THƯ THĂM BẠN.
Tuần 3. (chuẩn KTKN: 9 ; SGK: 25)
A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng).
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẽ với nỗi đau của bạn.
- Hiểu tình cảm của người viết thư : thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.(trả lời được các CH trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).
B. CHUẨN BỊ:
GV : Bảng phụ viết câu , đoạn thư cần hướng dẫn HS đọc.
HS : SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Em yêu hoà bình”
b. Kiểm tra bài cũ : Truyện cổ nước mình
Tập đọc. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày dạy: 24 tháng 08 năm 2010. Tiếât5: THƯ THĂM BẠN. Tuần 3. (chuẩn KTKN: 9 ; SGK: 25) A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng). - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẽ với nỗi đau của bạn. - Hiểu tình cảm của người viết thư : thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.(trả lời được các CH trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư). B. CHUẨN BỊ: GV : Bảng phụ viết câu , đoạn thư cần hướng dẫn HS đọc. HS : SGK C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Em yêu hoà bình” b. Kiểm tra bài cũ : Truyện cổ nước mình - Đọc thuộc lòng đoạn thơ và trả lời câu hỏi. - Nhận xét về khả năng đọc, cách trả lời câu hỏi. Cho điểm. c- Bài mới Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 . Giới thiệu bài Hôm nay các em sẽ đọc một bức thư thăm bạn. Lá thư cho thấy tình cảm chân thành của một bạn HS ở thị xã Hoà Bình với một bạn bị trận lũ lụt cướp mất ba . Lá thư sẽ giúp các em hiểu tấm lòng của bạn nhỏ viết bức thư này . 2. Các hoạt động: Hoạt động 1 : Luyện đọc - Đọc diễn cảm cả bài. Giọng trầm buồn chân thành . Thấp giọng hơn khi đọc những câu văn nói về sự mất mát . - Chỉ định 1 HS đọc cả bài. Phân 3 đoạn. - Tổ chức đọc cá nhân. Kết hợp khen ngợi những em đọc đúng, nhắc nhở HS phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp . - GV đọc diễn cảm. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài : * Đoạn 1 : Sáu dòng đầu + Bạn Lương có biết bạn Hồng không ? (HSY) + Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ? * Đoạn 2 : Phần còn lại. + Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ? + Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất biết cách an ủi bạn Hồng ? GDMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường nhiên thiên. * Yêu cầu HS đọc thầm lại những dòng mở đầu và kết thúc bức thư . + Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư? Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm : - Đọc diễn cảm đoạn 2. - Nêu cách đọc: giọng tình cảm, nhẹ nhàng, chân thành. Trầm giọng khi đọc những câu nói về sự mất mát. - GV đọc mẫu. - GV nhận xét. - HS quan sát tranh để thấy hình ảnh bạn nhỏ đang viết thư , cảnh thân nhân đang quyên góp, ủng hộ đống bào bị lũ lụt . a) Đọc thành tiếng: * Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn.( Đọc 2 -3 lượt) . - Chia đoạn : + Đoạn 1 : Từ đầu đến chia buồn với bạn + Đoạn 2 : Tiếp theo đến những người bạn mới như mình + Đoạn 3 : Phần còn lại - Đọc thầm phần chú giải. * Luyện đọc theo cặp . * Vài em đọc cả bài . b) Đọc tìm hiểu bài - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. * Không, Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu Niên Tiền Phong. * Lương viết thư để chia buồn với Hồng. - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. *“ Hôm nay, đọc báora đi mãi mãi “ * Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm : Chắc là Hồng tự hào nước lũ. * Lương khuyến khích Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau : Mình tin rằng theo nỗi đau này. * Lương làm cho Hồng yên tâm : Bên cạnh Hồng như mình . - Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm , thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. - Những dòng cuối ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cám ơn, hứa hẹn, kí tên ,ghi họ tên người viết thư. c) Đọc diễn cảm - 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bức thư. - Luyện đọc diễn cảm theo cặp - Thi đua đọc diễn cảm . d. Củng cố – Dặn dò: - Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng ? - Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa ? - Nhận xét hoạt động của HS trong giờ học. - Về nhà đọc lại cho trôi chảy hơn. - Chuẩn bị : Người ăn xin Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: