Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Một số loài cây sống trên cạn

Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Một số loài cây sống trên cạn

I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Nói tên, nêu lợi ích của một số loài cây sống trên cạn

- Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả một số loài cây sống trên cạn.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử các thông tin về các loài cây sống trên cạn

- Kĩ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối

- Phát triển kĩ năng giao tiếp (trình bày, lắng nghe, phản hồi tích cực, )

- Phát triển kĩ năng hợp tác: Biết hợp tác với mọi người xung quanh cùng bảo vệ cây cối.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

- Thảo luận nhóm

- Trò chơi

- Suy nghĩ – Thảo luận cặp đôi – Chia sẻ

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. GV:

- Giáo án điện tử

- Máy chiếu

- SGK

- Phiếu hướng dẫn quan sát, phiếu bài tập

- 1 Phiếu bài tập khổ lớn

2. HS: SGK

 

docx 8 trang Người đăng haibinhnt91 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 347Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Một số loài cây sống trên cạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy
Môn: Tự nhiên xã hội
Lớp: 2/1
Bài: MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nói tên, nêu lợi ích của một số loài cây sống trên cạn
- Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả một số loài cây sống trên cạn.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử các thông tin về các loài cây sống trên cạn
- Kĩ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối
- Phát triển kĩ năng giao tiếp (trình bày, lắng nghe, phản hồi tích cực,)
- Phát triển kĩ năng hợp tác: Biết hợp tác với mọi người xung quanh cùng bảo vệ cây cối.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Thảo luận nhóm 
- Trò chơi
- Suy nghĩ – Thảo luận cặp đôi – Chia sẻ
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. GV:
- Giáo án điện tử
- Máy chiếu
- SGK
- Phiếu hướng dẫn quan sát, phiếu bài tập
- 1 Phiếu bài tập khổ lớn
2. HS: SGK 
V. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
3’
1’
13’
10’
9’
3’
1’
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi: Tiết trước chúng ta học bài gì?
- Hỏi: Cây có thể sống ở đâu?
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét: Cây có thể sống trên cạn, dưới nước và trên không
- Gọi 1 HS nhắc lại
- Hỏi: Hãy kể cho cô tên, nơi sống và đặc điểm của một loài cây mà em biết?
- GV nhận xét bài cũ của HS
3. Dạy bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Tiết trước các con đã biết cây có thể sống ở trên cạn, dưới nước và trên không. Vậy để biết thêm những loài cây nào sống ở trên cạn và lợi ích của chúng cô và các con cùng bước sang bài học hôm nay “Một số loài cây sống trên cạn”
- GV ghi tên bài học lên bảng
- Yêu cầu HS nhắc lại tên bài học
3.2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK
*Mục tiêu:Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
- GV: Cả lớp mở SGK trang 52 và quan sát. 
- Hỏi: Trong sách có tất cả mấy bức tranh?
- GV: Trong sách có 7 bức tranh, mỗi tranh là một loại cây khác nhau.
- Bây giờ cô sẽ cho các con làm việc theo nhóm 4. Nhiệm vụ của các nhóm là quan sát 7 bức tranh, thảo luận, tìm hiểu về tên cây, đặc điểm và lợi ích của cây. Cô sẽ phát cho mỗi nhóm một phiếu hướng dẫn quan sát, các con sẽ thảo luận và điền câu trả lời vào phiếu.
- GV phát phiếu hướng dẫn quan sát cho các nhóm. 
- Gọi 1 HS đọc câu hỏi trong phiếu hướng dẫn quan sát
PHIẾU HƯỚNG DẪN QUAN SÁT
1. Tên cây?
2. Thân cây và cành cây như thế nào?
3. Rễ cây có gì đặc biệt?
4. Lợi ích của cây?
- GV quan sát và giúp đỡ HS
- Khi hết thời gian thảo luận, GV gọi lần lượt đại diện các nhóm đứng tại chỗ trình bày kết quả.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung ý kiến
- GV nhận xét kết luận, khen ngợi các nhóm.
- GV: 7 loại cây mà các con vừa tìm hiểu là những cây sống trên cạn.
- Hỏi: Vậy các con có nhận xét gì về các loài cây sống trên cạn?
- Kết luận: Có rất nhiều loài cây sống trên cạn thuộc các loại cây khác nhau.
- Yêu cầu HS đọc lại kết luận
3.3. Hoạt động 2: Kể tên và nêu lợi ích một số cây trên cạn mà em biết
- GV: Như các con đã biết, ở BT1 cây cho ta rất nhiều lợi ích như cho quả, cho lương thực, bóng mát. Bên cạnh đó cây còn có nhiều lợi ích khác như lấy gỗ, làm thuốc.. Vậy ngoài những cây các con vừa tìm hiểu ở bài tập 1, còn có thêm những cây nào khác với lợi ích như vậy, các con hãy hoàn thành phiếu bài tập cá nhân sau:
PHIẾU BÀI TẬP
1. Cây ăn quả:.
2. Cây lương thực, thực phẩm:.
3. Cây cho bóng mát:
4. Cây lấy gỗ:
5. Cây làm thuốc:.
- Gọi 1 HS đọc phiếu bài tập
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài vào phiếu lớn, cả lớp làm phiếu cá nhân
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung bài của bạn trên bảng
- GV nhận xét
- Hỏi: Các con có nhận xét gì về lợi ích của cây?
- Kết luận: Có rất nhiều loài cây sống trên cạn thuộc các loại cây khác nhau, tùy thuộc vào lợi ích của chúng. Các loài cây đó được dùng để cung cấp thực phẩm cho con người, lấy gỗ, làm thuốc,
- Gọi 2-3 HS đọc lại kết luận
- GV: Ngoài các cây mà các em vừa tìm hiểu thì cây sống trên cạn còn rất nhiều. Các em hãy cùng quan sát một số cây sống trên cạn khác và lợi ích của chúng nhé!
*Chiếu hình ảnh về một số loài cây: 
+ Cây ổi, cây lựu: cho quả
+ Khoai tây, khoai lang: cây lương thực, thực phẩm.
+ Cây gỗ lim, cây bách: cho bóng mát và lấy gỗ.
+ Cây hoa mắc cỡ: dùng làm thuốc trị mất ngủ, cây sống đời: trị bỏng
+ Cây mía: giải khát, làm đường
+ Cây đậu xanh: cho hạt, ăn giải nhiệt, chữa bệnh (chữa say nắng, ngộ độc thực phẩm)
- Hỏi: Cây cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Thế ta phải làm gì để bảo vệ cây?
- GV: chúng ta phải trồng, chăm sóc các loại cây trong vườn nhà, vườn trường. Thường xuyên tưới cây để cây luôn xanh tốt. Bắt sâu bọ phá hoại cây trồng. Không hái hoa, bẻ cành làm tổn thương đến cây. 
 Khi ta bảo vệ và trồng nhiều cây, cũng chính là ta đang góp phần bảo vệ môi trường. Cây xanh mang lại cho con người bầu không khí trong lành, giảm đi sự nóng lên của Trái Đất. Bên cạnh đó, cây còn chống xói mòn, sạt lở đất. Do đó, các con cần chăm sóc cây, tuyên truyền mọi người không được chặt phá cây bừa bãi.
- Chuyển ý: Vừa rồi các con đã tìm hiểu về một số loài cây sống trên cạn. Bây giờ cô trò mình cùng sang một trò chơi nói về một số loài cây sống trên cạn và lợi ích của chúng nhé!
3.4. Hoạt động 3: Trò chơi “Ô CHỮ KÌ DIỆU”
*Mục tiêu: Nêu được cây sống trên cạn và lợi ích của chúng
- Giới thiệu: Ô chữ gồm có 10 hàng ngang và 1 ô chữ từ khóa hàng dọc.
- Luật chơi: Chia lớp thành 2 đội A và B. Đại diện hai đội oẳn tù tì. Đội nào thắng được chọn câu hỏi và trả lời trước. Trả lời đúng được 10 điểm, sai không có điểm và đội còn lại được quyền trả lời. 
- Mời 1 HS lên bảng hỗ trợ GV ghi điểm cho hai đội trong quá trình chơi
- Câu hỏi:
1. Loài hoa tượng trưng cho mùa thu? (HOA CÚC)
- Gợi ý: loài hoa này có 6 chữ. 
- Sau khi HS trả lời xong, hỏi: Các em biết cây hoa cúc có lợi ích gì không?
- GV nhận xét
2. Quả màu đỏ, dùng để thổi xôi? (QUẢ GẤC)
- Gợi ý: loại quả này có 6 chữ
- Hỏi: Quả gấc có lợi ích gì? Bạn nào biết?
- GV nhận xét
3. Họ hàng nhà cam? (QUÝT)
- Gợi ý: Quả này có 5 chữ
- Hỏi: lợi ích của cây quýt là gì?
- GV nhận xét
4. Quả gì có nhiều gai? (MÍT)
- Gợi ý: loại quả này có 3 chữ
- Hỏi: thế con biết cây mít mang lại lợi ích gì không?
- GV nhận xét
5. Loài cây có thể sống ở sa mạc? (XƯƠNG RỒNG)
- Gợi ý: Loại cây này có 9 chữ. Nó khá giống cây thanh long.
- Hỏi: Cây xương rồng dùng để làm gì?
- GV nhận xét
6. Một bộ phận không thể thiếu của cây? (RỄ)
- Gợi ý: có 2 chữ
- Hỏi: Rễ cây có tác dụng gì?
- GV nhận xét.
7. Cây có hình lá kim? (THÔNG)
- Gợi ý: Loại cây này có 5 chữ. Thường có nhiều ở Đà Lạt.
- Hỏi: Cây thông mang lại lợi ích gì?
- GV nhận xét
8. Quả gì bà thường ăn với trầu? (CAU)
- Gợi ý: quả này có 3 chữ. 
- Hỏi: cây cau có lợi ích gì cho con người?
- GV nhận xét
9. Quả gì ruột đỏ vỏ xanh? (DƯA HẤU)
- Gợi ý: có 6 chữ.
- Hỏi: Lợi ích của cây dưa hấu là gì?
- GV nhận xét
10. Loài hoa thường nở vào mùa hè và hay có ở sân trường? (PHƯỢNG)
- Gợi ý: cây này có 5 chữ.
- Hỏi: Cây phượng có lợi ích gì?
- GV nhận xét
- Ô từ khóa: CÂY TRÊN CẠN (gợi ý, dựa vào tên bài học hôm nay)
- GV tuyên dương đội thắng cuộc
4. Củng cố, dặn dò:
4.1. Củng cố:
- Các con vừa học xong bài gì?
- Nêu tên và lợi ích của các loài cây trên cạn mà con biết?
- GV nhận xét
4.2. Dặn dò:
- Dặn dò:
+ Về nhà quan sát cây cối quanh khu vực em sống, kể tên, nêu lợi ích của cây đó và báo cáo kết quả vào giờ học sau.
+ Xem trước bài “Một số loài cây sống dưới nước”
- Nhận xét tiết học
- Trả lời: Cây sống ở đâu
- Trả lời
- 1 HS nhận xét
- Lắng nghe
- 1 HS nhắc lại
- Trả lời: 
+ Cây hoa súng, được trồng trên mặt hồ, dưới nước. Rễ cây đâm sâu dưới nước.
+ Cây phong lan: sống bám vào thân cây khác, rễ cây vươn ra ngoài không khí.
+ Cây dừa: được trồng trên cạn, rễ đâm sâu dưới đất. Ngoài ra còn có cây dừa nước.
+ Cây thông: được trồng trên đồi, trong rừng, trên cạn. Rễ cây đâm sâu dưới mặt đất.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- HS ghi bài vào vở
- HS nhắc lại tên bài 
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Nhận phiếu
- 1 HS đọc
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày:
Tranh 1. 
1. Tên: cây mít
2. Thân thẳng có nhiều cành lá
3. Có rễ bám sâu xuống đất. 
4. Lợi ích: cho quả để ăn, gỗ làm bàn ghế.
Tranh 2:
1. Tên cây: Phi lao
2. Thân tròn, thẳng. Lá dài, ít cành.
3. Rễ bám sâu xuống đất. 
4. Lợi ích: chắn gió, chắn cát
Tranh 3:
1. Tên: cây ngô (bắp)
2. Thân mềm không có cành.
3. Rễ bám xuống mặt đất. 
4. Lợi ích: Cho quả để ăn
Tranh 4: 
1. Tên: cây đu đủ
2. Thân thẳng nhiều cành. 
3. Rễ bám sâu xuống đất.
4. Lợi ích: Cho quả để ăn
Tranh 5:
1. Tên: Cây thanh long:
2.Thân giống cây xương rồng, quả mọc đầu cành. 
3. Rễ bám vào thân cây khác. 
4. Lợi ích: Cho quả để ăn
Tranh 6:
1. Tên: Cây sả
2. Không có thân, chỉ có lá, lá dài. 
3. Rễ bám xuống đất.
4. Lợi ích: cho củ để ăn, làm gia vị, làm thuốc, làm tinh dầu sả
Tranh 7:
1. Tên: Cây lạc
2. Không có thân, mọc lan trên mặt đất, ra củ. 
3. Rễ và củ nằm dưới mặt đất.
4. Lợi ích: Cho củ để ăn, làm dầu lạc
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- 2-3 HS đọc
- Lắng nghe
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài
 PHIẾU BÀI TẬP
1. Cây ăn quả: chuối, xoài, mận, ổi, vú sữa, sầu riêng,
2. Cây lương thực, thực phẩm: lúa, khoai mì, khoai lang, đậu đen, đậu xanh,.
3. Cây cho bóng mát: cây bàng, cây me, cây phượng, cây xà cừ,
4. Cây lấy gỗ: keo, bạch đàn, giáng hương, bằng lăng,
5. Cây làm thuốc: tía tô (chữa cảm ho, cảm lạnh), sống đời (chữa bỏng), nha đam (sát khuẩn), lá lốt (đau nhức xương)
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- 2-3 HS đọc
- Lắng nghe
- Quan sát
- Trả lời
- Lắng nghe
- Quan sát, lắng nghe
- Lắng nghe
- 1 HS lên bảng ghi điểm, cả lớp tham gia trò chơi
- Trả lời: làm đẹp, trang trí cho ngôi nhà
- Trả lời: Gấc là một loại trái cây giàu dinh dưỡng, bổ sung nhiều vitamin E, A cho cơ thể
- Trả lời: cho quả để ăn, quả quýt chữa ho, trị say xe, bổ sung vitamin C
- Trả lời: cho quả, cho bóng mát, lấy gỗ
- Trả lời: dùng để trang trí, để bàn
- Trả lời: Rễ hút nước và chất dinh dưỡng từ lòng đất để nuôi sống cây. Một số rễ cây còn có tác dụng chữa bệnh.
- Trả lời: cho bóng mát, lấy dầu,
- Trả lời: Giúp làm sạch và chắc răng
- Trả lời: cho quả ăn, giải khát
- Trả lời: cho bóng mát, làm đẹp khung cảnh xung quanh.
- Lắng nghe
- Trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_mot_so_loai_ca.docx