KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN : TẬP ĐỌC
TUẦN : 1
BÀI : NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI ?
I. Mục tiêu : Như sách hướng dẫn/44,45
II. Đồ dùng dạy học :
Tranh minh họa bài đọc trong SGK
1 quyển lịch có lốc lịch
Bảng phụ viết những câu, khổ thơ cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học :
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN : TẬP ĐỌC TUẦN : 1 BÀI : NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI ? I. Mục tiêu : Như sách hướng dẫn/44,45 II. Đồ dùng dạy học : l Tranh minh họa bài đọc trong SGK l 1 quyển lịch có lốc lịch l Bảng phụ viết những câu, khổ thơ cần hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy và học : Giáo viên Học sinh Ổn định lớp * Kiểm tra bài cũ : - Gv kiểm tra việc đọc bài của hs - 2 hs đọc bài tự thuật và trả lời câu hỏi --> Gv theo dõi nhận xét cách đọc --> cho điểm * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - Gv dùng tranh minh họa để giới thiệu bài : Ngày hôm qua đây rồi - Hs quan sát tranh * Hoạt động 2 : 1. Gv đọc mẫu - Hs giở sách theo dõi - 1 hs đọc lại bài 2. Hướng dẫn hs luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ a. Luyện đọc từng dòng thơ Yêu cầu đọc nối tiếp nhau 2 dòng thơ cho đủ ý. Mỗi em lần lượt đọc 2 dòng thơ (Trong quá trình hs đọc , Gv chú ý theo dõi để phát hiện xem đa số các em phát âm sai âm, vần gì để rèn đọc cho cả lớp. Trường hợp hs không phát âm sai thì gv không rèn luyện đọc từ) - Gv đặt câu hỏi rút từ mới : tờ lịch, tỏa hương, ước mong. - Gv hướng dẫn ngắt nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Khi đọc đến dấu ":" các em phải nghỉ hơi, dấu phẩu phải ngắt hơi. Khi đọc câu hỏi : Ngày hôm qua đâu rồi ? (đọc với giọng ngạc nhiên) - Hs dùng bút chì ngắt, nêu lên --> hs nhận xét --> Gv chốt. b. Đọc từng khổ thơ trong nhóm : - Gv theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. - Nhóm trưởng điều khiển cho lần lượt từng bạn trong nhóm đọc. c. Thi đua đọc giữa các nhóm (từng khổ, toàn bài) - Lần lượt các bạn giữa các nhóm thi đua với nhau. * Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bài - Hs đọc thầm từng khổ thơ & trả lời câu hỏi 1 - Hs đọc thầm khổ 2, 3, 4 để trả lời câu hỏi 2 bằng cách ghi chú trong sách giáo khoa hoặc làm trong vở bài tập. - Sau mỗi câu trả lời của hs, gv cho hs quan sát tranh trong SGK (hoặc tranh phóng to treo trên bảng lớp) mỗi tờ lịch (thứ bảy, chủ nhật, thứ hai) vẽ một hình ảnh về kết quả lao động của ngày hôm đó. - Gv đặt câu hỏi như sách hướng dẫn : Vì sao lại nói "Ngày hôm qua ở lại trên cành hoa, trong hạt lúa, trong vở hồng" ? - hs nêu --> Gv chốt lại : Nếu một ngày ta không làm việc gì, không học được điều gì thì ngày ấy mất đi, không để lại gì. Nhưng nếu ta làm việc, học hành có kết quả thì kết quả ấy chính là dấu vết còn lại của ngày hôm đó. - Câu hỏi 3 - Hs phát biểu tự do - Gv hỏi : Bài thơ muốn nói với em điều gì ? - Hs nêu. --> Gv chốt : thời gian rất đáng quý, đừng để lãng phí thời gian. * Hoạt động 4 : Học thuộc lòng bài thơ - Hs thực hiện theo yêu cầu Gv - Tổ chức cho hs học thuộc lòng cả bài hoặc (2 khổ thơ) tại lớp, bằng cách đồng thanh theo dãy, tổ kết hợp xóa dần các từ. - Tổ chức cho hs thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. - hs xung phong thi đọc thuộc lòng. --> Gv nhận xét cho điểm. * Củng cố - Dặn dò : - Yêu cầu hs đọc thuộc lòng cả bài - Hs xung phong đọc. - Giáo dục cho hs biết thời gian rất đáng quý, đừng để phí thời gian. - Về học thuộc lòng cả bài để chuẩn bị viết chính tả. - Đọc trước và tập trả lời câu hỏi nội dung bài : Phần thưởng. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN 10 TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN GIÁO VIÊN : Lương Hồng Điệp KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN : TẬP ĐỌC TUẦN : 1 BÀI : TỰ THUẬT I. Mục tiêu : như hướng dẫn / 37 : II. Đồ dùng dạy học : - Bảng lớp viết sẵn một số nội dung tự thuật (theo các câu hỏi 3, 4 trong sách tiếng việt 2, tập 1, trang 7) để cả lớp nhìn tự nói về mình. III. Các hoạt động dạy và học : Giáo viên Học sinh * Kiểm tra bài cũ : - hs nêu tựa bài cũ --> yêu cầu hs đọc mỗi em đọc 1 đoạn kết hợp, trả lời câu hỏi nội dung đoạn đọc. - Gv theo dõi nhận xét cách đọc --> cho điểm. - 1 hs đọc cả bài. * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - Gv giới thiệu bài như sách hướng dẫn (tranh) * Hoạt động 2 : 1. Gv đọc mẫu - Hs mở SGK theo dõi. 2. Hướng dẫn hs luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ a. Luyện đọc câu : Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng dòng trong bản tự thuật. - Mỗi em lần lượt đọc 1 dòng. (Trong quá trình hs đọc, gv chú ý theo dõi để phát hiện xem đa số các em phát âm sai âm, vần gì để rèn đọc cho cả lớp. Trường hợp hs không âm sai, thì gv không rèn luyện đọc) - Gv đặt câu hỏi rút từ mới, tự thuật, quê quán, nơi ở hiện nay - hs nêu chú thích b. Luyện đọc đoạn (Tổ chức cho hs đọc theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển cho các bạn đọc (mỗi bạn đọc 3 dòng). - Thi đọc giữa các nhóm từng dòng, toàn bài. - Lần lượt các bạn giữa các nhóm thi đọc với nhau. (Trong khi theo dõi hs đọc, gv hướng dẫn các em ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, phẩy, nghỉ hơi dài, rõ ràng, rành mạch sau dấu hai chấm ":". Gv hướng dẫn trên bảng, lớp viết sẵn bài tự thuật). - Hs đọc lại 2, 3 hs. - Cả lớp và học sinh nhận xét. * Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bài - GV nêu câu 1, 2 SGK/7 - Hs đọc thầm, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - Câu 3, 4 : Tổ chức cho từng cặp hs hỏi lẫn nhau dựa vào các câu hỏi trong SGK hoặc trên bảng lớp hoặc diễn hoạt cảnh : một vài hs đóng vai chú công an phường hoặc vai phóng viên phỏng vấn các bạn. - Từng cặp hs hỏi lẫn nhau hoặc ngược lại - Luyện đọc lại. * Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dò - Yêu cầu hs đọc lại toàn bài. - 2 hs đọc --> Gv chốt : Trong mỗi người chúng ta ai cũng cần phải viết tự thuật (lí lịch) về mình. Hs viết cho nhà trường, người đi làm viết cho cơ quan ... - Nhắc hs về hỏi bố mẹ về ngày, tháng, năm sinh, nơi ở, quê quán của mình để chuẩn bị viết bản tự thuật về mình ở tiết TLV tuần 2. - Chuẩn bị bài : Ngày hôm qua đâu rồi. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN 10 TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN GIÁO VIÊN : Lương Hồng Điệp KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN : TẬP ĐỌC BÀI : CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM. I. Mục tiêu : 1. - Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng - Đọc trơn toàn bài : đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn. - Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhận xét (lời cậu bé, lời bà cụ) 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu - Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới - Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ : "Có công mài sắt, có ngày nên kim" - Rút được lời khuyên từ câu chuyện : Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. II. Đồ dùng dạy học : l Tranh minh họa bài đọc trong SGK. l Viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn hs đọc đúng. III. Các hoạt động dạy và học : Giáo viên Học sinh * Ổn định, kiểm tra việc chuẩn bị sách Tiếng Việt 2 - Từng cặp hs kiểm tra chéo * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - Gv dùng tranh minh họa để giới thiệu bài - Hs quan sát tranh trên bảng và trả lời câu hỏi. --> Gv ghi tựa bài trên bảng : Có công mài sắt có ngày nên kim. - Hs nhắc lại tựa bài. * Hoạt động 2 : 1. Gv đọc mẫu - hs giở sách theo dõi - Yêu cầu hs đọc lại đoạn 1 + 2 - 1 hs đọc cả lớp theo dõi đọc thầm. 2. Hướng dẫn hs luyện đọc câu, đoạn kết hợp giảng nghĩa từ. a. Luyện đọc câu - Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng câu cho đến hết đoạn 1 và 2. - Mỗi hs lần lượt đọc 1 câu. (Trong quá trình hs đọc, Gv chú ý theo dõi để phát hiện xem đa số các em phát âm sai âm, vần gì để rèn cho hs) - Luyện đọc từ có tiếng viết âm cuối t - Hs tìm ghi chú nêu lên. --> Gv rút ra 1 số từ để rèn : tập viết, nắn nót Ngoài ra, gv rèn đọc thêm từ : nguệch ngoạc. --> Gv rút ra từ khó hiểu --> giảng bài - 1 từ 3 hs đọc đồng thanh --> yêu cầu hs đọc cả câu có từ luyện đọc. - Rút từ : ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc. - hs nêu chú thích. - Gv yêu cầu hs tìm tiếp từ có tiếng viết âm cuối t ở đoạn 2. - hs đọc thầm tìm ghi chú nêu lên --> Gv rút ra 1 số từ để rèn : thỏi sắt, mải miết. - 1 từ 2 hs đọc --> đọc câu có 2 từ trên. - Gv rút ra từ khó hiểu giảng bài : mải miết. - hs nêu chú thích. - Yêu cầu hs phát hiện câu văn dài trong đoạn 1 nêu lên --> gv đọc lại câu văn dài hs nêu, sau đó hs dùng bút chì ngắt câu. - Hs phát hiện nêu lên, dùng bút chì ngắt. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng / đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. --> Gv chốt lại cách ngắt và yêu cầu hs khi đọc cần nhấn giọng đúng các từ, gv gạch chân sau đó gv đọc lại cả câu. Ngoài các câu dài ra, các em cần đọc thể hiện đúng tình cảm câu hỏi. + Bà ơi, bà làm gì thế ? (Lời gọi đọc với giọng lễ phép, phần sau thể hiện sự tò mò) - Hs đọc lại 2 câu hỏi trên (chú ý thể hiện đúng giọng đọc) + Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được ? (Giọng đọc ngạc nhiên nhưng lễ phép) b. Đọc từng đoạn trong nhóm - Nhóm trưởng điều khiển cho lần lượt từng bạn trong nhóm đọc Gv theo dõi các nhóm đọc xem khi đọc các em có liền mạch, liền từ không ? c. Thi đọc đoạn giữa các nhóm - Lần lượt các bạn giữa các nhóm thi đọc với nhau --> Tuyên dương nhóm có bạn đọc to, rõ ... 1 câu - Tiếp tục luyện đọc từ có âm cuối t ở đoạn 3 - Hs tìm ghi chú nêu lên -> Gv chọn 1 số từ giảng bài luyện đọc : đặc biệt, đôi mắt - 1 từ 2 hs đọc --> đọc cả câu có từ luyện đọc. - Gv rút từ khó hiểu, giảng bài : lặng lẽ - hs nêu chú thích b. Đọc từng đoạn trong nhóm - Nhóm trưởng điều khiển cho lần lượt từng bạn trong nhóm đọc. c. Thi đọc đoạn giữa các nhóm - Lần lượt các bạn giữa các nhóm thi đọc với nhau. --> Tuyên dương nhóm có bạn đọc to, rõ. * Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài đoạn 3 - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 3. - Cả lớp thực hiện theo yêu cầu gv Ở câu 3 gv tổ chức cho các nhóm trao đổi thảo luận. - Nhóm trưởng điều khiển cho các bạn trao đổi thảo luận nêu lên. --> Gv chốt lại ý đúng nhất : Na xứng đáng được thưởng, vì có tấm lòng tốt. Trong trường học, phần thưởng có nhiều loại thưởng cho hs học giỏi, thưởng cho hs có đạo đức tốt, các bạn tích cực tham gia phong trào. - Gv nêu câu hỏi 4 : khi Na được phần thưởng, những ai vui mừng ? Vui mừng như thế nào ? - hs ghi chú dưới ý của câu hỏi. * Hoạt động 3 : Luyện đọc lại đoạn 3 - Gv hướng dẫn hs đọc lại đoạn 3 (chú ý đọc giọng cảm động) - Gv đọc mẫu - 4 hs đọc lại --> nhận xét - Tổ chức cho hs đọc phân vai : người dẫn truyện, cô giáo. - Mỗi nhóm phân 1 vai đọc thi giữa các nhóm. - Tuyên dương nhóm có bạn đọc thể hiện giọng đọc đúng. * Củng cố : Yêu cầu hs đọc toàn bài. * Dặn dò : - Qua bài tập đọc này, em học được điều gì ở Na? - hs nêu : tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người. - Liên hệ thực tế trong lớp : - hs nêu tên các bạn có đức tính như bạn Na. - Yêu cầu hs về nhà đọc kĩ lại truyện, xem tranh minh họa trong tiết kể chuyện để chuẩn bị tốt cho việc kể câu chuyện : Phần thưởng. - Đọc trước và tập trả lời câu hỏi nội dung bài "Ngày hôm qua đâu rồi ?". PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN 10 TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN GIÁO VIÊN : Lương Hồng Điệp KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN : TẬP ĐỌC TUẦN : 2 BÀI : LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI I. Mục tiêu : 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn. - Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, giữa các cụm từ. 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu - Nắm được nghĩa và biết đặt câu với các từ mới - Biết được lợi ích của mỗi người, vật, con vật. - Nắm được ý của bài : mọi người, mọi vật đều làm việc, làm việc mang lại niềm vui. II. Đồ dùng dạy học : l Tranh minh họa lời đọc trong SGK/16 l Viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn hs đọc đúng. III. Các hoạt động dạy và học : Giáo viên Học sinh Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu mỗi em đọc 1 đoạn bài : Phần thưởng - 3 hs đọc kết hợp trả lời câu hỏi --> Gv theo dõi nhận xét cách đọc --> cho điểm. - 1 hs đọc toàn bài. * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. - Gv dùng tranh minh họa để giới thiệu bài - hs quan sát tranh trên bảng và trả lời câu hỏi. * Hoạt động 2 : 1. Gv đọc mẫu - hs giở sách theo dõi. - Yêu cầu hs đọc lại. - 1 hs đọc cả lớp theo dõi đọc thầm - Bài này cô chia làm 2 đoạn : - hs dùng bút chì đánh dấu đoạn + Đoạn 1 : Từ đầu tiên .... ngày xuân thêm tưng bừng. + Đoạn 2 : Là phần còn lại. 2. Hướng dẫn hs luyện đọc câu, đoạn kết hợp giảng nghĩa từ. a. Luyện đọc câu. - Yêu câu hs đọc nối tiếp nhau từng câu cho đến hết bài (gv theo dõi) - Mỗi hs lần lượt đọc 1 câu - Luyện đọc từ có tiếng viết âm đầu s - hs đọc thầm từng đoạn tìm ghi chú nêu lên. - Gv giảng bài : sẵn sàng, sắc xuân. - hs đọc 1 từ 3 em, đọc câu có từ luyện đọc. - Rút từ : sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng. - Yêu cầu hs phát hiện câu văn dài trong đoạn 1 nêu lên. - hs thực hiện theo yêu cầu của gv nêu lên sau đó dùng bút chì ngắt. --> Gv đọc lại câu văn dài hs nêu. Cành đào nở hoa / cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng. - hs đọc lại. (Lưu ý : hs nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy và giữa các cụm từ). b. Đọc từng đoạn trong nhóm : - Gv theo dõi các nhóm đọc. - Nhóm trưởng điều khiển cho lần lượt từng bạn trong nhóm đọc. c. Thi đọc giữa các nhóm : - Lần lượt các bạn giữa các nhóm thi đọc với nhau. * Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Yêu cầu hs đọc thầm từng đoạn trả lời câu hỏi, câu 1, 2, 3 SGK/16 (dùng tranh minh họa nội dung cây, các vật, con vật) - Cả lớp thực hiện theo yêu cầu của gv -> ghi chú dưới ý của từng câu văn. - Câu hỏi 2, gv bổ sung thêm 1 số câu hỏi bên cạnh câu hỏi chính (dùng tranh minh họa) : Em có đồng ý với bé là làm việc rất vui không ? --> Gv có thể lấy ví dụ cụ thể để giúp các em có suy nghĩ đúng (như SHD/61) - Câu hỏi 3 : Đặt câu với từ : rực rỡ, tưng bừng - hs đặt nêu lên Qua bài văn giúp em hiểu điều gì ? - hs nêu -> Gv chốt : Xung quanh em, mọi vật, mọi người đều làm việc. Có làm việc thì mới có ích cho gia đình, cho xã hội. Làm việc tuy vất vả, bận rộn nhưng công việc mang lại cho ta hạnh phúc, niềm vui rất lớn. * Hoạt động 4 : Luyện đọc lại. - Gv hướng dẫn hs đọc lại đoạn cuối (giọng đọc vui, hào hứng) - Gv đọc mẫu - 3 hs đọc lại. - Gv lưu ý hs toàn bài đọc giọng vui, hào hứng, nhưng hơi nhanh. - hs đọc toàn bài (mỗi dãy cử 1 bạn đọc) --> chọn bạn đọc hay tuyên dương. * Củng cố : Giáo dục hs ham làm việc vì việc làm mang cho ta hạnh phúc, niềm vui. * Dặn dò : - Về đọc bài nhiều lần và tập trả lời câu hỏi. - Chuẩn bị "Mít làm thơ" PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN 10 TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN GIÁO VIÊN : Lương Hồng Điệp KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN : TẬP ĐỌC TUẦN : 2 BÀI : MÍT LÀM THƠ I. Mục tiêu : 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn. - Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, chấm hỏi, gạch ngang. - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật (Mít, Hoa giấy) 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu - Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới : nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu - Nắm được diễn biến câu chuyện. - Cảm nhận được tính hài hước của câu chuyện qua ngôn ngữ và hành động ngộ nghĩnh của Mít. - Bước đầu hiểu thế nào là vần thơ. II. Đồ dùng dạy học : l Tranh minh họa bài đọc trong SGK/18 l Viết sẵn những câu cần hướng dẫn hs đọc. III. Các hoạt động dạy và học : Giáo viên Học sinh * Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu mỗi em đọc 1 đoạn bài "Làm việc thật là vui" - 4 hs đọc và trả lời câu hỏi về nội dung từng đoạn. --> Gv theo dõi nhận xét cách đọc, cho điểm. * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - Gv dùng lời giới thiệu bài như sách hướng dẫn/66 -> Gv giảng bài : Mít làm thơ. - hs nhắc lại tựa bài. * Hoạt động 2 : 1. Gv đọc mẫu : - hs giở sách theo dõi. - Bài này cô chia làm 3 đoạn : - hs dùng bút chì đánh dấu số đoạn. + Đoạn 1 : 2 câu đầu + Đoạn 2 : Tiếp theo đến "Vần thì vần nhưng phải có nghĩa chứ" + Đoạn 3 : Còn lại. (có thể gọi hs đọc mỗi em đọc 1 đoạn) 2. Hướng dẫn hs luyện đọc câu, đoạn kết hợp giảng nghĩa từ. a. Luyện đọc câu - Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng câu cho đến hết bài (gv theo dõi). - Mỗi hs lần lượt đọc 1 câu. - Luyện đọc từ có tiếng viết thanh ? ~ - hs đọc thầm từng đoạn ghi chú nêu lên. - Gv giảng bài : nổi tiếng, thi sĩ, có nghĩa, hiểu rồi. - 1 từ 3 hs đọc, đọc câu có từ luyện đọc. - Rút từ : nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu. - hs nêu chú thích - Yêu cầu hs chú ý cách đọc 1 số câu : + Ở thành phố tí hon .... là Mít. Người ta ... biết gì. + Một lần ... để học làm thơ. (Lưu ý : hs nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy và giữa các cụm từ) - hs đọc lại 2 câu trên. b. Đọc từng đoạn trong nhóm Gv theo dõi các nhóm đọc - Nhóm trưởng điều khiển cho lần lượt từng bạn trong nhóm đọc. c. Thi đọc giữa các nhóm - Lần lượt các bạn giữa các nhóm thi đọc với nhau. Tuyên dương nhóm có bạn đọc to, rõ. * Hoạt động 3 : - Yêu cầu hs đọc thầm từng đoạn trả lời câu hỏi, câu 1, 2, 3, 4 SGK/19 Câu hỏi 2 : Gv bổ sung thêm 1 số câu hỏi bên cạnh câu hỏi chính. + Trước hết, Hoa Giấy dạy Mít điều gì ? - hs nêu : dạy cho Mít hiểu thế nào là vần thơ. - Gv giải thích cho hs hiểu thế nào là vần thơ : Hai từ (hoặc tiếng) có phần cuối giống nhau. Củng có thể nói : giống nhau ở phần vần. ví dụ : Vịt - thịt (giống nhau ở vần it) Cáo - gáo (giống nhau ở vần áo) + Mít gieo vần thế nào ? - hs nêu : lé - phé - gv giải thích : Mít gieo vần như thế rất buồn cười vì tiếng phé không có nghĩa gì cả. * Hoạt động 4 : Luyện đọc lại - Gv hướng dẫn hs đọc lời người dẫn chuyện : giọng vui, hóm hỉnh. Đọc những câu hỏi của Mít đọc với giọng ngạc nhiên, hồn nhiên - Gv đọc mẫu - 3 hs đọc lại. - Tổ chức cho hs đọc phân vai - Mỗi nhóm phân 1 vai đọc thi giữa các nhóm. - Tuyên dương các nhóm có bạn đọc thể hiện giọng đọc đúng. * Củng cố - Dặn dò : - Yêu cầu hs đọc toàn bài - 1 hs đọc - Qua bài tập đọc em thấy nhân vật Mít như thế nào ? --> Gv nói lại để các em hiểu đúng nhân vật Mít. - Về nhà kể lại câu chuyện Mít làm thơ cho người thân nghe.
Tài liệu đính kèm: