Kế hoạch dạy học môn Tập đọc Lớp 2 - Tuần 1, Bài: Có công mài sắt có ngày nên kim

Kế hoạch dạy học môn Tập đọc Lớp 2 - Tuần 1, Bài: Có công mài sắt có ngày nên kim

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

MÔN : TẬP ĐỌC

 BÀI : CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM.

I. Mục tiêu :

1. - Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng

 - Đọc trơn toàn bài : đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn.

 - Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhận xét (lời cậu bé, lời bà cụ)

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu

 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới

 - Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ :

 "Có công mài sắt, có ngày nên kim"

 - Rút được lời khuyên từ câu chuyện : Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

II. Đồ dùng dạy học :

 Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 Viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn hs đọc đúng.

III. Các hoạt động dạy và học :

 

doc 6 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tập đọc Lớp 2 - Tuần 1, Bài: Có công mài sắt có ngày nên kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN : 	TẬP ĐỌC 
 BÀI : 	CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM.
I. Mục tiêu : 
1. - Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng
	- Đọc trơn toàn bài : đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn.
	- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
	- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhận xét (lời cậu bé, lời bà cụ)
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu
	- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới
	- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ : 
	"Có công mài sắt, có ngày nên kim"
	- Rút được lời khuyên từ câu chuyện : Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
II. Đồ dùng dạy học :
l Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
l Viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn hs đọc đúng.
III. Các hoạt động dạy và học :
Giáo viên
Học sinh
ĐDDH
* Ổn định, kiểm tra việc chuẩn bị sách Tiếng Việt 2
- Từng cặp hs kiểm tra chéo
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
- Gv dùng tranh minh họa để giới thiệu bài
- Hs quan sát tranh trên bảng và trả lời câu hỏi.
--> Gv ghi tựa bài trên bảng :
Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Hs nhắc lại tựa bài.
* Hoạt động 2 :
1. Gv đọc mẫu
- hs giở sách theo dõi
- Yêu cầu hs đọc lại đoạn 1 + 2
- 1 hs đọc cả lớp theo dõi đọc thầm.
2. Hướng dẫn hs luyện đọc câu, đoạn kết hợp giảng nghĩa từ.
a. Luyện đọc câu
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng câu cho đến hết đoạn 1 và 2.
- Mỗi hs lần lượt đọc 1 câu.
(Trong quá trình hs đọc, Gv chú ý theo dõi để phát hiện xem đa số các em phát âm sai âm, vần gì để rèn cho hs)
- Luyện đọc từ có tiếng viết âm cuối t
- Hs tìm ghi chú nêu lên.
b. Đọc từng đoạn trước lớp - Giải nghĩa từ - Luyện đọc câu :
- Yêu cầu hs đọc từng đoạn trước lớp. Dừng lại ở mỗi dòng thơ để rút từ giải nghĩa (nếu có)
--> Gv rút ra 1 số từ để rèn : 
tập viết, nắn nót
Ngoài ra, gv rèn đọc thêm từ : 
nguệch ngoạc.
--> Gv rút ra từ khó hiểu --> giảng bài
- 1 từ 3 hs đọc đồng thanh --> yêu cầu hs đọc cả câu có từ luyện đọc.
- Rút từ : ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc.
- hs nêu chú thích.
- Gv yêu cầu hs tìm tiếp từ có tiếng viết âm cuối t ở đoạn 2.
- hs đọc thầm tìm ghi chú nêu lên
--> Gv rút ra 1 số từ để rèn :
thỏi sắt, mải miết.
- 1 từ 2 hs đọc --> đọc câu có 2 từ trên.
- Gv rút ra từ khó hiểu giảng bài : 
mải miết.
- hs nêu chú thích.
- Yêu cầu hs phát hiện câu văn dài trong đoạn 1 nêu lên --> gv đọc lại câu văn dài hs nêu, sau đó hs dùng bút chì ngắt câu.
- Hs phát hiện nêu lên, dùng bút chì ngắt.
Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng / đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở.
--> Gv chốt lại cách ngắt và yêu cầu hs khi đọc cần nhấn giọng đúng các từ, gv gạch chân sau đó gv đọc lại cả câu.
Ngoài các câu dài ra, các em cần đọc thể hiện đúng tình cảm câu hỏi.
+ Bà ơi, bà làm gì thế ? (Lời gọi đọc với giọng lễ phép, phần sau thể hiện sự tò mò)
- Hs đọc lại 2 câu hỏi trên (chú ý thể hiện đúng giọng đọc)
+ Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được ? (Giọng đọc ngạc nhiên nhưng lễ phép)
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển cho lần lượt từng bạn trong nhóm đọc (Lưu ý nhóm trường nghe các bạn đọc liền mạch, liền từ không, nếu không yêu cầu bạn đọc lại)
Gv theo dõi các nhóm đọc xem khi đọc các em có liền mạch, liền từ không ?
d. Thi đọc đoạn giữa các nhóm
- Lần lượt các bạn giữa các nhóm thi đọc với nhau (có thể tổ chức cho các bạn đọc phân vai)
--> Tuyên dương nhóm có bạn đọc to, rõ 
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bài, đoạn 1, 2
Yêu cầu hs đọc thầm từng đoạn trả lời câu hỏi câu 1, 2 SGK/5
- Cả lớp thực hiện theo yêu cầu của GV -> ghi chú dưới ý của từng câu nêu lên.
Gv hỏi thêm : Như vậy, bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì ?
- hs nêu
- hs đọc câu 1 -> đọc thầm đoạn 1
- Đọc đoạn 2 à nêu câu hỏi số 1 
Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mà bà cụ đã mài được thành một chiếc kim nhỏ không ?
--> Chuyển : Các em thử đoán xem bà cụ sẽ nói như thế nào cho cậu bé hiểu chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở đoạn 3, 4.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN : 	TẬP ĐỌC 
 BÀI : 	CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM (tt).
I. Mục tiêu : 
1. - Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng
	- Đọc trơn toàn bài : đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn.
	- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
	- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhận xét (lời cậu bé, lời 	bà cụ)
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu
	- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới
	- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ : 
	"Có công mài sắt, có ngày nên kim"
	- Rút được lời khuyên từ câu chuyện : Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
II. Đồ dùng dạy học :
l Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
l Viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn hs đọc đúng.
III. Các hoạt động dạy và học :
Giáo viên
Học sinh
ĐDDH
TIẾT 2
* Hoạt động 1
1. Luyện đọc đoạn 3, 4
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng câu cho đến hết đoạn 3, 4.
(Trong quá trình hs đọc, gv chú ý theo dõi để phát hiện xem đa số các em phát âm sai âm, vần gì để rèn đọc cho hs.
- Luyện đọc từ có tiếng viết âm đầu "gi"
- Hs đọc thầm tìm ghi chú nêu lên
b. Đọc từng đoạn trước lớp - Giải nghĩa từ - Luyện đọc câu :
- Yêu cầu hs đọc từng câu trước lớp. Dừng lại ở mỗi câu để rút từ giải nghĩa (nếu có)
--> Gv rút ra từ để rèn : giảng giải
- 1 từ 3 hs đọc --> yêu cầu hs đọc cả câu có từ vừa luyện đọc.
- Gv rút ra từ khó hiểu, giảng bài : ôn tồn, giảng giải.
- hs nêu chú thích.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm :
- Nhóm trưởng điều khiển cho lần lượt từng bạn trong nhóm đọc
d. Thi đọc đoạn giữa các nhóm :
- Lần lượt các bạn giữa các nhóm thi đọc với nhau.
Tuyên dương nhóm có bạn đọc to, rõ
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (đoạn 3, 2)
- Khi nghe cậu bé hỏi, bà cụ đã giảng giải như thế nào ?
- Vậy đến lúc này thì cậu bé có tin lời nói của bà cụ chưa ? Như vậy chi tiết nào chứng tỏ điều đó.
- Câu chuyện này khuyên em điều gì ?
- Theo em sự cần cù chăm chỉ sẽ mang lại kết quả ra sao ?
* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại
- Gv hướng dẫn hs đọc lại đoạn 2 (chú ý đọc giọng ngạc nhiên của cậu bé, lời bình thản của bà cụ).
- Gv đọc mẫu
- 4 hs đọc lại -> hs nhận xét bạn đọc thể hiện được tình cảm của các nhân vật chưa ?
- Tổ chức cho hs đọc phân vai : người dẫn chuyện, cậu bé, bà cụ.
- Mỗi nhóm phân 1 vai, đọc thi giữa các nhóm.
Tuyên dương nhóm có bạn đọc thể hiện giọng đọc đúng.
* Củng cố - Dặn dò :
- Yêu cầu hs đọc toàn bài.
- Qua câu chuyện, giáo dục hs phải có tính nhẫn nại, kiên trì thì sẽ thành công. Việc khó đến đâu, nếu nhẫn nại, kiên trì cũng làm được.
- Liên hệ thực tế tại lớp qua việc rèn chữ.
- Yêu cầu hs về nhà đọc kĩ lại truyện, xem tranh minh họa trong tiết kể chuyện để chuẩn bị tốt cho việc kể câu chuyện "Có công mài sắt có ngày nên kim".
- Đọc trước và tập trả lời câu hỏi nội dung bài "Tự thuật trang 7"

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tap_doc_lop_2_tuan_1_bai_co_cong_mai_sa.doc