Kế hoạch bài học Lớp 2 - Tuần 3 - Năm 2010-2011 - Nguyễn Thị Diệu

Kế hoạch bài học Lớp 2 - Tuần 3 - Năm 2010-2011 - Nguyễn Thị Diệu

TIẾT 3

MÔN:TẬP ĐỌC

BÀI: BẠN CỦA NAI NHỎ

I. Mục tiêu: Giúp HS.

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu, ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người, giúp người.

(trả lời được các câu hỏi trong SGK )

- Giáo dục HS lòng dũng cảm và biết chọn bạn tốt để chơi.

II. Đồ dùng dạy học:

Giáo viên: + Tranh minh họa bài đọc

 + Bảng phụ viết câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn

- Học sinh: SGK

 

doc 29 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học Lớp 2 - Tuần 3 - Năm 2010-2011 - Nguyễn Thị Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010
TIẾT 3
MÔN:TẬP ĐỌC
BÀI: BẠN CỦA NAI NHỎ
I. Mục tiêu: 	Giúp HS.
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu, ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người, giúp người.
(trả lời được các câu hỏi trong SGK )
- Giáo dục HS lòng dũng cảm và biết chọn bạn tốt để chơi. 
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: + Tranh minh họa bài đọc
 + Bảng phụ viết câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn
- Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: ( 4 - 5 phút )
- Gọi HS đọc bài Làm việc thật là vui, trả lời câu hỏi về nội dung từng đoạn.
- Nhận xét, ghi điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: ( 1 phút )
- Nêu chủ điểm
- Treo tranh, hướng dẫn HS quan sát tranh, giới thiệu bài: Bạn của Nai Nhỏ
2. Luyện đọc: ( 30 - 31 phút )
2.1. Đọc mẫu:
- Đọc diễn cảm toàn bài 1 lượt
2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
a) Đọc từng câu:
- Gọi HS đọc nối tiếp câu
- Hướng dẫn đọc đúng các từ ngữ khó:
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt)
- Theo dõi, hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
- Gọi HS đọc chú giải cuối bài.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm:
- GV theo dõi giúp đỡ HS đọc
d) Thi đọc giữa các nhóm:
e) Cả lớp đọc đồng thanh:
- 2 em
- Quan sát tranh, theo dõi.
- Theo dõi
- Đọc nối tiếp từng câu
- Luyện đọc: ngăn cản, nhanh nhẹn, đuổi bắt, mừng rỡ.
- Đọc nối tiếp từng đoạn 1, 2, 3, 4
- Cả lớp theo dõi
- Luyện đọc: + Sói sắp tóm được Dê Non/ thì bạn con đã kịp lao tới,/ dùng đôi gạc chắc khoẻ/ húc Sói ngã ngửa.//
+ Con trai bé bỏng của cha,/ con có một người bạn như thế/ thì cha không phải lo lắng một chút nào nữa .//
- 1-2 em đọc
- Đọc theo nhóm 2: Mỗi em đọc 2 đoạn, nhận xét, góp ý rồi đổi lại.
- 1 em đọc.
- Các nhóm thi đọc: đồng thanh, cá nhân: từng đoạn, cả bài.
- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
- Luyện đọc đồng thanh cả bài.
TIẾT 2
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 16 - 17 phút )
- Yêu cầu HS đọc thầm rồi trả lời các câu hỏi
+ Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu?
+ Cha Nai Nhỏ nói gì?
+ Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình?
+ Mỗi hành động của bạn Nai Nhỏ nói lên một điểm tốt của bạn ấy. Em thích điểm nào ?
+ Theo em, người bạn tốt là người như thế nào?
4. Luyện đọc lại: ( 17 - 18 phút )
5. Củng cố, dặn dò: ( 2 - 3 phút )
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
- Dặn dò: 
+ Xem lại bài
+ Chuẩn bị bài sau: Gọi bạn
- Nhận xét, đánh giá. Tổng kết tiết học
- Đọc thầm rồi trả lời câu hỏi.
+ Đi chơi xa cùng với bạn.
+ Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.
+ 1. Lấy vai hích đổ hòn đá to chặn ngang lối đi.
2. Nhanh trí kéo Nai Nhỏ chạy khỏi lão hổ đang rình sau bụi cây.
3. Lao vào gã Sói, dùng gạc húc Sói ngã ngữa để cứu Dê Non.
+ Nêu ý kiến cá nhân
VD: (àĐặc điểm “dám liều mình vì người khác” được tán thưởng nhiều nhất, vì đó là đặc điểm của một người vừa dũng cảm, vừa tốt bụng)
+ Người sẵn lòng giúp người,cứu người là người bạn tốt, đáng tin cậy. Chính vì vậy, cha Nai Nhỏ chỉ yên tâm về bạn của con khi biết bạn con dám lao tới, dùng đôi gạc chắc khoẻ húc Sói, cứu Dê Non
- Đọc theo nhóm 3, đọc phân vai: người dẫn chuyện, Nai Nhỏ, cha Nai Nhỏ.
- Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người, giúp người. 
- Lắng nghe, ghi nhớ.
TIẾT 4
TOÁN
Bài: KIỂM TRA
I/ Mục tiêu
Kiểm tra:
Đọc, viết số có hai chữ số, viết số liền trước, số liền sau.
Kỹ năng thực hiện cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100
Giải bài toán bằng một phép tính đã học
Đo và viết số đo độ dài đoạn thẳng.
 II/ Đề bài(thời gian làm bài 40 phút)
Bài 1:Viết các số
 a. Từ 70 đến 80
 b. Từ 89 đến 95
Bài 2:
 a. Số liền trước của 61 là số nào?
 b.Số liền sau của 99 là số nào ?
Bài 3: Tính
 42 _ 84 64 _ 66 5
 + 54 31 + 25 16 + 13
Bài 4: Mai và Hoa làm được 37 bông hoa , riêng Hoa làm được 16 bông hoa.Hỏi Mai làm được bao nhiêu bông hoa?
Bài 5: Đo độ dài đoạn thẳng AB rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm.	
Độ dài đoạn thẳng AB... cm... dm
III/Hướng dẫn đánh giá.
Bài 1:(3 điểm) Mỗi số viết đúng được 1/6 điểm kể cả các số 70,80,89,95.
Bài 2:(1 điểm)Mỗi số viết đúng được 0,5 điểm a, 60 ; b, 100
Bài 3 :2,5 diểm) Mỗi phép tính đúng được 0,5 diểm
Bài 4:2,5 diểm) - Viết câu lời giải đúng được 1 điểm
 - Viết phép tính đúng được 1điểm
 - Viết dáp số đúng được 0,5 điểm
Bài 5: (1 điểm) Viết đúng được mỗi số 0,5 diểm.
 Đo độ dài của đoạn thẳng AB là 10 cm hoặc 1 dm.
VI/Củng cố dặn dò
 - Nhận xét tiết kiểm tra. 
 - Thu vở chấm.
***********************
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1
 MÔN: TIẾNG VIỆT
BÀI: ÔN TẬP
 A/ Mục tiêu: 
- Tiếp tục rèn luyện cho HS cách đọc thành tiếng, đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu trong bài Bạn của Nai Nhỏ.
- Tập trung rèn luyện cho các em HS yếu kém đọc thành tiếng.
 B/ Các hoạt độngdạy học:
a/ Chia các nhóm hoạt động:
* 3 nhóm: Yếu, trung bình, khá giỏi.
b/ Giao nhiệm vụ:
- Nhóm yếu luyện đọc lại 1,2 đoạn của bài.
- Nhóm trung bình luyện nối tiếp từng đoạn.
- Nhóm khá giỏi đọc toàn bài, liền mạch các từ, cụm từ. 
*Hướng dẫn:
- Nhóm HS yếu luyện đọc cá nhân 1,2 đoạn.
- Nhóm HS trung bình tự luyện đọc nối tiếp từng đoạn cho đến hết bài.
- Nhóm HS khá giỏi từng em đọc toàn bài theo yêu cầu.
+ Theo dõi giúp đỡ các nhóm.
C/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS tiết sau.
*********************
TIẾT 2
MÔN: TOÁN
BÀI: ÔN TẬP
A/Mục tiêu:
 -Tiếp tục giúp HS ôn tập củng cố về viết, đọc, đếm các số trong phạm vi 100 thông qua làm bài tập ở VBT trang 12.
B/Các hoạt động dạy học: 
1/ Giới thiệu bài: 
2/Hướng dẫn HS làm bài tập:(VBT trang 12)
- Những HS có vở bài tập thì làm vào vở còn không có thì làm vào vở ô ly
 (HS trung bình và yếu kém có vở bài tập toán)
- Viết lại lần lượt các bài tập trang 12 lên bảng và gọi HS lên làm. Lớp làm vào vở.
- HS yếu làm bài tập 1,2
- HS trung bình làm bài tập 1,2,3
- HS còn lại làm các bài 1,2,3,4,5
+ Theo dõi hướng dẫn thêm cho HS 
3/ Chữa bài tập:
 - Chữa bài tập cho HS và nhận xét.
C/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
************************
TIẾT 3
ĐẠO ĐỨC
BÀI 2 (2 tiết)
BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI
A/ MỤC TIÊU:
- Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
B/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
+ Phiếu thảo luận nhóm (HĐ1 tiết 1).
+ Dụng cụ phục vụ trò chơi.
+ Vở bài tập đạo đức (nếu có).
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
TIẾT 1
Hoạt động 1: Phân tích truyện Cái bình hoa.
1/ Chia nhóm HS 
2/ Kể chuyện Cái bình hoa. Kể từ đầu đến đoạn “ Ba tháng trôi qua còn nhớ cái bình vỡ” thì dừng lại.
3/ Hỏi HS
+ Nếu Vô- va không nhận lỗi thì điều gì sẽ xảy ra? 
+ Các em thử đoán xem Vô- va đã nghĩ và làm gì sau đó?
+ Hỏi: Các em thích đoạn kết của nhóm nào hơn? Vì sao?
* Kể tiếp đoạn cuối câu chuyện. 
- Phát phiếu câu hỏi cho các nhóm:
+ Qua câu chuyện, em thấy cần làm gì sau 
khi mắc lỗi?
+ Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?
* Kết luận: Trong cuộc sống ai cũng có mắc lỗi. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ của mình.
- Quy định cách bày tỏ ý kiến: 
+ Nếu tán thành thì đánh dấu +; không tán thành thì đánh dấu -; nếu không đánh giá được thì ghi số 0
- Lần lượt đọc từng ý kiến: 
a/ Người nhận lỗi là người dũng cảm.
b/ Nếu có lỗi chỉ cần tự sửa lỗi, không cần nhận lỗi.
c/ Nếu có lỗi chỉ cần nhận lỗi, không cần sửa lỗi.
d/ Cần nhận lỗi cả khi mọi người không biết mình có lỗi. 
đ/ Cần xin lỗi khi mắc lỗi với bạn bè và em bé.
e/ Chỉ cần xin lỗi những người quen biết. 
- Kết luận các ý kiến đúng.
* Kết luận: Biết nhận lỗi và tự sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
 Hướng dẫn thực hành ở nhà: 
Chuẩn bị kể lại một trường hợp em đã nhận và sửa lỗi hoặc người khác đã nhận lỗi và sửa lỗi với em. 
TIẾT 2
 Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống. 
1/ Chia nhóm HS và phát phiếu giao việc. 
 - Nêu các tình huống ở vở bài tập. 
2/ Cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.
3/ Cho các nhóm lên trình bày cách ứng xử của mình qua tiểu phẩm .
* Kết luận: Khi có lỗi, biết nhận và sửa lỗi là dũng cảm, đáng khen.
Hoạt động 2: Thảo luận. 
1/ Chia nhóm và phát phiếu giao việc.
- Nêu lần lượt các tình huống trong vở bài tập.
2/Cho các nhóm thảo luận.
3/ Cho các nhóm trình bày. 
* Kết luận: 
- Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm. 
- Nên lắng nghe để hiểu người khác, không trách nhầm lỗi cho bạn. 
- Biết thông cảm, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè sửa lỗi, như vậy mới là người bạn tốt. 
 Hoạt động 3: Tự liên hệ. 
- Mời một số em lên kể những trường hợp mắc lỗi và sửa lỗi.
- Cùng HS phân tích và tìm cách giải quyết đúng
- Khen những HS trong lớp biết nhận lỗi và tự sửa lỗi.
* Kết luận chung: Ai cũng có khi mắc lỗi. Điều quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Như vậy em sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
- Tập trung theo nhóm.
- Theo dõi câu chuyện để xây dựng phần kết.
- Thảo luận nhóm và phán đoán kết quả.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- Trả lời.
- Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Bày tỏ ý kiến và giải thích lý do.
- Em khác nhận xét. 
- Theo dõi.
- Tập hợp theo nhóm.
- Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp nhận xét. 
 - Tập hợp theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận. 
- Các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Theo dõi. 
- Một số em lên kể.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Theo dõi, lắng nghe.
Thứ ba ngày 07 tháng 09 năm 2010
TIẾT 1
MÔN: KỂ CHUYỆN
BÀI : BẠN CỦA NAI NHỎ
I. Mục tiêu: Giúp HS	
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, nhắc lại được lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình ( BT1), Nhắc lại được lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn (BT2 ).
- Biết kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa ở BT1.
- Giáo dục HS tính dũng cảm và biết chọn bạn tốt đ ...  sau dấu hai chấm, đặt trong dấu ngoặc kép. Sau mỗi tiếng 
gọi có dấu chấm than.
- Viết ở bảng lớp, bảng con: hạn hán, quên đường, cỏ héo, khắp nẻo.
- Lắng nghe
- Nghe - viết bài vào vở
- Soát lại bài.
- Tự chữa lỗi: Gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở.
- Lắng nghe
- 1 em đọc.
- 1 em làm ở bảng lớp, lớp làm vào vở.
a) nghiêng ngả, nghi ngờ
b) nghe ngóng, ngon ngọt
- Theo dõi, đọc lại.
- ngh đi với i, e, ê; ng đi với các âm còn lại a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư
- 1 em đọc.
- 2 em làm ở bảng lớp, lớp làm bảng con.
b) cây gỗ, gây gổ
 màu mỡ, cửa mở
- Nhận xét
- Lắng nghe, ghi nhớ
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1
MÔN: TIẾNG VIỆT
BÀI: ÔN TẬP
A/ Mục tiêu: 
- Tiếp tục rèn luyện cho HS cách đọc thành tiếng, HTL bài thơ Gọi bạn. 
- Tập trung rèn luyện cho các em HS yếu kém đọc thành tiếng.
 B/ Các hoạt độngdạy học:
a/ Chia các nhóm hoạt động:
* 3 nhóm: Yếu, trung bình, khá giỏi.
b/ Giao nhiệm vụ:
- Nhóm yếu luyện đọc lại từng khổ của bài thơ.
- Nhóm trung bình luyện nối tiếp từng đoạn. Sau đó tập nhẩm HTL 2 khổ thơ cuối. 
- Nhóm khá giỏi đọc diễn cảm và HTL 2 khổ thơ cuối. 
*Hướng dẫn thêm cho các nhóm.
C/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS tiết sau. 
*************************
TIẾT 2
MÔN:TOÁN 
BÀI: ÔN TẬP
A/Mục tiêu:
 -Tiếp tục giúp HS ôn tập củng cố về phép cộng có dạng 26+4 và 36+24 thông qua làm bài tập ở VBT trang 15
B/Các hoạt động dạy học: 
1/ Giới thiệu bài: 
2/Hướng dẫn HS làm bài tập:(VBT trang 15)
- Những HS có vở bài tập thì làm vào vở còn không có thì làm vào vở ô ly.
 (HS trung bình và yếu kém có vở bài tập toán)
- Viết lại lần lượt các bài tập trang 15 lên bảng và gọi HS lên làm. Lớp làm vào vở.
- HS yếu làm bài tập 1
- HS trung bình làm bài tập 1,2
- HS còn lại làm các bài 1,2,3,4
+ Theo dõi hướng dẫn thêm cho HS 
3/ Chữa bài tập:
 - Chữa bài tập cho HS và nhận xét.
C/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
*********************
TIẾT 3
MÔN: MĨ THUẬT
BÀI: VẼ THEO MẪU. VẼ LÁ CÂY
A/ Mục tiêu:
- Nhận biết được hình dáng, đặc điểm, màu sắc và vẻ đẹp của một vài loại lá cây.
- Biết cách vẽ lá cây.
- Vẽ được một lá cây và vẽ màu theo ý thích.
B/ Đồ dùng dạy học: 
GV: 
- Tranh minh họa một vài loại lá cây.
- Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ lá cây.
- Bài vẽ của HS năm trước.
HS:
 - Giấy vẽ, một số lá cây, bút chì, màu vẽ.
C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Giới thiệu một số hình ảnh các loại lá cây.
- Gợi ý để HS nói lên đặc điểm của một số loài lá cây.
* Kết luận: Lá cây có hình dáng và màu sắc khác nhau.
Hoạt động 2 : Cách vẽ cái lá.
 Hướng dẫn HS quan sát hình minh họa hoặc tranh ảnh đã chuẩn bị.
- Giới thiệu hình minh họa đê HS thấy được cách vẽ chiếc lá.
+ Vẽ hình dáng chung của cái lá trước.
+ Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết cho giống chiếc lá.
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3 : Thực hành
- Cho HS xem bài vẽ của HS năm trước.
- Gợi ý HS làm bài.
* Vẽ hình vừa với phần giấy đã chuẩn bị.
* Vẽ hình dáng của chiếc lá.
* Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- Gới ý cho HS nhận xét một số bài vẽ đã hoàn thành về : 
+ Hình dáng
+ Màu sắc
- Bổ sung và xếp loại các bài vẽ.
Củng cố dặn dò:
- Quan sát hình dáng và màu sắc của một vài loại cây. 
- Sưu tầm tranh, ảnh về cây.
- Quan sát mẫu lá cây.
- Nêu đặc điểm.
- Quan sát.
- Theo dõi.
- Thực hành.
- Nhận xét bài bạn.
- Tự xếp loại các bài vẽ.
- Theo dõi.
Thứ sáu ngày 10 tháng 09 năm 2010
TIẾT 1
MÔN: TOÁN
BÀI: 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ 9+ 5
I /Mục tiêu :
 Giúp HS 
Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, lập được bảng cộng 9 cộng với một số
Nhận biết trực giác về tính giao hoán của phép cộng
Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng. 
II/Đồ dùng dạy học :
 - 20 que tính
 - Bảng gài que tính
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động –GV
Hoạt động -HS
 1 Kiểm tra bài cũ: ( 4 - 5 phút )
- Gọi HS lên bảng làm bài 
- Nhận xét, ghi điểm.
2 Bài mới 
a) Giới thiệu bài : ( 1 phút )
b) Giới thiệu phép cộng 9 + 5: ( 7 phút)
- Nêu: Có 9 qt thêm 5 qt. Hỏi có tất cả bao nhiêu qt?
- Yêu cầu HS sử dụng qt để tìm kết quả
- Em làm như thế nào ra 14 qt?
Bước 1: Dùng bảng gài
- Có 9 qt (gài 9 qt lên bảng) viết 9 vào cột đơn vị .
- Thêm 5 qt( gài 5 qt dưới 9 qt) viết 5 vào cột đơn vị .
- Vậy cô có tất cả bao nhiêu qt?
- Viết dấu cộng ở giữa và dấu gạch ngang.
Bước 2: Thực hành trên que tính 
- Gộp 9 qt ở hàng trên với 1 qt ở hàng dưới được 10 qt (bó thành 1 bó 1chục)1 chục qt gộp với 4 qt tất cả được 14 qt.
- Viết 4 thẳng cột đơn vị với 9 và 5 viết 1 vào cột chục.
bước 3: Đặt tính rồi tính
 9 9 cộng 5 bằng 14 viết 4 
 + 5 thẳng cột với 9 và 5 viết 1
 14 vào cột chục
C Hướng dẫn HS tự lập bảng cộng dạng 9 cộng với một số: ( 8 - 9 phút )
- YC HS sử dụng qt để tìm kq của phép cộng trong phần bài học để lập bảng cộng từ 9 + 2 đến 9 + 8 
- Ghi bảng
3: Thực hành: ( 15 - 16 phút )
Bài 1
- Gọi HS đọc YC bài 
- YC HS nhớ lại bảng cộng vừa học và nêu nhanh kết quả vừa học.
- Nhận xét 
Bài 2
- Bài tập YC chúng ta làm gì?
- Khi đặt tính ta lưu ý điều gì ?
- Cùng HS nhận xét.
Bài 4: Cho HS đọc đề bài 
- GV hướng dẫn giải thích HS làm bảng lớp và vở nháp.
 Tóm tắt
 Có :9 cây
 Thêm : 6 cây
 Tất cả có : ...cây?
- Cùng HS nhận xét.
* Nội dung cần mở rộng: Bài 3 
 4 Củng cố dặn dò: ( 1- 2 phút ) 
- Gọi HS đọc bảng cộng
- Nhắc HS về nhà học thuộc bảng cộng
- Nhận xét tiết học
- 2 em làm 7 52
 + 33 + 18 
 40 70
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Thao tác qt và trả lời có 14qt
- Em đếm dược 14 qt /Em lấy 9 qt thêm 1 qt là 10 ,10 thêm 4 qt là 14 qt
- Theo dõi
- Có 14 que tính
- Chú ý cách gộp que tính.
- Chú ý đặt tính để nêu lại.
- 2 em nhắc lại
- Sử dụng que tính để nhẩm kết quả
 9 + 2 = 11 ....
 9 + 9 = 18
- Đọc bảng cộng 9
- Đọc đồng thanh / cá nhân / tổ
- Đọc HTL
- Tính nhẩm
 9 + 3 =12 9 + 6 =15 9 + 8 =17
 3 + 9 = 12 6 + 9 = 15 8 + 9=17
- Tính
- Khi viết hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.
- Làm bảng lớp, bảng con.
 9 9 9 7 5
 + 2 + 8 + 9 + 9 + 9 
 11 17 18 16 14
- 1 em đọc đề bài
- Làm bảng lớp và vở nháp
 Bài giải
 Trong vườn có tất cả là .
 9 + 6 = 15 (cây) 
 Đáp số : 15 cây táo
- Nhận xét
- HS khá, giỏi làm
- 1 - 2 em đọc
- Lắng nghe
TIẾT 3
MÔN: TẬP LÀM VĂN 
Bài: Sắp xếp câu trong bài. Lập danh sách HS
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết sắp xếp đúng thứ tự các tranh, kể được nối tiếp từng đoạn câu chuyện Gọi bạn ( BT 1).
- Xếp đúng thứ tự các câu trong truyện Kiến và Chim Gáy ( BT2), lập được danh sách từ 3 đế 5 HS theo mẫu ( BT3)
- Rèn kĩ năng nghe, nói, viết.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên: 
Tranh minh hoạ ở bài 1
Bảng phụ ghi bài 2, bài 3
- Học sinh: SGK, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: ( 4 - 5 phút )
- Gọi HS đọc bản Tự thuật đã viết.
- Nhận xét, củng cố cách viết.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: ( 1 phút )
- Trong tiết tập làm văn hôm nay các em cùng nhau kể lại câu chuyện. Gọi bạn dưới các hình thức khác nhau.Mỗi cách có những nét thú vị riêng các em hãy chý ý để biết được đặc điểm riêng của từng hình thức.
2. Hướng dẫn làm bài tập: ( 29 - 30 phút )
Bài 1: (miệng) 
- Treo tranh
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Giúp HS nắm yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm bài.
+ Sắp xếp lại thứ tự 4 tranh. 
+ Dựa theo nội dung tranh, kể chuyện.
- Gọi 1 HS kể mẫu.
- Kể trong nhóm 2.
- Kể trước lớp
- Nhận xét, lưu ý cho HS.
Bài 2:(miệng)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS nắm yêu cầu: Đọc kĩ từng câu văn, suy nghĩ, sắp xếp cho đúng thứ tự các sự việc xảy ra.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét, lưu ý 
Bài 3:(viết)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài tập này giống với bài tập đọc nào đã học?
- Yêu cầu HS chú ý ý sắp xếp tên theo đúng thứ tự bảng chữ cái.
- Giới thiệu mẫu.
- Hướng dẫn HS làm việc theo nhóm 4.
- Nhận xét, lưu ý
3. Củng cố, dặn dò: ( 1 - 2 phút )
- Dặn dò: + Xem lại bài
 + Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét, đánh giá. Tổng kết tiết học
- 2 em đọc - Cả lớp theo dõi, nhận xét
- Lắng nghe
- 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- Lắng nghe
- Quan sát tranh, nhớ lại nội dung bài, xếp đúng thứ tự tranh: 1- 4- 3- 2
- 1 em kể, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Kể theo nhóm đôi lần lượt kể từng tranh.
- Đại diện nhóm thi kể.
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn kể hay nhất.
- 1 em đọc yêu cầu.
- Lắng nghe
- Trao đổi, thống nhất: b- d- a- c
- Theo dõi, đọc lại truyện
- 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- Bản: Danh sách HS tổ 1 lớp 2A
- Lập danh sách một nhóm từ 3 đến 5 
bạn trong tổ học tập của em theo mẫu:
- Theo dõi
Stt
Họ và tên
Nam, nữ
Ngày sinh
Nơi ở
1
...
- Trao đổi, làm bài
- Một số nhóm đọc bài – em khác nhận xét. 
- Lắng nghe, ghi nhớ
TIẾT 4
DẠY AN TOÀN GIAO THÔNG
***********************
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1
MÔN: TIẾNG VIỆT
BÀI: ÔN TẬP
A/ Mục tiêu: 
- Cho HS tập đọc lại các bài tập đọc và học thuộc lòng trong tuần 3.
B/ Các hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài:
2/Hướng dẫn ôn tập:
a/ Chia các nhóm hoạt động:
* 3 nhóm: Yếu, trung bình, khá giỏi.
b/ Giao nhiệm vụ:
- Nhóm yếu tự luyện đọc lại 2 bài TĐ và HTL.
- Nhóm trung bình luyện nối tiếp từng đoạn và đọc toàn bài cả 2 bài nêu trên.HTL 2 khổ thơ cuối bài Gọi bạn.
- Nhóm khá giỏi đọc toàn bài, liền mạch các từ, cụm từ. Tập đọc diễn cảm và HTL.
*Hướng dẫn giúp đỡ thêm cho HS
C/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS tiết sau. 
 *******************
TIẾT 2
MÔN: TOÁN
BÀI: ÔN TẬP
A/Mục tiêu:
 -Tiếp tục giúp HS ôn tập củng cố về phép cộng có dạng 9 + 5 thông qua làm bài tập ở VBT trang 16.
B/Các hoạt động dạy học: 
1/ Giới thiệu bài: 
2/Hướng dẫn HS làm bài tập:(VBT trang 16)
- Những HS có vở bài tập thì làm vào vở còn không có thì làm vào vở ô ly.
- Viết lại lần lượt các bài tập trang 16 lên bảng và gọi HS lên làm. Lớp làm vào vở.
- HS yếu làm bài tập 1,2
- HS trung bình làm bài tập 1,2,3
- HS còn lại làm các bài 1,2,3,4
+ Theo dõi hướng dẫn thêm cho HS 
3/ Chữa bài tập:
 - Chữa bài tập cho HS và nhận xét.
C/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_lop_2_tuan_3_nam_2010_2011_nguyen_thi_dieu.doc