Kế hoạch bài học Khối 2 - Tuần 05

Kế hoạch bài học Khối 2 - Tuần 05

MÔN: TẬP ĐỌC

CHIẾC BÚT MỰC

(CKT trang: SGK trang: )

I. Mục tiêu

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ND: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn.( Trả lời được các câu hỏi 2,3,4,5)

- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 1.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh, bảng phụ: từ, câu, bút dạ.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động

 

doc 30 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học Khối 2 - Tuần 05", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5:
Thứ ngày tháng năm 20
MÔN: TẬP ĐỌC
CHIẾC BÚT MỰC
(CKT trang: SGK trang: )
I. Mục tiêu
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn.( Trả lời được các câu hỏi 2,3,4,5)
- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 1.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, bảng phụ: từ, câu, bút dạ.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Giáo Viên
Học Sinh
1. Khởi động 
2. Bài cũ Trên chiếc bè
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
GV treo tranh.
Đây là giờ viết bài của lớp 1A. Bạn Lan và Mai vẫn viết bút chì. Khi cô cho bạn Lan bút mực. Khi lấy xong Lan gục mặt khóc và chuyện gì đã xảy ra với Lan, chúng ta tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Luyện đọc
Ÿ Mục tiêu: Đọc đúng các từ khó.
Ÿ Phương pháp: Phân tích, luyện tập.
* ĐDDH:Bảng phụ: từ khó.
GV đọc mẫu toàn bài, tóm nội dung. Khi Lan quên bút Mai đã cho bạn mượn bút của mình nhưng khi nghe cô nói sẽ cho Mai bút mực Mai rất tiếc nhưng vẫn đưa cho bạn dùng.
GV chia đoạn: 4 đoạn.
GV giao cho nhóm tìm từ cần luyện đọc và từ cần giải nghĩa.
Đoạn 1:
Nêu từ cần luyện đọc?
Nêu từ chưa hiểu nghĩa.
+ Hồi hộp
Đoạn 2:
Nêu từ cần luyện đọc?
Nêu từ chưa hiểu nghĩa.
+ Loay hoay
+ Quyết định
Đoạn 3:
Nêu từ cần luyện đọc?
Nêu từ chưa hiểu nghĩa.
+ Ngạc nhiên
v Hoạt động 2: Luyện đọc
Ÿ Mục tiêu: Biết cách ngắt nghỉ ở câu dài.
Ÿ Phương pháp: Luyện tập
* ĐDDH:Bảng phụ: câu, bút dạ.
Ngắt câu dài
Thế là trong lớp/ chỉ còn mình em/ viết bút chì/ cô giáo hỏi cả lớp/ ai có bút mực thừa không/ và không ai có/
Nhưng hôm nay/ cô định cho em viết bút mực/ vì em viết khá rồi.
Luyện đọc bài
4. Củng cố – Dặn dò 
GV tổ chức cho từng nhóm HS thi đua.
 - Chuẩn bị: Tiết 2.
- Hát
- HS nêu.
- Luyện đọc lớp
- 1 HS đọc.
- Lớp đọc thầm.
- Hoạt động nhóm
- Nhóm thảo luận đại diện trình bày.
- HS đọc đoạn 1, 2 
- Bút mực, sung sướng, buồn
à không yên lòng, chờ đợi 1 điều sắp sảy ra.
- HS đọc đoạn 3
- Nức nở, ngạc nhiên, mượn, loay hoay.
à không biết nên làm thế nào
à dứt khoát chọn 1 cách.
- HS đọc đoạn 4
- Giúp đỡ, tiếc, lọ mực
à lấy làm lạ.
- Hoạt động cá nhân.
- Mỗi HS đọc 1 câu liên tục đến hết bài.
- HS đại diện lên thi đọc.
- Lớp đọc đồng thanh.
Tuần 5:
Thứ ngày tháng năm 20
 MÔN: TẬP ĐỌC
CHIẾC BÚT MỰC (tt)
(CKT trang: SGK trang: )
I. Mục tiêu
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn.( Trả lời được các câu hỏi 2,3,4,5)
- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 1.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu giao việc. Bảng phụ: câu, đoạn.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Giáo Viên
Học Sinh
1. Khởi động 
2. Bài cũ Tiết 1
Cho HS đọc câu, đoạn.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Tiết 2.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
Ÿ Mục tiêu: Hiểu nội dung bài
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, trực quan.
* ĐDDH: Phiếu giao việc.
GV giao việc cho từng nhóm.
Đoạn 1:
Những từ ngữ chi tiết nào cho thấy Mai rất mong được viết bút mực?
Đoạn 2:
Chuyện gì đã xảy ra với Lan?
Nghe cô hỏi, Mai loay hoay với hộp bút ntn? Vì sao?
Cuối cùng Mai quyết định ra sao?
Đoạn 3:
Khi biết mình cũng được cô giáo cho viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào?
Tại sao cô giáo bằng lòng với ý kiến của Mai?
v Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm (đoạn 4, 5)
Ÿ Mục tiêu: HS đọc diễn cảm (đoạn 4, 5)
Ÿ Phương pháp: Thực hành
* ĐDDH: Bảng phụ: câu, đoạn.
GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 4, 5.
GV đọc mẫu.
Lưu ý về giọng điệu.
GV uốn nắn, hướng dẫn
4. Củng cố – Dặn dò 
GV cho HS đọc theo phân vai.
Trong câu chuyện này em thấy Mai là người ntn?
Nêu những trường hợp em đã giúp bạn?
 - Nhận xét tiết học.
Đọc lại bài thật diễn cảm.
Chuẩn bị: Mục lục sách.
- Hát
- HS đọc.
- Hoạt động nhóm
- HS thảo luận, đại diện trình bày.
- HS đọc đoạn 1
- Thấy Lan được cô cho viết bút mực, Mai buồn lắm vì chỉ còn mình em viết bút chì thôi
- HS đọc đoạn 2
- Lan được viết bút mực nhưng quên bút. (HS yếu)
- Mai mở ra đóng lại mãi. Vì em nửa muốn cho bạn mượn, nửa lại tiếc.
- Lấy bút cho Lan mượn.
- HS đọc đoạn 3
- Mai thấy tiếc nhưng rồi vẫn cho Lan mượn. Hoặc 2 người thay nhau viết.
- Vì thấy Mai biết nhường nhịn giúp đỡ bạn.
- HS đọc.
- 2 đội thi đua đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét 
- Bạn tốt, biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn.
- HS nêu.
Tuần 5:
Thứ ngày tháng năm 20
MÔN: TOÁN
Tiết 23 : HÌNH TỨ GIÁC – HÌNH CHỮ NHẬT
(CKT trang: SGK trang: )
I. Mục tiêu
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác
- Biết nối các điểm để có hình chữ nhật, hình tứ giác
II. Chuẩn bị
GV: 1 số miếng bìa tứ giác, hình chữ nhật.Bảng phụ.
HS: SGK
III. Các hoạt động
Giáo Viên
Học Sinh
1. Khởi động 
2. Bài cũ Luyện tập
GV cho HS làm trên bảng con và bảng lớp.
Đặt tính rồi tính.
47 + 32	48 + 33
68 + 11	28 + 7
Đọc bảng 8 cộng với 1 số.
Thầy nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Giới thiệu hình tứ giác, hình chữ nhật.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Giới thiệu hình tứ giác.
Ÿ Mục tiêu: nhận dạng được hình tứ giác.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận nhóm.
* ĐDDH: Hình tứ giác vàhình chữ nhật mẫu
GV cho HS quan sát và giới thiệu.
* Đây là hình tứ giác.
Hình tứ giác có mấy cạnh?
Có mấy đỉnh?
GV vẽ hình lên bảng
N
M
B
H
G
C
A
I
E
Q
P
D
GV đọc tên hình
Hình tứ giác ABCD, hình tứ giác MNQP, hình tứ giác EGHI.
GV chỉ hình:
Có 4 đỉnh A, B, C, D
Có 4 cạnh AB, BC, CD, DA.
* Giới thiệu hình chữ nhật.
GV cho HS quan sát hình và cho biết có mấy cạnh, mấy đỉnh? Các cạnh ntn với nhau?
Tìm các đồ vật có hình chữ nhật.
N
M
B
GV cho HS quan sát hình và đọc tên.
G
E
H
Q
P
I
A
C
D
Hình tứ giác và hình chữ nhật có điểm nào giống nhau?
v Hoạt động 2: Thực hành
Ÿ Mục tiêu: Làm được các bài tập về hình tứ giác.
Ÿ Phương pháp: Luyện tập
* ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 1:
Nêu đề bài?
GV quan sát giúp đỡ.
Bài 2:
Nêu đề bài?
GV cho HS tô màu, lưu ý tìm hình tứ giác để tô.
GV giúp đỡ, uốn nắn.
4. Củng cố – Dặn dò 
Hình chữ nhật có mấy cạnh? Có mấy đỉnh?
Hình tứ giác có mấy cạnh? Có mấy đỉnh?
GV cho HS thi học và ghi tên hình.
D
K
N
M
E
Q
H
G
Xem lại bài
Chuẩn bị: Bài toán về nhiều hơn.
- Hát
- 4 cạnh
- 4 đỉnh
- HS quan sát, nghe
- HS nêu đỉnh và cạnh của 2 hình còn lại
- HS trình bày.
- Có 4 cạnh, 4 điểm.
- Có 2 cạnh dài bằng nhau
- Có 2 cạnh ngắn bằng nhau
- Mặt bàn, bảng, quyển sách, khung ảnh.
- Có 4 đỉnh A, B, C, D
- Có 4 cạnh AB, BC, CD, DA.
- Hình chữ nhật ABCD, MNQP, EGHI.
- Đều có 4 đỉnh và 4 cạnh.
- Nối các điểm để được hình tứ giác, hình chữ nhật. (HS yếu)
- HS nối.
- Tô màu vào các hình trong hình vẽ.
- HS tô
- 4 cạnh, 4 đỉnh
- 4 cạnh, 4 đỉnh
Tuần 5:
Thứ ngày tháng năm 20
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết 5 : GỌN GÀNG, NGĂN NẮP
(CKT trang: SGK trang: )
I. Mục tiêu
- Biết cần phải giữû gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào
- Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu thảo luận
HS: Dụng cụ, SGK.
III. Các hoạt động
Giáo Viên
Học Sinh
1. Khởi động 
2. Bài cũ Thực hành
Nhận và sửa lỗi có tác dụng gì?
Khi nào cần nhận và sửa lỗi?
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Chỗ học, chỗ chơi đồ đạc được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng thì có tác dụng ntn? Cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Đọc truyện ngăn nắp và trật tự
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS biết phân biệt gọn gàng , ngăn nắp và chưa tốt.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
* ĐDDH: Tranh, phiếu thảo luận
Treo tranh minh họa.
Yêu cầu các nhóm hãy quan sát tranh treo trên bảng và thảo luận theo các câu hỏi trong phiếu thảo luận sau:
Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
Bạn làm như thế nhằm mục đích gì?
- GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm thảo luận.
- Kết luận: Các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt.
v Hoạt động 2: Phân tích truyện: “ Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi”
Ÿ Mục tiêu: Nghe kể câu chuyện
Ÿ Phương pháp: Trực quan, kể chuyện.
* ĐDDH: Tranh, phiếu thảo luận
Yêu cầu: Các nhóm hãy chú ý nghe câu chuyện và thảo luận để trả lời câu hỏi:
Tại sao cần phải ngăn nắp, gọn gàng?
Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì sẽ gây ra hậu quả gì?
 - GV đọc (kể ) câu chuyện.
Tổng kết lại các ý kiến của các nhóm.
Kết luận: Tính bừa bãi khiến nhà cửa lộn xộn, làm mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở và đồ dùng khi cần đến. Do đó các em nên giữ thói quen gọn gàng, ngăn nắp khi sinh hoạt.
v Hoạt động 3: Xử lí tình huống:
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS biết xử lí các tình huống.
Ÿ Phương pháp: Thảo luận.
* ĐDDH: Tranh, phiếu thảo luận các tình huống
GV chia lớp thành nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy nhỏ có ghi tình huống và phiếu thảo luận. Yêu cầu thảo luận tìm cách xử lí tình huống đã nêu.
Gọi từng nhóm trình bày ý kiến. Sau mỗi lần các nhóm trình bày, cả lớp cùng nhận xét và kết luận về cách xử lí đúng.
 ... n, trực quan
* ĐDDH:
Có 7 que tính, lấy thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả mấy que tính.
GV chốt bằng que tính
Đính trên bảng 7 que tính sau đính thêm 5 que tính nữa Thầy gộp 7 que tính với 3 que tính để có 1 chục (1 bó) que tính. Vậy 7 + 5 = 12
GV nhận xét
GV yêu cầu HS lập bảng cộng dạng 7 cộng với 1 số.
GV nhận xét.
v Hoạt động 2: Thực hành
Ÿ Mục tiêu: Làm bài tập và giải bài toán về nhiều hơn.
Ÿ Phương pháp: Luyện tập
* ĐDDH:
Bài 1:
Nêu yêu cầu đề bài?
GV uốn nắn hướng dẫn.
Bài 2:
Nêu yêu cầu?
Bài 4:
Đề bài cho gì?
Đề bài hỏi gì?
Tìm tuổi anh ta phải làm ntn?
4. Củng cố – Dặn dò 
GV cho HS thi đua điền dấu +, - vào phép tính.
Xem lại bài: Làm bài 4
Chuẩn bị: 47 + 5
- Hát
- HS lên bảng làm
- Lớp làm bảng con phép tính.
- Hoạt động lớp.
- HS thao tác trên que tính để tìm kết quả 12 que tính.
- HS nêu cách làm
- HS đặt	7
	 7
	 + 5
	 12
- Lớp nhận xét
- HS lập 	7 + 4 = 11
	7 + 5 = 12
	. . .
	7 + 9 = 16
- HS học thuộc bảng cộng 7 
- Hoạt động cá nhân
- Tính HS làm bài (HS yếu)
	 7	 6	 7	 9
	 + 4	 + 7	 + 8	 + 7
	 11 13 15 16
- HS sửa bài. Lớp nhận xét 
- Tính nhẩm HS làm bài
7 + 3 + 1 = 11	7 + 3 + 2 = 12
7 + 4 = 11	7 + 5 = 11
7 + 3 + 4 = 14	7 + 3 + 3 = 13
7 + 7 = 14	7 + 6 = 13
- HS sửa bài
- HS tóm tắt
	Em 7 tuổi
	Anh hơn em 7 tuổi
	Anh? Tuổi 
- Lấy tuổi em cộng số tuổi anh hơn em.
- HS làm bài – sửa bài.
- HS lên thi điền dấu +, -
	7 + 6 = 13
	7 – 3 + 7 = 11
Tuần 5:
Thứ ngày tháng năm 2008
MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết 5: TRẢ LỜI CÂU HỎI – ĐẶT TÊN CHO BÀI
LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH
(CKT trang: SGK trang: )
I. Mục tiêu:
- Dựa vào tranh vẽ trả lời được câu hỏi rõ ràng, đúng ý(BT1); bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đắt tên cho bài (BT2)
- Biết đọc mục lục 1 tuần học
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, SGK.
HS: SGK
III. Các hoạt động
Giáo Viên
Học Sinh
1. Khởi động 
2. Bài cũ Cám ơn, xin lỗi
HS đóng vai bạn Tuấn (Truyện: Bím tóc đuôi sam)
Nói 1 vài câu xin lỗi bạn Hà.
1 bạn đóng vai bạn Lan (chiếc bút mực) 
Nói 1 vài câu cám ơn bạn Mai.
GV nhận xét
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập để nói thành câu, thành bài và biết cách soạn mục lục sách.
Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Ÿ Mục tiêu: Dựa vào tranh và câu hỏi kể lại 1 sự việc
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
* ĐDDH: Tranh
Bài 1:
Nêu yêu cầu bài?
GV cho HS quan sát tranh và thảo luận.
Bạn trai đang làm gì?
Bạn trai đang nói gì với bạn gái?
Bạn gái nhận xét thế nào?
2 bạn làm gì?
Dựa vào tranh liên kết các câu trên thành 1 câu chuyện.
GV nhận xét.
Bài 2:
Nêu yêu cầu?
GV cho HS thảo luận và đặt tên.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc mục lục
Ÿ Mục tiêu: Mở mục lục sách Tiếng Việt 2 tập 1 đọc và viết nội dung tuần 6 theo hàng ngang.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
* ĐDDH: SGK
Bài 3:
Nêu yêu cầu?
4. Củng cố – Dặn dò 
Qua câu chuyện trên ta rút ra được bài học gì?
Kể lại chuyện “Bức vẽ trên tường”
Chuẩn bị: Lập mục lục sách.
- Hát
- HS nêu.
- HS nêu.
- Dựa vào tranh, trả lời câu hỏi
- HS quan sát, thảo luận theo đôi 1
- HS trình bày
- Đang vẽ hình con ngựa lên bức tường trắng tinh của trường học. (HS yếu
- Bạn xem hình vẽ có đẹp không?
- Vẽ lên tường là không đẹp.
- Quét vôi lại bức tường cho sạch.
- HS nêu: Bạn trai vẽ hình con ngựa lên bức tường trắng tinh của trường học. Thấy 1 bạn gái đi qua, bạn trai liền gọi lại khoe “Bạn xem mình vẽ có đẹp không?”. Bạn gái ngắm bức tranh rồi lắc đầu “Vẽ lên tường là không đẹp”. Bạn trai nghe vậy hiểu ra. Thế là cả 2 cùng lấy xô, chổi, quét vôi lại bức tường cho sạch.
- Đặt lại tên cho câu chuyện mà tranh diễn tả.
- Không vẽ bậy lên tường.
- Bức vẽ
- Bức vẽ làm hỏng tường.
- Đẹp mà không đẹp.
- Hoạt động cá nhân.
- Viết mục lục các bài tập đọc đã học ở tuần 1, 2.
- HS viết mục lục.
- HS kể lại nội dung chuyện.
- Không được vẽ bậy lên tường
- Phải biết giữ gìn của công.
Tuần 5:
Thứ ngày . tháng . năm 2008
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết5: CƠ QUAN TIÊU HÓA
(CKT trang: SGK trang: )
I. Mục tiêu
-Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên tranh vẽ hoặc mô hình.
- HS khá giỏi phân biệt được ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
II. Chuẩn bị
GV: Mô hình ( hoặc tranh vẽ ) ống tiêu hóa. Bút dạ.
HS: SGK
III. Các hoạt động
Giáo Viên
Học Sinh
1. Khởi động 
2. Bài cũ Làm gì để cơ và xương phát triển tốt.
Muốn cơ và xương phát triển tốt chúng ta phải ăn uống thế nào?
Nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Trò chơi: Chế biến thức ăn
GV hướng dẫn cách chơi
GV tổ chức cho cả lớp chơi.
Giới thiệu bài mới: Cơ quan tiêu hóa.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.
Ÿ Mục tiêu: HS nhận biết được vị trí và nói tên các bộ phận của ống tiêu hóa.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận nhóm.
* ĐDDH: Tranh vẽ ống tiêu hóa.
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Bước 1:
Quan sát sơ đồ ống tiêu hóa.
Đọc chú thích và chỉ vị trí các bộ phận của ống tiêu hóa.
Thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi đâu? (Chỉ đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa)
Bước 2:
GV treo tranh vẽ ống tiêu hóa.
GV mời 1 số HS lên bảng.
GV chỉ và nói lại về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa trên sơ đồ.
v Hoạt động 2: Các cơ quan tiêu hóa.
Ÿ Mục tiêu: HS chỉ được đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
* ĐDDH: Tranh, bút dạ.
Bước 1:
GV chia HS thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng.
GV phát cho mỗi nhóm 1 tranh phóng to (hình 2)
GV yêu cầu: Quan sát hình vẽ, nối tên các cơ quan tiêu hóa vào hình vẽ cho phù hợp.
GV theo dõi và giúp đỡ HS.
Bước 2:
 Bước 3:
GV chỉ và nói lại tên các cơ quan tiêu hóa.
GV kết luận: Cơ quan tiêu hóa gồm có miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt, gan, tụy
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiêu hóa thức ăn.
- Hát
- Chúng ta phải ăn uống đủ chất đạm, tinh bột, vitamin. Các thức ăn tốt cho xương và cơ: thịt, trứng, cơm, rau
 - HS lắng nghe.
 - HS thực hiện.
- Thảo luận theo nhóm
- HS quan sát.
- Các nhóm làm việc.
- HS quan sát.
- HS lên bảng:
Chỉ và nói tên các bộ phận của ống tiêu hóa.
Chỉ và nói về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.
- Các nhóm làm việc.
- Hết thời gian, đại diện nhóm lên dán tranh của nhóm vào vị trí được quy định trên bảng lớp.
- Đại diện mỗi nhóm lên chỉ và nói tên các cơ quan tiêu hóa.
Tuần 6:
Thứ ngày tháng năm 20
MÔN: TẬP VIẾT
Tiết 6: D – Dân giàu nước mạnh
(CKT trang: SGK trang: )
I. Mục tiêu
- Viết đúng chữ hoa D (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Dân (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Dân giàu nước mạnh (3 lần).
II. Chuẩn bị
GV: Chữ mẫu D. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
HS: Bảng, vở
III. Các hoạt động
Giáo Viên
Học Sinh
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
Kiểm tra vở viết.
Yêu cầu viết: C
Hãy nhắc lại câu ứng dụng.
Viết : Chia
GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
GV nêu mục đích và yêu cầu.
Nắm được cách nối nét từ các chữ cái viết hoa sang chữ cái viết thường đứng liền sau chúng.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
Ÿ Mục tiêu: Nắm được cấu tạo nét của chữ D
Ÿ Phương pháp: Trực quan.
* ĐDDH: Chữ mẫu: D
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ D
Chữ D cao mấy li? 
Gồm mấy đường kẻ ngang?
Viết bởi mấy nét?
GV chỉ vào chữ D và miêu tả: 
+ Gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản. Nét lượn 2 đầu (dọc) và nét cong phải nối liền nhau tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. 
GV viết bảng lớp.
GV hướng dẫn cách viết.
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
Ÿ Mục tiêu: Nắm được cách viết câu ứng dụng, mở rộng vốn từ.
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại.
* ĐDDH: Bảng phụ: câu mẫu
* Treo bảng phụ
Giới thiệu câu: Dân giàu nước mạnh
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
GV viết mẫu chữ: Dân lưu ý nối nét D và ân
HS viết bảng con
* Viết: Dân
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
Ÿ Mục tiêu: Viết đúng mẫu cỡ chữ, trình bày cẩn thận.
Ÿ Phương pháp: Luyện tập.
* ĐDDH: Bảng phụ
* Vở tập viết:
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
GV nhận xét chung.
4. Củng cố – Dặn dò 
GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
- Hát
- HS viết bảng con.
- HS nêu câu ứng dụng.
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- 5 li (HS yếu)
- 6 đường kẻ ngang.
- 1 nét
- HS quan sát
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- D, g, h: 2,5 li
- a, n, i, u, ư, ơ, c, m : 1 li
- Dấu huyền (\) trên a
- Dấu sắc (/) trên ơ
- Dấu chấm (.) dưới a
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- Vở Tập viết
- HS viết vở

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_khoi_2_tuan_05.doc