Hướng dẫn phụ huynh học sinh lớp 2 dạy con học Toán- Tiếng Việt ở nhà và cùng con xây dựng góc học tập

Hướng dẫn phụ huynh học sinh lớp 2 dạy con học Toán- Tiếng Việt ở nhà và cùng con xây dựng góc học tập

I. MỤC TIÊU

- Thông qua hoạt động truyền thông này giúp cho gia đình HS nâng cao nhận thức về việc dạy con ở nhà. Có kiến thức và phương pháp dạy học ở lớp 2 thông qua cuộc sống hàng ngày như tính toán, giao tiếp, ứng xử . Giúp phụ huynh học sinh thấy được tầm quan trọng của việc dạy con học ở nhà, đồng thời thấy được vai trò của góc học tập đối với kết quả học tập của con.

- Phụ huynh học sinh biết được một số phương pháp dạy con học toán – tiếng Việt ở nhà, biết cách trang trí góc học tập cùng con.

 

doc 6 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn phụ huynh học sinh lớp 2 dạy con học Toán- Tiếng Việt ở nhà và cùng con xây dựng góc học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường Tiểu học Song Mai
Người thực hiện : Nnguyễn Thị Nhinh 
Kế Hoạch
Hướng dẫn phụ huynh học sinh lớp 2 dạy con học Toán – Tiếng việt ở nhà và cùng con xây dựng góc học tập
-------------------------&&&-----------------------
I. Mục tiêu
- Thông qua hoạt động truyền thông này giúp cho gia đình HS nâng cao nhận thức về việc dạy con ở nhà. Có kiến thức và phương pháp dạy học ở lớp 2 thông qua cuộc sống hàng ngày như tính toán, giao tiếp, ứng xử ... Giúp phụ huynh học sinh thấy được tầm quan trọng của việc dạy con học ở nhà, đồng thời thấy được vai trò của góc học tập đối với kết quả học tập của con.
- Phụ huynh học sinh biết được một số phương pháp dạy con học toán – tiếng Việt ở nhà, biết cách trang trí góc học tập cùng con. 
II. Chuẩn bị
Tài liệu tuyên truyền, bảng phụ, giấy màu, kéo, hồ dán ...
III. Nội dung
Vai trò của việc học ở nhà
 HS Tiểu học còn rất nhỏ, chưa xác định được mục tiêu của việc học tập để làm gì? học tập đem lại lợi ích gì cho bản thân? mà chỉ học theo yêu cầu của bố mẹ , thầy cô giáo , học để đựoc điểm cao , học để được mọi người khenVì vậy mà các em chưa có ý thức tự giác trong việc học tập. đặc biệt là học tập ở nhà. Việc học tập ở nhà rất quan trọng đối với mỗi học sinh vì thời gian các em ở nhà cùng gia đình chiếm đa số. ở trường các em học cùng cô giáo khoảng thời gian rất ngắn trên lớp ( 35- 40 phút/ 1tiết học ). Trong khoảng thời gian đó chỉ đủ cho mỗi giáo viên hướng dẫn HS nhận biết kiến thức mới còn phần thực hành vận dụng vào thực tế cuộc sống thì rất ít, chưa đủ để các em thấm nhuần và trở thành kĩ xảo của mỗi em. Do vậy việc học tập ở nhà là rất cần thiết đối với các em . Các em có thể hoàn thiện được bài tập chưa làm được ở lớp , được thực hành nhiều hơn các kiến thức đã được các thầy cô truyền đạt ở trên lớp . Để có được kết quả học tập tốt ngoài việc tiếp thu những kiến thức mà các thày cô giáo ttruyền đạt ở trường thì việc học ở nhà cùng rất cần thiết. Tự học ở nhà giúp học sinh củng cố lại được những kiến thức đã học ở trường.
 2. Một số phương pháp dạy học môn Toán – Tiếng Việt ở nhà
a. Mục tiêu , kiến thức của các đơn vị học môn toán – tiếng Việt
* Môn Toán
Trong trường phổ thông, toán là một môn học cơ bản có vị trí quan trọng , bởi lẽ nó không những theo suốt quá trình học tập của mỗi người mà nó ảnh hưởng rất lớn tới các môn học khác, cũng như ảnh hưởng tới một số mặt của thế giới hiện thực rất cần cho đời sống lao động và sinh hoạt của mỗi học sinh. Khi học toán đòi hỏi người học phải tập trung tư tưởng, não làm việc nhiều dẫn đến đầu óc có phản xạ nhanh hơn trong học tập và từ học toán giỏi sẽ có một phương pháp làm việc khoa học có hiệu quả cao. Nếu học giỏi toán thì các môn học khác bao giờ cũng đạt được kết quả từ trung bình trở lên . Do vậy nhất là đối với học sinh Tiểu học thì môn toán càng quan trọng hơn bởi vì môn toán ở bậc Tiểu học không những là bước đầu mà còn là phần gốc là nền móng cho các em học môn toán ở các cấp sau. Nó cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức cơ bản, rèn luyên cho các em các thao tác tư duy lô gich, phát triển khả năng suy luận , trí thông minh , óc sáng tạo , đặt nền móng cho sự phát triển tư duy sau này.
Nói đến toán học là nói đến những con số khô khan những bài toán trừu tượng đòi hỏi học sinh phải có sự suy nghĩ tư duy, cho nên ở tiểu học ngoài một số em có năng khiếu về toán , thích học toán còn đại đa số các em thường có tâm lí chung là ngại và thậm chí còn sợ học toán dẫn đến học yếu môn toán Vì vậy việc tạo cho các em niềm say mê học toán, thích học toán và học giỏi toán là rất cần thiết và cần sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc dạy các em học toán.
 Trong toán 2, mục tiêu dạy học được cụ thể hoá thành những yêu cầu kiến thức, kĩ năng ở các nội dung sau: Số học, đại lượng và đo đại lượng, các yếu tố hình học, giải toán có lời văn. Dạy toán 2 nhàm giúp HS :
 + Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, phép nhân, phép chia và bảng nhân, chia 2,3,4,5; tên gọi thành phần và kết quả của từng phép tính; mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, phép cộng và phép nhân,... ; các số đến 1000, phép cộng và phép trừ các số có 3 chữ số( không nhớ); các phần bằng nhau của đơn vị dạng ; các đơn vị đo độ dài dm,m, km, mm; giờ và phút, ngày và tháng; kg, l; nhận biết một số hình học ( hình chữ nhật, hình tứ giác, đường thẳng, đường gấp khúc) ; tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, tứ giác; một số bài toán có lời văn chủ yếu giải bằng một phép tính
 + Hình thành và rèn luyên kỹ năng thực hành về: cộng và trừ có nhớ trong phạm vị 100 ; nhân chia trong bảng tính ; giải một số phương trình đơn giản dạng bài ''tìm x''; tính giá trị biểu thức số dạng đơn giản; đo và ước lượng độ dài , khối lượng , dung tích; nhận biết hình và bước đầu tập vẽ hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông, đường thẳng, đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác; giải một số dạng toán đơn về nhân, chia, cộng, trừ; bước đầu biết diễn đạt bằng lời một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành; tập dượt so sánh, lựa chọn, phấn tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá, phát triển trí tưởng tượng trong quá trình áp dụng các kiến thức và kĩ năng Toán 2 trong học tạp và trong thực tế đời sống
 + Tập phát hiện, tìm tòi và tự chiếm lĩnh kiến thức mới theo mức độ của lớp 2; chăm chỉ, tự tin, hứng thu trong học tập và thực hành Toán
* Môn tiếng việt
Tiếng Việt là môn học quan trọng trong chương trình giảng dạy bậc Tiểu học. Đây là môn học cung cấp cho học sinh những cơ sở ban đầu làm công cụ để khám phá các môn học khác. Bên cạnh đó, môn Tiếng Việt còn có nhiệm vụ rèn cho học sinh kỹ năng thực hành ngôn ngữ, phát triển tư duy văn học cho các em. Có thể nói Tiếng Việt là môn học chìa khoá giúp học sinh mở kho tàng kiến thức ở Tiểu học nói riêng và cả quá trình nhận thức nói chung. Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng việt ( đọc, viết , nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh.
 ở lớp 2 mục tiêu được cụ thể hoá thành những yêu cầu cơ bản về kiến thức kỹ năng đối với học sinh như sau:
 - Kiến thức ( không có bài học riêng, HS làm quen thông qua các bài tập rèn luyện kĩ năng)
 + Nắm được bảng chữ cái, ghi nhớ cá quy tắc chính tả ( viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên riêng Việt Nam) 
 + Biết các từ ngữ chỉ một số sự vật, hoạt động, tính chất thông thường; một số thành ngữ tục ngữ dễ hiểu; bước đầu nhận biết các từ có quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa; nhận biết câu kể, câu hỏi, bước đầu biết dùng một số dấu câu ( dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy)
 + Nhận biết đoạn văn và ý chính của đoạn văn; biết một số nghi thức lời nói trong giao tiếp như: chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, đề nghị, tự giới thiệu; đáp lời chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, đề nghị, tự giới thiệu
 - Kĩ năng
 + Đọc trơn, đúng và rành mạch từ, câu, đoạn văn, bài văn, bài thơ ngắn có nội dung đơn giản. Tìm hiếu nghĩa của từ, câu; nội dung ý chính của đoạn, bài văn
 + Viết đúng và đều nét các chữ thường, chữ hoa; viết đúng bài chính tả( khoảng 50 chữ/ 15 phút ); viết câu kể, câu hỏi đơn giản; viết được đoạn văn kể tả đơn giản dựa theo gợi ý cho trước; viết được bưu thiếp, tin nhắn
 + Nghe hiểu yêu cầu, đề nghị của người đối thoại trong một số tình huống giao tiếp thông thường; hiếu nội dung mẩu chuyện đã nghe.
 + Nói thành câu, trả lời đúng vào câu hỏi. Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, đáp lời cảm ơn, xin lỗi,... trong các tình huống giao tiếp ở trừng học, gia đình, nơi công cộng. Trả lời và đặt câu hỏi đơn giản. Kể một mẩu chuyện hoặc một đoạn câu chuyện được nghe. Nói lời giới thiệu đơn giản về bản thân, gia đình, bạn bè, trường lớp theo gợi ý
b. Hướng dẫn phương pháp dạy cụ thể từng môn
 - Yêu cầu phụ huynh học sinh thảo luận theo nhóm 6 : Nêu phương pháp dạy con học ở nhà.GV có thể đưa ra một số câu hỏi gợi ý hướng dẫn đưa ra các câu hỏi để cho phụ huynh thảo luận
 + ở nhà HS có tự giác học bài không? 
 + ở nhà các bậc phụ huynh có dạy con học không? Dạy bằng cách nào?
 + Khi có bài khó con em mình có hỏi bài không? Các bậc phụ huynh có hướng bài cho con em mình không? Và hướng dẫn bằng cách nào?
 - Đại diện từng nhóm trình bày .
 - Giáo viên tổng hợp phương pháp chung để dạy con học ở nhà đạt kết quả cao.
 	Ví dụ: Gv có thể đưa ra cách dạy con học ở nhà.
 - Phụ huynh cần nắm được những kiến thức cơ bản trong chương trình học của con.
- Biết được con đang học về mảng kiến thức nào, bài nào.
- Thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra con học bài 
- Khi gặp những bài con chưa làm được cần hướng dẫn con bằng các bước:
+ Yêu cầu con đọc lại đề bài
+ Xác định rõ dữ kiện và yêu cầu của bài 
+ Yêu cầu con nêu lại những kiến thức đã học liên quan đến bài học.
+ Sau đó hướng dẫn con làm bài bằng các câu hỏi gợi mở. 
Lưu ý: Phụ huynh cần phát huy tính tích cực của HS chỉ hướng dẫn gợi mở, không làm hộ con.Trong những trường hợp hướng dẫn nhưng con không hiểu có thể nêu một bài toán khác dạng tương tự nhưng đơn giản hơn gần gũi với cuộc sống hơn.
- Ôn lại bài cũ: học quy tắc vận dụng làm bài tập cô giao về nhà, đọc lại bài đã học. Nếu các em có hỏi bài thì phụ huynh cần gợi ý,dẫn dắt các em vào bài không được đọc kết quả cho các em chép bài vào vở, viết bài hộ các em để các em hiểu kiến thức chứ không phải để các em hoàn thành nhiệm vụ cô giáo giao cho
Phụ huynh chỉ hướng dẫn gợi mở, không làm hộ con.Trong những trưòng hợp hướng dẫn nhưng con không hiểu có thể nêu một bài toán khác dạng tương tự nhưng đơn giản hơn. Khi hướng dẫn con nắm được kiến thức cơ bản, phụ huynh có thể hướng dẫn con liên hệ thực tế, làm một số bài tập nâng cao.
- Ngoài việc yêu cầu con học lại bài cũ, cần hướng dẫn con xem trước bài học hôm sau:
Soạn bài theo thời khoá biểu, đọc trước bài, chuẩn bị đồ dùng cho bài hôm sau
c. Hướng dẫn phụ huynnh cùng con xây dựng góc học tập ở nhà
- Gv phát một số đồ dùng, dụng cụ cho các nhóm.
- Yêu cầu phụ huynh thực hành trang trí góc học tập của con theo nhóm 6.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Tổ chức tham quan và đánh giá sản phẩm của từng nhóm.
- Gv cho phụ huynh xem một số mẫu trang trí góc học tập đẹp.
- Rút ra yêu cầu của góc học đúng quy định, phù hợp lứa tuổi :
 +Vị trí góc học tập cần phù hợp và đạt tiêu chuẩn như đủ ánh sáng, thoáng mát, yên tĩnh không có tiếng ồn.
 + Cần lựa chọn bàn ghế phù hợp với lứa tuổi
 + Trang trí góc học tập cần phù hợp, sinh động, hài hoà càng những sản phẩm trẻ tự làm càng tốt.
Ngoài ra phụ huynh cần quan tâm đến tư thế ngồi viết, cách cầm bút của trẻ để thường xuyên nhắc nhở trẻ ( Tham khảo trong vở tập viết )

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_phu_huynh_hoc_sinh_lop_2_day_con_hoc_toan_tieng_vi.doc