Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 1 năm 2010

Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 1 năm 2010

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1.Rèn kỷ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ mới: nắn nót, mải miết, ôn tồn các từ có vần

 khó: quyển, nguệch ngoạc, quay các từ có ảnh hưởng của phương ngữ: nắn nót,

tảng đá, sắt.

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật (cậu bé, bà cụ)

2. Rèn kỷ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới.

- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có

- ngày nên kim”

- Rút ra được lời khuyên: làm việc gì cũng phải kiên trì nhẫn nại mới thành công.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh vẽ

- Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn khó đọc.

 

doc 22 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 969Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 1 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
 Thứ 2, ngày 23 tháng 8 năm 2010
 Buổi sáng Tập đọc
 Có công mài sắt có ngày nên kim
I. Mục đích yêu cầu
1.Rèn kỷ năng đọc thành tiếng:
-	Đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ mới: nắn nót, mải miết, ôn tồncác từ có vần
 khó: quyển, nguệch ngoạc, quaycác từ có ảnh hưởng của phương ngữ: nắn nót, 
tảng đá, sắt.
Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật (cậu bé, bà cụ)
2. Rèn kỷ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới. 
Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có
 ngày nên kim”
Rút ra được lời khuyên: làm việc gì cũng phải kiên trì nhẫn nại mới thành công.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh vẽ
Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn khó đọc.
III. Hoạt động dạy và học:
 Tiết 1
A. Mở đầu:
-	GV giới thiệu 8 chủ đề trong sách giáo khoa TV2, tập 1.
-	2 HS đọc 8 chủ điểm ở mục lục. Cả lớp theo dõi.
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bài dựa vào tranh.
2.Luyện đọc đoạn 1, 2
-	GV đọc mẫu
-	GV hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
+	Đọc nối tiếp câu; đọc đúng : quyển, nguyệch ngoạc, nắn nót, tảng đá
+	Đọc từng đoạn trước lớp; giải nghĩa từ: nguỵêc ngoạc, nắn nót
+	Đọc từng đoận trong nhóm
+	Thi đọc giữa các nhóm; cả lớp, GV nhận xét, đánh giá
+	Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-	Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào? 
-	Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?
-	Cậu bé có tin từ thỏi sắt mài được thành chiếc kim nhỏ không? 
-	Những câu nào cho thấy cậu bé không tin? 
Tiết 2
4. Luyện đọc đoạn 3, 4
-	Đọc nối tiếp câu; đọc đúng: hiểu, quay, giảng giải, mài sắt, sẽ
-	Đọc từng đoạn trước lớp; giải nghĩa từ: ôn tồn, giảng giải
-	Đọc từng đoạn trong nhóm
-	Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, toàn bài ), thi đọc theo vai .Cả lớp nhận xét
 đánh giá
-	Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4
5. Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 3, 4:
-	Bà cụ giảng giải như thế nào?
-	Đến lúc này cậu bé có tin bà cụ không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
-	Câu chuyện khuyên em điều gì?
6. Luyện đọc lại:
-	GV tổ chức cho HS đọc phân vai
7. Củng cố dặn dò:
-	Em thích nhân vật nào trong câu chuyện ? Vì sao?
-	GV nhận xét tiết học
-	Quan sát tranh ở bài kể chuyện để chuẩn bị cho tiết sau
------***------
Toán
Tiết 3 ôn tập các số đến 100
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
-	Viết các số từ 0 - 100 ; Thứ tự của các số.
-	Số có một , hai chữ số ; Số liền trước, liền sau một số.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Một bảng các ô vuông (bài 2 SGK )
III. Các hoạt động dạy học:
 Bài 1: Nêu các số có 1 chữ số
	- HS viết các số có 1 chữ số vào vở nháp: 
	- Theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé? Có bao nhiêu số có 1 chữ số?
	- Số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số?
Bài 2: Củng cố về số có 2 chữ số:
	- GV kẻ sẵn ô vuông lên bảng. HS viết tiếp các số thích hợp vào các ô. Đọc 
	-Các số từ bé đến lớn, rồi từ lớn đến bé?
	- Số bé nhất có 2 chữ số? Số lớn nhất có 2 chữ số ?
Bài 3: HS làm bài vào vở. Chữa bài
 34
Nêu số liền trước , số liền sau
Trò chơi: Nêu nhanh số liền trước, liền sau một số.
VI. Củng cố dặn dò:
 Chuẩn bị ôn tiết sau
------***------
Tiết 4 Mĩ thuật
( Giáo viên chuyên biệt )
-------------***-----------
 Thứ 3, ngày 24 tháng 8 năm 2010
Buổi sáng Thể dục
Tiết 1
 Giới thiệu chương trình thể dục lớp 2 - Trò chơi: Diệt 
các con vật có hại
I. Mục tiêu
-	Giới thiệu chương trình thể dục lớp 2. HS biết nội dung cơ bản của chương trình
 và có thái độ học tập tốt.
-	Nắm được một số quy định trong giờ học thể dục.
-	Học giậm chân tại chỗ- đứng lại. Thực hiện tương đối đúng.
-	Học sinh tham gia trò chơi “ Diệt các con vật có hại” tương đối chủ động. 
II. Địa điểm phương tiện
Sân trường, còi
III. Hoạt động dạy và học
1. Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp, phổ biến yêu cầu nội dung tiết học.
-Vỗ tay hát một bài.
2.Phần cơ bản:
- Giới thiệu chương trình thể dục 2
- Một số quy định khi học giờ thể dục
- Chọn tổ trưởng, lớp trưởng
- Giậm chân tại chổ- đứng lại. Tập cả lớp
 -Trò chơi : diệt các con vật có hại. HS nêu tên các con vật có lợi, có hại.
 Tổ nào nêu được nhiều, tổ đó thắng cuộc
3.Phần kết thúc:
-Vỗ tay và hát một bài.
- Nhận xét 
 -------------***-------------
Tiết 2 Toán
Ôn tập các số đến 100 ( tiếp)
	I. Mục tiêu: 
	- Củng cố về:
	- Đọc viết, so sánh các số có hai chữ số.
	- Phân tích số có hai chữ số theo chục và đơn vị.	
II. Đồ dùng dạy học:
	- Kẻ viết sẵn bảng (như SGK)
III. Các hoạt động dạy và học:
	1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
	- Bài 1, 2 cũng cố về đọc viết, phân tích số.
	- Số có 8 chục và 5 đơn vị viết là 85 đọc là tám mươi lăm.
	- Bài 3, 4 học sinh làm bài vào vở, chấm chữa bài.
	 28, 33, 45, 54; 54, 45, 33, 28.
	- Bài 5: HS nêu miệng GV điền vào bảng phụ.
	2. Học sinh làm bài tập:
	- Học sinh làm vào vở bài tập.
	- Giáo viên theo dõi hướng dẫn.
	- Chấm, chữa bài.
	- Nhận xét.
IV Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
--------***------- 
Tiết 3 Kể chuyện
Có công mài sắt, có ngày nên kim
I. Mục tiêu:
1, Rèn kĩ năng nói:
-Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạvà gơị ý học sinh kể lại từng đoạn và toàn bộ câu
 chuyện.
-Kể chuỵên tự nhiên, phối hợp điệu bộ, nét mặt, giọng kể.
2, Rèn kỉ năng nghe:
Theo dõi bạn kể, nhận xét lời bạn kể, kể tiếp lời bạn.
II: Đồ dùng dạy học:
4 tranh minh hoạ sgk phóng to.
III. Các hoạt động dạy và học:
A.Mở đầu
Giới thiệu các tiết kể chuyện lớp 2
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
- Học sinh quan sát tranh sgk, đọc thầm lời gợi ý dưới mỗi tranh.
-Dựa vào tranh kể theo nhóm.
-HS kể trước lớp.
- Sau mỗi lần kể lớp nhận xét, giáo viên bổ cứu.
b. Kể toàn bộ câu chuyện:
1 HS kể toàn bộ câu chuyện.
Kể phân vai: Người dẫn truyện, bà cụ, cậu bé. Chú ý đến giọng điệu.
- Giọng người dẫn chuyện : Thong thả, chậm rãi.
- Giọng bà cụ : ôn tồn, hiền hậu.
- Giọng cậu bé : Tò mò ngạc nhiên.
- Cuối buổi bình chọn cá nhân kể hay nhất.
III. Củng cố dặn dò:
Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-------------***------------- 
Tiết 4 Chính tả (tập chép)
Có công mài sắt, có ngày nên kim
I. Mục tiêu:
-	Chép lại chính xác đoạn trích trong bài. Viết hoa chữ đầu câu, đầu đoạn.
-	Củng cố quy tắc viết chính tả: c / k.
-	Học bảng chữ cái, điền đúng chữ cái theo tên chữ và học thuộc 9 chữ cái đầu
 của bảng chữ cái.
II. Đồ dùng dạy học
GV viết sẵn đoạn cần tập chép ở bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Mở đầu
-	G V nêu một số điểm cần lưu ý của giờ chính tả.
-	Kiểm tra vở, đồ dùng học tập.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn tập chép:
-	Gv đọc đoạn chép
-	Đoạn này được trích từ bài nào?
-	Chép lời của ai nói với ai?
-	Đoạn viết có mấy câu? Chữ đầu câu viết như thế nào?
-	Học sinh viết từ khó vào nháp: ngày, mài, cháu.
-	HS chép bài vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
-	Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: 1HS nêu yêu cầu 1HS làm mẫu ở bảng. Cả lớp làm vào vở.
Bài 3: 1 HS nêu yêu cầu.
Gọi lần lượt HS đọc tên chữ cái.Ghi chữ cái tương ứng.
Học thuộc các chữ cái.
IV. Củng cố dặn dò:
Tìm hiểu nơi ở, quê quán của mình.
-------------***-------------
 Thủ công
Tiết 5 
 Gấp tên lửa (tiết 1)
I. Mục tiêu:
Biết cách gấp tên lửa và gấp được tên lửa.
Học sinh hứng thú và yêu thích gấp hình
II. Đồ đùng dạy học:
-	Mẫu tên lửa
-	Hình vẽ minh hoạ quy trình gấp
-	Giấy thủ công
III. Hoạt động dạy học:
Hướng dẫn quan sát nhận xét:
-	Quan sát nhận xét về hình dáng, màu sắc, các phần của tên lửa
Gv hướng dẫn mẫu:
Bước 1:
	 - Gấp tạo mẫu và thân tên lửa.
	 - Giáo viên làm mẫu, học sinh quan sát.
Bước 2:	
	- Tạo tên lửa và sử dụng.
	- Giáo viên hoàn thành tên lửa và hướng dẫn sử dụng.
3. Thực hành:
2 HS lên bảng thực hiện các bước gấp. Cả lớp quan sát nhận xét.
Cả lớp cùng gấp vào giấy nháp.
Giáo viên uốn nắn các thao tác gấp.
IV. Củng cố dặn dò:
-	Chuẩn bị giấy tiết sau gấp tên lửa.
-------------***-----------
 Thứ 4 ngày 25 tháng 8 năm 2010
Buổi sáng Toán
Tiết 1
Số hạng – Tổng
I . Mục tiêu:
-	Bước đầu biết tên gọi , thành phần và kết quả của phép cộng.
-	Cũng cố về phép cộng (không nhớ) các số có hai chữ số, bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy và học
1. Giới thiệu số hạng và tổng
HS nắm được tên gọi, thành phần, kết quả, cách đặt tính cộng theo cột dọc
 35 Số hạng
 +
 24 Số hạng
 ____
 Tổng
 59 
Lưu ý: 35 + 24 = 59 Cũng được gọi là tổng.
	GV ghi bảng: 35 + 24 =59
	HS lần lượt nêu tên gọi.
2. Thực hành:
	HS làm bài tập .GV theo dõi hướng dẫn thêm.
	Chấm chữa một số bài.
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
------****------
Tiết 2 Âm nhạc
( Giáo viên chuyên biệt )
------****------
Tiết 3 Tập đọc
Tự thuật
I. Mục tiêu:
 -	Đọc đúng: quê quán, quận, trường
-	Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và trả
 lời mỗi dòng.
- 	Biết đọc bản tự thuật với giọng rõ ràng, rành mạch
-	Nắm được các ý nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa, những từ
 chỉ đơn vị hành chính:( xã, phường, quận, huyện ...)
-	Nắm được những thông tin chính về bạn
-	Bước đầu có khái niệm về bản tự thuật
II. Đồ dùng dạy học:
GV viết sẵn bảng nội dung tự thuật
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
2 HS đọc bài có công mài sắt, có ngày nên kim
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
-	GV đọc mẫu
-	Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+	Đọc từng câu, đọc từ khó, từ mới
+	Đọc từng đoận trước lớp. Giải nghĩa từ
+ 	Đọc từng đoạn trong nhóm
+ 	Thi đọc giữa các nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-	Em biết gì về bạn Thanh Hà?
-	Nhờ đâu em biết rõ về bạn Thanh Hà như vậy?
-	Hãy cho biết họ tên , nơi ở của em?
4. Luyện đọc lại
-	Một số HS thi đọc lại bài
5. Cũng cố dặn dò:
Ai cũng phải viết bản tự thuật. Bản tự thuật viết phải chính xác.
-------------***-------------
Tiết 4 Tự nhiên- xã hội
Cơ quan vận động
I. Mục tiêu:
-	Biết được xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.
-	Hiểu được nhờ có hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động .
-	Chăm vận động làm cho xương và cơ phát triển tốt.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh vẽ cơ quan vận động
III. Hoạt động dạy học
Cả lớp hát múa bài “ Con côn ...  học.
	- Điểm số báo cáo, khởi động.
	2. Phần cơ bản:
	- Ôn tập hợp dóng hàng, điểm số.
	- Giáo viên làm mẫu, học sinh theo dõi.
	- Lớp trưởng điều khiển, cả lớp luyện tập.
	- Giáo viên theo dõi hướng dẫn chung.
	3. Phần kết thúc:
	- Một số động tác thả lỏng.
	- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài học.
-----------***----------
Thủ công
Gấp tên lửa
I . Mục tiêu:
-	Củng cố các thao tác gấp tên lửa.
-	HS hứng thú và yêu thích gấp hình.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh quy trình gấp tên lửa.
	- Giấy màu
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động1:
	- Củng cố kiến thức
	- HS nhắc lại các bước gấp: Gấp mũi và thân tên lửa.
	- Tạo tên lửa và sử dụng.
Hoạt động 2:
	- HS làm việc theo nhóm
Hoạt động3: Các nhóm trưng bày sản phẩm
	- Cả lớp bình chọn sản phẩm đẹp
------***------
Tự học: Toán
Viết số thành tổng các đơn vị, hàng. Giải toán
I. Mục tiêu
- Học sinh nắm được các số chục và số đơn vị của mỗi số
- Cũng cố kỷ năng giải toán có lời văn
 II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động1: Cả lớp
Chỉ số chục, số đơn vị của mỗi số 32, 46, 27
Hoạtđộng2 : làm việc cá nhân
Viết theo mẫu
	72 = 70 + 2
 46 = ..
 22 =...
 50 =
2. Lan có một số nhãn vở.Lan cho Hồng12 nhãn. Lan còn	 16 nhãn.Hỏi lúc đầu Lan
 có bao nhiêu nhãn vở?
HS làm bài. GV theo dõi hướng dẫn thêm
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
----------***--------
Buổi chiều Tập viết
Tiết 1 Chữ hoa A
I .Mục tiêu:
Biết viết chữ cái viết hoa A
Biết viết ứng dụng đúng cỡ chữ, mẫu chữ, đều nét.
II. Đồ dùng dạy học:
 Mẫu chữ hoa A
III. Hoạt động dạy và học:
a. Mở đầu:
GV nêu yêu cầu tiết tập viết lớp 2.
b.Dạy bài mới:
Giới thiệu bài:
1. Hướng dẫn viết chữ hoa
Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét chữ A.
? Chữ A hoa cao mấy li, gồm mấy đường kẻ ngang, được viết bởi mấy nét.
Độ cao; Chữ A, h : 2,5 li.
Chữ t: 1,5 li.
Các chữ còn lại cao 1 li.
Giáo viên viết mẫu chữ A lên bảng, vừa viết vừa nêu quy trình viết.
Học sinh viết vào bảng con chữ A, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh viết đúng 
quy trình.
2. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
GV giới thiệu câu ứng dụng. Anh em hoà thuận.
HS quan sát nhận xét cách viết các con chữ.
GV viết mẫu chữ : Anh
3. Hướng dẫn HS viết vở.
GV theo dõi , uốn nắn học sinh ngồi viết đúng tư thế.
5. Chấm chữa bài
6. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
-------------***-----------
Tiết 2
Luyện âm nhạc
( Giáo viên chuyên biệt )
-------------***-----------
Tiết 3 Ngoài giờ lên lớp
ổn định tổ chức lớp
I. ổn định tổ chức nề nếp lớp học.
II. Bầu ban cán sự lớp:
	- Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng.
	- Phân công chỗ ngồi.
	- Quy định mặc đồng phục các ngày trong tuần.
	- Thông báo lịch sinh hoạt 15 phút.
-------------***-----------
Hoạt động tập thể
Tìm hiểu truyền thống nhà trường
I. Mục tiêu: 
-	Học sinh biết được truyền thống tốt đẹp của nhà trường. Từ đó cố gắng học
 tập để xứng đáng với truyền thống của nhà trường
II.Hoạt động dạy học
Tìm hiểu truyền thống của nhà trường 
2. Phát động phong trào học tập.
ổn định tổ chức lớp
Chọn, cử cán bộ lớp, tổ, sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh
--------***---------
An toàn giao thông
An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường
I. Mục tiêu:
-	HS nhận biết được thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường; những nguy hiểm thường gặp trên đường phố.
Phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường
Đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch ở lòng đường để đảm bảo ATGT.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh ảnh sgk	
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu an toàn và nguy hiểm
Thảo luận nhóm: Hành vi nào là an toàn, hành vi nào là nguy hiểm?
 	GV treo tranh. Đại diện các nhóm trình bày
	Tranh 1,2,3 là an toàn, 4,5,6 là không an toàn
GVKL:
3. Phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm
GV nêu các tình huống, các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tốt nhất
GVKL: Khi đi bộ qua đường phải nắm tay người lớn
4. An toàn trên đường đến trường	
Em đi đến trường trên con đường nào?
Em đi như thế nào để được an toàn?
GVKL:Trên đường có nhiều loại xe đi lại, ta phải chú ý khi đi đường
5. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học
-------------***--------------
an toàn giao thông
Tìm hiểu đường phố
I. Mục tiêu
Kể tên và mô tả một số đường phố nơi em ở
HS biết được sự khác nhau của đường phố, ngõ( hẻm), ngã ba, ngã tư
HS thực hiện đúng quy định trên đường phố
II. Đồ dùng dạy học
Tranh ảnh
III. Các hoạt động dạy học
1 .Giới thiệu bài:
2. Tìm hiểu đường phố nhà em hoặc trường em
HS nêu tên đường phố
- Mô tả đường phố nơi em ở
GVKL:
3. Tìm hiểu đường phố an toàn và chưa an toàn
HS quan sát trnh thảo luận theo nhóm
Dại diện nhóm báo cáo kết quả. Cả lớp nhận xét
4. Trò chơi nhớ tên đường phố
5. Củng cố dặn dò:
----------***---------
Thứ 5 ngày7 tháng 9 năm 2006
An toàn giao thông
Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, biển báo hiệu giao 
thông đường phố
I. Mục tiêu:
-	HS biết CSGT dùng hiệu lệnh (bằng tay, còi, gậy) để điều khiển xe và người đi lại trên đường.
-	Biết hình dáng, màu sắc,đặc điểmnhóm biển báo cấm
	Biết hiệu lệnh bằng tay của CSGT và của biển báo hiệu giao thông
	Thực hiện và tuân theo hiệu lệnh của CSGT
II. Đồ dùng dạy học
-	Tranh vẽ
-	3 biển báo 101,102, 112 phóng to
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Hiệu lệnh của CSGT
GV hướng dẫn hs quan sát tranh 1, 2, 3, 4, 5 tìm hiểu các tư thế điều khiển của CSGT và nhận biết việc thực hiện theo hiệu lệnh đó
như thế nào?
GVKL: Nghiêm chỉnh chấp hành theo hiệu lệnh của CSGT để đảm bảo an toàn khi đi trên đường.
3. Tìm hiểu biển báo giao thông
-	HS quan sát 3 biển báo cấm. Nêu đặc điểm của biển báo?
-	So sánh điểm giống nhau và khác nhau của biển báo?
+ Biển 101 cấm người và xe cộ đi lại
+ Biển 102 Cấm đi ngược chiều; các loại xe không được đi theo chiều có đặt biển báo này.
+Biển 112cấm người đi bộ
GVKL:
4. Trò chơi : Ai nhanh hơn
5. Củng cố dặn dò
----------***---------
An toàn giao thông
Đi bộ và qua đường an toàn
I . Mục tiêu:
Cũng cố kiến thức đi bộ qua đường
HS biết cách đi bộ và đi bộ qua đường trên các đoạn đường khác nhau
HS biết quan sát và chọn nơi qua đường.
-	ở đoạn đường nhiều xe qua lại tìm người lớn đề nghị giúp đỡ khi qua đường.
-	Có thói quen quan sát trên đường đi, chú ý khi đi đường.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
HĐ1: quan sát tranh
GV hướng dẫn hs quan sát tranh theo nhóm.Nêu hành vi đúng sai trong mỗi bức tranh
Đại diện nhóm trinh bày ý kiến
Khi đi bộ trên đường các em cần thực hiện tốt điều gì?
GVKL:Khi đi bộ trên đường các em cần đi trên vỉa hè, nơi không có vỉa hè phải đi sát lề đường bên phải
HĐ2: Thực hành theo nhóm
Chia lớp thành 8 nhóm. Mỗi nhóm xử lí một tình huống
Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết
III. Củng cố dặn dò
------***------
Thứ 6 ngày 8 tháng 9 năm 2006
an toàn giao thông
Phương tiện giao thông đường bộ
I. Mục tiêu:
-	Nhận biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ
-	Phân biệt các loại xe thô sơ và xe cơ giới và tác dụng của mỗi loại.
-	Nhận biết được các loại tiếng động cơ
-	Không chạy theo, không bám theo xe ô tô ,xe máy đang đi
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ như SGK phóng to
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
HĐ1, Nhận diện các phương tiện giao thông
	HS quan sát tranh nhận diện, so sánh và phân biệt hai loại phương tiện giao thông đường bộ.
GVKL:-Xe thô sơ là các loãie đạp, xích lô, xe bò, xe ngựa
 -Xe cơ giới là cacá loại xe ô tô, xe máy
	-Xe thô sơ đi chậm ít nguy hiểm.Xe cơ giới đi nhanh dễ gây nguy hiểm.Vậy khi đi trên đường cần chú ý âm thanh các loại xe.
HĐ2: Trò chơi: Phân loại xe
HĐ3: Quan sát tranh
GV treo tranh 3,4 Có các loại xe nào đang đi lại trên đường?
Khi đi qua đường em cần chú ý các loại phương tiện nào?
GVKL: Khi đi qua đường phải quan sất các loại xe ô tô, xe máy đi trên đườngvà tránh từ xa để đảm bảo an toàn
------***-----
An toàn giao thông
Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy
I. Mục tiêu: 
-	HS biết những qui định đối với người ngồi trên xe đạp, xe máy
-	Khi thể hiện thành thạo các động tác lên xuống xe đạp, xe máy
-	Thực hiện đúng động tác đội mũ bảo hiểm. Có thói quen đội mũ bảo hiểm và ngồi đúng qui định khi đi trên xe may, xe đạp.
II. Đồ dùng dạy học
	Tranh SGK phóng to, mũ bảo hiểm
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài:
2. Nhận biết được các hành vi đúng, sai khi ngồi sau xe đạp, xe máy
-	GV phát cho 4 nhóm 4tranh vẽ nhận xét hành vi đúng sai của người trong tranh
-	Khi lên xuống xe máy, xe đạp em thường đứng phía bên nào?
-	Để đảm bảo an toàn, khi ngồi trên xe đạp, xe máy cần chú ý điều gì?
-	Khi đi xe máy tại sao chúng ta phải đội mũ bảo hiểm ?
-	GV hướng dẫn học sinh đội mũ bảo hiểm
GVKL: 
3. Trò chơi
	GV nêu một số tình huống. HS đóng vai thể hiện tình huống
III. Củng cố dặn dò:
Nêu những qui định khi ngồi sau xe đạp, xe máy?
Buổi chiều Tập viết
Tiết 1 Chữ hoa A
I .Mục tiêu:
Biết viết chữ cái viết hoa A
Biết viết ứng dụng đúng cỡ chữ, mẫu chữ, đều nét.
II. Đồ dùng dạy học:
 Mẫu chữ hoa A
III. Hoạt động dạy và học:
a. Mở đầu:
GV nêu yêu cầu tiết tập viết lớp 2.
b.Dạy bài mới:
Giới thiệu bài:
1. Hướng dẫn viết chữ hoa
Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét chữ A.
? Chữ A hoa cao mấy li, gồm mấy đường kẻ ngang, được viết bởi mấy nét.
Độ cao; Chữ A, h : 2,5 li.
Chữ t: 1,5 li.
Các chữ còn lại cao 1 li.
Giáo viên viết mẫu chữ A lên bảng, vừa viết vừa nêu quy trình viết.
Học sinh viết vào bảng con chữ A, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh viết đúng 
quy trình.
2. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
GV giới thiệu câu ứng dụng. Anh em hoà thuận.
HS quan sát nhận xét cách viết các con chữ.
GV viết mẫu chữ : Anh
3. Hướng dẫn HS viết vở.
GV theo dõi , uốn nắn học sinh ngồi viết đúng tư thế.
5. Chấm chữa bài
6. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
-------------***-----------
Tiết 2
Luyện âm nhạc
( Giáo viên chuyên biệt )
-------------***-----------
Tiết 3 Ngoài giờ lên lớp
ổn định tổ chức lớp
I. ổn định tổ chức nề nếp lớp học.
II. Bầu ban cán sự lớp:
	- Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng.
	- Phân công chỗ ngồi.
	- Quy định mặc đồng phục các ngày trong tuần.
	- Thông báo lịch sinh hoạt 15 phút.
-------------***-----------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1 2B.doc