Kế hoạch bài dạy lớp 2 - Tuần dạy 8 - Trường TH Ngô Thất Sơn

Kế hoạch bài dạy lớp 2 - Tuần dạy 8 - Trường TH Ngô Thất Sơn

TUẦN 6:

Ngày dạy: Thứ

TẬP ĐỌC.

Mẩu giấy vụn.

I. Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời của nhân vật trong bài.

- Hiểu ý nghĩa: phải giữ trường lớp luôn luôn sạch đẹp. (Trả lời được CH 1, 2, 3.)

- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ: rộng rãi, sáng sủa, lắng nghe, im lặng, xì xào, sọt rác, cười rộ. Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời: cô giáo, bạn trai ,bạn gái.

- Hiểu đuợc từ mới:xì xào đánh bạo, hưởng ứng, thích thú.

- Hiểu ý nghĩa: phải giữ trường lớp luôn luôn sạch đẹp. (Trả lời được CH 1, 2, 3.)

- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.

3. Thái độ:

- Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ: (ghi từ khó) ghi hướng dẫn đọc.

 Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, TLN.

 

doc 12 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy lớp 2 - Tuần dạy 8 - Trường TH Ngô Thất Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6:
Ngày dạy: Thứ	
TẬP ĐỌC.
Mẩu giấy vụn.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời của nhân vật trong bài.
Hiểu ý nghĩa: phải giữ trường lớp luôn luôn sạch đẹp. (Trả lời được CH 1, 2, 3.)
HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.
2. Kỹ năng:
Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ: rộng rãi, sáng sủa, lắng nghe, im lặng, xì xào, sọt rác, cười rộ. Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời: cô giáo, bạn trai ,bạn gái.
Hiểu đuợc từ mới:xì xào đánh bạo, hưởng ứng, thích thú.
Hiểu ý nghĩa: phải giữ trường lớp luôn luôn sạch đẹp. (Trả lời được CH 1, 2, 3.)
HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.
3. Thái độ:
Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ: (ghi từ khó) ghi hướng dẫn đọc.
* Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, TLN.
III. Lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc bài + TLCH.
Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu: Mẩu Giấy Vụn.
Nội dung:
Hoạt động 1: Luyện đọc: 
GV đọc mẫu.
* Đọc nối tếp câu lần 1.
Luyện đọc từ khó: rộng rải ,sọt rác, cười rộ
* Đọc nối tiếp câu lần 2.
GV chia đoạn, đọc đoạn – HD giải nghĩa từ:
Giải nghĩa thêm các từ : Tiếng xì xào, đánh bạo ,hưởng ứng, thích thú
Đọc đoạn - HD đọc ngắt giọng một số câu:
Lớp học rộng rải/ sáng sủa/ và sạch sẽ/ nhưng không biết ai/ vứt một mẫu giấy/ ngay giữa lối ra vào.//.
Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá.// Thật đáng khen! //
Nào! Các em hãy lắng nghe / và cho cô biết / mẩu giấy đang nói gì nhé /. Các bạn ơi! / Hãy bỏ tôi vào sọt rác ! //
* Luyện đọc nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm.
TIẾT 2:
Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài:
HS đọc toàn bài.
HS đọc đoạn 1:
Câu 1: Mẩu giấy nằm ở đâu? Có dễ thấy không?
HS đọc đoạn 2:
Câu 2: Cô giáo yêu câu cả lớp làm gì?
Câu phụ: Tại sao cả lớp lại xì xào?
Khi cả lớp đang hưởng ứng lời của bạn trai là mẩu giấy không biết nói thì chuyện gì xảy ra ?
HS đọc đoạn 3:
Câu 3: Bạn gái nghe mẩu giấy nói gì? Đó đúng là lời nói của mẩu giấy không? Vậy đó lời của ai?
HS đọc đoạn 4:
Câu 4: Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì?
Tại sao cô giáo lại nhắc nhở các em cho rác vào thùng?
Liên hệ thực tế:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
HS phân vai thi đọc lại toàn bài theo nhóm.
GV và cả lớp nhận xét bình chọn cá nhân đọc hay.
4. Củng cố:
Em thích nhất nhân vật nào trong truyện tại sao?
Câu chuyện này nói về điều gì?
GDTT: 
Nhận xét.
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Ngôi Trường Mới.
HS: SGK, vở.
Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy: Thứ	
CHÍNH TẢ (tập chép).
MẨU GIẤY VỤN.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
Chép lại chính xác bài CT từ “Bỗng một em gái  hãy bỏ tôi vào sọt rác!”. Trình bày đúng lời nhân vật trong bài.
Làm được BT2, BT (3) b.
Làm đúng BT(3) a. (HS khá, giỏi.)
2. Kỹ năng:
Chép lại đúng một trích đoạn của truyện mẩu giấy vụn.
Điền đúng các chữ cái vào ô trống. Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có vần . âm đầu hoặc thanh dễ lẫn ai /ây ,s/ x, thanh hỏi/ thanh ngã
3. Thái độ: 
Giáo dục tính cẩn thận, chăm chỉ.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh hoạ, bảng ghi nội dung 
* Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, TLN.
III. Lên lớp:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu: Mẩu giấy vụn.
Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
a/ Ghi nhớ nội dung.
Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn cần chép.
Đoạn văn là lời của ai? 
b/ Hướng dẫn cách trình bày.
Đoạn văn có mấy câu? 
Những chữ nào trong bài được viết hoa? 
Đoạn văn có những dấu gì? 
c/ Hướng dẫn viết từ khó.
Từ khó: mẩu giấy , nhặt, sọt rác, 
d/ HD viết chính tả vào vở.
GV đọc bài + HS lắng nghe.
HS chép bài vào vở.
GV đọc bài + HS soát lỗi.
GV đọc cho HS chữa lỗi. 
GV chấm bài. 
Hoạt động 2: HD luyện tập:
Bài 2: Điền vào chổ trống ai hay ay? (HS làm vở.)
a) mái nhà , máy cày
b) thính tai , giơ tay
c) chải tóc , nước chảy
Bài 3: Điền vào chổ trống (Trò chơi, đại diện 2 đội)
b) (ngả , ngã ) ngã ba đường, ba ngả đường.
 (vẻ, vẽ) vẽ tranh, có vẻ.
4. Củng cố:
Nhận xét.
Giáo dục.
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Ngôi trường mới.
HS: SGK, vở, bảng con. 
Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy: Thứ	
KỂ CHUYỆN.
Mẩu giấy vụn.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
HS kể toàn bộ nội dung câu chuyện. HS khá, giỏi.
2. Kỹ năng:
Kể và có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
3. Thái độ: 
HS ham thích môn học và kể lại cho người khác nghe.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh bài SGK
HS: SGK
* Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, TLN.
1. Ổn định
3. Bài mới:
Giới thiệu: Mẩu giấy vụn.
Nội dung:
Hoạt động 1: Kể từng đoạn theo tranh.
GV cho học sinh đọc yêu cầu của bài.
HS quan sát từng tranh bài sgk phân biệt các nhân vật.
HS nói tóm tắt nội dung mọi tranh.
Tranh 1: Cô giáo hỏi gì với các bạn nhỏ.
Tranh 2: Bạn trai trả lời giấy không biết nói ạ!
Tranh 3: Bạn gái nhặt mẫu giấy bỏ vào sọt rác.
Tranh 4: Em có nghe thấy ạ mẫu giấy bảo các bạn ơi hãy bỏ tôi vào sọt rác.
HS nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm.
GV chỉ định nhóm cử đại diện thi kể chuyện trước lớp.
Hoạt động 2: Học sinh kể theo vai.
Phân vai kể lại câu chuyện 4 vai (cô giáo ,người dẫn chuyện , hs nữ ,hs nam.)
HS nhận xét bạn kể.
4. Củng cố:
Nhận xét.
GDTT:
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Người thầy cũ.
HS: SGK, vở. 
Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy: Thứ	
TẬP ĐỌC.
Ngôi trường mới.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
Đọc đúng rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
Hiểu ND: ngôi trường mới rất đẹp, các bạn học sinh tự hào về ngôi trường và yêu quý thầy, cô giáo, bạn bè của em (Trả lời được các câu hỏi 1, 2.)
2. Kĩ năng:
Hiểu nghĩa các từ chú giải SGK: lấp ló, bỡ ngỡ, vân rung động, thân thương.
Trả lời đúng các câu hỏi SGK.
Biết nhấn giọng,ở các từ gợi tả.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh- Bảng phụ
Hình thức tổ chức: Quan sát tranh, giảng giải, phân tích, đàm thoại, thảo luận, luyện tập.
III. Lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc lại bài + TLCH.
Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu: Ngôi trường mới.
Nội dung:
Hoạt động 1: Luyện đọc.
GV đọc mẫu.
* Đọc nối tếp câu lần 1.
Luyện đọc từ khó: 
* Đọc nối tiếp câu lần 2. 
GV chia đoạn, đọc đoạn – HD giải nghĩa từ:
Đọc đoạn - HD đọc ngắt giọng một số câu:
GV đọc mẫu lần một. Hs đọc lại.
HS đọc từ khó: lỡ ngỡ, xoan đào, trang nghiêm, lấp ló.
Nhìn từ xa/ những mảng tường vàng/ ngói đỏ/ như những cánh hoa lấp ló trong cây//.
Em bước vào lớp/ vừa bỡ ngõ/ vừa thấy quen thân. //
Dưới mái trường mới/ sau tiếng trống rung động kéo dài.//
Cả đến chiếc thước kẻ/ chiếc bút chì / sao cũng đáng yêu đến thế. //
Luyện đọc nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Câu 1: đọc đoạn 1.
Tìm nội dung đoạn văn ứng với những ý sau:
Ngôi trường mới có gì đẹp?
a ) Tả ngôi trường từ xa?
b) Tả lớp học.
c ) Tả cảm xúc của học sinh dưới mái trường mới?
Câu 2: Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường?
Câu 3: Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy gì mới?
Liên hệ:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
HS đọc bài thi đua.
4. Củng cố:
Nhận xét. 
GDTT:
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Người thầy cũ.
HS: SGK, vở.
Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy: Thứ	
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
CÂU KIỂU AI LÀ GÌ ? KHẲNG ĐỊNH - PHỦ ĐỊNH
 TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đã xác định (BT1); Đặt được câu phủ định theo mẫu (BT2).
Tỉm được một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập ẩn trong tranh và cho biết đồ vật ấy dùng để làm gì (BT3).
2. Kỹ năng:
Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu “Ai là gì?”
Biết đặt câu phủ định, tìm từ: từ ngữ về đồ dùng học tập.
3. Thái độ:
GDHS yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh ,VBT 
Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, TLN.
III. Lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Tên riêng. Câu kiểu “Ai là gì?”
HS viết hoa tên riêng:
Tên dòng sông:
Tên người:
Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu: 
 Nội dung:
Hoạt động 1: HD làm bài tập. SGK/52.
Bài 1: TLN 2.
Bài 2: TLN 4. (HS nêu miệng.)
Không!  đâu; em không thích nghỉ học đâu!
Có!đâu; em có thích nghỉ học đâu!
Đâu có. Em đâu có thích nghỉ học!
Bài 3: HS làm vào vở.
4 quyển vở, 3 chiếc cặp, 2 lọ mực, 2 bút chì, 
1 thước kẻ, 1 ê ke, 1 compa.
4. Củng cố:
GDTT:
GV nhận xét.
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Từ ngữ về môn học, từ chỉ hoạt động.
HS: SGK, vở.
Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy: Thứ	
TẬP VIẾT.
CHỮ HOA: đ.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
Viết đúng chữ hoa Đ (01 dòng cỡ vừa, 01 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Đẹp (01 dòng cỡ vừa, 01 dòng cỡ nhỏ), Đẹp trường đẹp lớp. (03 lần).
HS viết chữ đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định. (HS khá, giỏi.)
2. Kỹ năng:
Viết đúng, thẳng hàng, biết nối nét 
Viết đẹp, điều nét đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp)
3. Thái độ: 
GDHS viết chữ cẩn thận, tĩ mĩ, sạch, đẹp.
II. Chuẩn bị:
GV: Chữ mẫu Đ . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
* Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, TLN. 
III. Lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Chữ hoa: D.
3. Bài mới:
Giới thiệu: Chữ hoa: Đ.
Nội dung:
Hoạt động 1: HD viết chữ hoa.
Độ dài, chữ hoa Đ 5 ô li.
Chữ Đ gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét lượn hai đầu dọc và nét cong, phải nối liền nhau, tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.
Cách viết: Đ B trên đường kẻ 6. viết nét lượn 2 đầu theo chiều dọc rồi chuyển được hướng viết tiếp nét cong phải, tạo xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn thẳng vào DB đường kẻ 5, thêm1 nét thẳng ngang ngắn.
GV viết bảng lớp chữ hoa Đ cỡ vừa (vừa viết ,vừa nhắc cách viết).
GV yêu cầu HS viết chữ Đ (cỡ vừa).
GV viết bảng lớp chữ hoa Đ cỡ nhỏ (vừa viết ,vừa nhắc cách viết).
GV yêu cầu HS viết chữ Đ (cỡ nhỏ).
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết tiếng.
GV viết tiếng: Đẹp (cỡ vừa, cỡ nhỏ)
Đây là tiếng gì ? Tiếng Đẹp gồm mấy con chữ ?
Con chữ nào cao 2,5 dòng ly? Dấu huyền đặt ở con chữ nào?
GV vừa viết vừa nói: Nét 1: ĐB
GV yêu cầu HS viết tiếng: Đẹp (cỡ vừa, cỡ nhỏ).
Hoạt động 3: HD viết câu ứng dụng.
Giới thiệu câu ứng dụng. Đẹp trường đẹp lớp.
Giải nghĩa cụm từ: 
Đẹp trường đẹp lớp: đưa ra lời khuyên giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
HD học sinh quan sát và nhận xét.
Độ cao: 2,5 li chữ Đ, g, l.
2 ô li: chữ đ, p.
1,5 ô li: chữ t.
1 ô li : chữ e, ư, ơ, r.
1,25 ô li: chữ s.
Khoảng cách giữa các chữ, bằng một chữ o.
– Hướng dẫn viết bảng: Đẹp trường Vừa viết, GV vừa nói cách viết  Cách viết liền nét, khoảng cách giữa các tiếng.
Hoạt động 3: HD HS viết vào vở TV.
HS viết .
GV chấm bài.
4. Củng cố:
Giáo dục.
Nhận xét.
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài: 
HS: bảng, vở tập viết.
Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy: Thứ	
CHÍNH TẢ.
Nghe viết: Ngôi trường mới.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
Nghe viết chính xác bài CT, trình bày đúng các dấu câu trong bài.
Làm được BT (3) a.
Làm được BT(3) b. (HS khá, giỏi.)
2. Kỹ năng:
HS trình bày đúng đoạn từ “Dưới mái trường mới.đến hết”.
Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có vần âm, thanh dễ lẫn: ai / ay (hoặc thanh hỏi, thanh ngã).
Làm được BT(3) b. (HS khá, giỏi.)
3. Thái độ:
GDHS chăm viết bài để ít sai lỗi chính tả hơn, viết đúng nhanh.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3a trên bảng.
Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, TLN. 
III. Lên lớp:
1. Ổn định: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Giới thiệu: Ngôi trường mới.
Nội dung:
Hoạt động 1: HD nghe viết.
a/ Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết.
GV đọc bài một lược , 2 học sinh đọc lại.
Dưới mái trường mới bạn học sinh cảm thấy có những gì mới?
b/ Hướng dẫn cách trình bày.
 Có những dấu câu nào được dùng trong đoạn cần viết?
Có những chữ nào viết hoa? vì sao?
c/ Hướng dẫn viết từ khó: 
Từ khó: rung động, trang nghiêm, thước kẻ.
d/ HD viết chính tả vào vở.
GV đọc bài + HS lắng nghe.
GV đọc bài + HS chép bài vào vở.
GV đọc bài + HS soát lỗi.
GV đọc cho HS chữa lỗi. GV chấm bài. 
Hoạt động 2: HD làm bài tập.
Bài 2: Thi tìm nhanh các từ có vần ai hoặc ay. (Miệng)
Mẫu: 
Cái tai ,chân tay .mai, sai, trai.
Tay ,may ,bay
Bài 3: HS làm vào vở.
Đáp án: 
a) sẻ , sáo, sò, sung , si
 Xôi, xào, xem, xanh
4. Củng cố:
GDTT:
GV nhận xét.
5. Dặn dò:
Về nhà rèn viết lại những từ còn sai.
Chuẩn bị bài: Người thầy cũ.
HS: SGK, vở, bảng. 
Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy: Thứ	
TẬP LÀM VĂN.
KHẲNG ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH. LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
Biết trả lời và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định. (BT1, BT2).
Biết đọc và ghi lại được thông tin từ mục lục sách BT3.
HS khá, giỏi làm được BT3. (hoặc thay bằng yêu cầu: đọc mục lục các bài ở tuần 7, ghi lại tên 2 bài tập đọc và số trang.)
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng nghe và nói: biết trả lời câu hỏi và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định.
Rèn kĩ năng viết: biết tìm và ghi lại mục lục sách.
3. Thái độ:
GDHS viết các câu theo đúng ngữ pháp. Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, sgk.
III. Lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Trả lời câu hỏi. đặt tên cho bài. Luyện tập về mục lục sách.
3. Bài mới:
Giới thiệu: Khẳng định, phủ định, luyện tập về mục lục sách.
Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: HS TLN2.
Mẫu: 
Em có thích đọc thơ không?
Có, em rất thích đọc thơ.
Không, em không thích đọc thơ.
Bài 2: Đặt câu theo các mẫu sau, mỗi mẫu 1 câu:
HS làm vào vở.
a/ Trường em không xa đâu ! 
b/ Trường em có xa đâu !
c/ Trường em đâu có xa !
Bài 3: Tìm đọc mục lục sách. (HS làm miệng.)
4. Củng cố:
GDTT:
GV nhận xét.
5. Dặn dò:
Về nhà học bài.
Chuẩn bị bài: Kể ngắn theo tranh ,luyện tập vẽ thời khoá biểu.
HS: SGK, vở.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6.doc