Kế hoạch bài dạy các môn Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học: 2010-2011

Kế hoạch bài dạy các môn Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học: 2010-2011

Tuần 27

Thứ hai, ngày 14 tháng 3 năm 2011

Tập đọc

Ôn tập giữa học kì II

I. Mục tiêu

- Đọc rõ ràng rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26(phát âm rõ, tốc độ đoc khoảng 45 tiếng / phút); hiểu nội dung của đoạn, bài.(trả lời được các CH về nội dung đoạn đọc)

- Biết đặt và trả lời CH với khi nào?(BT2,BT3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể(1 trong ba tình huống ở BT4).

II. Các hoạt động dạy- học:

1. Kiểm tra đọc

- Từng HS lên bốc thăm chon bài tập đọc.

- HS đọc bài và trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài.

- GV nhận xét, đánh giá.

2.Luyện đọc bài học thêm: Lá thư nhầm địa chỉ.

- GV đọc mẫu, HS theo dõi.

- HS luyện đọc bài theo nhóm bàn

- HS đọc tưng đoạn và cả bài (cá nhân, lớp)

- GV nêu câu hỏi, HS tìm hiểu bài

3. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào?”

 

doc 15 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 304Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy các môn Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học: 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai, ngày 14 tháng 3 năm 2011
Tập đọc
Ôn tập giữa học kì II
I. Mục tiêu
- Đọc rõ ràng rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26(phát âm rõ, tốc độ đoc khoảng 45 tiếng / phút); hiểu nội dung của đoạn, bài.(trả lời được các CH về nội dung đoạn đọc)
- Biết đặt và trả lời CH với khi nào?(BT2,BT3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể(1 trong ba tình huống ở BT4).
II. Các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra đọc
- Từng HS lên bốc thăm chon bài tập đọc.
- HS đọc bài và trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
2.Luyện đọc bài học thêm : Lá thư nhầm địa chỉ.
- GV đọc mẫu, HS theo dõi.
- HS luyện đọc bài theo nhóm bàn
- HS đọc tưng đoạn và cả bài (cá nhân, lớp)
- GV nêu câu hỏi, HS tìm hiểu bài
3. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào?”
a. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi”Khi nào?”
- 1 HS đọc thành tiếng BT2, cả lớp đọc thầm.
- 2 HS lên làm bảng phụ. Cả lớp làm vào VBT
- GV chữa bài và nhận xét.
b. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
- GV tổ chức HS làm BT3 Tương tự BT2
- GV lưưu ý HS có thể đặt cum từ để hỏi “Khi nào?” đầu cầu hoặc cuối câu.
VD: Ve nhởn nhơ ca hát khhi nào? / Khi nào ve nhởn nhơ ca hát?
4. Nói lời đáp của em.
- 1 HS đọc yêu cầu BT, cả lớp đọc thầm.
- HS thực hành dối đáp theo nhóm đôi
- GV lưu ý HS thái độ và lời nói phải phù hợp với từng đối tượng, tình huống giao tiếp.
Tiết 2
I. Mục tiêu
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nắm được một số từ ngữ về bốn mùa(BT2); biết đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT3).
II. Các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra đọc
- Từng HS lên bốc thăm chon bài tập đọc.
- HS đọc bài và trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
2.Luyện đọc bài học thêm : Mùa nước nổi.
- GV đọc mẫu, HS theo dõi.
- HS luyện đọc bài theo nhóm bàn
- HS đọc tưng đoạn và cả bài (cá nhân, lớp)
- GV nêu câu hỏi, HS tìm hiểu bài
3. Trò chơi mở rộng vốn từ
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, giới thiệu về 4 mùa: xiuân, hạ, thu, đông.
4. Ôn luyện cách dùng dấu chấm
Bài 3 : 1 HS đọc yêu cầu BT, cả lớp đọc thầm theo.
- YC HS làm vào vở bài tập, 1 em lên làm ở bảng phụ.
- Chữa bài ở bảng phụ.
- Gọi 1số em đọc bài làm. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Về nhà tập kể những điều em biết về 4 mùa.
_______________________________________
Toán
Số 1 trong phép nhân và phép chia
I. Mục tiêu: 
Giúp HS :
- Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó,số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó
- Số nào chia cho một cũng bằng chính số đó.
 BT 1,2
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi một số HS đọc các bảng nhân và chia đã học.
B. Bài mới 
- Giới thiệu bài.
1. Giới thiệu phép nhân có thừa số 1.
Bài 1. 
a) – GV nêu phép nhân,hướng dẫn HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:
	1 x 2 = 1 + 1 = 2,	vậy 1 x 2 = 2
	1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3	vậy 1 x 3 = 3
	1 x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4	vậy 1 x 4 = 4
- HS nhận xét : Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính đó.
b) – GV nêu vấn đề: Trong các bảng nhân đã học đều có :
	2 x 1 =2	4 x 1 = 4
	3 x 1 = 3	5 x 1 = 5
HS nhận xét : Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
2 .Giới thiệu phép chia cho 1
- Dựa vào quan hệ của phép nhân và phép chia, GV nêu:
	1 x 2 = 2	Ta có 2 : 1 = 2
	1 x 3 = 3 	Ta có 3 : 1 = 3
- HS kết luận: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó .
3. Thực hành 
Bài 1: HS tính nhẩm theo từng cột 
- GV gọi HS trả lời 
Bài 2. HS nêu yêu cầu 
- HS làm bài vào vở,2 HS lên bảng làm
Bài 3. HS tính nhẩm 
- GV gọi HS trả lời 
3.Nhận xét giờ học
- GV chấm 1 số bài và nhận xét.
_______________________________________
Đạo đức
Lịch sự khi đến nhà người khác (t2)
I/ Mục tiêu
- Học sinh biết đựợc một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các quy tắc ứng xử đó.
- Học sinh biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, người quen.
- Học sinh có thái độ đồng tình, quí trọng những ngời biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
KNS: Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác.
II/ Đồ dùng:
- Đồ để chơi đóng vai
- Vở bài tập đạo đức.
III/ Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Tiết đạo đức trước chúng ta học bài gì?
- Khi đến nhà người khác chúng ta phải làm gì ?
2.Bài mới:
HĐ 1: Đóng vai
- GV chia nhóm, chia cho mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống.
- TH1: Em sang nhà bạn và thấy trong tủ nhà bạn có nhiều đồ chơi đẹp mà em thích. Em sẽ...
- TH2: Em đang chơi ở nhà bạn thì
đến giờ ti vi có phim hoạt hình mà em thích xem nhưng khi đó nhà bạn lại không bật ti vi. Em sẽ.....
- TH3: Em sang nhà bạn chơi và thấy bà của bạn đang mệt. Em sẽ...
* GV kết luận: Cách xử sự theo từng tình huống.
HĐ2: Trò chơi: “ Đố vui”
- GV phổ biến luật chơi.
- Chia thành 4 nhóm mỗi nhóm chuẩn bị 2 câu đố về chủ đề đến chơi nhà người khác. VD : Trẻ em có cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác không?
* GV kết luận:
 - Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi ngời yêu quí.
3. Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
________________________________________
Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2011
Thể dục
Bài 53
I. Mục tiêu :
- Ôn một số bài tập rèn luyện tư thế cơ bản .Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Học trò chơi “Tung vòng vào đích” ,
II. Địa diểm phương tiện:
 Trên sân trường, VS an toàn nơi tập. chuẩn bị vòng
II. Hoạt động dạy học :
1. Phần mở đầu:
- GV phổ biến ND yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông.
- Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản:
- Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông; 2 lần, 15m
- Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang: 2 lần, 10 – 15m
- Đi nhanh chuyển sang chạy: 2 – 3 lần, 18 – 20m.
- Chia tổ tập luyện. -GV kiểm tra.
- Trò chơi: "Tung vòng vào đích”
+ GV nêu cách chơi, luật chơi.
- HS chơi thử.
- GV tổ chức cho HS chơi 7 – 10p
3. Phần kết thúc:
- Đi đều theo 2- 4 hàng dọc và hát.
- Một số động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài
- Nhận xét tiết học 
________________________________________
Toán
Số 0 trong phép nhân và phép chia
I. Mục tiêu : Giúp HS biết :
- Số 0 nhân với số nào hoặc số nào nhân với số 0 cũng bằng 0.
- Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.
- Không có phép chia cho 0.
 BT 1,2,3
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0:
- Dựa vào mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, GV hướng dẫn HS thực hiện theo mẫu sau.
Mẫu: 0 : 2 = 0, vì 0 ´ 2 = 0 ( thương nhân số chia bằng số bị chia ) 
HS làm: 0 : 3 = 0, vì 0 ´ 3 = 0 ( thương nhân số bị chia bằng số bị chia )
 0 : 5 = 0, vì 0 ´ 5 = 0 ( thươn nhân số chia bằng số bị chia)
- HS tự kết luận: số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.
- GV nhấn mạnh: Trong các ví dụ trên, số chia phải khác 0.
Hoặc: không thể chia cho 0; số chia phải khác 0.
- Chẳng hạn : nếu có phép chia 5 : 0 = ? không thể tìm được số nào nhân với 0 để được 5 Điều này không nhất thiết phải giải thích cho HS )
2. Thực hành: 
Bài 1: HS tính nhẩm. Chẳng hạn:
0 ´ 4 = 0
4 ´ 0 = 0
Bài 2: HS tính nhẩm. Chẳng hạn:
0 : 4 = 0
Bài 3: Dựa vào bài học, HS tính nhẩm để điền số thích hợp vào ô trống. Chẵng hạn:
0 ´ 5 = 0
0 : 5 = 0
Bài 4: HS tính nhẩm từ trái sang phải. Chẳng hạn:
Nhẩm: 2 : 2 = 1 ; 1 ´ 0 = 0. Viết 2 : 2 ´ 0 = 1 ´ 0
 = 0
Nhẩm: 0 : 3 = 0 ; 0 ´ 3 = 0. Viết 0 : 3 ´ 3 = 0 ´ 3 
 = 0
2. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học 
_______________________________________
Kể chuyện
Ôn tập ( tiết 3 )
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu như tiết 1 
- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: “ ở đâu ”(BT2,BT3)
- Ôn luyện cách đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp cụ thể(1 trong ba tình huống ở BT4)
II. Đồ dùng dạy- học:
- Phiếu ghi săn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 16.
- Bảng để HS điền từ trong trò chơi.
III. hoạt động dạy- Học 
- Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu tiết học 
Hoạt động 1 : Kiểm tra đọc ( Kiểm tra khoảng 7- 8 em)
- GV gọi HS bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi nhận xét, GV nhận xét ghi điểm.
Hoạt động 2 : Thục hành 
* Tìm bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi : " ở đâu ?" 
- Gọi HS cầu của bài và làm bài vào vở , sau đó chữa bài.
* Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
- HS đọc yêu cầu bài, HS làm bài vào vở, sau đó nêu kết quả.Cả lớp theo dõi nhận xét.
* Nói lời đáp của em.
- GV hướng dẫn HS đóng vai theo cặp.
- HS thực hiện và theo dõi nhận xét.
3. Củng cố dặn dò : GV nhận xét giờ học.
_________________________________________
Chính tả 
Ôn tập tiết 4
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Mở rộng vốn từ về chim chóc qua trò chơi.
- Viết được một đoạn văn ngắn( khoảng 3- 4 câu) về một loài chim hoặc gia cầm.
II. Đồ dùng: 
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
- Câu hỏi về chim chóc để chơi trò chơi.
- 4 lá cờ.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
- Tiến hành tương tự như tiết một.
Hoạt động 2. Trò chơi mở rộng vốn từ về chim chóc
- GV chia lớp thành 4 đội phát cho mỗi đội một lá cờ
- GV phổ biến luật chơi: trò chơi diễn qua 2 vòng.
+ Vòng1: GV đọc lần lượt các câu đố về các loài chim. Mỗi lần GV đọc. Các đội phất cờ để giành quyền trả lời trước. Nếu đúng được 1 điểm nếu sai không được điểm nào đội bạn được quyền trả lời.
 Câu hỏi: 
1/ Con gì biết đánh thức mọi người vào buổi sáng?( gà trống)
2/ Con chim có mỏ vàng, biết nói tiếng người? (vẹt)
3/ Con chim này còn gọi là chim chiền chiện. (sơn ca)
4/ Con chim được nhắc đến trong bài hát có câu: “luống rau xanh sâu đang phá, có thích không?”( chích bông)
5/ Chim gì bơi rất giỏi, sống ở Bắc Cực? (cánh cụt)
6/ Chim gì có khuôn mặt giống với con mèo? (cú mèo)
7/ Chim gì có bộ lông đuôi đẹp nhất? (công)
8/ Chim gì bay lả la? (cò)
+ Vòng 2: Các đội ra câu hỏi cho nhau.
 Đội 1 ra câu hỏi cho đội 2; đội 2 ra câu hỏi cho đội 3; và vòng trở lại.
* Tổng kết đội nào giàng được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc.
Hoạt động 3. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 3- 4 câu về một loài chim hay gia cầm mà em biết
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Một h ... u cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
-Nắm được một số từ ngữ về muông thú (BT2) ; kể ngắn được về con vật mình biết (BT3).
II. Chuẩn bị
- Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Bảng phụ ghi các câu hỏi về chim chóc để chơi trò chơi. 4 lá cờ.
II, Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ : Ôn tập tiết 5-Bài 4/78
2. Bài mới . HD ôn tập
Bài 1: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
v Bài 2: Trò chơi mở rộng vốn từ về muông thú 
- Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội một lá cờ.
- Phổ biến luật chơi: Trò chơi diễn ra qua 2 vòng.
+ Vòng 1: GV đọc lần lượt từng câu đố - các đội phất cờ để giành quyền trả lời, đội nào phất cờ trước được trả lời trước, nếu đúng được 1 điểm, nếu sai thì không được điểm nào, đội bạn được quyền trả lời.
+ Vòng 2: Các đội lần lượt ra câu đố cho nhau. Nội dung câu đố là nói về hình dáng hoặc hoạt động của một con vật bất kì.
*Tổng kết cuộc chơi
v Bài 3: Kể về một con vật mà em biết
-Yêu cầu HS đọc đề bài 
- HD HS suy nghĩ về con vật mà em định kể. 
*Chú ý: HS có thể kể lại một câu chuyện em biết về một con vật mà em được đọc hoặc nghe kể, có thể hình dung và kể về hoạt động, hình dáng của một con vật mà em biết.
-Cả lớp và GV nhận xét. 
4. Củng cố – Dặn dò - Nhắc lại nội dung tiết học- HD chuẩn bị bài sau
-Nhận xét tiết học-Tuyên dương
______________________________________
Thứ năm, ngày 17 tháng 3 năm 2011
Thể dục
Bài 54
I . Mục tiêu:
- Thực hiện cơ bản đúng động tác đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang
- Thực hiện cơ bản đúng đi kiễng gót đi kiễng gót, hai tay chống hông
-Thực hiện đi được nhanh chuyển sang chạy
-Bước đầu biết cách chơi và tham gia được trò chơi : "Tung vòng tròn vào đích"
II .Địa điểm phương tiện: sân trường vệ sinh an toàn nơi tập luyện ,1còi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Khởi động:
 + Chạy nhẹ nhàng
 + Xoay khớp cổ tay – chân, vai, hông, gối.
2.Phần cơ bản:
a. Ôn động tác đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang. Đi kiễng gót đi kiễng gót, hai tay chống hông. Đi được nhanh chuyển sang chạy
- HD ôn luyện theo lớp, theo tổ
- Kiểm tra từng cá nhân
- GV quan sát, đánh giá mức độ hoàn thành bài tập
b. Trò chơi : "Tung vòng tròn vào đích"
- Nêu tên trò chơi. HD cách chơi, luật chơi
- Chơi thử, tiến đến chơi thi giữa các tổ
3, Phần kết thúc:
- Tập hợp,thả lỏng và hồi tĩnh ,đứng vỗ tay và hát.
 - GV cùng HS hệ thống bài.
- Về nhà ôn lại các động tác RLTTCB
* Nhận xét tiết học-Tuyên dương
________________________________________
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
-Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học.-Biết tìm thừa số, số bị chia.
-Biết nhân (chia) số tròn chục với (cho) số có một chữ số.
-Biết giải bài toán có một phép chia ( trong bảng nhân 4).+ BT cần làm: BT1 , BT2 (cột 2), BT3.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.Phiếu bài tập
III. Các hoạt động
1. ổn định : 
2. Bài cũ: Luyện tập.
-Gọi HS lên bảng làm bài tập 2/134 và đọc bảng nhân 1, bảng chia 1
-GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới 
a. HD làm bài tập
Bài 1:Tính nhẩm (miệng)
-Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó nêu miệng kết quả. 
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2:Tính nhẩm (Theo mẫu) (cá nhân)
-GV hướng dẫn HS nhẩm theo mẫu. Khi làm bài chỉ cần ghi kết quả phép tính, không cần viết tất cả các bước nhẩm như mẫu. Chẳng hạn:
-20 x 3 = 60 (Có thể nói: hai chục nhân ba bằng sáu chục, hoặc hai mươi nhân ba bằng sáu mươi)
	20 x 5 = 100
 Bài 3: Tìm x, tìm y
a.HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.
-1,2 HS nhắc lại
b.HS nhắc lại cách tìm số bị chia chưa biết.
-Cả lớp làm bảng con.
-GV nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò
-Nhắc lại nội dung tiết học
- HD chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung/136
-Nhận xét tiết học-Tuyên dương 
_____________________________________
Tập viết
Ôn tập giữa học kì II (tiết 7) 
I. Mục tiêu
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
-Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với Vì sao ? (BT2,BT3); biết đáp lời đồng ý người khác trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở BT4).
II. Chuẩn bị
 Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
III. Các hoạt động
1. ổn định : 
2. Bài cũ : Ôn tập tiết 6-Kể chuyện về con vật
3. Bài mới 
b. HD ôn tập
* Bài1: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
*Bài 2:Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao?
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?
 Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nguyên nhân, lí do của sự việc nào đó.
- Vì sao Sơn ca khô khát họng?
- Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”
- Yêu cầu HS tự làm phần b.
Bài 3:Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
- Gọi HS đọc câu văn trong phần a.
- Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
- Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này ntn?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
*Bài4:Ôn luyện cách đáp lời đồng ý của người khác 
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời đồng ý, 1 HS nói lời đáp lại. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét. . 
4. Củng cố – Dặn dò 
_____________________________________
Tự nhiên và xã hội
Loài vật sống ở đâu
I. Mục tiêu
- Biết được động vật có thể sống được ở khắp nơi : trên cạn, dưới nước.
- Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước của một số động vật.* GDBVMT
II. Chuẩn bị: ảnh minh họa tranh ảnh sưu tầm về động vật. Tranh minh họa SGK
III. Các hoạt động
1. ổn định tổ chức: 
2. Bài cũ : Một số loài cây sống dưới nước.
- Kể tên một số loài cây sống dưới nước theo 2 nhóm: cây sống trôi nổi trên mặt nước, cây có rễ bám sâu ở bùn dưới đáy nước 
3. Bài mới 
 Khởi động: trò chơi (chim bay cò bay)
b. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Kể tên các con vật
-Hỏi: Em hãy kể tên các con vật mà em biết?
-Nhận xét: Lớp mình biết rất nhiều con vật. Vậy các em vật này có thể sống được ở những đâu, cô và các em cùng tìm hiểu qua bài: Loài vật sống ở đâu?
-Để biết rõ xem động vật có thể sống ở đâu các em sẽ cùng xem băng về thế giới động vật.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK
-Yêu cầu quan sát các hình trong SGK cho biết
+ Loài vật sống trên mặt đất?
+ Loài vật sống dưới nước?
+ Loài vật bay lượn trên không?
-GV treo ảnh phóng to để HS quan sát rõ hơn.
.* GDBVMT
*Hoạt động 3: Triển lãm tranh ảnh
Bước 1: Hoạt động theo nhóm.
-Yêu cầu HS tập trung tranh ảnh sưu tầm của các thành viên trong tổ để dán và trang trí vào một tờ giấy to, ghi tên và nơi sống của con vật.
Bước 2: Trình bày sản phẩm.
4.Củng cố – Dặn dò
- Dặn dò: Chuẩn bị bài: Một số loài vật sống trên cạn
* Nhận xét tiết học-Tuyên dương
________________________________________
Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2011
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
-Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học.-Biết thực hiện phép nhân hoặc phép chia có số kèm đvị đo.
-Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc chia ; nhân, chia trong bảng tính đã học).-Biết giải bài tóan có một phép tính chia.
+ BT cần làm : BT1 (cột 1,2 ,3 câu a; cột 1,2 câu b) ; BT2 ; BT3 (b).
II. Chuẩn bị: Bảng phụ,phiếu học tập
III. Các hoạt động
1. ổn định : 
2. Bài cũ : Luyện tập chung.
-Tìm x : X x 4 = 20 X : 5 = 6
3. Bài mới 
a, Giới thiệu : Luyện tập chung
b. Thực hành
-Biết giải bài tóan có một phép tính chia.
-Hỏi: Khi đã biết 2 x 4 = 8, có thể ghi ngay kết quả của 8 : 2 và 8 : 4 hay không, vì sao?
-Chẳng hạn:
a)	2 x 4 = 8	b) 2cm x 4 = 8cm
	8 : 2 = 4	5dm x 3 = 15dm
	8 : 4 = 2	4l x 5 = 20l
-Khi thực hiện phép tính với các số đo đại lượng ta thực hiện tính như thế nào?
Bài 2: Tính (cá nhân)
-HD nêu cách thực hiện tính các biểu thức.
 Bài 3:Bài toán	
a) HD Nêu cách giải
b)HD Nêu cách giải
 Số nhóm học sinh là
 12 : 3 = 4 (nhóm)
	 Đáp số: 4 nh
*Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò:
-Nhắc lại nội dung tiết học
- HD bài sau: Đơn vị, chục, trăm, nghìn
-Nhận xét tiết học-Tuyên dương 
________________________________________
 Tập làm văn
 Ôn tập giữa học kì II (tiết 8) 
(Kiểm tra đọc)
I.Mục tiêu:
 - Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HK2 ( Nêu ở Tiết 1)
II. Đề kiểm tra: Theo đề chung của tổ chuyên môn (Đính kèm)
_______________________________________
Chính tả
Ôn tập giữa học kì II (tiết 9)
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
- Kiểm tra viết theo mức cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HK2:
+ Nghe- viết đúng bài chính tả( Tốc độ viết khoảng 45 chữ/15 phút), Không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng hình thức thơ( hoặc văn xuôi).
+ Viết được đoạn văn ngắn( khoảng 4,5 câu) theo câu hỏi gợi ý, nói về một con vật yêu thích.
II. Đề kiểm tra: Theo đề chung của tổ chuyên môn (Đính kèm)
_______________________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu:
- Đánh giá nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Giáo dục cho học sinh ý thức xây dựng trường lớp. Có ý thức tự quản.
II.Hoạt động dạy học:
Hoạt động1:Đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua
- Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp
 + Học tập
 +Thể dục vệ sinh
 + Nề nếp sinh hoạt sao, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, ý thức giữ gìn “Vở sạch chữ đẹp”.
Hoạt động 2 : Thảo luận
- Giáo viên yêu cầu các tổ thảo luận.
- Học sinh thảo luận theo tổ.
 + Bình xét,đánh giá các thành viên trong tổ.
 + Đại diện các tổ phát biểu ý kiến.
- Lớp trưởng tổng hợp ý kiến.
- Giáo viên chốt lại những ưu, khuyết điểm.
 + Biểu dương những tập thể, cá nhân tiểu biểu.
 + Nhắc nhở những cá nhân chưa thực hiện tốt kế hoạch của lớp.
Hoạt động 3 : Giáo viên phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Thực hiện tốt kế hoạch lớp đề ra : Duy trì và thực hiện tốt các nề nếp sinh hoạt sao, sinh hoạt 15 phút đầu giờ...
______________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_cac_mon_lop_2_tuan_27_nam_hoc_2010_2011.doc