MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết 1 : BẠN CỦA NAI NHỎ
(CKT trang: SGK trang: )
I . Mục tiêu:
- Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu; ngắt, nghỉ hơi đúng và rõ ràng.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người, giúp người. (trả lời đước các câu hỏi trong SGK)
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh- Bảng phụ
- HS: SGK
III. Các hoạt động
TUẦN 3 Thứ .. ngày . tháng . năm 20.. MÔN: TẬP ĐỌC Tiết 1 : BẠN CỦA NAI NHỎ (CKT trang: SGK trang: ) I . Mục tiêu: - Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu; ngắt, nghỉ hơi đúng và rõ ràng. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người, giúp người. (trả lời đước các câu hỏi trong SGK) II. Chuẩn bị GV: Tranh- Bảng phụ HS: SGK III. Các hoạt động Giáo Viên Học Sinh 1. Khởi động 2. Bài cũ :LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI 3. Bài mới Giới thiệu: Có một chú Nai Nhỏ muốn được đi chơi xa cùng bạn. Cha của Nai Nhỏ có cho phép chú đi hay không? Vì sao vậy? Đọc câu chuyện: “Bạn của Nai Nhỏ” chúng ta sẽ biết rõ điều đó. các hoạt động: v Hoạt động 1: Luyện đọc và tìm hiểu ý khái quát Mục tiêu: Hiểu nội dung bài Phương pháp: Trực quan GV đọc mẫu toàn bài Tóm nội dung: Truyện kể về Nai Nhỏ muốn được đi ngao du cùng bạn nhưng cha Nai rất lo lắng. Sau khi biết rõ về người banï của Nai Nhỏ thì cha Nai yên tâm và cho Nai lên đường cùng bạn v Hoạt động 2: Luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ Mục tiêu:Đọc đúng từ khó đọc, nghỉ hơi câu dài, hiểu nghĩa từ Phương pháp: Phân tích, luyện tập Nêu các từ cần luyện đọc Nêu các từ khó hiểu Luyện đọc câu Chú ý các câu sau: Một lần khác,/ chúng con đang đi dọc bờ sông/ tìm nước uống,/ thì thấy 1 con thú hung dữ/ đang rình sau bụi cây/. Sói sắp tóm được Dê/ thì bạn con đã kịp lao tới/, hút Sói ngã ngửa bằng đôi gạc chắc khoẻ/. Con trai bé bỏng của cha/ con có 1 người bạn như thế/ thì cha không phải lo lắng 1 chút nào nữa/. Luyện đọc đoạn: GV yêu cầu HS đọc từng đoạn GV nhận xét, hướng dẫn HS 4. Củng cố – Dặn dò Thi đọc giữa các nhóm. Chuẩn bị: Tiết 2 - Hát - HS đọc bài - HS nêu - Hoạt động lớp -à ĐDDH: Tranh - HS chú ý nghe thầy đọc và tóm nội dung câu chuyện - Hoạt động cá nhân à ĐDDH: Bảng phụ - Chặn lối, chạy trốn, lão Sói, ngăn cản, hích vai, thật khoẻ, nhanh nhẹn, đuổi bắt, ngã ngửa, mừng rỡ. - HS đọc các từ chú giải SGK, ngoài ra Thầy giải thích - Rình: nấp ở một chỗ kín, để theo dõi hoặc để bắt người hay con vật. - Đôi gạc: Đôi sừng nhỏ của hươu, nai. - HS đọc từng câu đến hết bài - HS đọc - Lớp nhận xét - Lớp đọc đồng thanh TUẦN 3 Thứ ngày . tháng . năm 20.. MÔN: TẬP ĐỌC Tiết 2: BẠN CỦA NAI NHỎ (CKT trang: SGK trang: ) I. Mục tiêu - Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu; ngắt, nghỉ hơi đúng và rõ ràng. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người, giúp người. (trả lời đước các câu hỏi trong SGK) II. Chuẩn bị GV: Tranh- Bảng phụ: Mẫu câu HS: SGK III. Các hoạt động Giáo Viên Học Sinh 1. Khởi động : 2. Bài cũ :Bạn của Nai Nhỏ GV yêu cầu HS đọc bài + TLCH GV nhận xét 3. Bài mới Giới thiệu: Có một chú Nai Nhỏ muốn được đi chơi xa cùng bạn. Cha của Nai Nhỏ có cho phép chú đi hay không? Vì sao vậy? Đọc câu chuyện: “Bạn của Nai Nhỏ” chúng ta sẽ biết rõ điều đó. các hoạt động : v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài Mục tiêu: Hiểu nội dung bài Phương pháp: Trực quan, đàm thoại HS đọc thầm đoạn 1 + TLCH Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu? Cha Nai Nhỏ nói gì? HS đọc thầmđoạn 2, 3 và đầu đoạn 4 để trả lời Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn? Mỗi hành động của bạn Nai Nhỏ nói lên 1 điểm tốt của bạn ấy. Em thích nhất điểm nào? Vì sao? GV nêu câu hỏi HS thảo luận Theo em người bạn ntn là người bạn tốt? GV chốt ý: Qua nhân vật bạn của Nai Nhỏ giúp chúng ta biết được bạn tốt là người bạn sẵn lòng giúp người, cứu người. GV có thể nêu thêm: Nếu Nai Nhỏ đi với người bạn chỉ có sức vóc khoẻ mạnh không thôi thì có an toàn không? Nếu đi với người bạn chỉ có trí thông minh và sự nhanh nhẹn thôi, ta có thật sự yên tâm không? Vì sao? v Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm Mục tiêu: Phân vai đọc toàn truyện Phương pháp: Thực hành Giọng điệu: Lời của Nai Nhỏ (hồn nhiên, thơ ngây) Lời của Nai bố (đoạn 1, 2, 3: băn khoăn, đoạn 4: vui mừng, tin tưởng) GV đọc mẫu, uốn nắn cách đọc cho HS 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Đọc xong câu chuyện, em biết được vì sao cha Nai Nhỏ vui lòng cho con trai bé bỏng của mình đi chơi xa? Luyện đọc thêm. Chuẩn bị: Kể chuyện - Hát - HS đọc bài àĐDDH: Tranh - HS đọc thầm - Đi ngao du thiên hạ, đi chơi khắp nơi cùng với bạn (HS yếu) - Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con - HĐ 1: Lấy vai hích đổ hòn đá to chặn ngang lối đi. - HĐ 2: Nhanh trí kéo Nai chạy trốn con thú dữ đang rình sau bụi cây. - HĐ 3: Lao vào lão Sói dùng gạc húc Sói ngã ngửa để cứu Dê non - HS đọc thầm cả bài - “Dám liều vì người khác”, vì đó là đặt điểm của người vừa dũng cảm, vừa tốt bụng. - HS tự suy nghĩ, trả lời - HS tự suy nghĩ, trả lời - Hoạt động cá nhân à ĐDDH: Bảng phụ: Mẫu câu - HS nghe thầy đọc mẫu - HS phân công đọc - Bởi vì cha Nai Nhỏ biết được Nai Nhỏ có người bạn: “Khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn và sẵn lòng cứu người khác.” Tuần 3 : Thứ ngày . tháng . năm 20.. MÔN: ĐẠO ĐỨC Tiết 3: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (CKT trang: SGK trang: ) I. Mục tiêu Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi II. Chuẩn bị GV: SGK + phiếu thảo luận + tranh minh họa HS: Dụng cụ phục vụ trò chơi sắmvai III. Các hoạt động Giáo Viên Học Sinh 1. Khởi động : 2. Bài cũ :Học tập sinh hoạt đúng giờ 3 HS đọc ghi nhớ. Học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi gì? Từng cặp HS nhận xét việc lập và thực hiện thời gian biểu của nhau. GV yêu cầu cả lớp đánh dấu (+) nếu làm được và dấu (-) nếu không làm được trước từng việc, đánh dấu và ghi tên những việc không dự định trước trong thời gian biểu. GV chốt ý: Có thói quen sinh hoạt, làm việc đúng giờ là 1 việc không dễ. Các em hằng ngày nên luyện tập tự điều chỉnh công việc hợp lý và đúng giờ. 3. Bài mới Giới thiệu: Trong cuộc sống bất cứ ai cũng có thể phạm phải những sai lầm. Tuy nhiên, khi phạm sai lầm mà biết nhận và sửa lỗi thì được mọi người quí trọng. Hôm nay chúng ta sẽ học bài “Biết nhận lỗi và sửa lỗi” các hoạt động v Hoạt động 1: Kể chuyện “Cái bình hoa” Mục tiêu: HS hiểu được câu chuyện Phương pháp: Kể chuyện GV kể “Từ đầu đến . . . không còn ai nhớ đến chuyện cái bình vở” dừng lại. Các em thử đoán xem Vô- va đã nghĩ và làm gì sau đó? GV kể đoạn cuối câu chuyện v Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Mục tiêu: HS trả lời theo câu hỏi Phương pháp: Đàm thoại GV: Các em vừa nghe cô kể xong câu chuyện. Bây giờ, chúng ta cùng nhau thảo luận. GV chia lớp thành 4 nhóm. GV phát biểu nội dung Nhóm 1: Vô – va đã làm gì khi nghe mẹ khuyên. Nhóm 2: Vô – va đã nhận lỗi ntn sau khi phạm lỗi? Nhóm 3: Qua câu chuyện em thấy cần làm gì sau khi phạm lỗi. Nhóm 4: Nhận và sửa lỗi có tác dụng gì? GV chốt ý: Khi có lỗi em cần nhận và sửa lỗi. Ai cũng có thể phạm lỗi, nhưng nếu biết nhận và sửa lỗi thì mau tiến bộ, sẽ được mọi người yêu mến. v Hoạt động 3: Làm bài tập 1:( trang 8 SGK) Mục tiêu: HS tự làm bài tập theo đúng yêu cầu. Phương pháp: Thực hành GV giao bài, giải thích yêu cầu bài. GV đưa ra đáp án đúng 4. Củng cố – Dặn dò Ghi nhớ trang 8, Chuẩn bị: Thực hành - Hát à ĐDDH: Tranh minh họa - HS thảo luận nhóm, phán đoán phần kết - HS trình bày à ĐDDH: Phiếu thảo luận - Viết thư xin lỗi cô - Kể hết chuyện cho mẹ - Cần nhận và sửa lỗi - Được mọi người yêu mến, mau tiến bộ. (HS yếu) - Các nhóm thảo luận, trình bày kết quả thảo luận trước lớp - HS chú ý lắng nghe - HS đọc ghi nhớ trang 8 à ĐDDH: Tranh - Hoạt động cá nhân - HS nêu đề bài - - HS làm bài cá nhân - - HS tranh luận , trình bày kết quả - Tuần 3: Thứ ngày tháng .. năm 20 MÔN: CHÍNH TẢ BẠN CỦA NAI NHỎ (CKT trang: SGK trang: ) I. Mục tiêu Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt trong bài “ Bạn của nai nhỏ” (SGK) Làm đúng BT2,(3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV chọn. II. Chuẩn bị GV: Bảng lớp viết sẵn bài tập chép. Bút dạ, giấy khổ to HS: Vở III. Các hoạt động Giáo Viên Học Sinh 1. Khởi động : 2. Bài cũ :Làm việc thật là vui 3 HS viết trên bảng lớp: 2 tiếng bắt đầu bằng g, 2 tiếng bắt đầu bằng gh. 7 chữ cái đứng sau chữ cái r theo thứ tự trong bảng chữ cái 3. Bài mới Giới thiệu: GV nêu yêu cầu của tiết học các hoạt động : v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài(ĐDDH: Bảng lớp, thẻ chữ, SGK) Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn viết và viết đúng từ ngữ khó. Phương pháp: Hỏi đáp, trực quan GV đọc bài trên bảng Hướng dẫn nắm nội dung bài: Vì sao cha Nai Nhỏ yên lòng cho con đi chơi với bạn? Hướng dẫn HS nhận xét: Kể cả đầu bài, bài chính tả có mấy câu? Chữ đầu câu viết thế nào? Tên nhân vật trong bài viết hoa thế nào? Cuối câu có dấu câu gì? Hướng dẫn HS viết từ khó GV gắn thẻ chữ có từ khó, phân tích: Đi chơi, khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, yên lòng v Hoạt động 2: Viết bài vào vở(ĐDDH: Vở, bảng phụ) Mục tiêu: HS biết cách chép và trình b ... Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. HS: Bảng, vở III. Các hoạt động Giáo Viên Học Sinh 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Kiểm tra vở viết. Yêu cầu viết: A, Ă,  Hãy nhắc lại câu ứng dụng. Viết : Ăn GV nhận xét, cho điểm 3. Bài mới Giới thiệu: GV nêu mục đích và yêu cầu. Nắm được cách nối nét từ các chữ cái viết hoa sang chữ cái viết thường đứng liền sau chúng. các hoạt động v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa Mục tiêu: Nắm được cấu tạo nét của chữ B Phương pháp: Trực quan. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. * Gắn mẫu chữ B Chữ B cao mấy ô li? Gồm mấy đường kẻ ngang? Viết bởi mấy nét? GV chỉ vào chữ B và miêu tả: + Nét 1: Giống nét móc ngược trái hơi lượn sang phải đầu móc cong hơn. + Nét 2: Kết hợp 2 nét cơ bản cong trên và cong phải nối liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ. GV viết bảng lớp. GV hướng dẫn cách viết. GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. HS viết bảng con. GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. GV nhận xét uốn nắn. v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. Mục tiêu: Nắm được cách viết câu ứng dụng, mở rộng vốn từ. Phương pháp: Đàm thoại. * Treo bảng phụ Giới thiệu câu: Bạn bè sum họp Giải nghĩa:Bạn bè ở khắp nơi trở về quây quần họp mặt đông vui. Quan sát và nhận xét: Nêu độ cao các chữ cái. Cách đặt dấu thanh ở các chữ. Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? GV viết mẫu chữ: Bạn lưu ý nối nét B và an HS viết bảng con * Viết: Bạn - GV nhận xét và uốn nắn. v Hoạt động 3: Viết vở Mục tiêu: Viết đúng mẫu cỡ chữ, trình bày cẩn thận. Phương pháp: Luyện tập. * Vở tập viết: GV nêu yêu cầu viết. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. Chấm, chữa bài. GV nhận xét chung. 4. Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết. - Hát - HS viết bảng con. - HS nêu câu ứng dụng. - 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con. à ĐDDH: Chữ mẫu: B - 5 ô li (HS yếu , TB) - 6 đường kẻ ngang. - 2 nét - HS quan sát - HS tập viết trên bảng con àĐDDH: Bảng phụ: câu mẫu - HS đọc câu - B, b, h: 2,5 li - p: 2 li - s: 1,25 li - a, n, e, u, m, o, : 1 li - Dấu chấm (.) dưới a và o - Dấu huyền (\) trên e - Khoảng chữ cái o - HS viết bảng con - Vở Tập viết - HS viết vở Tuần 3: Thứ . Ngày tháng ..năm 200 Tiết 11: Kiểm tra (CKT trang: SGK trang: ) I/ Mục tiêu: Đọc , viết số có hai chữ số, viết số liền trước , liền sau. Kỹ năng thực hiện phép cộng & phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 Giải bài toán bằng một phép tính. Đo & viết số đo độ dài đoạn thẳng. II/Hoạt Động Dạy Học: Giáo Viên Học Sinh Đề kiểm tra: 1/ Viết các số: a- Từ 70 đến 80 b-Từ 89 đến 95 2/ a- số liền trước của 61 là b- số liền sau của 99 là 3/ Tính: +42 _84 +60 _66 54 31 25 16 4/ Bài Toán: Mai & Hoa làm được 36 bông hoa , riêng Hoa làm được 16 bông hoa. Hỏi Mai làm được bao nhiêu bông hoa ? HS yếu Chuẩn bị giấy làm bài kt III/ Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tiết học TUẦN 3 Thứ ngày tháng năm 20 MÔN : Toán. Tiết 14: LUYỆN TẬP. (CKT trang: SGK trang: ) I/ MỤC TIÊU: Biết cộng nhẩm dạng 9+1+5. Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26+4; 36+24 Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Đồ dùng phục vụ trò chơi. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1.Kiểm tra bài cũ: -Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: +HS1:Thực hiện 2 phép tính 32+8 và 41+39. Nêu cách đặt tính, thực hiện tính 32+8. +HS2:Thực hiện 2 phép tính 83 +7 và 16 +24. Nêu cách đặt tính và thực hiện tính 16+24 2.Dạy- học bài mơí: GIÁO VIÊN HỌC SINH *GIỚI THIỆU BÀI: -GV: giới thiệu ngắn gọn tên bài sau đó ghi tên bài lên bảng. *LUYỆN TẬP: Bài 1: -Yêu cầu học sinh nhẩm và ghi ngay kết quả cuối cùng vào vở bài tập. -Gọi HS đọc chữa bài. Bài 2: -yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập. -Yêu cầu HS nêu cách đặt tính , cách thực hiện phép tính: 7 + 33; 25 + 45 Bài 3: -Tiến hành tương tự như với bài 2. Bài 4: -Gọi 1 HS đọc đề bài. -Bài toán yêu cầu cần làm gì? -Bài toán cho biết gì về số học sinh? -Muốn biết tất cả có bao nhiêu HS ta làm như thế nào? -Yêu cầu HS làm bài. -HS làm bài. -Đọc chữa, chẳng hạn: 9 cộng 1 bằng 10; 10 cộng 5 bằng 15 -HS làm bài -HS nêu cách đặt tính, thực hiện tính từ phải sang trái như đã giới thiệu ở tiết trước. -HS đọc đề bài. -Số HS của cả lớp. -Có 14 HS nữ và 16 HS nam. -Thực hiện phép tính 14 + 16. -HS viết tóm tắt và trình bày bài giải. Tóm tắt Nam : 16 học sinh Nữ : 14 học sinh Cả lớp :..học sinh? Bài 5: -Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và gọi tên các đoạn thẳng trong hình. --Đoạn thẳng AO dài bao nhiêu xăngtimet? -Đoạn thẳng OB daì bao nhiêu xăng timet? -Muốn biết đoạn thẳng AB dài bao nhiêu cm ta làm thế nào? -Yêu cầu HS làm vào vở. Bài giải Số học sinh có tất cả là: 16 + 14 = 30 ( học sinh) Đáp số: 30 học sinh. -Đoạn AO, OB, AB. -7cm -3cm -Thực hiện phép tính 7cm + 3cm -Điền: đoạn thẳng AB dài 10cm hoặc 1dm. *CỦNG CỐ – DẶN DÒ: +Trò chơi: Xây nhà -Chuẩn bị:2 hình vẽ ngôi nhà trên bảng phụ hoặc trên giấy roki to.các mảnh giấy có ghi các tổng tương ứng với các tổng có ghi trên ngôi nhà. Chẳng hạn: 8 + 12 22 + 7 25 30 + 40 33 58 32 + 8 17 + 13 29 20 đỏ Xanh Vàng Vàng đỏ -Cách chơi: chọn 2 đội chơi, mỗ đội chơi có 5 em. Khi chơi các em phải nhẩm nhanh kết quả các phép tính trên ngôi nhà, tìm mảnh giấy có kết quả tương ứng và dán vào đúng vị trí.Khi dán xong sẽ được hình ngôi nhà có maí đỏ, tường vàng, cửa xanh. Đôị nào dán đúng, xong trước là đội thắng cuộc. -Nhận xét tiết học. TUẦN 3 Thứ ngày tháng năm 20 MÔN : Toán. Tiết 15: 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ. 9 + 5 (CKT trang: SGK trang: ) I/ MỤC TIÊU: Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9+5, lập được bảng 9 cộng với 1 số. Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng. Biết giải bài toán bằng 1 phép tính cộng II/.ĐỒ DÙNG BÀI HỌC: -Bảng gài, que tính. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 1.GIỚI THIỆU BÀI: -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ biết thực hiện phép cộng dạng 9 + 5. -Tự lập và học thuộc các công thức 9 cộng với một số. 2.DẠY HỌC BÀI MỚI. GIÁO VIÊN HỌC SINH 1.GIỚI THIỆU PHÉP CỘNG 9 +5 -Nêu bài toán: có 9 que tính, thêm 5 que tính. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? -Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả. -Hỏi:Em làm như thế nào ra 14 que tính? -Ngoài cách sử dụng que tính chúng ta còn có cách nào khác không? -Sử dụng bảng gài, que tính. Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng bằng que tính theo các bước như đã giới thiệu khi dạy phép cộng 26 + 4. -Nêu:9 que tính thêm 1 que tính là 10 que tính bó lại thành 1 chục. 1 chục que tính với 4 que tính rời là 14 que tính. Vâỵ 9 cộng 5 bằng 14. *Hướng dẫn thực hiện tính viết. -Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và nêu cách đặt tính. -Yêu cầu HS khác nhắc lại. -Nghe và phân tích bài toán. -HS thao tác trên que tính và trả lời:có tất cả 14 que tính. -Đếm thêm 5 que tính vào 9 que tính; đếm thêm 9 que tính vào 5 que; gộp 5 que với 9 que rồi đếm; tách 5 que thành 1 và 4, 9 với 1 là 10, 10 với 4 là 14 que -T hực hiện phép cộng 9 + 5. 9 9 cộng 5 bằng 14, viết 4( thẳng + cột với 9 và 5), viết 1 vào cột 5 chục. 1 4 2.LẬP BẢNG CÔNG THỨC: 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ. -Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép cộng trong phần bài học. 2 HS lên bảng lập công thức 9 cộng với một số. -Yêu cầu HS học thuộc lòng bảng công thức. -GV xóa dần các công thức trên bảng yêu câù HS đọc để học thuộc. 3.LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH. Bài 1: -Yêu cầu HS nhớ lại bảng các công thức vưà học và tự làm bài. Bài 2: -Bài toán yêu cầu tính theo dạng gì? -Ta phải lưu ý điều gì? -Yêu cầu HS tự làm bài trong vở . -Yêu cầu nêu cách tính của 9 + 8, 9 + 7 ( cho nhiều HS trả lời) Bài 4: -Yêu cầu 1 HS đọc đề bài. -Bài toán cho biết những gì? -Bài toán hỏi gì? -Muốn biết tất cả có bao nhiêu cây ta làm thế nào? -Yêu cầu HS làm bài. Tóm tắt Có : 9 cây Thêm :6 cây Tất cả có:cây? -Có thể hỏi thêm về cách thực hiện phép tính 9 + 6.HHS -HS tự lập công thức. 9 + 2 = 11 9 + 3 = 12 9 + 4 = 13 9 + 9 = 18 -Lần lượt các tổ, các bàn đọc đồng thanh các công thức, cả lớp đồng thanh theo tổ chức của giáo viên. -HS tự làm bài.Sau đó, 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm trabài của nhau. -Tính viết theo cột dọc. -Viết số sao cho cột với đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục. -HS làm bài. - 9 cộng 8 bằng 17, viết 7 thẳng cột với 9 và 8, viết 1 vào cột chục. -9 cộng 7 bằng 16, viết 6 thẳng cột với 9 và 7. Viết 1 vào cột chục. -HS đọc đề bài. -Có 9 cây, thêm 6 cây. -Hỏi tất cả có bao nhiêu cây. -Thực hiện phép cộng 9 +6 -HS viết tóm tắt và trình bày bà giải. Giải Trong vườn có tất cả là: 9 + 6 = 15 ( cây táo). Đáp số: 15 cây táo 4.CỦNG CỐ- DẶN DÒ: -GV nhận xét tiết học, biểu dương các em học tốt, chú ý nghe giảng, nhắc nhở các em còn chưa chú ý. -Dặn dò HS học thuộc bảng công thức 9 cộng với một số.
Tài liệu đính kèm: