Tiết 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nghe - viết khổ thơ cuối bài “Ngày hôm qua đâu rồi?”
- Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ.
- Viết đúng các âm vần dễ lẫn lộn do ảnh hưởng của phương ngữ: l/n, an/ang.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh thói quen nghe và viết chính xác, chữ đầu các dòng thơ viết hoa.
- Biết trình bày 1 khổ thơ 5 chữ.
3. Thái độ:
Giáo dục học sinh:
- Tính cẩn thận, có thói quen rèn viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
Cầm bút, để vở đúng quy cách, ngồi đúng tư thế
Ngày soạn: Ngày dạy: Kế hoạch bài dạy khối 2 – CHÍNH TẢ Giáo viên: Nguyễn Thanh Nhàn Tiết 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nghe - viết khổ thơ cuối bài “Ngày hôm qua đâu rồi?” Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ. Viết đúng các âm vần dễ lẫn lộn do ảnh hưởng của phương ngữ: l/n, an/ang. 2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh thói quen nghe và viết chính xác, chữ đầu các dòng thơ viết hoa. Biết trình bày 1 khổ thơ 5 chữ. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh: Tính cẩn thận, có thói quen rèn viết chữ đẹp, giữ vở sạch. Cầm bút, để vở đúng quy cách, ngồi đúng tư thế. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung các BT2, 3. Học sinh: VBT. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định 1’: Hát 2. Bài cũ 4’: Có công mài sắt, có ngày nên kim Giáo viên nhận xét bài viết trước của học sinh. Một số học sinh đọc bảng chữ cái (9 chữ). Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới 1’: Hôm nay, các em viết chính tả bài: Ngày hôm qua đâu rồi? 4. Phát triển các hoạt động 30’: * Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết + Mục tiêu: Học sinh viết đúng, đầy đủ khổ thơ và biết cách trình bày bài. + Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, kiểm tra. + ĐDDH: Bảng con, SGK. + Tiến trình HĐ: * Bước 1: Hướng dẫn học sinh cách viết và tìm hiểu nội dung khổ thơ. - Giáo viên đọc mẫu 1 lần. - Học sinh theo dõi. - Vài học sinh đọc lại, lớp đọc thầm. - Giáo viên hỏi: + Khổ thơ 4 là lời của ai nói với ai? + Lời bố nói với con. + Bố nói con điều gì? + Con học hành chăm chỉ thì thời gian không mất đi. + Khổ thơ có mấy dòng? + 4 dòng. + Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào? + Viết hoa. + Bắt đầu viết từ ô thứ mấy (từ lề)? + Ô thứ 4. - Giáo viên yêu cầu học sinh viết bảng con những chữ dễ sai: Trong, học hành, chăm chỉ. - Học sinh viết bảng con. * Bước 2: Đọc cho học sinh viết. - Giáo viên đọc thong thả, mỗi dòng đọc 2->3 lần. - Học sinh viết bài vào vở. - Giáo viên đọc lại cả bài. - Học sinh dò bài, kiểm tra lại. * Bước 3: Chấm, chữa bài. - Yêu cầu học sinh dùng bút chì gạch chân từ viết sai. - Học sinh thực hiện và viết lại các từ đúng vào vở tập chép. - Giáo viên chấm một số vở. * Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: Điền chữ thích hợp vào chỗ trống. - 1 học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh làm bài vào VBT. - 4 học sinh sửa bài trên bảng. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh nhận xét. Bài 3: Viết những chữ cái còn thiếu vào bảng. - 1 học sinh nêu yêu cầu. - 1 học sinh đọc tên chữ cái ở cột 3, 1 học sinh điền vào chỗ trống ở cột 2 những chữ cái tương ứng. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh nhận xét. - 1 học sinh đọc lại theo thứ tự. - Lớp làm vào vở. * Học thuộc lòng bảng chữ cái. - Giáo viên xóa những chữa cái đã viết ở cột 2. - Học sinh thi đua đọc và viết lại các chữ cái vừa xóa. - Từng học sinh đọc thuộc lòng 10 chữ cái nối tiếp nhau. 5. Tổng kết: (3’) Giáo viên nhận xét giờ học. VN: HTL tên 19 chữ cái đã học. CBB: Phần thưởng. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: