Kế hoạch bài học Lớp 2 - Môn: Tự nhiên xã hội

Kế hoạch bài học Lớp 2 - Môn: Tự nhiên xã hội

Bài : Cơ quan vật động

 Tuần : 1 Tiết : 1

 I./ Mục tiêu:

 Sau bài học học sinh có thể:

 Kiến thức : Biết được xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.

 Kỹ năng : Hiểu được nhờ có hoạt động của cơ và xương mà cơ thể cử động được.

 Thái độ : Năng vận động sẽ giúp cho xương và cơ phát triển tốt.

 II.Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên :Tranh minh hoạ.

- Học sinh : Vở bài tập.

 

doc 75 trang Người đăng duongtran Lượt xem 6076Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học Lớp 2 - Môn: Tự nhiên xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài : Cơ quan vật động
 Tuần : 1 Tiết : 1
 Ngày dạy : 20-8-07 Ngày soạn :28-08-07
	I./ MỤC TIÊU:
	Sau bài học học sinh có thể:
	Kiến thức : Biết được xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
	Kỹ năng : Hiểu được nhờ có hoạt động của cơ và xương mà cơ thể cử động được.
	Thái độ : Năng vận động sẽ giúp cho xương và cơ phát triển tốt.
	II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên :Tranh minh hoạ.
Học sinh : Vở bài tập.
	III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1.Khởi động .
	2.Kiểm tra bài cũ.
	3.Bài mới:
 	a/ Giới thiệu.
	 b/ Các hoạt động :
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
14p
5p
5p
* Hoạt động 1:Học sinh biết 1 số cử động.
 Mục tiêu: Học sinh biết được bộ phận nào của cơ thể phải cử động khi thực hiện 1 số động tác như giơ tay, quay cổ, nghiêng người
 Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1,2,3,4 (Sách giáo khoa trang 4)
- Giáo viên yêu cầu học sinh thể hiện động tác.
 Bước 2: Giáo viên yêu cầu lớp trưởng hô cho học sinh làm động tác.
-Giáo viên nêu câu hỏi.
 Trong các động tác các em vừa làm, bộ phận nào của cơ thể cử động?
Giáo viên kết luận: Để thực hiện được những động tác trên thì đầu, mình, chân ,tay phải cử động.
Hoạt động 2:Quan sát nhận biết cơ quan vận động.
 Mục tiêu: Biết xương,cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.Học sinh nêu được vai trò của xương và cơ.
 Cách Tiến hành.
 - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành hỏi.
 + Dưới lớp da của cơ thể là gì?
 - Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh cử động. 
 Giáo viên yêu cầu học sinh cử động.
 +Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được?
*Kết luận: nhờ sự phối hợp hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
 - Bước 3:Yêu cầu học sinh quan sát hình 5,6 và hỏi.
 + Chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể?
- Kết luận: Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
Hoạt động 3: trò chơi “ vật tay”
Mục tiêu : Khắc sâu kỹ năng vận động 
Cách tiến hành :
 - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn cách chói.
 - Bước 2: Yêu cầu học sinh chơi mẫu.
 - Bước 3: Chơi theo nhóm .
 Giáo viên phổ biến cách chơi, chọn trọng tài.
*Kết luận: trò chơi cho chúng ta thấy ai khoẻ là cơ quan vận động khoẻ. Muốn cơ quan vận động khoẻ ta phải tập thể dục chăm chỉ và năng vận động.
Học sinh quan sát hình 1,2,3,4.
Học sinh giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi mình.
Lớp trưởng đứng tại chỗ hô cho các bạn thực hiện 
Đầu, mình, chân, tay cử động.
Học sinh nắm bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình.
Là xương và bắp thịt. 
Học sinh cử động ngón tay, bàn tay, cánh tay ,cổ.
Nhờ có xương và có cơ nên cơ thể cử động được.
Học sinh quan sát hình 5,6.
Xương và cơ.
2 học sinh chơi mẫu.
Học sinh chơi theo nhóm 2,3 lượt.
Học sinh hoan hô ,cổ vũ bạn thắng cuộc.
	4.Củng cố : 4p
Cho học sinh làm bài tập 1,2 trong vở bài tập.
	IV HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:1p
Nhận xét tiết học.
Về xem lại bài.
Chuẩn bài sau “Hệ cơ”. 
Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài :BỘ XƯƠNG
 Tuần : 2 Tiết : 2
 Ngày dạy: 27/08/2008 Ngày soạn : 25/08/2008
I/. MỤC TIÊU.
Sau bài học học sinh có thể.
Kiến thức : Nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể.
Kỹ năng : Hiểu rằng cần đi, đứng , ngồi đúng tư thế và không mang xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV : Tranh minh hoạ phóng to (vẽ bộ xương)
Học sinh : VBT
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/. Khởi động.
2/. Kiểm bài cũ.
Gọi một số học sinh làm động tác cử động các khớp của cơ thể.
Nhận xét.
	3.Bài mới
a)Giới thiệu bài: 1p
	Để biết trong cơ thể xương có vai trò như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài BỘ XƯƠNG.
b) Các hoạt động 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
14p
10p
Hoạt động 1: Quan sát tranh vẽ bộ xương.
Mục tiêu: Nhận biết và nói được tên một số xương của cơ thể.
Cách tiến hành:
Bước 1: làm việc theo cặp.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ bộ xương chỉ và nói tên 1 xương, khớp xương.
Giáo viên kiểm tra giúp học sinh.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
Giáo viên treo tranh vẽ bộ xương phóng to lên bảng.
Giáo viên cho học sinh thảo luận câu hỏi.
Theo em hình dạng, kích thước các xương có giống nhau không?
Nêu vài trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống và của các khớp xương như bả vai, khuỷu tay, đầu gối.
Kết luận: Bộ xương của cơ thể có rất nhiều xương , khoảng 200 chiếc với kích thước khác nhau, làm thành một khung nâng và bảo vệ các cơ quan quan trọng như: bộ não, tim, phổi  nhờ có xương có sự phối hợp điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được.
Hoạt động 2: Thảo luận và cách gìn giữ,bảo vệ bộ xương.
Mục tiêu :Hiểu được rằng cần đi đứng, ngồi đúng tư thế và không mang xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp.
Giáo viên treo tranh lên bảng.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
Giáo viên nêu câu hỏi
Tại sao hàng ngày chúng ta phải ngồi đúng tư thế?
Tại sao các em không nên mang xác vật nặng?
Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt?
Kết luận: Chúng ta đang ở tuổi mới lớn, xương còn mềm, nếu ngồi không học không ngay ngắn, ngồi học không đúng tư thế, mang xách vật nặng không đúng cách sẽ dẫn đến cong vẹo cột sống.
Muốn xương phát triển tốt chúng ta cần có thói quen ngồi học đúng tư thế, không mang vác vật nặng, đi học vác cặp trên hai vai
Học sinh quan sát hình SGK
Học sinh nói tên xương, khớp xương.
1 em chỉ vào tranh nói tên xương, khớp xương. Học sinh khác gắn vào tranh vẽ.
Học sinh thảo luận – trả lời.
Học sinh thảo luận tranh 2,3
Nhận xét trả lời.
1 em đọc yêu cầu, 1 em khác trả lời.
Cột sống của bạn Nam bị cong vẹo.
Nếu vác vật nặng sẽ bị cong vẹo cột sống.
Nếu mang, vác vật nặng sẽ dẫn đến cong vẹo cột sống.
Muốn xương phát triển tốt cần ngồi học ngay ngắng, không mang vác vật nặng.
	4.Củng cố:. 4p
Hôm nay các em học bài gì?
Giáo viên cho học sinh làm bài tập 3.
Gọi 1 em nêu yêu cầu bài tập.
Gọi 1 em lên điền
IV HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1p
Nhận xét tiết học.Tuyen dương HS tích cực xd tiết học
Rút kinh nghiệm: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài : HỆ CƠ
 Tuần : 3 Tiết : 3
 Ngày dạy: 03/09/2008 Ngày soạn: 02/09/2008
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
-Nhận biết một số vị trí và tên gọi của một số cơ của cơ thể.
-Biết cơ co duỗi được, nhờ có cơ mà cơ thể hoạt động được.
2.Kỹ năng : Nhận biết nhanh các cơ.
3.Thái độ : Ý thức rèn luyện thân thể.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Mô hình hệ cơ, hai tranh hệ cơ, hai bộ thẻ chữ.
2.Học sinh : Sách TN&XH, Vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : 1p
2.Bài cũ : 4p
Nêu vai trò của xương chân ?
Xương sườn, xương sống, xương ức bảo vệ những cơ quan nào ?
-Nhận xét đánh giá.
3.Dạy bài mới. 
a. Mở bài: 1p
-Quan sát mô tả hình dáng, khuôn mặt của bạn.
-Nhờ đâu con người có khuôn mặt hình dáng nhất định ? 
-Học bài Hệ cơ.
	B. CÁC HOẠT ĐỘNG 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
24p
Hoạt động 1 : Hệ cơ.
Mục tiêu : Nhận biết một số vị trí và tên gọi của một số cơ của cơ thể.
Cách tiến hành 
Trực quan : Tranh.
-Mô hình hệ cơ.
-GV chỉ một số cơ không nói tên.
-Kết luận : STK / tr 15.
Hoạt động 2 : Sự co giãn cơ.
Mục tiêu : Biết cơ co duỗi được, nhờ có cơ mà cơ thể hoạt động được.
Cách tiến hành 
-Em hãy tập lại các động tác : ngửa cổ, cúi gập mình, ưỡn ngực.
Hỏi đáp : Khi bạn ngửa cổ phần cơ nào co, duỗi?
-Khi bạn cúi gập mình cơ nào co, duỗi ?
 -Khi bạn ưỡn ngực cơ nào co, duỗi ?
-Làm thế nào để cơ thể săn chắc ?
-Cần tránh những việc làm nào có hại cho cơ ?
-Giáo viên tóm ý / tr 17.
Trò chơi tiếp sức : Nêu luật chơi.
-Quan sát và TLCH.
-Một số em lên chỉ.
-HS nói tên cơ đó.
-5-6 em thực hiện.
-Nhóm luyện tập : Làm động tác gập cánh tay, duỗi cánh tay và kết luận : 
-Khi gập cơ co lại, khi duỗi cơ giãn.
-Nhiều em luyện tập co duỗi cánh tay.
-1 em làm mẫu.
-Sau gáy co, cơ cổ phần trước duỗi.
-Cơ bụng co, cơ lưng duỗi.
-Cơ bụng co, cơ ngực duỗi.
-Tập thể dục thường xuyên.
-Nằm, ngồi nhiều, chơi vật cứng, ăn uống không hợp lí.
-Chia 2 nhóm chơi.
-Tập thể dục.
-Thực hành đúng bài học.
3.Củng cố : 4p
Chúng ta nên làm gì để cơ thể săn chắc ? Giáo dục tư tưởng.
IV HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1p
 Nhận xét .
-Dặn dò- tập luyện thể dục .
Rút kinh nghiệm: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ... 4 phương chính được xác định theo mặt trời.
b) Hoạt động 2: Tìm phương hướng theo mặt trời
Mục tiêu : HS biết cách xác định phương hướng bằng mặt trời.
- Phát cho mỗi nhóm 1 tranh 67 SGK
- Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi.
+ Bạn gái làm gì để xác định phương hướng?
+ Phương Đông ở đâu?
+ Phương Tây ở đâu?
+ Phướng Bắc ở đâu?
+ Phướng Nam ở đâu?
- Thực hành xác định phương hướng. Đứng xác định phương và giải thích cách xác định.
- Sau 4' gọi từng nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm.
c) Hoạt động 3: Trò chơi tìm đường trong rừng sâu.
Mục tiêu : Mặt trời luôn mọc ở phương Đông và lặn ở phương Tây.
- GV phổ biến luật chơi
+ Đông, Tây, Nam, Bắc
- GV là người thổi còi lệnh giơ biển. Con gà trống biểu tượng mặt trời mọc - buổi sáng.
Con đom đóm: mặt trời lặn -buổi chiều.
- Khi GV giơ biển hiệu nào và đưa mặt trời đến vị trí nào, 4 phương phải tìm đến đúng vị trí. Sau đó HS tìm đường sẽ phải tìm về phương mà GV gọi tên.
- Gọi 6 HS chơi thử.
- Tổ chức cho Hs chơi ( 3- 4 lần) sau mỗi lần chơi cho HS nhận xét bổ sung.
- Sau trò chơi GV tổng kết, yêu cầu HS trả lời 
+ Nêu tên 4 phương chính
+ Nêu cách xác định phương hướng bằng mặt trời.
- Cảnh ( bình minh) mặt trời mọc
- cảnh mặt trời lặn ( hoàng hôn)
- Lúc sáng
- Lúc trời tối
- Không thay đổi
- Phương Đông và phương Tây 
- Phương Nam và phương Bắc
- HS thảo luận theo tranh GV phát trả lời câu hỏi và lần lượt từng bạn trong nhóm thực hành xác định và giải thích.
- Đứng giang tay
- Ở phía bên tay phải
- Ở phéi bên tay trái
- Ở trước mặt
- Ở phía sau lưng.
- Từng nhóm cử đại diện lên trình bày.
- Hs nhận nhiệm vụ của mình như
+ 1 em làm mặt trời
+1 em làm người tìm đường.
+ 4 em làm bốn phương
4. Củng cố:
	- Hôm nay TNXH các em học bài gì?
	- Mặt trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào?
	- Cho HS nêu lại cách xác định phương hướng bằng mặt trời.
	- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
	- Vè xem lại bài
	- Chuẩn bị bài sau " mặt trăng và các sao".
Rút kinh nghiệm: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài : MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO
 Tuần : 33 Tiết : 33
 Ngày soạn : Ngày dạy 
I. MỤC TIÊU
	-Kiến thức : HS hiểu biết cơ bản về mặt trăng và các vì sao.
	-Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát mọi vật xung quanh phân biệt được trăng với sao và các đặc điểm của mặt trăng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	-GV : Các tranh minh hoạ SGK, Một số tranh về trăng sao.
 - Học sinh : SGK , xem trước bài học .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
a) * Giới thiệu bài:
b) Các hoạt động 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
a) Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Mục tiêu : biết cơ bản về mặt trăng và các vì sao.
Cách tiến hành 
- Treo tranh 2 lên bảng, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Bức tranh chụp cảnh gì?
 + Emt thấy mặt trăng hình gì?
+ Trăng xuất hiện đem lại lợi ích gì?
+ Ánh sáng của mặt trăng như thế nào, có giống mặt trời không?
b) Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về hình ảnh của mặt trăng
Mục tiêu ; Hình dạng mặt trăng 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các nội dung sau.
+ Quan sát trên bầu trời em thấy mặt trăng có hình dạng gì?
+ Em thấy trăng tròn nhất vào những ngày nào?
+ Có phải đêm nào cũng có trăng hay không?
-Yêu cầu 1 nhóm HS trình bày.
* Kết luận: Quan sát trên bầu trời, ta thấy mặt trăng có những hình dạng khác nhau. lúc hình tròn, lúc khuyết lưỡi liềmMặt tăng tròn nhất vào ngày giữa tháng âm lịch 1 tháng một lần. Có đêm có trăng, có đêm không có trăng ( những đêm cuối và đầu tháng âm lịch). Khi xuất hiện, mặt trăng khuyết, sau đó tròn dần, đến khi tròn nhất lại khuyết dần.
- GV cung cấp cho HS bài thơ.
- GV giải thích 1 số từ khó hiểu đối với HS: lưỡi trai, lá lúa, câu liêm, lưỡi liềm ( chỉ hình dạng của trăng theo thời gian)
c) Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu : biết các vì sao
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi các nội dung sau:
+ Trên bầu trời về ban đêm, ngoài mặt trăng chúng ta còn nhìn thấy những gì?
+ Hình dạng của chúng thế nào?
+ Ánh sáng của chúng thế nào?
- Yêu cầu HS trình bày.
* Tiểu kết: Các vì sao có hình dạng như đốm lửa. chúng là những quả bóng lửa tự phát sáng giống mặt trăng nhưng xa trái đất, chúng là mặt trăng của các hành tinh khác. 
- Cảnh đêm trăng.
- Hình tròn.
- Chiếu sáng trái đất vào ban đêm
- Ánh sáng dịu mát, không chói chang như mặt trời.
- 1 nhóm HS nhanh nhất trình bày, các nhóm HS khác chú ý nghe nhận xét bổ sung.
- 1, 2 HS đọc bài thơ 
Mùng một lưỡi trai
Mùng hai lá lúa
Mùng sáu thật trăng
-HS thảo luận cặp đôi
Cá nhân trình bày.
4. Củng cố:
- GV phát giấy cho HS yêu cầu các em vẽ bầu trời ban đêm theo em tưởng tượng ( có trăng và các vì sao).
 Sau 5' GV cho HS trình bày tác phẩm của mình.
	- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
	- Về xem lại bài.
	- Chuẩn bị bài sau " ôn tập".
Rút kinh nghiệm: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài : ÔN TẬP TỰ NHIÊN
 Tuần : 34 Tiết : 34
 Ngày soạn : Ngày dạy 
I. MỤC TIÊU:
	-Kiến thức : HS có những hiểu biết cơ bản về mặt trăng và các vì sao.
	- Rèn luyện kỹ năng: quan sát mọi vậtï xung quanh phân biệt được trăng với các sao và đặc điểm của mặt tăng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	GV :- Các tranh, sảnh trong SGK trang 68, 69.
Một số tranh về trăng sao - tranh có liên quan đến chủ đề.
Học sinh : dụng cụ học tập sách vở .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động : BCSS
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
*a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
a) Hoạt động 1: Ai nhanh tay, nhanh mắt hơn.
Mục tiêu : Nhớ lại kiến thức đã học 
Cách tiến hành 
	- Chuẩn bị nhiều tranh liên quan đến chủ đề.
- Chuẩn bị tên bảng 2 bảng ghi có nội dung như sau:
nơi sống
con vật
Cây cối
Trên cạn
Dưới nước
Trên không
Trên cạn dưới nước.
- Chia lớp thành 2 đội - GV phổ biến luật chơi
- GV nhận xét kết luận.
* Loài vật và cây cối sống được ở khắp mọi nơi: trên cạn, dưới nước, trên không, trên cạn và dưới nước.
b) Hoạt động 2: An về nhà đúng
Mục tiêu ; xác định phương hướng 
Cách tiến hành 
	- GV chuẩn bị tranh vẽ sau của HS ở bài 32 về ngôi nhà và phương hướng của nhà ( mỗi đội 5 bức vẽ)
	- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 người.
	- Phổ biến cách chơi: tiếp sức.
	- Người thứ nhất lên xác định hướng ngôi nhà, sau đó người thứ 2 lên tiếp sức , gắn hướng ngôi nhà.
	- Đội nào gắn đúng, nhanh thắng cuộc.
	- Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bổ sung.
	- GV chốt lại kiến thức.
c) Hoạt động 3: Hùng biện về bầu trời.
Mục tiêu ; Tìm hiểu về mặt trời, mặt trăng 
- Yêu cầu nhóm làm việc trả lời câu hỏi
+ Em biết gì về bầu trời, ban ngày và ban đêm ( có những gì, chúng như thế nào?)
- Cho lớp thảo luận đi lại giúp đỡ các nhóm.
- Sau 7' cho các nhóm trình bày kết quả.
+ Mặt trăng và mặt trời có gì giống nhau về hình dạng? có gì khác nhau
+Mặt trời và các sao có gì giống nhau không? ở điểm nào?
- học sinh tham gia trò chơi 
- Trưởng nhóm nêu câu hỏi các thành viên trả lời sau đó phân công ai nói phần nào. Chuẩn bị thể hiện kết quả dưới dạng kịch.
- Các nhóm trình bày trong khi nhóm này trình bày thì nhóm khác nghe và nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi.
4. Củng cố:
	- GV phát phiếu yêu cầu HS làm bài tập.
	- HS làm bài vào phiếu
1) Đánh dấu X vào trước các ô mà em cho là đúng
 	Mặt trời và mặt trăng đều ở xa trái đất.
 	Cây chỉ sống trên cạn và dưới nước.
	Loài vật có rất nhiều lợi ích.
	Trái đất được chiếu sáng và sưởi ấm bởi các vì sao.
	Loài vật sống được ở trên cạn, dưới nước, bay lượn trên không.
	Cây chỉ có ích lợi là che bóng mát cho con người.
	Trăng lúc nào cũng sáng.
2) Nối từng ô bên trái với 1 ô bên phải
Mặët trời
Tròn giống như 1 quả bóng lửa ở xa trái đất có tác dụng chiếu sáng và sưởi ấm trái đất.
Mặt trăng
Sống ở dưới nước trên mặt đất, cung cấp thức ăn cho người và động vật.
Thực vật
Sống tên cạn dưới nước, bay lượn trên không
Động vật
Có hình tròn ở xa trái đất, chiếu sáng trái đất.
3) Kể tên:
a/. 2 con vật sống trên cạn.
2 con vật sống dưới nước
b/. 2 loại cây sống trên cạn
2 loại cây sống dưới nước
c/. Nhìn lên bầu trời em thấy những gì?.
5. Dặn dò:
	- Về xem lại bài.	- Chuẩn bị bài ( kiểm tra thi học kỳ I).
-------------------------------------------------------------------
KIỂM TRA CUỐI NĂM
 Tuần : 35 Tiết : 35
 Người soạn : Người dạy :
Ngàythángnăm
Khối trưởng
Ngàythángnăm
Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXHH2.doc