Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 2 - Bài 26: Đường gấp khúc. Hình tứ giác

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 2 - Bài 26: Đường gấp khúc. Hình tứ giác

I. Yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được đường gấp khúc thông qua hình ảnh trực quan.

- Tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài các đoạn thẳng tạo nên nó.

- Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến các hình dã học.

* Phát triển các năng lực toán học: mô hình hóa toán học, giáo tiếp taosn học.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: bài giảng điện tử, tranh ảnh về đường gấp khúc, hình tứ giác. Vật thật về hình tứ giác.

- HS: Bộ đồ dùng học toán, SGK, đồ dùng học tập cá nhân.

 

docx 4 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 149Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 2 - Bài 26: Đường gấp khúc. Hình tứ giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Chủ đề 5: Làm quen với hình phẳng
Bài 26: Đường gấp khúc. Hình tứ giác
( Lớp 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
I. Yêu cầu cần đạt 
- Nhận biết được đường gấp khúc thông qua hình ảnh trực quan.
- Tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài các đoạn thẳng tạo nên nó. 
- Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến các hình dã học.
* Phát triển các năng lực toán học: mô hình hóa toán học, giáo tiếp taosn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: bài giảng điện tử, tranh ảnh về đường gấp khúc, hình tứ giác. Vật thật về hình tứ giác.
- HS: Bộ đồ dùng học toán, SGK, đồ dùng học tập cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Hoạt động mở đầu (5 phút)
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ô cửa bí mật”. Có 4 ô của sẽ tương ứng vưới 3 câu hỏi và 1 ô may mắn. 
- GV gọi các HS giơ tay nhanh nhất để trả lời câu hỏi. (các câu hỏi có thể liên quan đến bài học trước).
- Gọi các bạn khác nhận xét câu trả lời.
- Dẫn dắt vào bài mới. 
-Tham gia chơi trò chơi.
-Lắng nghe và ghi bài vào vở. 
B. Hình thành kiến thức mới (10 phút) 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc
- GV cho HS quan sát hình ảnh về đường gấp khúc và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi
+ Cầu thang lên Thác Bạc (Sa Pa) có thẳng không?
+ Vậy cầu thang đó được ghép lại bằng mấy đoạn thẳng?
- GV chốt: Những đoạn thẳng được ghép lại và không thẳng được gọi là đường gấp khúc.
- GV đưa ra đường gấp khúc MNPQ rồi đọc tên đường gấp khúc đó, yêu cầu HS trả lời: 
+ Trên bảng có đường gấp khúc nào? 
+ Đường gấp khúc MNPQ có mấy đoạn thẳng? Gồm những đoạn thẳng nào?
+ Tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP, PQ là bao nhiêu cm?
+ Tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP, PQ được gọi là gì?
- GV quan sát, hỗ trợ HS trong khi làm việc nhóm.
- Mời đại diện một số nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.
- GV kết luận: Đường gấp khúc gồm nhiều đoạn thẳng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hình tứ giác
- GV đưa ra hình vuông, hình chữ nhật là các hình mà HS đã được nhận biết từ lớp 1.
- GV chỉ từng hình và hỏi: Các hình cô đưa ra có mấy đoạn thẳng được ghép kín lại?
- Hỏi: Các hình này có được gọi là đường gấp khúc không? Vì sao?
- GV kết luận: Các hình trên đều là đường gấp khúc khép kín.
- GV chốt: “Tất cả các hình có 4 đoạn thẳng ghép kín lại được gọi là hình tứ giác”
- GV hỏi lại: Hình tứ giác là hình như thế nào?
- Yêu cầu HS lấy hình tứ giác có trong bộ đồ dùng học toán.
- Theo dõi, hỗ trợ những HS chậm.
- GV sử dụng kĩ thuật động não yêu cầu HS kể những đồ vật có dạng hình tứ giác có trong lớp học
- HS quan sát, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
-Trả lời:
+ Cầu thang lên Thác Bạc (Sa Pa) không thẳng.
+ Cầu thang đó được ghép lại bởi 4 đoạn thẳng.
-HS lắng nghe
- Đọc tên đường gấp khúc MNPQ.
- Gọi một số HS chia sẻ kết quả trước lớp. Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
+ Đường gấp khúc MNPQ gồm có 3 đoạn thẳng. Gồm có: MN, NP, PQ.
+ Tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP và PQ là:
 2 cm + 5 cm + 3 cm = 10 cm
+ Tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP, PQ được gọi là độ dài đường gấp khúc MNPQ
-HS trả lời: 4 đoạn thẳng
-HS trả lời: Có vì hình có các đoạn thẳng không thẳng hàng ghép lại.
-HS trả lời.
-Mỗi HS đều lấy hình tứ giác trong bộ đồ dùng để lên bàn.
- Quan sát, thực hiện yêu cầu và kể được 1 số đồ vật như: quyển sách, mặt bàn 
C. Thực hành, luyện tập (15 phút)
Bài 1: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi và thảo luận:
 + Nêu tên các đường gấp khúc có trong mỗi hình.
 + Mỗi đường gấp khúc đó gồm bao nhiêu đoạn thẳng? Đó là những đoạn thẳng nào?
-Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm còn lại nghe và nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV hỏi câu hỏi mở: Hãy kể tên những đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng trong câu b.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Khi HS lên nêu kết quả, GV yêu cầu HS chỉ vào từng hình tứ giác và giải thích.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài và nói lại cách tính độ dài đường gấp khúc.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
2 HS đọc.
- 2 nhóm trình bày.
Lớp NX, góp ý.
-2-3HS trả lời: “Những đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng ở câu b là: DEG và EGH.”
-2 HS lên bảng trình bày trước lớp.
- 2 HS đọc. 1HS nhắc lại cách tính.
- HS làm bài.
- 2 HS chia sẻ, trình bày trước lớp:
D. Vận dụng (5 phút)
-GV yêu cầu HS quan sát tranh và trên thực tế kể tên các đồ vật có dạng hình tứ giác
-HS vận dụng kiến thức thực tiễn kể 1 số đồ vật có dạng hình tứ giác như: mái nhà, mui thuyền, con diều,
IV. Những điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) 

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_2_bai_26_duong_gap_khuc_hinh_tu_gi.docx