I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. (Hs khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai thể hiện được tính cách nhân vật)
- Hiểu ý nghĩa các từ khó trong bài: cai, hổng thấy, quẹo vô, lẹ, láng
- Hiểu nội dung ý nghĩa : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Tuần 3: Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009. Tập đọc: Lòng dân I. Mục đích yêu cầu - Biết đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. (Hs khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai thể hiện được tính cách nhân vật) - Hiểu ý nghĩa các từ khó trong bài: cai, hổng thấy, quẹo vô, lẹ, láng - Hiểu nội dung ý nghĩa : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3) II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu’’ và trả lời một số câu hỏi về nội dung trong SGK. - Nhận xét, ghi điểm cho HS - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. 2. Bài mới : 2.1 Giới thiệu bài - GV cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng - HS lắng nghe. 2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc - Gv đọc mẫu, chia đoạn và hướng dẫn Hs luyện đọc + Lần 1: Đọc kết hợp sửa sai + Lần 2: Đọc kết hợp giải thích một số từ khó trong bài: cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, láng. + Lần 3: Đọc diễn cảm. - Gọi 5 Hs đọc diễn cảm dưới hình thức phân vai 2.3 Hướng dẫn HS tìm hiểu bài + Câu chuyện xảy ra ở đâu? Trong thời gian nào? + Đoạn 1: Anh chị kia!.. Thằng nầy là con. + Đoạn 2 : Chồng chị à ?...Rục rịch tao bắn. + Đoạn 3 : Trời ơi!... đùm bọc lấy nhau. - Câu chuyện xảy ra trong một ngôi nhà nông thôn Nam Bộ trong thời kì kháng chiến. + Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? - Chú bị địch rượt bắt trong khi đi làm nhiệm vụ. + ý 1 của vở kịch cho em biết điều gì? * ý1: Chú cán bộ các mạng bị địch rượt bắt + Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? - Dì vội đưa cho chú một chiếc áo để thay và mời chú ngồi xuống chõng để ăn cơm... không nhận ra. + Qua hành động đó, bạn thấy dì Năm là người như thế nào? - Dì Năm là người dũng cảm mưu trí. + Hãy nêu ý 2. * ý2: Dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa địch. + Nội dung chính của đoạn kịch cho chúng ta biết điều gì? * Đại ý: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. 2.4 Hướng dẫn Hs đọc diễn cảm + Em hãy dựa vào nội dung bài để tìm giọng đọc cho phù hợp với từng nhân vật + Người dẫn chuyện: Đọc lời mở đầu bằng giọng kể, giới thiệu tình huống diễn ra vở kịch. + Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược + Giọng dì Năm: tự nhiên, khi than vãn, lúc nghẹn ngào. + Giọng An: giọng một đứa trẻ đang khóc. - Yêu cầu Hs luyện đọc theo nhóm - Tổ chức Hs thi đọc diễn cảm giữa các nhóm. - Nhận xét, ghi điểm. - HS luyện đọc theo sự hướng dẫn của Gv. - Hs thi đọc 3. Củng cố- Dặn dò: + Qua vở kịch hôm nay em thích chi tiết nào nhất? Vì sao? - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà. - 2- 3 HS nối tiếp trả lời. Toán Luyện tập I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số II/ Hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học Bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng chữa bài 2 và 3/VBT. + Muốn chuyển hỗn số thành phân số ta làm như thế nào? - Nhận xét, bổ sung, cho điểm B. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1 ( 14-sgk) - Gọi học sinh nêu yêu cầu. - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Chữa bài . Bài 2 (14- sgk ) - Gọi học sinh đọc đề toán. - Gv viết lên bảng yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm các so sánh hai hỗn số trên. - Gv nhận xét tất cả các cách học sinh đưa ra, khuyến khích các em chịu khó tìm tòi, cách hay Bài 3( 14- sgk ) - Gọi học sinh đọc đề bài và nêu yêu cầu của đề bài: - Yêu cầu học sinh làm bài. - Nhận xét, chốt nội dung. 4. Củng cố dặn dò: - Tóm nội dung: so sánh các hỗn số. - Dặn dò về nhà. - 2 học sinh lên bảng chữa bài và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, bổ sung. - 1 học sinh nêu. - 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở . -1 học sinh đọc đề toán. - Học sinh trao đổi để tìm các so sánh. - Một số học sinh trình bày. * Chuyển cả hai hỗn số thành phân số rồi so sánh. * So sánh từng phần của hỗn số. - Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện tính. - 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở a, b, c, d, 3 - Học và chuẩn bị bài sau Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009. Toán Luyện tập chung I/ Mục tiêu: Biết chuyển: - Phân số thành phân số thập phân. - Hỗn số thành phân số. - Số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có ai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị II/ Hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ: - Gọi học sinh chữa bài 3 VBT. + Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số? + Nêu cách chuyển phân số thành số thập phân? - Nhận xét, cho điểm. B. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2. Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: (15-sgk) - Yêu cầu học sinh đọc đề toán. + Phân số như thế nào thì được gọi là phân số thập phân? + Muốn chuyển một phân số thành một phân số thập phân, ta làm như thé nào? - Yêu cầu học sinh làm bài, chọn cách sao cho phù hợp. - Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn. Bài 2: (15-sgk) - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? + Ta có thể chuyển một hỗn số thành phân số như thế nào? - Yêu cầu học sinh làm bài. - Nhận xét bài làm của học sinh. Bài 3: ( 15-sgk) - Yêu cầu học sinh đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu học sinh làm bài. - Nhận xét, chữa bài cho học sinh. Bài 4 (15-sgk) - Gv viết lên bảng số đo 5m7dm: + Hãy suy nghĩ để tìm cách viết số đo 5m7dm thành số đo có một đơn vị là m. - Nhận xét cách làm của học sinh, sau đó nêu: Trong bài tập này chúng ta chuyển số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị viết đưới dạng hỗn số. - Lớp nhận xét chữa bài của học sinh trên bảng. Bài 5 (15-sgk) - Yêu cầu học sinh đọc đề, sau đó tự làm bài. - Gọi học sinh đọc bài của mình trước lớp. - Nhận xét bài làm của học sinh. 3. Củng cố, dặn dò: - Tóm nội dung: Các chuyển phân số thành phân số thập phân, phân số thành hỗn số và ngược lại. - Dặn dò về nhà: - 3 học sinh lên bảng. - 2 học sinh trả lời câu hỏi. - Nhận xét, bổ sung. - 1 học sinh đọc. - Những phân số có mẫu là 10, 100, 1000,..được gọi là các phân số thập phân. - Tìm một số để nhân với mẫu (hoặc chia) để có 10, 100, 1000,..sau đó nhân (chia) cả tử và mẫu với số đó để phân số thập phân bằng với phân số đã cho. - 1 học sinh đọc. - Chuyển hỗn số thành phân số. - Ta lấy mẫu nhân với phần nguyên rồi cộng với tử số và mẫu số bằng mẫu số của phân số. - 2 học sinh lên bảng làm bài. - Học sinh suy nghĩ cách làm. a, 3m=300cm. Sợi dây dài là: 300 + 27 = 327 (cm) b, 3m = 30dm. 27cm = 2dm + . Sợi dây dài là: 30 + 2 + c, 27cm= Sợi dây dài là: 3 + - Học sinh nghe. - Học và chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: nhân dân I. Mục tiêu: Giúp HS : - Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp (BT1). - Nắm được một số thành ngữ, tục ngữ ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (BT2). - Hiểu nghiã từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được (BT3). - Tích cực hoá vốn từ của HS : tìm từ, sử dụng từ. II. Đồ dùng dạy học: - Từ điển HS III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng một số từ đồng nghĩa - Nhận xét, ghi điểm cho HS. - 3 HS lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi nội dung bài trước. 2. Dạy học bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: - GV giới thiệu, ghi bảng - HS lắng nghe, nhắc lại. 2.2 Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1(SGK) - Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS làm việc theo cặp - GV ghi sẵn lên bảng các nhóm từ: a) Công nhân b) Nông dân c) doanh nhân d) Quân nhân e) Trí thức g) Học sinh - GV nhận xét, kết luận lời giải đáp. Hỏi HS về nghĩa của một số từ. Nếu HS giải thích chưa rõ, GV có thể giải thích lại VD: + Tiểu thương nghĩa là gì? + Chủ tiệm nghĩa là gì? - 1 HS đọc - HS trao đổi, đại diện 1 HS lên bảng làm bài tập Kết quả: a) thợ điện, thợ cơ khí b) thợ cấy, thợ cày c) tiểu thương, chủ tiệm d) đại uý, trung sĩ e) giáo viên, bác sĩ, kĩ sư g) hs tiểu học, học sinh trung học + Là người buôn bán nhỏ + Là người chủ cửa hàng kinh doanh Bài 2 (SGK) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn: + Đọc kĩ từng câu thành ngữ, tục ngữ. + Tìm hiểu nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ. + HTL các câu thành ngữ, tục ngữ. - Y/c hs trao đổi, về nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ. + Chịu thương chịu khó. + - Gọi HS ĐTL các thành ngữ, tục ngữ. -1 HS đọc yêu cầu của bài tập trước lớp. - Hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS - 1 HS điều khiển: đọc câu thành ngữ, tục ngữ, mời bạn dưới lớp phát biểu, bổ sung và thống nhất nghĩa của câu đó. - Nói lên phẩm chất của người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, chịu đựng gian khổ. - 3 HS đọc thuộc lòng Bài 3 (SGK) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yc HS trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi: H: Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là “đồng bào”? H: Theo em, từ “đồng bào” có nghĩa là gì? GV nêu: Từ “đồng” có nghĩa là “cùng” các em cùng tìm từ bắt đầu bằng tiếng “đồng” có nghĩa là “cùng”? - Gọi HS giải thích nghĩa của một từ trong những từ vừa tìm được và đặt câu với từ đó. - 2 HS tiếp nối nhau đọc. - Vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. - ... những người cùng một giống nòi, cùng một dân tộc. - HS làm việc theo nhóm. VD: đồng hương, đồng ngữ, đồng môn ... VD: “đồng hương” là người cùng quê. Bố và bác Toàn là đồng hương với nhau. 3. Củng cố, dặn dò: + Qua bài học hôm nay các em đã đợc mở rộng một số vốn từ ngữ thuộc chủ đề nào? - Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở bài 2. - Hs nêu Chính tả Tuần 3 Nhớ viết: Thư gửi các học sinh I. Mục đích, yêu cầu: - Viết đúng CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần (BT2) ; biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo của phần vần. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động ... HS nêu. - Học sinh tự làm bài. - Học và chuẩn bị bài sau Luyện từ và câu: luyện tập về từ đồng nghĩa I. Mục tiêu: - Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1); hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2). - Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được một đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa (BT3). (HS khá, giỏi biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết theo BT3) II. Đồ dùng dạy học: - Từ điển HS, vở bài tập TV5 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng đặt câu có từ bắt đầu bằng tiếng “đồng” - Nhận xét, ghi điểm cho HS. - 3 HS lên bảng thực hiện 2. Dạy học bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: - GV giới thiệu, ghi bảng - HS lắng nghe, nhắc lại. 2.2 Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1(SGK) - Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS làm việc theo cặp - Y/c HS lên bảng làm bài H: Các từ: xách, đeo, khiêng, kẹp, vác cùng có nghĩ chung là gì? - 1 HS đọc thành tiếng - HS cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, quan sát tranh minh hoạ trong SGK làm vào vở bài tập. Thứ tự các từ cần điền vào các ô 1 - đeo 4 - khiêng 2 - xách 5 - cặp 3 - vác ... mang một vật nào đó đến nơi khác. - Gọi HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh. Bài 2 (SGK) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV giải thích từ “cội” trong câu tục ngữ “lá rụng về cội”. - Yc HS làm việc trong nhóm theo hướng dẫn sau: + Đọc kỹ từng câu tục ngữ. + Xác định nghĩa của từng câu. + Xác định nghĩa chung của các câu. + Đặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng với từng câu tục ngữ đó. - Gọi các nhóm trình bày kết quả. - NX, kết luận lời giải đúng. - Gọi HS đặt câu với các câu tục ngữ. - NX, khen ngợi HS biết sử dụng những câu tục ngữ trong khi nói. - 1 HS đọc. -1 HS đọc yêu cầu của bài tập trước lớp. - Mỗi nhóm 4 HS - HS làm việc nhóm theo yêu cầu - 1 nhóm nêu nghĩa chung của 3 câu tục ngữ: gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên - Tiếp nối nhau đặt câu. Bài 3 (SGK) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yc HS đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu”. + Em chọn khổ thơ nào trong bài thơ để miêu tả. Khổ thơ đó có những mầu sắc và sự vật nào? - Yc HS tự viết đoạn văn. -Yc HS trình bày. - GV cùng HS nhận xét, chữa từng đoạn văn. - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. - Nx, ghi điểm cho từng HS viết đạt yc. - 1 HS đọc thành tiếng. - 8 HS tiếp nối nhau đọc. - Tiếp nối nhau phát biểu. - Cả lớp viết vào vở. - 3 - 5 HS tiếp nối nhau đọc. 3. Củng cố, dặn dò: - GV cùng HS hệ thống hoá bài - Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh I, Mục đích yêu cầu: - Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả cơn mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài văn Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn miêu tả . - Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa . II, Đồ dùng: Vở BTTV Học sinh quan sát ghi chép sau cơn mưa. III, Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra bảng thống kê ở BT 2 của học sinh. - Nêu tác dụng của bảng thống kê số liệu. Nhận xét cho điểm. B , Dạy bài mới. 1, Giới thiệu bài. 2, Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 1. - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài. - Yêu cầu học sinh làm bài cặp đôi. - Thảo luận cả lớp nhận xét. - Chốt lời giải đúng. - Gọi học sinh đọc lại nội dung. * TK: Tác giả quan sát cơn mưa rất tinh tế bằng tất cả các giác quan. Từ lúc có dấu hiệu báo mưa đến khi mưa tạnh tác giả đã nghe, ngửi, nhìn thấy sự biến đổi của cảnh vật, âm thanh...nhờ khả năng quan sát tinh tế, cách dùng từ ngữ miêu tả chính xác, độc đáo, tác giả đã viết được một bài văn miêu tả cơn mưa đầu mùa rất chân thực. Bài tập 2 (Sgk – 32). - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Nêu yêu cầu làm quan sát, giúp đỡ. - Gọi học sinh đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa bài. Cho điểm bài tốt nhất. * TK: Bài văn tả cảnh gồm những phần nào. 3, Củng cố dặn dò: - GV tổng kết nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn dò chuẩn bị bài sau. - BT 2. - 2 em trả lời. - 2 em đọc, cả lớp đọc thầm. - Học sinh làm bài. Đáp án: a) Dấu hiệu báo cơn mưa sắp đên. - Mây nặng, đặc xịt, lổm ngổm đầy trời tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên nền trời đen xám xịt. + Gió: thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước... b) Từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa... - Tiếng mưa lúc đàu lẹt đẹt, lách tách... - Hạt mưa: giọt nước lăn xuống...tuôn rào rào, mưa xiên xuống, lao xuống... c) Từ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa. - Trong mưa:+ Lá đào...vẫy tai run rẩy. + Con gà...tìm chỗ trú + Vòm trời tối thẫm vang lên... - Sau cơn mưa: + Trời rạng dần. + Chim chào mào hót râm ran. + ...mảng trời trong vắt, mặt trời ló ra, chói lọi...lấp lánh. d) Tả bằng giác quan - Mắt nhìn: thấy những đám mây... - Tai nghe: gió thổi, tiếng mưa rơi.. - Làn da: Thấy sự mát lạnh... - Mũi ngửi: mùi nồng ngai ngái, xa lạ... - 2 em đọc yêu cầu. - Học sinh làm bài vào vở dựa vào các ghi chép đã quan sát ở nhà. - 5 HS đọc. - HS nêu nối tiếp. Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2009. Toán ôn tập về giải toán I/ Mục tiêu: - Làm được các bài tập dạng tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó. II/ Đồ dùng dạy học: - Bài toán viết sẵn vào bảng phụ III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ: - Gọi 2 học sinh chữa bài 2,3 sgk. - Nhận xét cho điểm. B. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập: a, Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số. - GV treo bảng phụ và yêu cầu hs đọc: + Bài toán thuộc dạng toán gì? - Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ và giải bài toán. - Gọi học sinh nhận xét bài giải của ban. - GV yêu cầu: + Hãy nêu cách vẽ sơ đồ của bài toán? + Vì sao để tính số bé, em lại thực hiện 121 : 11 x 5? + Hãy nêu các bước giải của bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số? - Nhận xét ý kiến của học sinh b, Bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. - Yêu cầu học sinh đọc bài toán 2. + Bài toán thuộc dạng toán gì? - Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ và giải bài toán. - Yêu cầu học sinh nhận xét bài giải của bạn trên bảng. - GV yêu cầu: + Hãy nêu cách vẽ sơ đồ của bài toán? + Vì sao em để tính số bé em lại thực hiện 192 : 2 x 3 ? - Hãy nêu các bược giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó? + Cách giải bài toán “tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số” có gì khác với giải bài toán “tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số”? 3. Luyện tập. Bài 1(18-sgk) - GV yêu cầu học sinh tự làm. - Nhận xét bài của học sinh - Gọi học sinh chữa bài trên bảng. - Nhận xét 3. Củng cố dặn dò: - Tóm nội dung: Cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó. - Dặn dò về nhà. - 2 học sinh chữa bài. - Nhận xét bổ sung. - 1 học sinh đọc. - Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Bài giải: Tổng số phần bằng nhau là: 5 + 6 = 11 ( phần ) Số bé là: 121 : 11 x 5 = 55 Số lớn là: 121- 55 = 66. Đáp số: SB: 55; SL: 66 - Dựa và tỉ số của hai số ta có thể vẽ được sơ đồ. - Ta lấy 212 : 11 để tìm giá trị một phần, theo sơ đồ thì số bé có 5 phần như thế nên khi tính được gí trị của một phần ta nhân tiếp với 5 - Vẽ sơ đồ minh hoạ. - Tìm tổng số phần bằng nhau. - Tìm giá trị một phần. - Tìm các số. - Học sinh đọc. - Tìm hai số khi biết hỉệu và tỉ số của hai số: Bài giải: Hiệu số phần bảng nhau: 5 - 3 = 2 ( phần ) Số bé là: 192 : 2 x 3 = 288 Số lớn là: 288 + 192 = 480 Đáp số: 288 và 480 - Dựa và tỉ số của hai số ta có thể vẽ được sơ đồ. - Ta lấy192 : 2 để tìm giá trị một phần, theo sơ đồ thì số bé có 3 phần như thế nên khi tính được gí trị của một phần ta nhân tiếp với 3 - Vẽ sơ đồ minh hoạ. - Tìm hiệu số phần bằng nhau. - Tìm giá trị một phần. - Tìm các số. - Khác nhau tìm tổng và hiệu số phần... Bài giải: a, Tổng số phần bằng nhau là: 7 + 9 = 16 ( phần ) Số bé là: 80 :16 x 7 = 35 Số lớn là: 80 – 35 = 45. Đáp số: 35 và 45. b, Hiệu số phần bằng nhau là: 9 – 4 = 5 ( phần) Số bé là: 55 : 5 x 4 = 44. Số lớn là: 44 + 55 = 99. Đáp số: 44 và 99 - 1 học sinh lên bảng làm, nhận xét, bổ sung. - 2 học sinh nhận xét - Học sinh cùng GV tóm tắt lại nội dung bài. Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh I, Mục tiêu: Giúp học sinh. - Hoàn chỉnh các đoạn văn trong bài tả quang cảnh sau cơn mưa cho phù hợp với nội dung chính của mỗi đoạn. - Viết được đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa một cách chân thực, tự nhiên dựa vào dàn ý đã lập. II, Đồ dùng dạy – học: - Giấy khổ to, bút dạ, học sinh chuẩn bị kĩ dàn ý bài văn tả cơn mưa 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh viết sẵn. III, Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học A, Kiểm tra bài cũ. - Gọi 5 em học sinh mang vở lên chấm điểm dàn ý bài văn tả cơn mưa. Nhận xét việc học bài ở nhà của học sinh. B, Dạy bài mới. 1, Giới thiệu bài. 2, Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. - Đề văn mà bạn Quỳnh Liên làm là gì?. - Xác định nội dung chính của mỗi đoạn?. - Nhận xét ghi bảng. - Em có thể viết thêm những gì vào đoạn văn của bạn Quỳnh Liên?. - Yêu cầu học sinh tự làm bài, quan sát giúp đỡ. - Gọi học sinh đọc đoạn viết của mình, cho điểm bài viết tốt. Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Em chọn đoạn văn nào để viết?. - Yêu cầu học sinh làm bài. - GV nhận xét sửa sai cho điểm 3, Củng cố dặn dò: - Em học tập được gì qua bài học này?. - Nhận xét giờ học. - 5 em học sinh thực hiên. - 2- 3 em nối tiếp nhau đọc. - Tả quang cảnh sau cơn mưa. - Học sinh thảo luận theo cặp trả lời. + Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào, ào ạt tới rồi tạnh ngay. + Đoạn 2: ánh nắng và các con vật sau cơn mưa. + Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa. + Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa. - Học sinh trả lời: + Đoạn 1: Viết thêm câu tả cơn mưa. + Đoạn 2: Thêm chi tiết, hình ảnh miêu tả chị gà mái tơ, đàn gà con, chú mèo... + Đoạn 3: Viết thêm câu văn miêu tả hoạt động của con người trên đường phố... - Học sinh làm bài. - 4 – 6 học sinh. - 1 học sinh đọc yêu cầu bài. - Trả lời. - Học sinh tự viết bài - 5 – 7 em - 2 học sinh nêu.
Tài liệu đính kèm: