Kế hoạch bài dạy các môn Lớp 2 - Tuần thứ 27 - Năm học: 2011-2012

Kế hoạch bài dạy các môn Lớp 2 - Tuần thứ 27 - Năm học: 2011-2012

Tuần 27

Thứ 2 ngày 12 tháng 3 năm 2012

Tiếng Việt

 Ôn tập và kiểm tra giữa kì II(Tiết 1, 2)

I.MỤC TIÊU:

-Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc 45 tiếng / phút); hiẻu nội dung của đoạn, bài. (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc).

-Biết đặt và trả lời câu hỏi với khi nào?(BT2, BT3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở BT4).

-HS khá, giỏi đọc lưu loát được đoạn, bài; tốc độ đọc 45 tiếng / phút.

-Nắm được một số từ ngữ về bốn mùa (BT2); biết đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT3).

II.ĐỒ DÙNG:

-Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 21 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 403Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy các môn Lớp 2 - Tuần thứ 27 - Năm học: 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 27 
Thứ 2 ngày 12 tháng 3 năm 2012
Tiếng Việt
 Ôn tập và kiểm tra giữa kì II(Tiết 1, 2)
I.Mục tiêu:
-Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc 45 tiếng / phút); hiẻu nội dung của đoạn, bài. (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc).
-Biết đặt và trả lời câu hỏi với khi nào?(BT2, BT3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở BT4).
-HS khá, giỏi đọc lưu loát được đoạn, bài; tốc độ đọc 45 tiếng / phút.
-Nắm được một số từ ngữ về bốn mùa (BT2); biết đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT3).
II.Đồ dùng:
-Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc.
III.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Kiểm tra tập đọc: (20’)
-GV gọi lần lượt từng em lên bốc thăm và đọc bài tập đọc ở trong phiếu.
-HS đọc bài 
-GV nêu câu hỏi
3.Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi Khi nào ?(5’)
-1HS đọc yêu cầu bài tập , HS làm miệng
a.Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
b.Hoa phượng vĩ nở đỏ rực khi hè về.
-GV nhận xét: a. mùa hè ; b.khi hè về
4.Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm(7’)
a.Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.
b.Ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè.
-HS làm vào vở và đọc bài làm.
-GV nhận xét: a.Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng?
 b.Ve nhởn nhơ ca hát khi nào?
5.Nói lời đáp lại của em: (5’)
a.Khi bạn cảm ơn em vì em đã làm một việc tốt cho bạn
b.Khi một cụ già cảm ơn em vì em đã chỉ đường cho cụ.
c.Khi bác hàng xóm cảm ơn em vì em đã trông giúp em bé cho bác một lúc.
-HS thảo luận theo cặp
-Một số trình bày trước lớp.
-HS cùng GV nhận xét: a.Có gì đâu; b.Dạ, không có gì! ; c.Lúc nào bác cần cứ gọi cháu nhé!
 Tiết 2
1.Kiểm tra đọc: (20’)
-Từng em lên bốc thăm đọc bài
-Trả lời câu hỏi do GV nêu .
-GV ghi điểm
2.Trò chơi mở rộng vốn từ: (5’)
a.GV chia lớp thành 5 tổ và đặt tên cho mỗi tổ: Xuân, Hạ, Thu, Đông , Tổ hoa, tổ quả gắn biển lên từng tổ
b.1 thành viên trong tổ đứng dậy giới thiệu tên và nói 
?Đố bạn mùa của tôi bắt đầu từ tháng nào kết thúc tháng nào
-Thành viên các tổ khác trả lời
c.1 bạn đứng dậy giới thiệu tên một loài hoa và đố : Theo bạn tôi mùa nào? Từng mùa nói tên của mình.
-HS chơi, GV nhận xét.
3.Ngắt đoạn trích thành 5 câu và chép vào vở. Nhớ viết hoa chữ cái đầu câu.
 .Trời đã vào thu những đám mây bớt màu trời bớt nặng gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng tròi xanh và cao dần lên.
 -HS làm vào vở và đọc lên
-HS cùng GV nhận xét:
 .Trời đã vào thu. Những đám mây bớt đổi màu. Trời bớt nặng. Gió heo may đã rải khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên.
4.Củng cố, dặn dò: (2’)
-GV nhận xét giờ học.
-Về ôn bài.
	--------------------**-------------------------
 Toán
 Số 1 trong phép nhân và phép chia
I.Mục tiêu:
-Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
-Biết số nào nhân cho 1 cũng bằng chính nó.
-Biết số nào chia cho 1 cũng bằng chính nó.
II.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
?Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào
-5 HS trả lời. GV ghi điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
-Hôm nay ta sang bài mới: Số 1 trong phép nhân và phép chia
2.Giới thiệu phép nhân có thừa số 1: (5’)
a.GV nêu phép tính nhân, hướng dẫn HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:
 1 x 2 = 1 + 1 = 2 vậy 1 x 2 = 2
 1 x3 = 1 + 1 + 1 = 3	vậy 1 x 3 = 3
 1x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4 	vậy 1 x 4 = 4
-HS nhận xét: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
b. 2 x1 = 2 3 x 1 = 3 4 x 1= 4
-HS nhận xét: Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
3.Phép chia cho 1: (5’)
1 x 2 = 2 ta có : 2 : 1 = 2
-HS nhận xét: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
-HS nhắc lại
4.Thực hành: (20’)
Bài 1: HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm
 1 x 2 = 1 x 3 = 1 x 4 = 
 2 x 1 = 3 x 1 = 4 x 1 = 
-HS nêu miệng kết quả,GV ghi bảng.
Bài 2: Số?
-HS đọc yêu cầu và làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.
	X 3 = 3 4 x = 4 	:1 = 2
	X 1 = 3	1x	 = 4	x 1 = 5
	 : 1 = 3	4:	=	4	:1 = 1
-HS cùng GV chữa bài
Bài 3: Tính
 a) 4 x 2 x 1 = ; b) 4 : 2 x 1 = ; c) 4 x 6 : 1 =
-HS khá, giỏi làm
-GV chấm, chữa bài.
5.Củng cố,dặn dò: (2’)
-HS nhắc lại nội dung bài học.
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhớ xem lại bài.
 ==========***=========
Đạo đức
 Lịch sự khi đến nhà người khác (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
-HS biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống cụ thể.
GDKNS: - Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khỏc .
II. Hoạt động dạy học
1.Bài cũ:(3’)
-Tiết trướcta học bài gì?
-Khi đến nhà người khác em làm như thế nào?
HS trả lời,GV nhận xét
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài:
b.Hoạt động 1: Xử lí tình huống (15’)
*Mục tiêu:HS tập cách ứng xử lịch sự khi đến nhà người khác .
 *Cách tiến hành: 
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống
+ Tình huống 1:Em sang nhà bạn chơi thấy trong tủ có nhiều đồ chơi đẹp mà em thích. Em sẽ ...
+Tình huống 2: Em đang chơi ở nhà bạn thì đến giờ ti vi có phim hoạt hình em thích xem khi đó nhà bạn không bật ti vi. Em sẽ .....
+Tình huống 3: Em sang nhà bạn chơi thấy bà bạn bị mệt. Em sẽ.....
-Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
-Các nhóm lần lượt đóng vai.
-GV kết luận: +Em cần hỏi mượn. Nếu chủ nhà đồng ý và chơi cần giữ gìn cẩn thận.
c.Hoạt động 2: Củng cố lại kiến thức đã học (10’)
*Mục tiêu: Giúp HS củng cố về kĩ năng cư xử khi đến nhà người khác.
*Cách tiến hành:
-GV nêu cách chơi: Mỗi nhóm chuẩn bị 2 câu đố (tình huống) chủ đề đến chơi nhà bạn.
VD: Khi đến nhà bạn thấy người lớn ở nhà.
-Từng nhóm đố, lớp trả lời.
 -GV theo dỏi nhận xét.
*Kết luận: Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu.
d.Hoạt động 3: (2’) Củng cố, dặn dò
?Hãy nêu việc làm cụ thể là lịch sự với người khác
-HS trả lời.
	 == ========***============
Thứ 3 ngày 13 tháng 3 năm 2012
 Thể dục
 Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
I.Mục tiêu:
-Ôn bài tập rèn luyện tư thế cơ bản. Yêu cầu HS biết và thực hiện động tác độ tương đối chính xác.
II.Địa điểm, phương tiện:
-Trên sân trường dọn vệ sinh, kẻ vạch
-Còi.
III.Hoạt động dạy học:
1.Phần mở đầu: (5’)
-GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
-HS khởi động: Xoay khớp cổ tay, chân, đầu gối, hông.
-HS tập lại động tác: Lườn , tay, chân, toàn thân của bài thể dục.
2.Phần cơ bản: (25’)
* Ôn : Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông : 2 lần 10m
-HS thực hành đi theo tổ, GV theo dỏi nhận xét.
*Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang : 2 lần 10 m
-HS đi theo tổ, GV theo dỏi nhận xét.
*Đi kiễng gót hai tay chống hông : 2 lần 10 m
-HS thực hành GV nhận xét.
*Đi nhanh chuyển sang chạy: 3 lần 20m
-HS thực hành. HS nhận xét lẫn nhau
-GV sửa sai
*Trò chơi: “Kết bạn” 
-HS nhắc lại cách chơi .
-HS chơi trò chơi
-GV nhận xét.
3.Phần kết thúc: 
-Đứng vỗ tay và hát.
-Cúi người thả lỏng.
-GV cùng HS hệ thống bài học.
-GV nhận xét giờ học.
 ==========****============
Toán
 Số 0 trong phép nhân và phép chia
I.Mục tiêu:
- Biết được số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
-Biết số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
- Biết số 0 chia cho số nào khác không cũng bằng 0.
-Biết không có phép chia cho 0.
II.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
?Tiết trước ta học bài gì
-HS trả lời 
-HS nêu 1 trong phép nhân và phép chia
-GV nhận xét , ghi điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
-Hôm nay ta sang bài mới: Số 0 trong phép nhân và phép chia
2.Giới thiệu phép nhân có thừa số 0: (5’)
a.GV nêu phép tính chia, hướng dẫn HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:
 0 x 2 = 0 + 0 = 0 vậy 0 x 2 = 0 , ta có : 2 x 0 = 0
 0 x3 = 0 + 0 + 0= 0 vậy 0 x 3 = 0 , ta có 3 x 0 = 0
 -HS nhận xét: Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.Số nào nhân vớ 0 cũng bằng 0
3.Phép chia cho có số bị chia là 0: (5’)
 0 : 2 = 0 vì 0 x 2= 0 
 0 : 5 = 0 vì 0 x 5 = 0 
-HS nhận xét: Số 0 nào chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.
-HS nhắc lại
*Chú ý: Không có phép chia cho 0
4.Thực hành: (20’)
Bài 1: HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm
 0 x 2 = 0 x 5 = 1 x 0 = 
 2 x 0 = 5 x 0 = 0 x 1 = 
-HS nêu miệng kết qảu,GV ghi bảng.
Bài 2: Tính nhẩm
-HS đọc yêu cầu và làm miệng, GV ghi kết quả
 0 : 5 =  0 : 4 = .. 0 : 3 = . 0 : 1 = .
-HS cùng GV chữa bài
Bài 3: Số?
	X 4 = 0 2 x = 0 x 1 = 0
	: 4 =0	 :2	= 0	 :1 = 0
-HS làm vào vở, 1SH lên bảng làm
-HS cùng GV nhận xét.
Bài 4: Tính
-HS khá, giỏi đọc yêu cầu và làm
a. 4 : 4 x 0 = . 8 :2 x 0 = 
 =  =	
b. 0 : 5 x 5 = .	 0 : 2 x 1 = 
 = 	 = 
-GV hướng dẫn HS làm 
-HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm
-HS cùng GV nhận xét.
-GV chấm, chữa bài.
5.Củng cố,dặn dò: (2’)
-HS nhắc lại nội dung bài học.
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhớ xem lại bài.
 ==========***==========
Tiếng Việt
 Ôn tập và kiểm tra giữa kì II(Tiết 3)
I.Mục tiêu:
-Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
-Biết cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu ?(BT2,BT3); biết đáp lời xin lỗi trong các tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở BT4)
II.Đồ dùng:
-Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc.
III.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Kiểm tra tập đọc: (20’)
-GV gọi lần lượt từng em lên bốc thăm và đọc bài tập đọc ở trong phiếu.
-HS đọc bài 
-GV nêu câu hỏi
3.Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ở đâu ?(5’)
-1HS đọc yêu cầu bài tập , HS làm miệng
a.Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
b.Chim đậu trắng xoá trên cành.
-GV nhận xét: a. Hai bên bờ sông ; b.Trên cành
4.Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm(7’)
a. Hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
b.Trong vườn, hoa khoe sắc thắm.
-HS làm vào vở và đọc bài làm.
-GV nhận xét: a.Hoa phượng nở đỏ rực ở đâu?
 b.ở đâu hoa khoe sắc thắm?
-HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
-GV cùng HS nhận xét.
5.Ghi lời đáp lại của em: (5’)
a.Khi bạn lỗi vì vô ý làm bẩn quần áo của em.
b.Khi chị xin lỗi đã trách mắng lầm em.
c.Khi bác hàng xóm xin lỗi vì làm phiền gia đình em.
-HS làm vào vở và đọc bài làm của mình.
-HS cùng GV nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò: (2’)
-HS hệ thống lại bài.
-GV nhận xét giờ học.
 Tiếng Việt
 Ôn tập và kiểm tra giữa kì II (Tiết 4)
I.Mục tiêu:	
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
-Mở rộng vốn từ về chim chóc qua trò chơi.
-Viết một đoạn văn ngắn ( 3, 4 câu) về một loài chim (hoặc gia cầm) ...  có thể sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước
-HS khá, giỏi nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước của một số động vật. 
II.Đồ dùng:
-Hình vẽ 
-Sưu tầm những con vật mà em biết.
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: (3’)
?Tiết trước ta học bài gì
?Em hãy kể tên các loài cây sống dưới nước
-HS trả lời, GV nhận xét.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: (2’)
- GV cho HS chơi trò chơi “Chim bay cò bay”
-GV nêu cách chơi, HS chơi
*Hoạt động 1: (15’) Để HS nhận ra loài vật sống ở trên cạn, dưới nứơc, trên không
-Mục tiêu: HS có thể nhận ra loài vật sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không.
-Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ
-HS quan sát tranh và nói về những gì các em nhìn thấy trong hình và trả lời câu hỏi
+Hình nào cho biết:
?Loài vật sống trên mặt đất.
?Loài vật sống dưới nước
?Loài vật bay lượn trên không
Bước 2: Làm việc cả lớp
+Đại diện nhóm lên trình bày
?Loài vật có thể sống ở đâu
+HS trả lời
+GV kết luận: Loài vật có thể sống ở được khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không.
*Hoạt động 2: (16’) Củng cố kiến thức đã học về nơi sống của loài vật
-Mục tiêu: HS củng cố những kiến thức đã học về nơi sống của loài vật; Thích bảo vệ các loài vật.
-Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận theo nhóm 4
+Lần lượt các thành viên nêu tên các con vật và nơi sống của chúng
+GV theo dỏi các nhóm thảo luận.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
+HS kể trước lớp
+HS khác bổ sung
+GV kết luận:Trong tự nhiên có nhiều loài vật. Chúng có thể sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không. Chúng ta cần yêu quý và bảo vệ chúng.
*Hoạt động 3: Đàm thoại
?Nêu sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn , trên không, dưới nước
-HS khá, giỏi trả lời 
3.Củng cố, dặn dò: (3’)
?Các em làm gì để bảo vệ các loài vật
-HS trả lời: Không bắt, bắn  các con vật đó
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhà các em nhớ tìm thêm tranh ảnh các con vật sống trên cạn.
 =========***==========
 Thứ 6 ngày 18 tháng 3 năm 2011
 Thể dục
 Trò chơi “Tung vòng trúng đích”
I.Mục tiêu:
-Làm quen với trò chơi “Tung vòng trúng đích” . Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia được vào trog chơi. 
II.Đồ dùng: 
-Vòng mây (tre , nứa)
III.Hoạt động dạy học:
1.Mở đầu: (5’)
-GV nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học
-HS khởi động: Xoay khớp cổ tay, đầu gối , hông, vai.
-Chạy nhẹ thành một hàng dọc.
-Ôn bài thể dục phát triển chung: 1 lần
2.Phần cơ bản: (25’)
*Trò chơi: “Tung vòng trúng đích”
-GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi :Lần lượt đứng vào vị trí chuẩn bị tiến sát vào vạch giới hạn và lần lượt tung 5 vòng vào đích là những chiếc cọc .Nếu tung được vòng móc vào cọc đầu tiên được 5 điểm , hàng thứ hai được 4 điểm, hàng thứ ba được 3 điểm,hàng thứ tư được 2 điểm, hàng thứ năm được 1 điểm, ra ngoài không được điểm nào. Sau 5 lần tung , ai có tổng số điểm nhiều nhất người vô địch. Sau đó tiếp tục chơi lần hai,..
-GV làm mẫu.
-HS chơi thử, GV nhận xét
-HS chơi thật.
-GV theo dỏi và nhận xét, sửa sai.
3.Phần kết thúc: (5’)
-Cúi người thả lỏng.
-GV cùng HS hệ thống lại bài.
-GV giới thiệu một số vật liêu như mây, giang, tre, nứa để làm vòng chơi “Trò chơi tung vòng trúng đích” 
-Về nhà nhớ tập chơi lại. 
 ==========******=============
 Tập làm văn
 Kiểm tra đọc.
I.Mục tiêu: 
-Kiểm (đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa kì 2 (nêu ở tiết 1).
II.Hoạt động dạy học:
1.Hình thức kiểm tra:
-Từng học sinh lên bảng đọc bài và trả lời 1 trong 5 câu hỏi sau:
a.Cá rô có màu như thế nào?
-Giống màu đất.
-Giống màu bùn.
-Giống màu nước.
b.Mùa đông cá rô ẩn náu ở đâu?
-ở các sông.
-Trong đất.
-Trong bùn ao.
c.Đàn cá rô lội nước mưa tạo ra tiếng động như thế nào?
-Như cóc nhảy.
-Rào rào như đàn chim vỗ cánh.
-Nô nức lội ngược trong mưa.
d.Trong câu Cá rô nô nức lội ngược trong mưa, từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi con gì?
-Cá rô ; - Lội ngược ; - Nô nức
đ.Bộ phận in đậm trong câu: Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa trả lời cho câu hỏi nào?
-Vì sao ? ; - Như thế nào? ; - Khi nào?
-GV nhận xét ghi điểm
2.Củng cố, dặn dò: (3’)
-Gv nhận xét giờ học. Về ôn bài sau.
 Toán
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu: 
- Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học.
-Biết thực hiện phép nhân hoặc phép chia có kèm tên đơn vị đo.
-Biết tính giá trị biểu thức số có hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc dấu chia; nhân, chia trong bảng tính đã học)
-Biết giải bài toán có một phép tính chia.
II.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: (5’)
-2HS đọc lại bảng nhân và bảng chia đã học
-GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Để củng cố kiền thức, kĩ năng về tính nhẩm và giải toán mời các em cùng sang tiết luyện tập chung tiết hai.
b.Hướng dẫn làm bài tập (28’) 
Bài 1: (miệng)
-HS đọc yêu cầu:Tính nhẩm
 a 2 x4 = 8 : 2 = 3 x 5 = 5 x 4 = 15 : 3 = 20 : 4 = 
-HS lần lượt nêu kết quả, HS nhận xét , GV ghi bảng kết quả.
 b.2 cm x 4 = 5dm x 3 = 10 dm : 5 = 4 cm x 2 =
-HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
-Lớp cùng GV nhận xét.
Bài 2: Tính 
 a.3 x 4 + 8 = b. 2 : 2 x 0 = 
 3 x 10 - 14 = 0 : 4 + 6 =
-GV hướng dẫn :Đối với dãy tính này ta thực hiện từ trái sang phải 
-HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
-GV cùng HS khác nhận xét.
Bài 3: HS đọc bài toán và phân tích a
?Bài toán cho biết gì (Có 12 học sinh chia đều 4 nhóm)
 ?Bài toán hỏi gì (Hỏi mỗi nhóm có mấy học sinh?)
-HS làm vào vở, 1 HS lên làm bảng phụ
 Bài giải
 Mỗi nhóm có số học sinh là: 
 12 : 4 = 3 (học sinh)
 Đáp số : 3 học sinh
-GV cùng HS chữa bài.
-Câu b HS làm tượng tự như câu a.
-GV chấm bài và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: (2’)
-HS nhắc lại nội dung tiết học.
-GV nhận xét giờ học.
 ==========***==========
 Tiếng Việt
 Kiểm tra viết
I.Mục tiêu:
-Kiểm tra kĩ năng nghe viết chính tả bài Con Vện .
-Viết được đoạn văn về con vật.
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Học sinh viết bài: (28’)
-GV đọc bài viết 1 lần.
-2HS đọc lại bài viết.
?Hãy tìm những chữ viết hoa trong bài thơ
?Cách trình bày bài thơ như thế nào
-GV đọc từng dòng thơ, HS lắng nghe viết bài vào vở.
-GV đọc lại thong thả, HS trao đổi vở kiểm tra lỗi.
3.Dựa vào ý sau viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4,5 câu ) để nói về con vật mà em thích
?Đó là con gì ? ở đâu
?Hình dáng con vật có gì đặc điểm gì nổi bật
?Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh đáng yêu
-HS dựa vào các câu hỏi viết vào vở đoạn văn
-GV chấm bài và nhận xét.
 ========*****===========
 Hoạt động tập thể 
 Sinh hoạt Sao
I.Mục tiêu:
-HS biết nhận ra ưu, khuyết điểm của mình trong tháng
-HS biết khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm
-Kế hoạch tháng tới.
-Làm vệ sinh lớp học.
II.Hoạt động dạy học:
1.Đánh giá tình hình trong tuần :
-Lớp trưởng lên điếu khiển lớp sinh hoạt
-Các Sao trưởng điều hành tổ mình thảo luận về nề nếp, học tập, vệ sinh.
-Các Sao trưởng lên báo cáo trước lớp, các Sao nhận xét lẫn nhau.
-GV nhận xét chung:
+Về nề nếp: thực hiện tốt
+Về học tập: Các em đã thực hiện tốt. Văn, Đức có tiến bộ về viết.
+Về vệ sinh : Thực hiện tốt.
2.Kế hoạch tới:
-Tiếp tục duy trì nề nếp và sinh hoạt những yêu cầu của đội Sao đề ra.
-Học bài và làm bài đầy đủ.
-Thi đua dạy tốt học tốt . 
-Vệ sinh luôn sạch sẽ.
3.Làm vệ sinh lớp học:
-HS làm việc theo tổ về dọn vệ sinh : quét lớp, lau bảng, tủ, mạng nhện
-GV theo dỏi và nhắc nhở.
?Sau khi làm vệ sinh các em thấy lớp học sạch hay bẩn
-HS trả lời.
-GV : Các em đã làm một việc góp phần bảo vệ môi trường sạch, đẹp.
 Tiếng Việt
 Ôn tập và kiểm tra giữa kì II(Tiết 1, 2)
I.Mục tiêu:
-Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc 45 tiếng / phút); hiẻu nội dung của đoạn, bài. (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc).
-Biết đặt và trả lời câu hỏi với khi nào?(BT2, BT3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở BT4).
-HS khá, giỏi đọc lưu loát được đoạn, bài; tốc độ đọc 45 tiếng / phút.
-Nắm được một số từ ngữ về bốn mùa (BT2); biết đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT3).
II.Đồ dùng:
-Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc.
III.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Kiểm tra tập đọc: (20’)
-GV gọi lần lượt từng em lên bốc thăm và đọc bài tập đọc ở trong phiếu.
-HS đọc bài 
-GV nêu câu hỏi
3.Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi Khi nào ?(5’)
-1HS đọc yêu cầu bài tập , HS làm miệng
a.Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
b.Hoa phượng vĩ nở đỏ rực khi hè về.
-GV nhận xét: a. mùa hè ; b.khi hè về
4.Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm(7’)
a.Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.
b.Ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè.
-HS làm vào vở và đọc bài làm.
-GV nhận xét: a.Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng?
 b.Ve nhởn nhơ ca hát khi nào?
5.Nói lời đáp lại của em: (5’)
a.Khi bạn cảm ơn em vì em đã làm một việc tốt cho bạn
b.Khi một cụ già cảm ơn em vì em đã chỉ đường cho cụ.
c.Khi bác hàng xóm cảm ơn em vì em đã trông giúp em bé cho bác một lúc.
-HS thảo luận theo cặp
-Một số trình bày trước lớp.
-HS cùng GV nhận xét: a.Có gì đâu; b.Dạ, không có gì! ; c.Lúc nào bác cần cứ gọi cháu nhé!
 Tiết 2
1.Kiểm tra đọc: (20’)
-Từng em lên bốc thăm đọc bài
-Trả lời câu hỏi do GV nêu .
-GV ghi điểm
2.Trò chơi mở rộng vốn từ: (5’)
a.GV chia lớp thành 5 tổ và đặt tên cho mỗi tổ: Xuân, Hạ, Thu, Đông , Tổ hoa, tổ quả gắn biển lên từng tổ
b.1 thành viên trong tổ đứng dậy giới thiệu tên và nói 
?Đố bạn mùa của tôi bắt đầu từ tháng nào kết thúc tháng nào
-Thành viên các tổ khác trả lời
c.1 bạn đứng dậy giới thiệu tên một loài hoa và đố : Theo bạn tôi mùa nào? Từng mùa nói tên của mình.
-HS chơi, GV nhận xét.
3.Ngắt đoạn trích thành 5 câu và chép vào vở. Nhớ viết hoa chữ cái đầu câu.
 .Trời đã vào thu những đám mây bớt màu trời bớt nặng gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng tròi xanh và cao dần lên.
 -HS làm vào vở và đọc lên
-HS cùng GV nhận xét:
 .Trời đã vào thu. Những đám mây bớt đổi màu. Trời bớt nặng. Gió heo may đã rải khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên.
4.Củng cố, dặn dò: (2’)
-GV nhận xét giờ học.
-Về ôn bài.
	--------------------**-------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_cac_mon_lop_2_tuan_thu_27_nam_hoc_2011_2012.doc