Kế hoạch bài học khối 2 - Tuần 20

Kế hoạch bài học khối 2 - Tuần 20

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu nội dung: Con người chiến thắng Thần Gió tức là chiến thắng thiên nhiên. Nhờ vào quyết tâm và lao động. Nhưng cũng biết sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên. (Trả lời được CH1,2,3,4).

* HS khá, giỏi: Trả lời được CH 5

II. Chuẩn bị:

- GV: Tranh. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 33 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học khối 2 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 20, Từ ngày 11 tháng 01 năm 2010 đến ngày 15 tháng 01 năm 2010
Thứ
Mơn học
Bài dạy
PPCT
Tiết
Hai
11/01
Chào cờ 
Tập đọc 
Tập đọc 
Tốn 
Tập viết 
Ơng Mạnh thắng thần giĩ – tiết 1. 
Ơng Mạnh thắng thần giĩ – tiết 2. 
Bảng nhân 3.
Chữ Q hoa. 
20
58
59
96
20
1
2
3
4
5
Ba
12/1
Thể dục 
Tốn 
Kể chuyện 
Chính tả 
Âm nhạc 
Đứng kiểng gĩt TC: Chạy đổi, .. 
Luyện tập.
Ơng Mạnh thắng thần giĩ. 
NV: Giĩ. 
Ơn bài: trên con đường đến trường. 
39
97
20
39
20
1
2
3
4
5
Tư
13/1
Tập đọc 
Tốn 
Đạo đức 
Tự nhiên XH 
Mùa Xuân Đến. 
Bảng nhân 4. 
Trả lại của rơi - tiết 2. 
An tồn khi đi các phương tiện giao thơng. 
60
98
20
20
1
2
3
4
Năm
14/1
Thể dục 
Tốn 
LT và câu 
Thủ cơng 
Một số bài tập RLTTCB – TC: chạy.. 
Luyện tập. 
Từ ngữ về thời tiết. Đặt câu và TLCH Khi nào? Dấu chấm, dấu chấm than. 
Cắt, gấp trang trí thiệp chúc mừng. 
40
99
20
20
1
2
3
4
Sáu
15/1
Tốn 
Chính tả 
Mỹ thuật 
TLV 
Sinh hoạt 
Bảng nhân 5. 
NV: Mưa bĩng mây. 
VTM: Vẽ túi xách. 
Tả ngắn về bốn mùa. 
100
40
20
20
20
1
2
3
4
5
 Thứ hai ngày 11 tháng 01 năm 2010
TIẾT 2 + 3: TẬP ĐỌC
PPCT 58 +59 - ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong bài. 
- Hiểu nội dung: Con người chiến thắng Thần Gió tức là chiến thắng thiên nhiên. Nhờ vào quyết tâm và lao động. Nhưng cũng biết sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên. (Trả lời được CH1,2,3,4).
* HS khá, giỏi: Trả lời được CH 5
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
TG 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1
4
25
30
5
1. Ổn định: 
2. Bài cũ Thư Trung thu
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Thư Trung thu.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
a. Giới thiệu: 
- Treo tranh và giới thiệu.
b. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp từng câu. 
 Gọi HS đọc từng đoạn nối tiếp nhau. Chú ý ngắt giọng đúng một số câu.
- HS đọc các từ được chú giải gắn với từng đoạn đọc. 
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh (đoạn 3, 5).
TIẾT 2
c. Tìm hiểu bài
Câu 1: Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận?
- GV cho HS quan sát tranh, ảnh về dông bão, nhận xét sức mạnh của Thần Gió, nói thêm: Người cổ xưa chữa biết cách chống lại gió mưa, nên phải ở trong các hang động, hốc đá.
Câu 2: Kể lại việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió.
Câu 3: Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay.
- GV liên hệ so sánh ngôi nhà xây tạm bằng tranh tre nứa lá với những ngôi nhà xây dựng kiên cố bằng bêtông cốt sắt.
Câu 4: Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình?
Câu 5: Ông Mạnh tượng trưng cho ai? Thần Gió tượng trưng cho cái gì?
- GV hỏi HS về ý nghĩa câu chuyện.
Luyện đọc lại
- HS tự phân vai và thi đọc lại truyện.
- Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi: Để sống hòa thuận, thân ái với thiên nhiên, các em phải làm gì?
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài Thư Trung thu và trả lời câu hỏi cuối bài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc câu.
- Luyện phát âm từ có âm, vần khó, dễ lẫn.
- HS đọc đoạn. 
- Luyện đọc câu.
- Các nhóm đọc đoạn.
- Các nhóm đọc và thi đua.
+ Thần Gió xô ông Mạnh ngã lăn quay. Khi ông nổi giận, Thần Gió còn cười ngạo nghễ, chọc tức ông.
- Ông vào rừng lấy gỗ, dựng nhà. Cả 3 lần đều bị quật đỗ nên ông quyết định xây một ngôi nhà thật vững chãi. Ông đẵn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to để làm tường.
- Hình ảnh: câu cối xung quanh ngôi nhà đã đỗ rạp trong khi ngôi nhà vẫn đứng vững.
- Ông Mạnh an ủi Thần Gió và mời Thần Gió thỉnh thoảng tới chơi.
- Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Ông Mạnh tượng trưng cho con người. Nhờ quyết tâm lao động, con người đã chiến thắng thiên nhiên và làm cho thiên nhiên trở thành bạn của mình.
- HS thi đọc truyện.
- Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống
TIẾT 4: TOÁN
PPCT 96 - BẢNG NHÂN 3
I. Mục tiêu:
- Lập được bảng nhân 3.
- Nhớ được bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).
- Biết đếm thêm 3.
- Làm được các BT: 1, 2, 3
II. Chuẩn bị:
- GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 3 chấm tròn hoặc 3 hình tam giác, 3 hình vuông. Kẻ sẵn nội dung BT 3 lên bảng.
- HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy - học: 
TG 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1
4
25
5
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
- Nhận xét cho điểm HS.
3. Bài mới:
Giới thiệu: 
 Hướng dẫn lập bảng nhân 3.
- Cho HS lấy 1 tấm bìa có 3 chấm tròn 
- Có mấy chấm tròn?
- GV gắn 1 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng 
- Ba chấm tròn được lấy mấy lần?
- Ba được lấy mấy lần?
- 3 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 3x1=3
- GV gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng 
- Vậy 3 được lấy mấy lần?
- 3 nhân với 2 bằng mấy?
- Viết lên bảng phép nhân: 3 x 2 = 6 và yêu cầu HS đọc phép nhân này.
- Hướng dẫn HS lập phép tính còn lại tương tự như trên.
- HS đọc bảng nhân 3 vừa lập được, cho HS thời gian để tự học thuộc bảng nhân 3 này.
- Xoá dần bảng con cho HS đọc thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
v Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- HS viết tóm tắt và trình bày bài giải vào vở. 
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét và cho điểm bài làm của HS.
Bài 3:
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
- Tiếp sau đó là 3 số nào?
- Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 3.
- Yêu cầu tự làm bài tiếp, sau đó chữa bài rồi cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3 vừa học.
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà học cho thật thuộc bảng nhân 3.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- 2 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở nháp.
- Nghe giới thiệu
- HS lấy 1 tấm bìa có 3 chấm tròn 
- Có 3 chấm tròn.
- Ba chấm tròn được lấy 1 lần.
- Ba được lấy 1 lần.
- HS đọc phép nhân 3;
3 nhân 1 bằng 3.
- HS lấy tiếp và nêu
- Bằng 6.
- Đó là phép tính 3 x 2
- 3 nhân 2 bằng 6.
- Lập các phép tính 3 nhân với 3, 4,..., 10 theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 3.
- Yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
- HS đọc đề bài.
- Có tất cả 10 nhóm.
- Ta làm phép tính 3 x 10
- Làm bài:
- HS trả lời.
- Số 3.
- Số 6
- Nghe giảng.
- Làm bài tập.
- Một số HS đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
TIẾT 5: TẬP VIẾT
PPCT 20 – CHỮ Q HOA 
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ Q hoa (1 dịng cỡ vừa, 1 dịng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng; Quê (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); Quê hương tươi đẹp (3 lần).
- HS khá giỏi viết đúng và đủ các dòng tập viết ở lớp.
- Góp phần rèn luyện tính cẩn thận
II. Chuẩn bị:
- GV: Chữ mẫu Q. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. - HS: Bảng, vở
III. Các hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1
4
25
5
1. Ổn định: 
2. Bài cũ:
- Kiểm tra vở viết.
- Yêu cầu viết: P
- Hãy nhắc lại câu ứng dụng.
- Viết: Phong cảnh hấp dẫn. 
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 
- GV nêu mục đích và yêu cầu.
- Nắm được cách nối nét từ các chữ cái viết hoa sang chữ cái viết thường đứng liền sau chúng.
b. Hướng dẫn viết chữ cái hoa
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ Q 
- Chữ Q cao mấy li? 
- Gồm mấy đường kẻ ngang?
- Viết bởi mấy nét?
- GV chỉ vào chữ Q và miêu tả: 
+ Gồm 2 nét – nét 1 giống nét 1 của chữ O, nét 2 là nét cong dưới có 2 đầu uốn ra ngoài không đều nhau.
- GV viết bảng lớp.
- GV hướng dẫn cách viết:
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
c. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
* Treo bảng phụ
Giới thiệu câu: Quê hương tươi đẹp.
Quan sát và nhận xét:
- Nêu độ cao các chữ cái.
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
- Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
- GV viết mẫu chữ: Quê lưu ý nối nét Q và uê.
HS viết bảng con
* Viết: : Quê 
- GV nhận xét và uốn nắn.
d. Viết vở
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
4. Củng cố – Dặn dò:
- GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
- Chuẩn bị: Chữ hoa R 
- HS nêu câu ứng dụng.
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát
- 5 li
- 6 đường kẻ ngang.
- 2 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- Q : 5 li
- g, h : 2,5 li
- t, đ, p : 2 li
- u, e, ư, ơ, n, i : 1 li
- Dấu nặng (.) dưới e
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- Vở Tập viết
- HS viết vở
- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
Thứ Ba ngày 12 tháng 01 năm 2010
TIẾT 1: THỂ DỤC
PPCT 39 - ĐỨNG KIỂNG GÓT HAI TAY CHỐNG HÔNG 
TRÒ CHƠI: CHẠY ĐỔI CHỔ, VỖ TAY NHAU
I Mục tiêu:
- Biết giữ thăng bằng khi đứng kiểng gót hai tay chống hông và dang ng ... t thuộc bảng nhân 5.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở nháp:
 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5 = 15
	5 + 5 + 5 + 5 = 5 x 5 = 20
- Nghe giới thiệu.
- Quan sát hoạt động của GV và trả lời có 5 chấm tròn.
- Năm chấm tròn được lấy 1 lần.
- HS đọc phép nhân: 5 nhân 1 bằng 5.
- Lập các phép tính 5 nhân với 3, 4, 5, 6, . . ., 10 theo hướng dẫn của GV.
- Nghe giảng.
- Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 5 lần, sau đó tự học thuộc lòng bảng nhân 5.
- Đọc bảng nhân.
- Yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
- HS đọc
- HS làm bài:
- Bài toán yêu cầu chúng ta đếm thêm 5 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- Số đầu tiên trong dãy số này là số 5.
- Mỗi số đứng sau hơn mỗi số đứng ngay trước nó 5 đơn vị.
- Làm bài tập.
- Một số HS đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
TIẾT 2: CHÍNH TẢ
PPCT 40 - (Nghe – viết) MƯA BÓNG MÂY
I. Mục tiêu:
- Nghe và viết lại chính xác bài chính tả. Biết trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ và các dấu câu trong bài.
- Làm được bài tập 2 a/b. Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh vẽ minh họa bài thơ (nếu có). Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả.
- HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
TG 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1
4
25
25
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Gió
- Gọi 3 HS lên bảng viết.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu:
Cho hs Qsát tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
b. Hướng dẫn viết chính tả 
* Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
- GV đọc bài thơ Mưa bóng mây.
- Cơn mưa bóng mây giống các bạn nhỏ ở điểm nào?
* Hướng dẫn cách trình bày
- Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
- Các chữ đầu câu thơ viết ntn?
- Trong bài thơ những dấu câu nào được sử dụng?
- Giữa các khổ thơ viết như thế nào?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS đọc các từ khó dễ lẫn và các từ khó viết.
- Tìm trong bài các chữ có vần: ươi, ươt, oang, ay?
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
* Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.
- HS đọc lại bài thơ 1 lần trước khi viết bài.
* Soát lỗi
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa.
* Chấm bài
- Thu chấm 10 bài.
- Nhận xét bài viết.
v Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- GV đổi tên bài thành: Nối mỗi từ ở cột A với mỗi từ thích hợp ở cột B.
- GV chuẩn bị sẵn nội dung bài tập 2 vào 4 tờ giấy to phát cho mỗi nhóm.
- Nhận xét, chữa bài cho từng nhóm.
- Đáp án:
 A	 B	 A	 B
sương ----- mù chiết ----- cành
xương ----- rồng chiếc ----- lá
đường sa	 tiết	 nhớ
phù	 xa	 tiếc	 kiệm
thiếu -----sót	hiểu ----- biết
xót ------- xa	 biếc----- xanh
- Tổng kết cuộc thi.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
- HS thực hiện.
- Bức tranh vẽ cảnh trời vừa mưa vừa nắng.
- 1 HS đọc lại bài.
- Cũng làm nũng mẹ, vừa khóc xong đã cười.
- Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 5 chữ.
- Viết hoa.
- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
- Để cách một dòng.
- làm nũng. hỏi, vở, chẳng, đã.
- Thoáng, mây, ngay,ướt, cười.
- 4 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
- HS nghe – viết.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Thảo luận nhóm và làm. Nhóm nào làm xong trước thì mang dán lên bảng.
TIẾT 3: MĨ THUẬT 
PPCT 20 – VẼ THEO MẪU: VẼ CÁI TÚI XÁCH
I/Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được đặc điểm của một vài loại túi xách.
- Biết vẽ cái túi xách.
- Vẽ được cái túi xách theo mẫu.
- HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ can đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Sưu tầm một số túi xách có hình dáng trang trí khác nhau; Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ; Bài vẽ của học sinh năm trước.
Học sinh: Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ; Bút vẽ, màu vẽ.
III/ Các hoạt động dạy và học:
TG 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1
4
25
5
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa.
a.Quan sát, nhận xét:
- Treo một vài cái túi xách hướng dẫn học sinh nhận xét.
- Hình dáng của túi xách như thế nào?
- Túi xách có màu sắc như thế nào?
- Túi xách có những bộ phận nào?
b.Cách vẽ cái túi xách:
- Chọn một cái túi xách treo bảng.
- Vẽ phác lên một khung hình vừa với cái túi định vẽ.
- Phác nét chính của túi xách và tay xách.
- Vẽ các nét chi tiết như: thân, đáy, tay chỉnh sửa cho giống.
- Trang trí theo ý thích.
c. Thực hành:
Giới thiệu bài học sinh trước.
-Gợi ý các em vẽ cho đẹp, cân đối- Quan sát học sinh làm bài và hướng dẫn các em.
d. Nhận xét, đánh giá:
- Trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp.
- Chọn ra sản phẩm đẹp, nhận xét.
- Chấm điểm, động viên các em.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Hoàn thành bài, quan sát dáng người.
Lấy đồ dùng học tập.
Nhắc tựa.
Quan sát và trả lời câu hỏi theo nhóm.
- Túi xách có nhiều hình dáng khác nhau. Cũng có nhiều màu sắc khác nhau.
- Có miệng, thân túi, đáy túi, quai túi.
- Quan sát bài và tìm ra cách vẽ cho bài của mình.
- Vẽ bài.
- Cùng giáo viên nhận xét bài.
Nhận xét tiết học.
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
PPCT 20 - TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA
I. Mục tiêu:
- Đọc và trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài văn ngắn (BT1).
- Dựa vào gợi ý, viết được 1 đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè (BT2).
- Bước đầu biết nhận xét và chữa lỗi câu văn cho bạn.
- GDMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài, giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
- GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ. Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
- HS: SGK. Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
TG 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1
4
25
5
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Đáp lời chào, lời tự giới thiệu.
- Gọi HS đóng vai xử lý các tình huống trong bài tập 2 SGK.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV đọc đoạn văn lần 1.
- Gọi 3 – 5 HS đọc lại đoạn văn.
- Bài văn miêu tả cảnh gì?
- Tìm những dấu hiệu cho con biết mùa xuân đến?
- Mùa xuân đến, cảnh vật thay đổi như thế nào?
- Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào?k
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn.
Bài 2:
- GV hỏi để HS trả lời thành câu văn.
- Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm?
- Mặt trời mùa hè ntn?
- Khi mùa hè đến cây trái trong vườn như thế nào?
- Mùa hè thường có hoa gì? Hoa đó đẹp như thế nào?
- HS viết đoạn văn vào nháp.
- Gọi HS đọc và gọi HS nhận xét đoạn văn của bạn.
- GV chữa bài cho từng HS. Chú ý những lỗi về câu từ
4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết đoạn văn vào Vở.
- Chuẩn bị: Tả ngắn về loài chim.
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi.
- HS đọc.
- Mùa xuân đến.
- Mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức, không khí ấm áp. Trên các cành cây đều lấm tấm lộc non. Xoan sắp ra hoa, râm bụt cũng sắp có nụ.
- Nhiều HS nhắc lại.
- Trời ấm áp, hoa, cây cối xanh tốt và tỏa ngát hương thơm.
- Nhìn và ngửi.
- HS đọc.
- Mùa hè bắt đầu từ tháng 6 trong năm.
- Mặt trời chiếu những ánh nắng vàng rực rỡ.
- Cây cam chín vàng, cây xoài thơm phức, mùi nhãn lồng ngọt lịm
- Hoa phượng nở đỏ rực một góc trời.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- Viết trong 5 đến 7 phút.
- HS được đọc và chữa bài.
TIẾT 5: SINH HOẠT LỚP 
Tuần 20
1. Mục tiêu: 
- Đánh giá hoạt động trong tuần.
- Nêu kế hoạch tuần tới.
2.Đánh giá hoạt động:
- HS đi học đều, đúng giờ, chăm ngoan.
- Vệ sinh trường, lớp, thân thể sạch đẹp.
- Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè.
- Ra vào lớp có nề nếp. Có ý thức học tập tốt như: ..................................................
- Học tập tiến bộ như: ................................................................................................
 Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học như: ........................................................
- Đồ dùng học tập thiếu như: .....................................................................................
- Hay nói chuyện riêng trong lớp: .............................................................................
3. Kế hoạch:
- Duy trì nề nếp cũ.
- Giáo dục HS kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà.
- Có đầy đủ đồ dùng học tập; tự quản tốt.
- Phân công HS giỏi kèm HS yếu; hướng dẫn học bài, làm bài ở nhà.
TỔ KHỐI
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 20 day du 3 cot CKT.doc