Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ môn: Đạo Đức

Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ môn: Đạo Đức

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình

 Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được.

 Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học theo từng lớp và cả cấp học. Yêu cầu về thái độ được xác định cho từng lớp và cho cả cấp học.

 Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học và hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của Chương trình Tiểu học ; đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục ở Tiểu học.

2. Mục đích biên soạn tài liệu

 Sau 5 năm triển khai, thực hiện chương trình và sách giáo khoa (SGK) phổ thông cấp tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản hướng dẫn, tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng linh hoạt chương trình và SGK theo đặc điểm vùng miền và các đối tượng học sinh nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy học trên cơ sở phát huy vai trò tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Tuy nhiên, cho đến nay một bộ phận không nhỏ giáo viên vẫn lúng túng trong việc áp dụng chương trình, vận dụng SGK vào dạy học cho các đối tượng học sinh khác nhau.

 

doc 22 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 871Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ môn: Đạo Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng dẫn thực hiện 
chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ 
Môn: Đạo đức
phần I
những vấn đề chung
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình
 Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được.
 Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học theo từng lớp và cả cấp học. Yêu cầu về thái độ được xác định cho từng lớp và cho cả cấp học.
 Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học và hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của Chương trình Tiểu học ; đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục ở Tiểu học.
2. Mục đích biên soạn tài liệu
 Sau 5 năm triển khai, thực hiện chương trình và sách giáo khoa (SGK) phổ thông cấp tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản hướng dẫn, tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng linh hoạt chương trình và SGK theo đặc điểm vùng miền và các đối tượng học sinh nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy học trên cơ sở phát huy vai trò tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Tuy nhiên, cho đến nay một bộ phận không nhỏ giáo viên vẫn lúng túng trong việc áp dụng chương trình, vận dụng SGK vào dạy học cho các đối tượng học sinh khác nhau.
 Ngày 05 tháng 5 năm 2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT ban hành bộ Chương trình GDPT cấp Tiểu học, trong đó có Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của môn Đạo đức được thể hiện trong từng chủ đề, từng mối quan hệ và từng bài học. Đây là cơ sở pháp lý cho công tác chỉ đạo, quản lý dạy học và giáo dục, đồng thời khuyến khích giáo viên chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong việc thực hiện chương trình, SGK.
 Thực hiện dạy học đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ đòi hỏi xác định được:
- Yêu cầu về tổ chức, chỉ đạo, thực hành công tác dạy học, công tác kiểm tra đánh giá trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu thái độ của môn học.
- Yêu cầu về công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục từ trung ương đến các cơ sở giáo dục.
 Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn và ban hành tài liệu hướng dẫn sử dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình môn Đạo đức là một trong các giải pháp cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu trên.
3. Cấu trúc và hướng dẫn sử dụng tài liệu
 Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Đạo đức được cấu trúc thành hai phần: 
- Phần I . Những vấn đề chung 
- Phần II: Hướng dẫn thực hiện 
 Nội dung phần này bao gồm các vấn đề cụ thể về chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của môn học ở các lớp 1, 2, 3, 4, 5.
 Nội dung trong cột “Mức độ cần đạt” là những yêu cầu tối thiểu về kiến thức kĩ năng thái độ đối với tất cả học sinh. Với các học sinh yếu, kém, giáo viên cần có những giúp đỡ thêm về mặt sư phạm và thời gian để đạt được các yêu cầu này. Nhằm đáp ứng những đối tượng có khả năng phát triển, giáo viên có thể sử dụng những nội dung được thể hiện trong cột “Ghi chú”. 
Phần II
Hướng dẫn thực hiện
Lớp 1
Tuần
chủ đề / Bài
mức độ cần đạt
Ghi chú
1
2
3
4
I. Quan hệ với bản thân
1- 2
1. Em là học sinh lớp 1
- Bước đầu biết: trẻ em 6 tuổi được đi học 
- Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp. 
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp. 
- Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt; 
- Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn. 
3 - 4
2. Gọn gàng sạch sẽ
- Nêu được một số biểu hiệu cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và chưa gọn gàng, sạch sẽ .
5 - 6
3. Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
- Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
II. Quan hệ với người khác
7 - 8
1. Gia đình em
- Bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha, mẹ yêu thương, chăm sóc.
- Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. 
- Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
- Biết trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ.
- Phân biệt được các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
9 - 10
2. Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ
- Biết: Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.
- Yêu quý anh chị em trong gia đình.
- Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
- Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
19 - 20
3. Lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo 
- Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Hiểu được thế nào là lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Biết nhắc nhở các bạn phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
21 - 22
4. Em và các bạn
- Bước đầu biết được: trẻ em cần được học tập, được vui chơi và được kết giao bạn bè.
- Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
- Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
- Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh.
- Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi.
26 -27
5. Cảm ơn và xin lỗi
- Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi.
- Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.
- Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi.
28 - 29
6. Chào hỏi và tạm biệt
- Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt.
- Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hàng ngày.
- Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi ; thân ái với bạn bè và em nhỏ.
- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện chào hỏi, tạm biệt một cách phù hợp.
III. Quan hệ với công việc
14 - 15
1. Đi học đều đúng giờ
- Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
- Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
- Biết được nhiệm vụ của học sinh là phải đi học đều và đúng giờ.
- Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ. 
- Biết nhắc nhở bạn bè đi học đều và đúng giờ.
16 - 17
2. Trật tự trong trường học
- Nêu được các biểu hiện của giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp
- Thực hiện giữ trật tự khi ra vào lớp, khi nghe giảng. 
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
IV. Quan hệ với cộng đồng đất nước, nhân loại 
12 - 13
1. Nghiêm trang khi chào cờ
- Biết được tên nước, nhận biết được Quốc kì, Quốc ca của Tổ quốc VN.
- Nêu được: khi chào cờ cần phải bỏ mũ nón, đứng nghiêm, mắt nhìn vào quốc kì.
- Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần.
- Tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam.
- Biết: nghiêm trang khi chào cờ là thể hiện lòng tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam.
23 - 24
2. Đi bộ đúng quy định
- Nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương.
- Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định.
- Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Phân biệt được những hành vi đi bộ đúng quy định và sai quy định.
V. Quan hệ với môi trường tự nhiên
30-31
Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng
- Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người.
- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.
- Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác ; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Nêu được lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với môi trường sống.
Lớp 2
Tuần
chủ đề / Bài
mức độ cần đạt
Ghi chú
1
2
3
4
I. Quan hệ với bản thân
1 – 2
1. Học tập, sinh hoạt đúng giờ
- Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
-Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
- Thực hiện theo thời gian biểu.
-Lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân.
3-4
2. Biết nhận lỗi và sửa lỗi
- Biết: khi mắc lỗi cần phải nhận và sửa lỗi
- Biết được vì sao cần phải nhận và sửa lỗi.
- Thực hiện nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi.
- Biết nhắc bạn bè nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi.
5-6
3. Gọn gàng ngăn nắp
- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
III. Quan hệ với người khác
19-20
1. Trả lại của rơi
- Biết: khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất.
- Biết: trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng .
- Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
12-13
2. Quan tâm giúp đỡ bạn
- Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm giúp đỡ bạn bè. 
21-22
3. Biết nói lời yêu cầu đề nghị
- Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hàng ngày.
- Mạnh dạn khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hàng ngày.
23-24
4. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
- Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng ... trung thực trong học tập.
-Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập 
- Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập. 
5 - 6
2. Biết bày tỏ ý kiến
- Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
- Biết: trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
7 - 8
3. Tiết kiệm tiền của
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở , đồ dùng, điện, nước,...trong cuộc sống hằng ngày
- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
- Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của.
9- 10
4. Tiết kiệm thời giờ
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,...hằng ngày một cách hợp lý.
- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ.
- Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,...hằng ngày một cách hợp lý.
II. Quan hệ với người khác
12 - 13
1. Hiếu thảo với ông bà cha mẹ
- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
- Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
14 - 15
2. Biết ơn thày giáo, cô giáo
- Bước đầu biết được công lao của thày giáo, cô giáo.
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình .
19 - 20
3. Kính trọng biết ơn người lao động
 - Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ
- Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
21 - 22
4. Lịch sự với mọi người
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người
- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người
III. Quan hệ với công việc
3 - 4
1. Vượt khó trong học tập
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập
- Biết được : vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến, noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khó. 
- Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.
16 -17
2. Yêu lao động
- Nêu được ích lợi của lao động.
-Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
- Biết được ý nghĩa của lao động.
- Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
IV. Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại
23 -24
1. Giữ gìn các công trình công cộng
- Nêu được một số công trình công cộng ở địa phương.
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng và nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
26 - 27
2. Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo
- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo
- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia
- Nêu được ý nghĩa của HĐ nhân đạo.
28 - 29
3. Tôn trọng luật Giao thông
- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông ( những quy định có liên quan tới học sinh)
- Phân biệt được hành vi tôn trọng luật Giao thông và vi phạm luật Giao thông.
- Nghiêm chỉnh chấp hành luật Giao thông trong cuộc sống hàng ngày và nhắc nhở các bạn thực hiện.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng luật giao thông.
V. Quan hệ với môI trường tự nhiên
30 - 31
Bảo vệ môi trường
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia BVMT.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT.
- Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm MT và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường. 
Lớp 5
Tuần
chủ đề / Bài
yêu cầu cần đạt
Ghi chú
1
2
3
4
I. Quan hệ với bản thân
1-2
1. Em là học sinh lớp 5
- Biết: HS lớp 5 Là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập, rèn luyện 
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5. 
- Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện. 
3- 4
2. Có trách nhiệm về việc làm của mình
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Biết nhận và sửa chữa khi làm việc gì sai.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình. 
- Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác,...
II. Quan hệ với người khác
7- 8
1. Nhớ ơn tổ tiên
- Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. 
- Biết tự hào về truyền thống gia đình dòng họ.
9- 10
2. Tình bạn
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết được ý nghĩa của tình bạn
12 - 13
3. Kính già, yêu trẻ
- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
14 -15
4.Tôn trọng phụ nữ 
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày. 
- Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ.
- Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
16 - 17
5. Hợp tác với những người xung quanh
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường. 
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
 - Biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh.
- Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường.
III. Quan hệ với công việc
5 - 6
1. Có chí thì nên
- Nêu được ví dụ về người có ý chí trong cuộc sống.
- Biết được: người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vươn lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. 
- Nêu được thế nào là người sống có ý chí.
- Xác định được thuận lợi khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn.
IV. Quan hệ với cộng đồng đất nước nhân loại
23 - 24
1. Em yêu tổ quốc Việt Nam
- Biết tổ quốc em là Việt Nam, tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu tổ quốc Việt Nam. 
- Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước. 
19 - 20
2. Em yêu quê hương
 - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn dược góp phần xây dựng quê hương.
- Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
21 - 22
3. ủy ban nhân dân xã( phường) em
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của ủy ban nhân dân xã, phường đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của ủy ban nhân dân xã( phường) đối với trẻ em trên địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân phải tôn trọng ủy ban nhân dân xã, phường.
- Có ý thức tôn trọng ủy ban nhân dân xã, phường.
- Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do ủy ban nhân dân xã, phường tổ chức.
26 - 27
4. Em yêu hòa bình
- Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.
- Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Biết được ý nghĩa của hòa bình.
- Biết trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng.
28 - 29
5. Em tìm hiểu về Liên hợp quốc
- Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên hợp quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên hợp quốc đang làm việc tại nước ta
- Kể được một số việc làm của các cơ quan Liên hợp quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương.
V. Quan hệ với môi trường tài nguyên thiên nhiên
30 - 31
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
- Đồng tình ủng hộ những hành vi,việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Tài liệu đính kèm:

  • dochdkn 5l¦íp.doc