I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận biết, phân tích được số có hai chữ số theo số chục và số đơn vị, viết được số có hai chữ số dạng: 35 = 30 + 5 .
- Củng cố về thứ tự, so sánh số có hai chữ số.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ,., HS nêu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi qua đó bước đấu hình thành nãng lực giải quyết vấn để, năng lực giao tiếp toán học.
TUẦN 1 Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2021 Sinh hoạt dưới cờ CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - HS được tham gia các hoạt động văn nghệ để chào mừng năm học mới. 2. Năng lực - Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. + Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng. + Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hào hứng, tự hào, có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng + Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với GV - Phối hợp kiểm tra các phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn, trống, - Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn. b. Đối với HS: - Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng. - Hoa, cờ cầm tay, cờ đuôi nheo, ảnh Bác. - Biểu diễn các tiết mục văn nghệ chào mừng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. Hoạt động 1: Nghi lễ (10’) 1 - Lễ chào cờ - Ổn định tổ chức - Liên đội trưởng của trường điều hành nghi lễ chào cờ. 2. TPT tổng kết hoạt động giáo dục của toàn trường trong thời gian vừa qua. - Khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong thời gian qua. 3. TPT phổ biến kế hoạch hoạt động trong tuần. Hoạt động 2: Sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề: (25P) “ Chào mừng năm học mới.” - GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. - GV giới thiệu với HS: Nhà trường tổ chức các hoạt động văn nghệ theo chủ đề Mùa thu – mùa khai trường. - GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc của ngày tựu trường và mời một số HS lên trước sân khấu, trả lời các câu hỏi: + Trong thời gian nghỉ hè em đã làm những gì? + Em có mong đến ngày tựu trường không? Vì sao? + Cảm xúc của em khi bước vào năm học mới thế nào? - GV nhấn mạnh một số hoạt động học tập, rèn luyện khi bước vào năm học mới. - HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. - HS chào cờ. - HS lên sân khấu, phát biểu cảm xúc của mình và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe, tiếp thu. Toán CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG Tiết 1: BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phát triển các kiến thức: - Nhận biết được cấu tạo thập phân của số, phân tích số (viết dạng 42 = 40 + 2). - Đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh được các số đến 100. - Nhận biết được số chục, số đơn vị của sổ có hai chữ số; ước lượng được số đồ vật theo nhóm chục. 2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất: - Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ,..., HS nêu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mỗi tình huống, qua đó bước đấu hình thành nãng lực giải quyết vấn để, năng lực giao tiếp toán học. - Thông qua hoạt động ước lượng sổ đổ vật theo nhóm chục, HS bước đẩu làm quen với thao tác ước lượng rổi đếm để kiểm tra ước lượng, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học,... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Hình phóng to hình ở bài tập 1 (trang 8, SGK Toán 2 tập một) . - HS: Bộ đồ đùng học Toán 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động - Trò chơi Ai nhanh, ai đúng. 2. HĐ luyện tập thực hành a. Giới thiệu bài: b. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: - GV hướng dẫn mẫu: + Hàng thứ nhất có mấy bó chục và mấy que tính lẻ ? + Số gồm 3 chục và 4 đơn vị viết thế nào ? Viết thế nào ? - Cho HS làm cá nhân thực hiện hoàn thiện bảng . a) Hàng thứ hai có mấy chục và mấy đơn vị ? Viết số tương ứng b) Hàng thứ ba có mấy chục và mấy đơn vị ? Đọc số tương ứng c) Hàng thứ tư có mấy chục và mấy đơn vị ? Viết, Đọc số tương ứng - GV hỏi : + Khi đọc, viết số, ta viết hàng nào trước, hàng nào sau ? - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Hướng dẫn HS phân tích mẫu. + Củ cà rốt thứ nhất ghi số bao nhiêu ? + Số 54 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? Nối với chú thỏ nào ? + YC HS làm việc cá nhân, tự nối số với chú thỏ ghi cấu tạo số tương ứng. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. Gọi 3 – 5 HS lần lượt nêu các đáp án. GV chiếu hình ảnh trên màn hình. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS phân tích mẫu : - HD HS phân tích bảng : + Những cột nào cần hoàn thiện ? - GV cho HS làm bài vào phiếu. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét. - GV chốt, chiếu đáp án. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 3. HĐ vận dụng, trải nghiệm: - Trò chơi “Hái hoa học trò”: - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - Cách chơi: GV đặt sẵn 2 chiếc lọ cắm các bông hoa giấy có ghi số ở mặt bông hoa. GV nêu yêu cầu và HS của 2 đội chơi được gọi sẽ lên chọn bông hoa phù hợp để đính lên bảng. - GV thao tác mẫu. - GV cho HS thảo luận nhóm ba . - Tổ chức cho 2 nhóm lên thi tiếp sức. - Hôm nay em học kiến thức gì? - GV nhận xét, đánh giá giờ học, khen ngợi HS. - HS lựa chọn ghi đáp án vào bảng con - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. - 2-3 HS trả lời: + Đáp án 51. + Đáp án 4, 6, Bốn mươi sáu. + Đáp án 5 chục, 5 đơn vị, 55, Năm mươi lăm. - 2-3 HS trả lời: - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện cá nhân lần lượt các YC hướng dẫn. - HS chia sẻ. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện chia sẻ. - HS lắng nghe. - HS quan sát hướng dẫn. - HS thảo luận nhóm 3.. - 2 Nhóm lên thi tiếp sức . -HS nêu - HS tự nhận xét, đánh giá IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (nếu có) ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Đọc BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 (Tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phát triển các kiến thức: - Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật. - Hiểu nội dung bài: cảm xúc háo hức, vui vẻ của các bạn học sinh trong ngày khai giảng lớp 2. 2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất: - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện. - Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.HĐ khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV hỏi: + Em đã chuẩn bị những gì cho ngày khai giảng? + Cảm xúc của em như thế nào? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. - GV dẫn dắt: Năm nay các em đã lên lớp 2, là anh chị của các em học sinh lớp 1. Quang cảnh ngày khai trường, ngày đầu đến lớp đã trở nên quen thuộc với các em, không còn bỡ ngỡ như năm ngoái nữa. Đây là bài học trong chủ điểm “Em lớn lên từng ngày” mở đầu môn Tiếng Việt học kì 1, lớp 2 sẽ giúp các em hiểu: mỗi ngày đến trường là một ngày vui, là mỗi ngày em học được bao điều mới lạ để em lớn khôn. - GV dẫn dắt vào bài đọc bằng cách cho HS trả lời một số câu hỏi gợi ý: + Em đã chuẩn bị những gì để đón ngày khai giảng? (đồ dùng học tập, trang phục,...) + Em chuẩn bị một mình hay có ai giúp em? + Em cảm thấy như thế nào khi chuẩn bị cho ngày khai giảng? - GV mời 2 - 3 HS nói về những việc mình đã chuẩn bị cho ngày khai giảng. - GV nhận xét, chuyển ý giới thiệu bài. GV giới thiệu về bài đọc: Các em ạ, có một câu chuyện kể về một bạn học sinh lớp 2 rất háo hức đón ngày khai trường. Chúng ta cùng nghe bạn kể lại nhé! - GV ghi đề bài: Tôi là học sinh lớp 2. 2. HĐ Khám phá 2.1. Đọc văn bản. - GV đọc mẫu toàn VB, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. - GV hướng dẫn cách đọc lời của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép: Đọc lời của nhân vật với giọng nhanh, thể hiện cảm xúc phấn khích, vội vàng. 2.2. Chia đoạn - GV HD HS chia đoạn. + Bài này được chia làm mấy đoạn? - GV cùng HS thống nhất. - GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc? - GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương. - GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy, - GV đưa câu dài và hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng và luyện đọc. - Luyện đọc câu dài: Nhưng vừa đến cổng trường,/ tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp/ đang ríu rít nói cười/ ở trong sân; Ngay cạnh chúng tôi,/ mấy em lớp 1/ đang rụt rè/ níu chặt tay bố mẹ,/ thật giống tôi năm ngoái.; 2.3. Đọc nối tiếp đoạn - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba. - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn. - GV lắng nghe và sửa sai cho HS. - GV HD luyện đọc theo nhóm. - GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ. - GV tổ chức cho HS đọc thi đua. - GV hướng dẫn HS nhập vai mình là nhân vật Nam, thể hiện giọng vui vẻ hào hứng. 2.4. Đọc toàn văn bản - Gọi HS đọc toàn bài - GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có). - GV nhận xét, khen ngợi, động viên học sinh. - HS thảo luận theo cặp và chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. + Em đã cùng mẹ mua ba lô mới, đồng phục mới + Em được mẹ chuẩn bị cho. + Em có cảm giác rất hồi hộp, phấn khởi,... + Em thấy vui và háo hức - Đại diện các nhóm chia sẻ, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài. - HS lắng nghe. - Đọc lời của nhân vật với giọng nhanh, thể hiện cảm xúc phấn khích, vội vàng. - HS chia đoạn theo ý hiểu. - Bài được chia làm 3 đoạn: - Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách. + Đoạn 1: Từ đầu đến “sớm nhất lớp”. + Đoạn 2: Từ “Tôi háo hức” đến “cùng các bạn”. + Đoạn 3: phần còn lại. - HS thảo luận, cử đại di ... chốt: a, b, c, d, đ, ê. => Gà trống nhanh trí, Hoa mào gà, Kiến và chim bồ câu, Nàng tiên Ốc, Ông Cản Ngữ 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. -HS chơi theo yêu cầu của GV - HS lắng nghe. - 2-3 HS đọc. -HS nêu - HS luyện viết bảng con. - HS nghe viết vào vở ô li. - HS đổi vở soát theo cặp. - Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có). - Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có). - 1-2 HS đọc. - HS làm bài cá nhân – nhóm 4. - HS chia sẻ. - HS đọc lại bảng chữ cái và tên chữ. -2-3 HS đọc các chữ cái trong bảng đã hoàn chỉnh. - HS nêu. - HS làm bài cá nhân – nhóm 4. -Nhóm trình bày kiến - HS nêu. - HS tự nhận xét, đánh giá. Luyện từ và câu TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT, HOẠT ĐỘNG. CÂU GIỚI THIỆU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: *Kiến thức, kĩ năng: - Tìm được từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động. - Đặt được câu giới thiệu theo mẫu. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển vốn từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động. - Rèn kĩ năng đặt câu giới thiệu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động: Cho HS chơi trò chơi. 2. HĐ khám phá. * Hoạt động 1: Nhìn tranh tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động. Bài 1: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát tranh, nêu: + Tên các đồ vật. + Các hoạt động. - YC HS làm bài vào VBT/ tr.6. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV chữa bài, nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 2: Viết câu giới thiệu. Bài 2: - GV nêu bài tập. - GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập theo nhóm 2. - GV quan sát các nhóm họat động, giúp đỡ (nếu cần). - GV và HS nhận xét. - GV chốt nội dung bài tập. * Hoạt động 3. Đặt câu giới thiệu theo mẫu Bài 3: -HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập. - GV chốt: VD: Tôi là học sinh lớp 2B. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - HS chơi theo yêu cầu của GV. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 3-4 HS nêu. + Tên đồ vật: quần áo, khăn mặt, cặp sách, mũ. + Các hoạt động: đi học, viết bảng, chải tóc. - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra theo cặp. - HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS. - HS xác định yêu cầu bài. - HS làm việc nhóm (nhóm 2). - Một số HS trình bày kết quả trước lớp. - HS và GV nhận xét. + Bạn Hà là học sinh lớp 2A. + Bố em là bác sĩ. + Trường em là Trường Tiểu học Lê Quý Đôn. - 3 HS nối tiếp đọc ba câu đã nối hoàn chỉnh. - HS đọc yêu cầu của bài tập 3 trong SHS. - HS xác định yêu cầu bài. - HS làm việc cá nhân. - Một số HS trình bày kết quả trước lớp. - HS và GV nhận xét -HS nêu - HS tự nhận xét, đánh giá __________________________________________ Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2021 Toán TIẾT 5: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: *Kiến thức, kĩ năng: Giúp HS : - Củng cố kiến thức vể tia số, số liền trước, số liển sau đã học ở tiết 1. - Tính toán, xác định chính xác để tìm số liền trước, liền sau của một số. *Phát triển năng lực và phẩm chất: Năng lực tính toán, tư duy locgic. Đặt và giải quyết vấn đề. Giao tiếp . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: Bộ đồ đùng học Toán 2. Phiếu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động: - GV cho HS ôn lại số liền trước, số liền sau của một số: + Số liền trước của số 1 là số nào? + Số 10 là liền sau của số nào? - GV nhận xét, kết nối vào bài mới. 2. HĐ luyện tập thực hành a. Giới thiệu bài: b. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? + Yêu cầu quan sát trên tia số, HS biết so sánh thảo luận nhóm đôi. - Gọi đại diện nhóm chia sẻ. - Cho HS làm bài vào vở. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - Cách chơi: GV đặt sẵn 12 thẻ từ ghi các số 4, 5 , 0 lên bảng. GV nêu yêu cầu và HS của 2 đội chơi được gọi sẽ lên chọn thẻ ghép lại tạo thành các số đính lên bảng. - GV cho HS thảo luận nhóm ba . - Tổ chức cho 2 nhóm lên thi tiếp sức. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - GV chiếu hình ảnh đáp án trên màn hình. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS phân tích mẫu : - GV cho HS làm bài vào phiếu. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét. - GV chốt, chiếu đáp án. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: Số ? - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát bảng. - GV hướng dẫn mẫu. - GV cho HS làm việc cá nhân vào vở. - Cho HS lên chia sẻ. - GV nhận xét, khen ngợi HS. Bài 5: - Gọi HS đọc đề bài. - YC HS quan sát tranh. - Hỏi: Trong đề bài, Thỏ Trắng được nhắc đến ở vị trí thứ mấy ? Thỏ Trắng đứng sau con vật nào ? - Cho HS thảo luận nhóm đôi. - Mời đại diện nhóm chia sẻ và nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. * Lớp hát tập thể một bài hát. - 2-3 HS trả lời câu hỏi: + Số liền trước cúa số 1 là số 0. + Số 10 là liền sau của số 9. - 2 -3 HS đọc. - HS trả lời. - HS thảo luận. - HS chia sẻ. - HS đọc yêu cầu - HS nêu. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện 2 nhóm lên thi. - 2 -3 HS đọc. - HS làm phiếu . - HS chia sẻ. - 2 -3 HS đọc. - HS làm cá nhân vào vở ô li. - HS chia sẻ. - HS đọc . - HS trả lời. - HS thảo luận nhóm 2. - HS chia sẻ. - HS tự nhận xét, đánh giá IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (nếu có) ................................................................................................................................. ................................................................................................................................ Luyện viết đoạn VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU BẢN THÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: *Kiến thức, kĩ năng: - Viết được 2-3 câu tự giới thiệu về bản thân. - Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện yêu thích theo chủ đề. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu bản thân. - Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động.HS hát theo chủ đề chào hỏi. 2.HĐ khám phá: * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện nói. Bài 1: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát tranh, hỏi: + Bình và Khang gặp nhau ở đâu? + Khang đã giới thiệu những gì về mình? - HDHS nói và đáp khi giới thiệu về bản thân. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV gọi HS lên thực hiện. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 2: Thực hành vận dụng Bài 2: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe. - YC HS thực hành viết vào VBT tr.7. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. 3. Củng cố, dặn dò: + Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. + Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.GV nhận xét giờ học. - HS hát - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 2-3 HS trả lời: + Bình và Khang gặp nhau ở sân bóng đá. + Khang giới thiệu tên, lớp, sở thích. - HS thực hiện nói theo cặp. - 2-3 cặp thực hiện. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS lắng nghe, hình dung cách viết. - HS làm bài. - HS chia sẻ bài. - HS nêu nội dung đã học. - HS lắng nghe. - HS nêu cảm nhận của mình. - HS lắng nghe. - HS tự nhận xét, đánh giá Đọc mở rộng TUẦN 1 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ. - Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa. Phiếu hoặc sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng. 2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động.HS hát theo chủ đề. => GV giới thiệu nội dung bài học 2. HĐ khám phá: * Hoạt động 1: Tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện. Bài 1 Tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện viết về thiếu nhi. Nói với các bạn tên bài thơ, câu chuyện và tên tác giả. (Trong buổi học trước, HS được giao nhiệm vụ tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện viết về thiếu nhi. GV có thể chuẩn bị một số bài thơ, câu chuyện phù hợp và cho HS đọc ngay tại lớp.) - GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu hoạt động mở rộng. Hoạt động 2: Đọc một số câu thơ/ chuyện cho các bạn nghe. Bài 2: Đọc một số câu thơ hay cho các bạn nghe. GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu hoạt động mở rộng. - GV: vận dụng điều hay vào bản thân để thêm yêu lao động, có ý thức trách nhiệm với bản thân và gia đình. - GV: Nhận xét đánh giá. 3. Củng cố dặn dò: - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính: + Đọc - hiểu bài thơ Ngày hôm qua đầu rồi. + Nhận biết từ ngữ chỉ người, chỉ vật. + Viết bài chính tả và làm bài tập chính tả. Viết lại được tên chữ cái theo thứ tự bảng chữ cái. Viết đoạn văn 2 – 3 cầu tự giới thiệu về mình. - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - HS hát - HS đọc nội dung hoạt động mở rộng. - HS làm việc nhóm (nhóm 2) trao đổi về từng nội dung. + Nói tên bài thơ đã tìm được. + Nói tên tác giả bài thơ đó. - Các nhóm nhận xét – bổ sung - HS đọc nội dung hoạt động mở rộng. - HS làm việc nhóm (2 nhóm) đọc một số câu thơ mà em thích cho các bạn nghe. - HS chia sẻ trước lớp- đại diện các nhóm. - HS nêu nội dung đã học. - HS lắng nghe. - HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?). - HS lắng nghe. - HS tự nhận xét, đánh giá PHẦN KIỂM TRA CỦA KHỐI TRƯỞNG Ngày 04 tháng 9 năm 2021 Đoàn Thị Bích
Tài liệu đính kèm: