Kế hoạch bài học môn Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 1, Tiết 2: Luyện tập về cấu tạo của tiếng

Kế hoạch bài học môn Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 1, Tiết 2: Luyện tập về cấu tạo của tiếng

LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG.

Tuần 1. (chuẩn KTKN: 7 ; SGK: 12)

A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng).

 - Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở BT1.

 - Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3.

 - HS khá, giỏi nhận biết được các cặp tiếng bắt vần với nhau trong thơ (BT4); giải được câu đố ở BT5.

B. CHUẨN BỊ:

GV - Bảng vẽ sơ đồ cấu tạo của tiếng.

HS : - SGK.

C. LÊN LỚP:

a.Khởi động: Hát “Lớp chúng mình rất vui”

b- Kiểm tra bài cũ :

 

doc 2 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học môn Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 1, Tiết 2: Luyện tập về cấu tạo của tiếng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu . KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
 Ngày dạy: 13 tháng 08 năm 2010. 
Tiết 2:	 LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG.
Tuần 1. (chuẩn KTKN: 7 ; SGK: 12)
A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng).
	- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở BT1.
	- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3.
	- HS khá, giỏi nhận biết được các cặp tiếng bắt vần với nhau trong thơ (BT4); giải được câu đố ở BT5.
B. CHUẨN BỊ:
GV - Bảng vẽ sơ đồ cấu tạo của tiếng.
HS : - SGK.
C. LÊN LỚP:
a.Khởi động: Hát “Lớp chúng mình rất vui”
b- Kiểm tra bài cũ : 
HS trả lời câu hỏi:	
- Nêu cấu tạo cơ bản của tiếng?
	- Nêu: Tiếng nào có đủ các bộ phận ? Tiếng nào không có đủ các bộ phận? 
Nhận xét về khả năng trả lời các kiến thức cơ bản đã học. 
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
1.Giới thiệu bài: 
Từ các kiến thức đã học tiết học hôm nay ta sẽ: Luyện tập cấu tạo của tiếng.
2. Các hoạt động:	
 Hoạt động 1: 
Bài tập 1: Cá nhân. (HSY)
Làm việc nhóm đôi – Thi đua xem nhóm nào làm nhanh, làm đúng.
- Tiểu kết: Các tiếng đều có 3 bộ phận. 
Hoạt động 2: 
Bài tập 2: Cá nhân.
- Nhận xét: Tiếng cuối cùng của câu 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của câu 8.
Bài tâp 3: Nhóm 4.
- Nhận xét: Các cặp tiếng cuối dòng thơ bắt vần với nhau trong khổ thơ : choắt – thoắt; xinh – nghênh 
Bài tập 4: Cá nhân. (HSG)
* Tiểu kết: Hai tiếng bắt vần với nhau trong một bài thơ: là hai tiếng có phần vần giống nhau. Có thể giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
 Hoạt động 3: 
Bài tập 5: Cá nhân. (HSG)
- Đây là câu đố chữ (ghi tiếng) nên phải đọc hết câu, tìm cách thêm bớt các bộ phận mà tìm ra tên vật đố 
- Nhận xét.
- HS đọc toàn bộ yêu cầu.
- Phân tích cấu tạo của tiếng trong câu ca dao theo sơ đồ cấu tạo tiếng.
- HS thực hiện.
- HS tìm tiếng bắt vần với nhau trong thể thơ lục bát. 
: ngoài – hoài (vần giống nhau: oai)
- HS đọc yêu cầu cầu của bài tập
- HS các nhóm thi làm vào giấy rồi dán băng dính vào bảng lớp.
- HS tự phát triển suy nghĩ của mình.
- HS thi giải đúng, nhanh câu đố bằng cách viết ra giấy - Chữ “bút”
Bút bắt đầu là út, đầu đuôi bỏ hết là ú, để nguyên là bút.
d. Củng cố –Dặn dò:	
 - Nhắc lại cấu tạo của tiếng.
- Mỗi tiếng ít nhất có những âm, thanh nào? Cho ví dụ..
- Nhận xét tiết học
- Tiếp tục tìm những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần: Có một âm; Có hai âm
- Chuẩn bị Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết. Mỗi em cần một quyển từ điển.
Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_luyen_tu_va_cau_lop_4_tuan_1_tiet_2_luy.doc