Kế hoạch dạy học môn Đạo đức - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Vi

Kế hoạch dạy học môn Đạo đức - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Vi

Tuần 1

Thứ ba ngày 16 tháng 8 năm 2011

Bài 1: học tập, sinh hoạt đúng giờ

I. Mục tiêu:

 - HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân và thực hện đúng thời gian biểu.

 - HS có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.

* Giáo dục cho HS các kĩ năng sống cơ bản:

-Kĩ năng quản lí thời gian để học tập sinh hoạt đúng giờ.

-Kĩ năng lập kế hoạch để học tập sinh hoạt đúng giờ.

-Kĩ năng tư duy phê phán:, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ và chưa đúng giờ.

 

doc 47 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Đạo đức - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Vi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ ba ngày 16 tháng 8 năm 2011
Bài 1: học tập, sinh hoạt đúng giờ
I. Mục tiêu: 
 - HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân và thực hện đúng thời gian biểu.
	- HS có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.
* Giáo dục cho HS các kĩ năng sống cơ bản:
-Kĩ năng quản lớ thời gian để học tập sinh hoạt đỳng giờ.
-Kĩ năng lập kế hoạch để học tập sinh hoạt đỳng giờ.
-Kĩ năng tư duy phờ phỏn:, đỏnh giỏ hành vi sinh hoạt, học tập đỳng giờ và chưa đỳng giờ.
II. Tài liệu và phương tiện:
Dụng cụ phục vụ chơi sắm vai
Phiếu giao việc
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài: Gv giới thiệu chương trình Đạo đức lớp 2
	Nêu MĐ, YC giờ học
2.Hoạt động 1:Bày tỏ ý kiến
* Mục tiêu:HS có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động.
* Cách tiến hành:
	- GV chia lớp làm 2nhóm ( mỗi nhóm thảo luận một tình huống)
Tình huống 1: Trong giờ học Toán, cô giáo đang hướng dẫn cả lớp làm bài tập. Bạn Lan tranh thủ làm bài tập TV, còn bạn Tùng tranh thủ vẽ máy bay trên vở nháp
Tình huống 2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện.
	- Các nhóm thảo luận:
 	+Việc nào làm đúng, việc nào làm sai 
+ Vì sao?
	- Đại diện các nhóm trình bày.
	- GV nhận xét. kết luận.
3.Hoạt động 2: Xử lí tình huống
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong từng tình huống cụ thể
* Cách tiến hành
	- GV chia lớp thành 2 nhóm , các nhóm lựa chọn cách ứng xử phù hợp và chuẩn bị đóng vai.
Tình huống 1. Ngọc đang xem một chương trình ti vi rất hay. Mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ.
	Theo em, bạn Ngọc có thể ứng xử ntn? Em hãy lựa chọn giúp Ngọc cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó. Vì sao cách ứng xử đó là phù hợp.
Tình huống 2. Đầu giờ HS xếp hàng vào lớp. Tinh và Lai đi học muộn, đeo cặp đúng ở cổng trường. Tinh rủ bạn “ Đằng nào cũng muộn rồi. Chúng mình đi mua bi đi”
	Em hãy lựa chọn giúp lai cách ứng xử phù hợp trong tình huống và giải thích lí do.
	- Các nhóm thảo luận và lần lượt trình bày trước lớp.
	 GV nhận xét, kết luận
4. Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy
* Mục tiêu. Giúp Hs biết công việc cụ thểcần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ.
* Cách tiến hành:
	- GV chia lớp làm 4 nhóm , giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
	+ N1: Buổi sáng em làm những viêc gì?
	+ N2:Buổi trưa em làm những viêc gì?
+ N3:Buổi chiều em làm những viêc gì? 
+ N4: Buổi tối em làm những viêc gì?
- Các nhóm thảo luận và trình bày.
- GV nhận xét và kết luận.
5. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà thực hiện thời gian học tập và sinh hoạt đúng giờ.
 Ngày../ / 2011
___________________________________________________________________ 
Tuần 2
Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011
Bài 1: Học tập, sinh hoạt đúng giờ
Tiết 2
I. Mục tiêu: 
 - HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân và thực hện đúng thời gian biểu.
	- HS có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.
* Giáo dục cho HS các kĩ năng sống cơ bản:
-Kĩ năng quản lớ thời gian để học tập sinh hoạt đỳng giờ.
-Kĩ năng lập kế hoạch để học tập sinh hoạt đỳng giờ.
-Kĩ năng tư duy phờ phỏn:, đỏnh giỏ hành vi sinh hoạt, học tập đỳng giờ và chưa đỳng giờ.
II. Tài liệu và phương tiện:
Dụng cụ phục vụ chơi sắm vai
Phiếu giao việc
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 + Em hãy kể những việc mình làm trong ngày.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Thảo luận lớp
* Mục tiêu: Tạo cơ hội để Hs được bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về lợi ích của viện học tập, sinh hoạt đúng giờ.
* Cách tiến hành
	- Gv phát các tấm bìa và nói quy định chọn màu: đỏ là tán thành, xanh là không tán thành, trắng là lưỡng lự.
	- Gv lần lượt đọc từng ý kiến
	- Hs giơ bìa để bày tỏ thái độ và giải thích lí do.
	- Gv giải thích và kết luận từng ý kiến.
Hoạt động 2: Hành động cần làm
* Mục tiêu: Giúp Hs tự nhận biết thêm về lợi ích của học tập và sinh hoạt đúng giờ, cách thức thực hiện việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
* Cách tiến hành:
	- GV chia lớp làm 4 nhóm, các nhóm thảo luận theo các yêu cầu sau:
	+ N1: Ghi lợi ích khi học tập đúng giờ.
	+ N2: Ghi lợi ích khi sinh hoạt đúng giờ.
	+ N3: Ghi những việc cần làm để học tập đúng giờ
	+ N4: Ghi những việc cần làm để sinh hoạt đúng giờ.
	- Đại diện các nhóm trình bày
	- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3:Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Giúp HS sắp xếp lại thời gian biểu cho hợp lí và tự theo dõi việc thực 
hiện thời gian biểu.
	- HS thảo luận nhóm đôi về thời gian biểu của mình: Đã hợp lí chưa? Đã thực hiện ntn? Có làm đủ các việc đã đề ra chưa?
	- Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp
	- GV hướng dẫn HS tự theo dõi việc thực hiện thời gian biểu ở nhà: Những việc nào làm đúng theo thời gian biểu thì vẽ mặt trời màu đỏ, những việc nào chưa thực hiện đúng theo thời gian biểu thì vẽ mặt trời màu xanh.
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Nhắc nhở HS thực hiện đúng theo thời gian biểu.
 Ngày../ / 2011
Tuần 3
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2011
Bài 2: BIết nhận lỗi và sửa lỗi
I. Mục tiêu: 
	- HS hiểu khi có lỗi thì tự nhận lỗi và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế mới là người dũng cảm, trung thực.
	- HS biết tự nhận lỗi và sửa lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi
	- HS biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
* Giáo dục cho HS các kĩ năng sống cơ bản:
-Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tỡnh huống mắc lỗi.
-Kĩ năng đảm nhận trỏch nhiệm đối với việc làm của bản thõn.
II. Tài liệu và phương tiện:
Phiếu hoạt động nhóm của hoạt động 1
Dụng cụ phục vụ cho trò chơi đóng vai
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra: 
+Nêu ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
	+ Em đã làm gì để học tập, sinh hoạt đúng giờ?
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Phân tích truyện Cái bình hoa
* Mục tiêu: Giúp HS xác định ý nghĩa của hành vi nhận và sửa lỗi, lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi.
* Cách tiến hành:
	- GV chia lớp thành 6 nhóm , yêu cầu các nhóm theo dõi câu chuyện và xây dựng phần kết của câu chuyện.
	- GV kể chuyện.
	- Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi:
	+ Nếu Vô-va không nhận lỗi thì điều gì sẽ xảy ra?
	+ Các em thử nghĩ xem Vô- va đã nghĩ và làm gì khi đó?
Đại diện các nhóm trình bày.
+ Các em thích đoạn kết của nhóm nào hơn? Vì sao?
GV kể đoạn cuối câu chuyện
Các nhóm thảo luận tiếp các câu hỏi:
+ Qua câu chuyện em thấy cần làm gì khi mắc lỗi?
+ Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?
- GV nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2:Bày tỏ ý kiến, thái độ của mình.
* Mục tiêu. Giúp Hs biết bày tỏ ý kiến, thái độ của mình.
* Cách tiến hành.
	- GV quy định các bày tỏ ý kiến; nếu tán thành thì vẽ mặt trời màu đỏ, không tán thành vẽ mặt trời màu xanh, nếu không đánh giá được ghi số 0
	- GV lần lượt đọc các ý kiến có trong bài tập 3
	- HS bày tỏ ý kiến và giải thích lí do.
	- Gv nhận xét kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét giờ học.
- Về chuẩn bị lại một trường hợp em đã nhận và sửa lỗi hoặc người khác đã nhận và sửa lỗi.
 Ngày../ / 2011
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Tuần 4
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011
Bài 2: BIết nhận lỗi và sửa lỗi 
Tiết 2
I. Mục tiêu: 
	- HS hiểu khi có lỗi thì tự nhận lỗi và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế mới là người dũng cảm, trung thực.
	- HS biết tự nhận lỗi và sửa lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi
	- HS biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
* Giáo dục cho HS các kĩ năng sống cơ bản:
-Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tỡnh huống mắc lỗi.
-Kĩ năng đảm nhận trỏch nhiệm đối với việc làm của bản thõn.
II. Tài liệu và phương tiện:
Phiếu hoạt động nhóm của hoạt động 1
Dụng cụ phục vụ cho trò chơi đóng vai
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra:
+ Khi có lỗi em cần phải làm gì?
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống
* Mục tiêu. Giúp Hs lựa chọn và thực hành hành vi nhận và sửa lỗi
* Cách tiến hành.
	- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận để đóng vai một tình huống
Tình huống 1: Lan đang trách Tuấn :“Sao bạn hẹn rủ mình cùng đi học mà lại đi một mình?”
	Em sẽ làm gì nếu là Tuấn?
Tình huống 2: Nhà cửa đang bừa bãi, chưa được dọn dẹp. Bà mẹ đang hỏi Châu: “ Con đã dọn nhà cho mẹ chưa?”
	Em sẽ làm gì nếu là Châu?
Tình huống 3: Tuyết mếu máo cầm quyển sách : “ Bắt đền Trường đấy, làm rách sách của tớ rồi”.
	Em sẽ làm gì nếu là Trường?
Tình huống 4: Xuân quên không làm bài tập TV. Sáng nay đến lớp các bạn kiểm tra bài tập ở nhà.
	Em sẽ làm gì nếu là Xuân?
Đại diện các nhóm lên trình bày cách ứng xử của mình qua tiểu phẩm.
GV nhận xét kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận
* Mục tiêu. Giúp Hs hiểu: bày tỏ thái độ khi có lỗi để người khác hiểu đúng mình là việc làm cần thiết, là quyền của từng cá nhân.
* Cách tiến hành
	- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận tình huống.
 N1 + N2: Vân viết chính tả bị điểm kém vì em nghe không rõ do tai kém, lại ngồi bàn cuối . Vân muốn viết đúng nhưng không biết làm thế nào.
	+ Theo em , Vân nên làm gì? 
+ Đề nghị , yêu cầu người khác giúp đỡ, hiểu và thông cảm có phải là việc nên làm không? Tại sao?
+ Lúc nào nên nhờ giúp đỡ, lúc nào không nên?
 N3 + N4 : Dương bị đau bụng nên ăn cơm không hết suất. Tổ em bị chê . Các bạn trách Dương dù Dương đã nói lí do.
+Việc đó đúng hay sai? Dương lên làm gì?
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
Gv nhận xét kết luận.
Hoạt động 3:Tự liên hệ
* Mục tiêu: Giúp Hs đánh giá, lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi từ kinh nghiệm của bản thân.
* Cách tiến hành:
	- GV mời một số em lên kể những trường hợp mắc lỗi và sửa lỗi
	- Gv cùng Hs phân tích tìm ra cách giải quyết
	- Gv khên những Hs trong lớp biết nhận và sửa lỗi
	- GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
- Dặn Hs biết nhận và sửa lỗi khi có lỗi
 Ngày../ / 2011
tuần 5
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
Bài 3: Gọn gàng, ngăn nắp
I. Mục tiêu: 
*HS hi ... độ đồng tình hoặc không đồng tình.
- Cả lớp thảo luận.
- GV kết luận: ý kiến a,b ,d đúng.
Hoạt động 4: GV nhận xét giờ học.
	- Về nhà sưu tầm tranh ảnh tấm gương giúp đỡ người khuyết tật.
___________________________________________________________________ 
 Tuần 29
 Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2011
 Bài 13: Giúp đỡ người khuyết tật
 Tiết 2.
I. Mục tiêu: 
1- HS hiểu: - Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật.
	 - Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật.
	 - Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng...
2- HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật
3- Các em có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật
* Giáo dục cho HS các kĩ năng sống cơ bản:
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật.
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuyết tật.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương.
II. Tài liệu và phương tiện:
Tranh minh hoạ và phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
	*Mục tiêu: Giúp HS biết lựa chọn cách ứng xử để giúp đỡ người khuyết tật.
	* Cách tiến hành:
	- GV nêu tình huống:
 Đi học về đến đầu làng thì Thuỷ và Quân gặp một ngươì bị hỏng mắt.Thuỷ chào: “Chúng cháu chào chú ạ!”. Người đó bảo: “Chú chào các cháu. Nhờ các cháugiúp chú tìm đến nhà ông Tuấn xóm này với”.Quân liền bảo: “Về nhanh để xem hoạt hình trên ti vi,cậu ạ”.
	- HS thảo luận nhóm.
	- Đại diện nhóm trình bày và thảo luận lớp.
	- GV kết luận: Nên chỉ đường giúp bạn hoặc dẫn người bị hỏng mắt đến tận nhà cần tìm.
Hoạt động 2: Giới thiệu tư liệu về giúp đỡ người khuyết tật.
	* Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu bài học về cách cư xử đối với người khuyết tật.
	* Cách tiến hành:
	- GV giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được.
	- HS trình bày tư liệu.
	- Sau mỗi phần trình bày- Gv tổ chức cho HS thảo luận.
	- GV kết luận.
 + Kết luận chung: Người khuyết tật chịu nhiều thiệt thòi đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi, vất vả, thêm tự tin vào cuộc sống.Chúng ta cần làm những việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ. 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Về nhà xem lại bài.
 Ngày./../ 2011
Tuần 30
 Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011
Bài 14: Bảo vệ loài vật có ích
I. Mục tiêu: 
1, HS hiểu: 
	- ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống của con người.
	- Cần phải bảo vệ loài vật có ích đó.
2, HS có kĩ năng phân biệt hành vi đúng, hành vi sai đối với các loài vật có ích.
3, Các em có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ các loài vật có ích.
* Giáo dục cho HS các kĩ năng sống cơ bản:
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để bảo vệ loài vật có ích.
II. Tài liệu và phương tiện:
	- Tranh ảnh những con vật có ích.
	- Vở bài tập Đạo đức.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 Tiết 1.
Hoạt động 1: Trò chơi: Đố vui “ Đoán xem con gì?”
	* Mục tiêu: HS biết ích lợi của một số con vật có ích.
	* Cách tiến hành:
	- GV giơ tranh ảnh các con vật: trâu, bò, cá, lợn..............
	- Đố em biết đây là con gì? Nó có ích lợi gì?
	- GV kết luận: Hầu hết các loài vật đều có ích.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
	* Mục tiêu: Giúp HS hiểu được sự cần thiết phải tham gia bảo vệ loài vật có ích.	
 * Cách tiến hành:
	- GV chia nhóm nêu câu hỏi.
	+ Em biết những con vật có ích nào? Hãy kể về chúng?
	+ Cần làm gì để bảo vệ chúng?
	- HS thảo luận nhóm.
	- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
	- Kết luận: Cần phải bảo vệ loài vật có ích...........
Hoạt động 3: Nhận xét đúng, sai:
	* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt việc làm đúng, sai khi đối xử với loài vật.
	* Cách tiến hành:
	- GV cho HS quan sát 4 tranh trong vở- HS phân biệt hành động đúng, sai.
	- HS thảo luận nhóm.
	- Các nhóm trình bày.
	- Kết luận: Tranh 1, 3, 4 hoạt động đúng; tranh 2 hoạt động sai.	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Về nhà xem lại bài.
___________________________________________________________________
Tuần 31
Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2011
 Bài 14: Bảo vệ các loài vật có ích
 Tiết 2 
I. Mục tiêu: 
1, HS hiểu: 
	- ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống của con người.
	- Cần phải bảo vệ loài vật có ích đó.
2, HS có kĩ năng phân biệt hành vi đúng, hành vi sai đối với các loài vật có ích.
3, Các em có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ các loài vật có ích.
* Giáo dục cho HS các kĩ năng sống cơ bản:
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệmđể bảo vệ loài vật có ích.
II. Tài liệu và phương tiện:
	- Tranh ảnh những con vật có ích.
	- Vở bài tập Đạo đức.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động 1: HS thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Giúp HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng với loài vật.
* Cách tiến hành:
	- GV nêu tình huống: Khi chơi vờn thú em thấy các bạn dùng gậy chọc, ném các con thú. Em sẽ..........
	+ Mặc bạn không quan tâm.
	+ Khuyên ngăn bạn.
	+ Mách người lớn.
	- HS thảo luận nhóm- Đại diện nhóm nêu kết quả.
	- Kết luận: Em nên khuyên ngăn bạn.	
Hoạt động 2: Chơi đóng vai.
* Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp.
* Cách tiến hành:
	- GV nêu tình huống.
	- HS thảo luận nhóm tìm cách ứng xử phù hợp.
	- Các nhóm đóng vai – Nhận xét.
	- Kết luận: Trong tình huống đó An cần khuyên ngăn bạn......
Hoạt động 3: Tự liên hệ.
* Mục tiêu: HS biết chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ loài vật có ích.
* Cách tiến hành:
	- Em đã biết bảo vệ loài vật có ích chưa? Hãy kể một vài việc làm cụ thể ?
	- HS kể- nhận xét.
	- Kết luận chung: Hầu hết mọi loài vật đều có ích ta cần phải bảo vệ....
Hoạt động 4: GV nhận xét giờ học.
Về nhà chuẩn bị cho giờ sau.
 Ngày./../ 2011
____________________________________________________
Tuần 32
Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2011
Tiết 32: An toàn trên đường đi học
I. Mục tiêu: 
	- HS biết gữ an toàn trên đường đi học.
	- HS có ý thức đi đúng lật, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông trên đường đi học.
II. Tài liệu và phương tiện:
	- Một số tranh ảnh thật về hiện tượng đi sai luật giao thông.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
GV nêu câu hỏi – HS trả lời.
	- Em thường đi học bằng phương tiện giao thông nào? ( xe đạp, đi bộ, mẹ lai bằng xe máy...)
	- Theo em người đi bộ đi ở vị trí nào của đường là đúng? ( đi sát lề đường phía tay phải...)	
	- Khi đi xe đạp em cần lưu ý điều gì? ( đi về phía tay phải.....)
	- Muốn sang đường em cần làm gì? ( xin đường)	
Hoạt động 2: Liên hệ tại địa phương.
	- Em đã bao giờ nhìn thấy vụ tai nạn giao thông xảy ra ở địa phương mình chưa? Khi nào? ở đâu? 
	- Em có biết tại sao xảy ra tai nạn như vậy không?
	- Cần phải làm gì để giữ an toàn trên đường đi học?
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
	- áp dụng bài học vào thực tế.	 ___________________________________________________________________
Tuần 33
Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2011
Tiết 33: Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ
I. Mục tiêu: 
	- HS biết được nghĩa trang liệt sĩ là nơi chôn cất những người đã hi sinh cho Tổ quốc.
- Giáo dục HS lòng yêu nước.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động 1: HS đi thăm , viếng nghĩa trang liệt sĩ.
	- GV nhắc HS chuẩn bị mũ nón...
	- Dẫn HS đi thăm nghĩa trang liệt sĩ.
	- Cho HS thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.
	- Các em có biết những người được chôn cất trong nghĩa trang này là những người như thế nào không? ( là những người đã hi sinh trong các cuộc chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc)
	- GV cho HS thấy được các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh bản thân mình cho Tổ quốc.
	- Giáo dục HS lòng yêu nước....
Hoạt động 2: Đàm thoại.
	- Với thời hoà bình ngày nay các em nên làm gì để góp phần xây dựng Tổ quốc? ( học tập tốt, lao động....)
	- Em cần làm gì để giúp những bà mẹ có con là liệt sĩ? ( giúp đỡ các mẹ những việc làm.....)
	* GV nhận xét giờ học.
Ngày/./ 2011
___________________________________________________________________ Tuần 34
Thứ ba ngày 26 tháng 4 năm 2011
Tiết 34: Tìm hiểu về lịch sử xã Bạch Long
I. Mục tiêu: 
	- HS biết được Bạch Long quê hương mình có từ năm nào và lịch sử của của đất Bạch long.
	- Giáo dục HS lòng yêu quê hương.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Sưu tầm các tranh ảnh nói về Bạch Long từ xa xưa. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giới thiệu về lịch sử xã Bạch Long.
	- GV cho HS xem các tranh ảnh, tư liệu nói về xã Bạch Long.
	+ Xã Bạch Long được thành lập từ năm nào? ( năm 1966)
	- Gv giới thiệu: Những năm đầu tiên Bạch Long còn là mảnh đất sú vẹt.....Sau nhiều năm ông cha ta khai hoang , cải tạo đất mới có được ngày hôm nay.
	+ Người dân xã Bạch Long nói chung làm nghề gì là chủ yếu? ( Làm muối)
	+ Lớn lên em định làm nghề gì? Em có muốn bảo tồn nghề làm muối của xã nhà không? 
	- GV giáo dục các em cần phải biết giữ gìn những gì mà ông cha ta đã dày công xây dựng.......
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Về nhà ôn tập. 
___________________________________________________________________ 
 Tuần 35
 	Thứ ba ngày 3 tháng 5 năm 2011
 Tiết 35: Thực hành kĩ năng cuối năm
I. Mục tiêu: 
	- HS thực hành kĩ năng cơ bản mà các em đã học cả năm.
II. Tài liệu và phương tiện:
 Đề kiểm tra dưới dạng phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Bài 1: Đánh dấu cộng trước ý kiến mà em tán thành.
	 Trường học sạch đẹp giúp em học tập tốt hơn.
	c Vẽ bậy lên tường.
	c Chen lấn, xô đẩy nhau khi đi lên cầu thang.
	c Biết nói lời yêu cầu đề nghị đúng mực.
	c Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
Bài 2: Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống dưới đây? Vì sao?
a, Giờ ra chơi, em nhặt được tiền của ai đó rơi ở sân trường.Em sẽ.................
b, Em nhìn thấy một chú chim non lạc mẹ, lông cánh ướt sũng nước mưa, đang run rẩy nép bên cửa sổ nhà em. Em sẽ....................
Bài 3: Hãy ghi lại những việc nên làm và không nên làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 Việc nên làm Việc không nên làm
 .. 
 .......................... ..........
  ..
Củng cố ,dặn dò
 GV nhận xét giờ học
 Dặn về nhà xem lại bài.
 Ngày./../ 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_dao_duc_nam_hoc_2011_2012_nguyen_thi_vi.doc