiếp từng đoạn:
- Chia đoạn:
+ Y/cầu hs đọc nối tiếp từng đoạn lần 1.
- H/ dẫn đọc nhấn giọng, cách ngắt nghỉ đoạn dài . 
- Kết hợp giúp hs hiểu các từ mới: Bí mật, sáng kiến, lặng lẽ,...
- Y/cầu hs đọc nối tiếp từng đoạn lần 2
c. Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Y/ cầu hs đọc từng đoạn theo nhóm 3.
- Theo dõi giúp đỡ hs đọc còn chậm.
d. Thi đọc:
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc.
- GV và hs nhận xét bình chọn nhóm đọc hay.
e. Đọc đồng thanh.
- Y/ cầu cả lớp đọc ĐT đoạn 1, 2 .
Tiết 2:
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Câu chuyện này nói về ai?( Hs yếu, )
+ Bạn ấy có đức tính gì?
+ Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na?( Hs tbình)
Gtừ:
- Lặng lẽ:
- Tấm lòng đáng quý.
+ Em có nghí Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao? 
+ Khi Na được thưởng những ai vui mừng ? Vui mừng như thế nào?
- Y/cầu hs thảo luận nhóm 2 đưa ra kết quả.
 4/ Luyện đọc lại:
- Y/ c hs tìm giọng đọc: Bài này đọc với giọng như thế nào?
- Gọi 3 em thi đọc lại bài.
- Y/ cầu hs bình chọn bạn đọc hay nhất.
III/ Củng cố -dặn dò:
- Qua câu chuyện em học tập được điều gì ở bạn Na?
- Nhận xét tiết học.
- Về chuẩn bị bài mới: Làm việc....
+ Đọc thuộc lòng bài thơ .
+ Em cần làm gì để không phí thời gian 
?.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe.
- Mỗi em đọc một câu cho đến hết bài.
+ Phần thưởng, bàn tán, sẽ,...
- Có 3 đoạn.
- 3 hs đọc nối tiếp 3 đoạn.
+ Một buổi sáng vào giờ ra chơi.// Các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì/ có vẻ bí mật lắm.//
- 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2
- Chia nhóm 3 và đọc trong nhóm.
- Nhận xét.
- Các nhóm tiến hành thi đọc.
- Bình chọn các nhóm đọc.
Lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 
+ Nói về bạn Na.
+ Tốt bụng hay giúp đỡ bạn bè.
+ Na luôn giúp đỡ bạn như cho bạn mượn bút chì,...
- Thảo luận nhóm đưa ra ý kiến( Hs khá, giỏi).
+ Na xứng đáng được thưởng, vì na là một cô bé tốt bụng. rất đáng quý.
+ Cô giáo và các bạn vỗ tay vang dậy. Mẹ Na lặng lẽ ... đỏ hoe.
- Đọc nhẹ nhàng, cảm động.
- 3 em thi đọc 
- Nhận xét, bình chọn.
- Nêu theo sự hiểu biết của các em.
- Lắng nghe và về chuẩn bị.
 --------------------------------000----------------------------
Thứ tư Ngày soạn: 5 / 9 / 2010
 Ngày giảng: 8 / 9 / 2010
 Tiết 1: THỂ DỤC:
 Dàn hàng ngang, dồn hàng, trò chơi:” Qua đường lội.”
A/ Mục tiêu: 
- Biết cách tập hợp dọc, hs đứng vào hàng dọc đúng vị trí( thấp trên- cao dưới) ; biết dóng thẳng hàng dọc.
- Biết cách điểm số đứng nghiêm, đứng nghỉ ; Biết cách dàn hàng ngang, dồn hàng
( có thể còn chậm).
- Biết cách tham gia trò chơi và thực hiện theo yêu cầu của trò chơi.
- Tiếp tục ôn tập 1 số kiến thức kỹ năng đã học ở lớp 1.
* Giúp Hs khuyết tật nắm được một vài kỹ năng như tập hợp hàng, dóng hàng,...
B/ Địa diểm phương tiện: 
 - Vệ sinh sân bãi , còi.
 C/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Phần mở đầu: 
- Giáo viên nhận lớp , phổ biến nội dung yêu cầu giờ học Cho hs tập luyện
 - Cách chào , báo cáo và chúc gv khi bắt đầu giờ học .
- Gv sử dung khẩu lênh cho hs thực hiện.
- Gv điều khiển lớp ( chú ý hs khuyết tật)
2.Phần cơ bản
- Gv điều khiển lần 1 Tập hợp hàng dọc , dóng hàng điểm số , đứng nghiêm ,đứng nghỉ, giậm chân tại chỗ, đứng lại (1-2 lần 
+ Điều khiển lần 2 ( như lần 1)
- Gv cho hs làm theo tổ.
- Gv quan sát đánh giá .
* Trò chơi :”Qua đường lội “, gv nêu tên trò chơi, kết hợp chỉ dẫn trên sân hoặc hình vẽ sau đó cho hs chơi thử theo đội hình “nước chảy”.
- Gv chia tổ và địa điểm để từng tổ điều khiển tập luyện sau đó tổ chức thi .
3-Phần kết thúc 
 Cho học s đứng tại chỗ ,vỗ tay ,hát .
* Trò chơi :”có chúng em “
 - Cho hs ngồi xổm .khi gv gọi đến chỗ nào hs tổ đó đứng lên và đồng thanh trả lời” có chúng em”sau khi có lệnh của gv cho hs ngồi xuống mới ngồi .( chú ý hs khuyết tật)
- Nhận xét đánh giá giờ học .
- Tập hợp lớp 
Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp –chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc trên địa hinh tự nhiên.
Đi thành vòng tròn và hít thở sâu( nâng 2 tay lên , hít vào bằng mũi , buông tay xuống , thở ra bằng miệng 6-10 lần ).
- Đứng lại quay mặt vào tâm. 
- Hs thực hiện.
- Cán sự lớp điều khiển 
- HS thực hiện trò chơi.
- Hs thực hiện theo tổ .
- Học sinh thực hiện 
---------------------------000----------------------------
Tieát2: TOAÙN : 
 Luyện tập
A/ Mục tiêu: 
- Biết trừ nhẩm số tròn chục có hai chữ số.
 - Biết thực hiên các phép trừ các số có hai chữ không số trong phạm vi 100.
- Biết giải toán bằng một phép tính.
- Thực hiện bài bài 1, 2( cột 1, 2), bài 3, 4.
- Hs khuyết tật thực hiện bài 1, 2 
B/ Đồ dùng dạy học: 
 Viết nội dung ở bài 2 và bài 3
C/ Các hoạt động dạy học:
I/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi hs lên bảng , cả lớp làm vào bảng con
 HS1: 78 – 51, 39 – 15
HS2: 87 – 43 , 99 - 72.
II/ Dạy bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp rồi ghi bảng.
2/ Luyện tập:
Bài 1: Tổ chức cho hs làm bài cá nhân
- Gọi 2 hs lên bảng làm , cả lớp làm b/c
- Gọi hs nhận xét. Gv nhận xét.
( chú ý hs k/tật)
Bài 2: gọi 1HS đọc yêu cầu của bài .
+ Y/ câu 1 hs làm mẫu phép trừ 60 – 10 - 30 
+ Y/câu lớp làm vào vở BT 
+ Gọi 1 hs nêu, các hs khác đổi chéo vở để kiểm tra
+ Nhận xét kết quả 60 – 10 – 30 
Bài 3: Yêu cầu hs đọc đề bài.
+Phép tính thứ nhất có số bị trừ và số trừ là số nào? 
+ Muốn tính hiệu ta làm thế nào?
+Gọi 1 hs lên bảng trình bày, lớp làm vào b/ con .
- Quan tâm hs tbình
Bài 4: Gọi 1 hs đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán y/cầu tìm gì?
- Y/cầu hs tóm tắt và làm vào vở.
Bài 5: Y/cầu hs nêu đề bài. 
( Gọi hs khá, giỏi)
+ Muốn biết trong kho còn lại bao nhiêu cái ta làm thế nào?
+ Gọi hs nêu đáp án đúng.
III/ Củng cố - dặn dò:
- 98 – 12 = 86. Nêu thành phần tên gọi của phép tính
- Vn làm bài tập. Chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Nhận xét tiết học 
+ Hs lên thực hiện.
- HS nêu cách đặt tính và tính.
+ Tính nhẩm.
- HS làm bài vào b/con ( Hs k/ tật lên bảng thực hiện)
- Hs nhận xét và nêu cách thực hiện 
- Tính nhẩm..
+ Làm bài . (HS yếu lên bảng)
+ 60 trừ 10 bằng 50, 50 trừ 30 bằng 20
+ Đặt tính rồi tính hiệu. 
+Số bị trừ là 84 và số trừ là 31. 
+ Lấy số bị trừ trừ đi số trừ 
+ Làm bài . Nhận xét.
+ 2 hs đọc đề , lớp đọc thầm. 
+ Mảnh vải dài 9 dm, cắt đi 5 dm.
+ Tìm độ dài còn lại của mảnh vải. 
+ Làm bài : Bài giải :
 Số vải còn lại là :
 9 – 5 = 4 dm. Đsố : 4 dm
+ Khoanh vào các chữ đặt trước câu trả lời đúng.
+ Hs nêu.
+ Nêu câu C.
+ Nêu 
+ Lắng nghe và thực hiện.
	 ---------------------------000----------------------------
Tiết 3: TAÄP ÑOÏC :
Làm việc thật là vui.
A/ Mục tiêu :
- Đọc đúng: Quanh, sắc xuân, bạn rộn, rực rỡ. 
- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người, vật đều làm việc ... anh đang làm gì ?
+Hai bạn được vẽ ở đâu trong bức tranh ?
+Ngoài hai bạn nhỏ ra bạn còn vẽ thêm gì cho bức tranh sinh động ?
+Em hãy kể những màu được sử dụng trong bức tranh ?
+Tranh bạn Phương Liên vẽ về đề tài gì ?
+Em có thích bức tranh này không ? Vì sao ?
- GV cùng cả lớp N/ xét và bổ sung 
* Hoạt động 2 : Thuyết minh cảm nhận về tranh mình sưu tầm
- Cho HS lần lượt đưa tranh mình sưu tầm ra trước lớp và nêu cảm nhận của mình qua bức tranh 
- GV cùng cả lớp n/xét tuyên dương 
* Hoạt động 3 : Nhận xét và đánh giá 
- GV nhận xét về tình thần , thái độ học tập của lớp học 
3.Dặn dò : Về nhà sưu tầm một số tranh và tập quan sát nhận xét về ND bức tranh và tập vẽ lại những bức tranh mình thích 
+ HS đưa dụng cụ K/Tra
+ HS nhắc lại đề bài 
+ HS quan sát và nêu cảm nhận qua các câu trả lời 
+ HS lên trình bày tranh và nêu cảm nhận 
+ HS nghe 
+ Trưng bày tranh sưu tầm được.
- Lắng nghe.
 -----------------------000----------------------------
Thứ sáu Ngày soan: 6 / 9 / 2010
 Ngày giảng: 9 / 9 / 2010
Tiết 1 : THỂ DỤC :
Dàn hàng ngang, dồn hàng. Trò chơi : « Nhanh lên bạn ơi »
A/ Mục tiêu:
 - Biết cách tập hợp dọc, hs đứng vào hàng dọc đúng vị trí( thấp trên- cao dưới) ; biết dóng thẳng hàng dọc.
- Biết cách điểm số đứng nghiêm, đứng nghỉ ; Biết cách dàn hàng ngang, dồn hàng
( có thể còn chậm).
- Biết cách tham gia trò chơi và thực hiện theo yêu cầu của trò chơi.
- Tiếp tục ôn tập 1 số kiến thức kỹ năng đã học ở lớp 1.
- Hs khuyết tật biết tập hợp hàng , điểm số, khuyến khích hs tham gia trò chơi.
 B/ Địa diểm phương tiện: 
 - Vệ sinh sân bãi , còi.
 C/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Phần mở đầu: 
- Gv nhận lớp , phổ biến nd, yêu cầu giờ học 
- Ôn tập cách báo cáo và hs cả lớp chúc gv khi nhận lớp 
 - Yêu cầu hs đứng vỗ tay và hát .
Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp 
2.Phần cơ bản:
-Lần 1:gv điều khiển sau đó gv chia lớp làm 3 tổ tập hợp 
- Nhận xét đánh giá các tổ .
- H/ dẫn hs dàn hàng ngang dồn hàng 2lần ( Quan tâm hs kh/ tật)
- Ôn dồn hàng cách 1 cánh tay 
- Chọn hs làm chuẩn ở vị trí khác nhau nếu chỉ định hs đứng trong hàng làm chuẩn thì hs này không cần dơ tay sang ngang như khi đứng ở đầu hàng 
- GV dùng khẩu lệnh để cho hs dàn hàng và dồn hàng .
3. Phần kết thúc 
*Trò chơi “nhanh lên bạn ơi”gv nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi 
cho 2 nhóm lên làm mẫu .
- Cho các nhóm chơi thử .
- Gv thổi còi bắt đầu cuộc thi 
- H/dẫn hs đi thường theo nhịp 2-3 hàng dọc , hs vừa đi vừa hát , tay vung tự nhiên chân bước đúng nhịp.
- Nhận xét đánh giá giờ học. 
- Tập hợp theo yêu cầu của gv .
- Tâp hợp hàng dọc ,dóng hàng đứng nghiêm ,đứng nghỉ ,điểm số ,quay phải quay trái 2-3 lần 
- Gọi hs kh/ tật lên thực hiện vài lần
- Thực hiện 
- Thực hiện 
 ( H/ dẫn và tập cho hs kh/ tật cùng chơi với các em khác)
- Thực hiện 
Tiết 2: TOÁN : 
 Luyện tập chung.
A/ Mục tiêu :
- Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục va số đơn vị.
- Biết số hạng, tổng.
- Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
- Biết làm tính cộng , trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
- Thực hiện bài 1, 2, 3, ( 3 p/tính đầu), bài 4, 5.
* Hs khuyết tật thực hiện 1 số cột của bài 1, bài 3.
B/ Đồ dùng dạy học:
 Ghi sẵn nội dung bài tập 2 lên bảng.
C/ Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
I/ Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu số liền trước số 91, liền sau số 80.
+ Số ở giữa 24 và 26.
II/ Dạy - Học bài mới
1/ Giới thiệu : Ghi bảng.
2/ Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Gọi hs nêu y/cầu của bài
+ Gọi 1 hs đọc bài mẫu.
+ 20 còn gọi là mấy chục ?
+ 25 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
+ Hãy viết các số trong bài thành tổng giá trị của hàng chục và hàng đơn vị.
( Hs khá, giỏi).
Bài 2 :(Làm miệng)
+ Gọi hs đọc các chữ ghi trong cột đầu tiên bảng a( chỉ bảng )
+ Muốn tính tổng ta làm như thế nào ?
- Cho hs làm bài rồi nhận xét.
+ Tiến hành tương tư đối với phần b.
Bài 3 :
+ Yêu cầu hs đọc đề bài và tự làm bài vào vở nháp. Đổi chéo vở nhau để k/tra - Gọi 2 hs chữa bài và nêu cách tính. Bài 4 : Gọi hs đọc đề và hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết chị hái được bao nhiêu quả cam ta làm ntn? 
+ Cho hs làm bài vào vở.
Tóm tắt:
Chị và mẹ : 85 quả cam
Mẹ hái : 44 quả cam
 Chị hái : . . . quả cam ?
Bài 5 Cho hs đọc đề bài.:( HS khá, giỏi)
+ Cho hs nhắc lại mối quan hệ giữa dm và cm
- Cho hs điền nhanh vào b/ con.
III/ Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại các mối quan hệ của các đơn vị đo.
- Giải một bài toán có lời văn gồm có mấy bước, là những bước nào ?
 - Dặn về nhà làm bài tập và chuẩn bị.
+ số 90; số 81.
+ Số 25.
Nhắc lại.
+ 25 bằng 20 + 5.
+ 20 còn gọi làhai chục.
+ 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị .
+ HS làm bài vào b/ con, sau đó gọi 1 hs chữa bài. Cả lớp theo dõi nhận xét, sửa chữa.
+ Số hạng – Số hạng – Tổng.
+ Ta lấy các số hạng cộng lại với nhau.
Gọi 1 hs lên bảng thực hiện rồi nhận xét.
+ Làm bài. 2 HS đọc bài làm rồi chữa bài( hs yếu, k/tật). Nêu cách tính.
HS đọc đề.
+ Chị và mẹ hái được 85 quả, mẹ hái 44 quả
+ Yêu cầu tìm số cam chị hái được.
- Hs nêu.
+ Làm vào vở và chữa bài
Bài giải:
Số cam chị hái được là:
85 – 44 = 41( quả cam)
Đáp số : 41 quả cam.
+ HS đọc đề
+ Làm bài: 1dm= 10cm, 10cm= 1dm.
- Hs trả lời.
 -----------------------------000----------------------------
Tiết 3: CHÍNH TẢ(N/ VIẾT)):
Làm việc thật là vui.
A/ Mục tiêu:
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Biết thực hiện đúng yêu cầu của BT2; bước đầu biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái( BT3).
* Hs khuyết tật viết bài chính tả.
- Giáo dục Hs ý thức rèn chữ viết.
 B/ Đồ dùng dạy học : 
 Bảng phụ ghi quy tắc chính tả viết g / gh.
C/ C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 2 hs lên bảng viết, cả lớp viết ở bảng con các từ.
+ Gọi 2 hs đọc thuộc bảng chữ cái.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ Giới thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng
 2/ Hướng dẫn viết chính tả:
a/ Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết.
 GV đọc đoạn cần viết và hỏi:
+ Đoạn trích nói về ai ?
+ Em bé làm những việc gì ?
+ Bé làm việc như thế nào ?
b/ Hướng dẫn viết từ khó.
 Cho hs đọc các từ khó có âm cuối t, c , có thanh hỏi, thanh ngã.
+ Cho hs viết các từ vừa tìm được.
c/ Viết chính tả.
GV đọc cho hs viết, chú ý đọc mỗi từ hay cụm từ 3 lần.
d/ Soát lỗi.
GV đọc lại bài, dừng kại phân tích các chữ viết khó.
e/ Chấm bài.
+ Thu 7 đến 10 tập hs để chấm điểm , 
Bài 3 : Cho hs đọc đề.
+ Cho hs sắp xếp các chữ cái H, A, L, B, D theo thứ tự bảng chữ cái.
+ Nêu tên 5 bạn: Huệ, An, Lan, Bắc, Dũng cũng được xếp như thế.
III/ Củng cố - dặn dò:
- Gọi một vài hs đọc lại bảng chữ cái.
- Dặn về nhà viết lại các tiếng viết sai và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
+ cố gắng, gắn bó, gắng sức, yên lặng
+ Đọc các chữ: p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.
Nhắc lại.
+ Về em bé.
+ Bé làm bài, đi học, quét nhà, ...
+ Làm việc tuy bận rộn nhưng rất vui.
+ vật, việc, học, nhặt, cũng.
+ 2 hs viết ở bảng lớp, cả lớp viết bảng con
 Nghe gv đọc và viết bài.
Nghe và dùng bút chì sửa lỗi.
Lớp trưởng quản lý lớp.
+ A, B, D, H, L.
+ An, Bắc, Dũng, Huệ, Lan.
Hs đọc.
Lắng nghe.
	 -----------------------------000----------------------------------------------------
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN: 
 Chào hỏi - Tự giới thiệu.
A/ Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý và tranh vẽ, thực hiện đúng nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân( BT1, BT2).
- Viết được một bản tự thuật ngắn ( BT3).
- Gv nhắc hs hỏi gia đình để nắm được một vài thông tin ở BT3( ngày sinh, nơi sinh, quê quán).
* Hs khuyết tật làm bài 1, 2( có thể mỗi bài 1 câu).
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
B/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài tập 2- SGK.
C/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
I/ Bài cũ:
+ Gọi 2 hs lên bảng, yêu cầu trả lời:
 Tên em là gì ? Quê ở đâu ? Em thích môn nào nhất ? Em thích làm việc gì ?
 II/ Dạy học bài mới:
1/ Giới thiệu: 
- GV giới thiệu và ghi bảng
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: . Gọi 1 hs đọc yêu cầu của đề bài.Làm miệng
+ Cho hs thực hiện lần lượt yêu cầu. Sau mỗi lần hs nói, GV chỉnh sửa.
+ Chào thầy cô khi đến trường.
+ Chào bạn khi gặp nhau ở trường.
( Chú ý hs k/tật, hs yếu).
Bài 2: Cho hs hỏi – đáp nhóm 3.
+ Y/cầu hs qsát tranh và hỏi: Tranh vẽ những ai ?
+ Mít đã chào và tự g/thiệu vể mình ntn?
+ Bóng nhựa và Bút Thép tự giới thiệu ntn?
+ 3 bạn chào nhau và g/ thiệu với nhau có thân mật không ? Có lịch sự không ?
+ Yêu cầu 3 hs tạo thành nhóm đóng lại lời chào và g/thiệu của 3 bạn.
Bài 3: Cho hs đọc y/câu sau đó làm vào vbt.
+ Gọi hs đọc bài và nhận xét.
III/ Củng cố - dặn dò: Bài học hôm nay giúp em học được điều gì cho em và cho bạn ?
- Về tập kể về mình cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết học
+ 2 hs lần lượt trả lời.
- Lớp nhận xét.
Nhắc lại.
+ HS đọc đề.
+ Nối tiếp nhau nói lời chào. Con chào mẹ, con đi học ạ!/ Xin phép bố mẹ, con đi học ạ!
 + Em chào thầy (cô ) ạ!
+ Chào cậu!/ Chào bạn!/ Chào Thu!/
+ Tranh vẽ Bóng Nhựa, Bút Thép và Mít.
+ Chào 2 cậu, tớ là Mít, tớ ở thành phố tí hon
+ Chào cậu, chúng tớ là Bóng Nhựa và Bút Thép. Chúng tớ là hs lớp 2.
+ 3 bạn chào hỏi nhau rất thân mật và lịch sự.
+ Thực hành.
- Viết bản tự thuật theo mẫu.
+ Làm bài.
+ Nhiều hs đọc bản tự thuật của mình.
- Lớp nhận xét.
- Biết về quê quán , nơi sinh, nơi ở của ,... của bạn.
 -----------------------------000----------------------------
Tiết 5: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ :
Sinh hoạt sao.
I.Nội dung sinh hoạt:
- Tập hợp các loại đội hình
- Triển khai sinh hoạt sao
II.Tiến hành sinh hoạt:
1.Ổn định lớp
- Lớp ra sân tập hợp .
- Gv nêu nội dung buổi sinh hoạt.
2. Tập hợp các loại đội hình
- Đội hình hàng dọc, đội hình hàng ngang...
- Khoảng cách các loại đội hình.
3.Triển khai sinh hoạt sao.
- Cho các sao triển khai các bước sinh hoạt sao.( Anh chị phụ trách).
- Gv theo dõi, nhận xét.
III.Nhận xét,dặn dò
- Gv nhận xét thái độ của các em trong tiết sinh hoạt.
- Về nhà ôn lại các bước sinh hoạt.
 -----------------------------000----------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2 L2 CKTKN.doc