Giáo án Tuần 9 - Khối 2

Giáo án Tuần 9 - Khối 2

Tiếng Việt

 Bài 35: uôi, ươi

I/. MỤC TIÊU:

1/.Kiến thức: Học sinh luyện viết đúng vần uôi - ươi.Các tiếng từ ứng dụng câu ứng dụng. Phát triển lời nói theo chủ đề“Chuối, bưởi, vú sữa”

2/.Kỹ năng: Biết ghép âm đã học với vần uôi - ươi tạo tiếng mới. Nói tự nhiên theo chủ đề.

3/.Thái độ: Giúp HSyêu thích môn Tiếng việt.Tự hào về sự phong phú của các loại trái cây Việt Nam.

II/. CHUẨN BỊ :

1/.Giáoviên: Tranh minh họa SGK, mẫu chữ, mẫu vật chuối, bưởi, vú sữa.

2/.Học sinh: SGK, bảng phấn, bộ thực hành.

 

doc 36 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 9 - Khối 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 9
 Thứ hai, ngày tháng năm 2007
Tiếng Việt
 Bài 35: uôi, ươi
I/. MỤC TIÊU:
1/.Kiến thức: Học sinh luyện viết đúng vần uôi - ươi.Các tiếng từ ứng dụng câu ứng dụng. Phát triển lời nói theo chủ đề“Chuối, bưởi, vú sữa”
2/.Kỹ năngï: Biết ghép âm đã học với vần uôi - ươi tạo tiếng mới. Nói tự nhiên theo chủ đề.
3/.Thái độ: Giúp HSyêu thích môn Tiếng việt.Tự hào về sự phong phú của các loại trái cây Việt Nam.
II/. CHUẨN BỊ :
1/.Giáoviên: Tranh minh họa SGK, mẫu chữ, mẫu vật chuối, bưởi, vú sữa. 
2/.Học sinh: SGK, bảng phấn, bộ thực hành.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Ổn định: 
2/.Kiểm tra bài cũ: ui - ưi
Đọc trang trái, đọc trang phải. 
Viết: đồi núi, gửi thư. 
Nhận xét bài cũ.
3/.Bài mới:
Đưa quả chuối hỏi: Cô có quả gì?
Trong tiếng chuối có âm gì đã học rồi?
à Rút vần uôi 
Giáo viên đưa quả bưởi hỏi: Đây là quả gì?
Trong tiếng bưởi có âm gì em đã học rồi?
à Rút vần ươi. Giới thiệu vần uôi – ươi
HOẠT ĐỘNG 1: Học vần uôi 
Mục tiêu: Học sinh biết đọc, viết đúng vần uôi - chuối. Rèn viết bảng cẩn thận.
a- Nhận diện chữ: ôi 
Gắn vần: uôi -Vần uôi gồm mấy âm ghép lại? 
So sánh uôi - ôi
Tìm ghép tạo vần uôi.
b- Đánh vần :
Đọc mẫu :uôi - đánh vần : u – ô - i - uôi
-Có vần uôi muốn có tiếng chuối làm thế nào?
Đọc mẫu: chờ - uôi - chuôi - sắc - chuối
Treo tranh giới thiệu nải chuối.
c- Hướng dẫn viết bảng :
Giáo viên gắn mẫu: uôi. 
Giáo viên viết mẫu Hướng dẫn cách viết. 
-Có vần uôi muốn có tiếng chuối làm thế nào?
GV gắn mẫu chữ chuối.
Giáo viên viết mẫu. Hướng dẫn cách viết.
àNhận xét: Chỉnh sửa.
HOẠT ĐỘNG 2: Học vần ươi 
Mục tiêu: HS đọc, viết đúng vần ươi - bưởi 
Gắn chữ vần: ươi. Vần ươi tạo bởi mấy âm? 
So sánh uôi – ươi
Tìm và ghép với vần ươi à Nhận xét.
b- Đánh vần :
Giáo viên đọc mẫu: ư - ơ - i - ươi 
Cóvần ươi muốn có tiếng bưởi em làm thế nào?
Đọc mẫu :bờ – ươi –bươi – hỏi - bưởi
GV treo tranh giới thiệu từ: múi bưởi -Đọc trơn
c- Hướng dẫn viết bảng:
Giáo viên gắn mẫu: ươi. 
Giáo viên viết mẫu. Hướng dẫn cách viết. 
Có vần ươi muốn có tiếng bưởi em làm thế nào?
GV gắn mẫu chữ bưởi. 
Giáo viên viết mẫu. Hướng dẫn cách viết. 
àNhận xét: Chỉnh sửa.
HOẠT ĐỘNG 3: Đọc từ ứng dụng 
Mục tiêu: HS đọc to, đúng, rõ ràng từ ứng dụng 
Tổ chức trò chơi ghép từ, từ những mảnh rời 
 Rút từ ứng dụng : 
tuổi thơ - buổi tối - túi lưới -tươi cười 
Tuổi thơ: Chỉ thời gian khi còn bé.
Tìm các tiếng có vần vừa học trong từ ứng dụng 
Trò chơi củng cố: Tìm tiếng có vần vừa học. 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát 
Học sinh đọc. 
Học sinh viết bảng con.
-Quả chuối.
-Aâm ch
-Quả bưởi 
-Aâm b
-Gồm âm uô - i ghép lại.
-Giống: Kết thúc là i
-Khác: uôi bắt đầu từ uô
Học sinh tìm ghép tạo vần uôi
Cá nhân, dãy bàn đồng thanh.
-Thêm ch và thêm dấu sắc.
Cá nhân, dãy bàn, nhóm đồng thanh
Học sinh quan sát 
Học sinh viết bảng con : uôi
-Thêm ch và thêm dấu sắc.
Học sinh quan sát.
Học sinh viết bảng con: chuối
-Gồm âm ươ - i ghép lại
-Giống : Kết thúc là i
-Khác: ươi bắt đầu từ ươ.
HS tìm và ghép trên bộ thực hành.
Cá nhân, dãy, bàn, đồng thanh.
-Con chữ b và dấu hỏi
Cá nhân, dãy bàn, nhóm, đồng thanh.
Học sinh quan sát 
Học sinh viết bảng con ươi
-Con chữ b và dấu hỏi 
Học sinh viết bảng con bưởi.
Mỗi tổ cử 4 bạn tham gia trò chơi.
Cá nhân, dãy bàn, nhóm đồng thanh
uôi: Tuổi, buổi.
ươi: Lười, cười, tươi 
 Tiết 2
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Học sinh luyện đọc đúng nội dung bài trong SGK. Rèn đọc to, rõ ràng, mạch lạc.
Yêu cầu đọc trang trái. Nhận xét - Chỉnh sửa.
Giáo viên treo tranh, giới thiệu câu ứng dụng:
“Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ”.
 Đọc mẫu. Hãy tìm tiếng có vần chúng ta vừa học. à Giáo viên nhận xét. 
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện viết 
Mục tiêu: Học sinh luyện viết đúng. 
Ươi, uôi – nải chuối - múi bưởi.
Giới thiệu nội dung bài viết :
Viết mẫu:uôi - ươi - nải chuối - múi bưởi 
 ( Cách viết như quy trình viết Tiết 1)
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện nói 
Mục tiêu: Luyện nói về 3 loại quả chuối, bưởi, vú sữa. 
Xứ sở ta vốn rất nhiều loại trái cây, em đã ăn hoặc thấy các loại trái cây nào hãy kể cho các bạn cùng nghe. GV treo tranh giới thiệu chủ đề :
“chuối – bưởi – vũ sữa “
-Tranh vẽ gì?
-Chuối chín màu gì?
-Em cảm thấy thế nào khi ăn vú sữa?
 HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố 
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học.
Tim và gạch chân tiếng có vần uôi, ươi
5/. Dặn dò: Đọc lại bài vừa học. 
Chuẩn bị: Bài“ay - â - ây”. Nhận xét tiết học. 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Cá nhân, dãy bàn, nhóm đồng thanh
-Cá nhân, bàn, nhóm đồng thanh.
-Buổi có vần uôi. 
Học sinh quan sát.
Học sinh viết vở
Học sinh kể tự nhiên
Học sinh trả lời
-Chuối chín màu vàng.
Học sinh tự nêu.
HS tìm và đọc tiếng có vần uôi – ươi.
Thứ ba , ngày tháng năm 2007
Tiếng Việt
 Bài 36: ay, â - ây
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: HS nhận diện được vần ay - a - ây.Đọc và viết được ay - ây - máy bay - nhảy dây. Luyện nói đúng chủ đề: Chạy, bay, đi bộ, đi xe.
2/.Kỹ năngï: Rèn đọc to, rõ ràng, mạch lạc.Viết đều nét, đẹp, đúng mẫu, đúng khoảng cách.Tự tin, luyện nói đúng chủ đề.
3/.Thái độ: Giúp HS yêu thích môn Tiếng việt thông qua các hoạt động học.
II/. CHUẨN BỊ:
1/.Giáo viên: Tranh minh họa SGK.
2/.Học sinh: SGK, bảng con, vở tập viết.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Ổn định: 
2/. Kiểm tra bài cũ : uôi – ươi
Đọc trang trái - đọc trang phải. 
Viết: “nải chuối, múi bưởi”. Nhận xét 
3/. Bài mới: 
Giáo viên treo tranh hỏi: Tranh vẽ gì?
- Tiếng bay có âm gì đã học?
Vần thứ nhất mà em sẽ học là vần ay 
Giáo viên đưa sợi dây hỏi: Đây là cái gì?
 Tiếng dây có âm gì đã học?
Giới thiệu bài: vần ay - â- ây
HOẠT ĐỘNG 1: Học vần ay 
Mục tiêu: Học sinh nhận diện vần ay. Đọc và viết được vần ay - bay. Đọc các từ ngữ ứng dụng.
a- Nhận diện chữ:
Gắn vần: ay. Vần ay được ghép bởi con chữ nào? 
So sánh vần: ay - y
Hãy ghép vần ay à Nhận xét :
b- Đánh vần :
Đọc mẫu: ay - đánh vần: a - y - ay - đọc trơn: ay 
-Có vần ay muốn có tiếng bay ta làm thế nào?
Giáo viên đánh vần :a - y - ay - b - ay - bay 
Giáo viên đọc trơn: bay – máy bay 
c- Hướng dẫn viết bảng :
 Gắn mẫu:vần ay - viết mẫu: vần ay
Hướng dẫn cách viết.
GV gắn mẫu chữ: bay - viết mẫu bay
Hướng dẫn cách viết.
àNhận xét bảng: Chỉnh sửa.
HOẠT ĐỘNG 2: Học vần ây. 
Mục tiêu: Học sinh nhận diện vần ây. Đọc, viết tiếng từ có vần ây.
a- Nhận diện chữ: 
-Vần ây được ghép bởi những con chữ nào?
-So sánh: ay - ây
Học sinh ghép vần ây à Nhận xét :
b- Đánh vần :
Đọc mẫu: ây - đánh vần : â - y - ây - đọc trơn: ây 
-Có vần ây muốn có tiếng dây ta làm thế nào?
Đánh vần mẫu : â - y - ây - d - ây - dây 
Giáo viên đọc trơn: dây – nhảy dây 
c- Hướng dẫn viết bảng:
Gắn mẫu:vần ây - viết mẫu: ây
 Hướng dẫn cách viết. 
Gắn mẫu chữ: dây -viết mẫu: dây
Hướng dẫn cách viết: àNhận xét: Chỉnh sửa.
HOẠT ĐỘNG 3: Đọc từ ứng dụng 
Mục tiêu: HS đọc to, đúng, rõ ràng từ ứng dụng 
GV giải nghĩa các từ ứng dụng, ghi lên bảng.
Cối xay: Cối để xay gạo thành bột để làm bánh.
Ngày hội: Ngày lễ lớn mọi người cùng tham gia.
Vây cá: Vây ở trên mình con cá giúp cá bơi được
GV đọc, đánh vần mẫu - đọc từ ứng dụng. 
Nhận xét chung.
4/.Củng cố:Trò chơi: Tiếp sức
Đội A: viết tiếng có mang vần ay
Đội B: Viết tiếng có mang vần ây 
è Nhận xét. 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát
HS đọc trang trái - đọc trang phải.
Học sinh viết bảng con
-Vẽ máy bay.
-Aâm b 
-Cô đang cầm sợi dây
-Aâm d em đã học 
-Ghép bởi con chữ : a - y
-Giống: đều có y
-Khác :ay có a ; y không có a
Học sinh tìm và ghép thành vần ay
Cá nhân, dãy bàn, nhóm đồng thanh.
-Thêm âm b trước vần ay.
Cá nhân, dãy bàn, nhóm đồng thanh.
Học sinh quan sát 
Học sinh viết bảng con: ay
Học sinh viết tiếp bảng con: bay
-Ghép bởi con chữ : â - y
-Giống : đều có y đứng ở sau
-Khác :ay có a ở đầu; ây có â ở đầu
Học sinh tìm và ghép thành vần ây
Cá nhân, dãy bàn, nhóm đồng thanh.
-Thêm âm d trước vần ây.
Cá nhân, dãy bàn, nhóm đồng thanh.
Học sinh viết bảng con: ây
Học sinh viết bảng con: dây
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đánh vần àĐọc trơn à
Cá nhân, dãy bàn, nhóm đồng thanh
Học sinh thi đua tìm tiếng có mang vần vừa học.
 Tiết 2
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Học sinh luyện đọc đúng nội dung bài trong SGK. Rèn đọc to, rõ ràng, mạch lạc
Giáo viên treo tranh: -Tranh vẽ gì?
-Các bạn đang làm gì?
Giới thiệu câu ứng dụng:
“Giờ ra chơi bé trai thi chạy, bé gái thì nhảy dây”
Đọc mẫu - Nhận xét: Chỉnh sửa.
HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện viết 
Mục tiêu : Học sinh luyện viết đúng mẫu, đều nét, đẹp đúng khoảng cách các chữ, tiếng từ ay - ây - máy bay - nhảy dây.
GV đưa nội dung viết 
-Con chữ nào cao 2 dòng ly? 
-Con chữ nào cao 4 dòng ly? 
-Con chữ nào cao 2 dòng ly? 
Nhắc nhở bài viết và tư thế ngôi viết.à Nhận xét. 
HOẠT ĐO ... n giản”
Giới thiệu bài: Treo tranh và hỏi:
-Tranh vẽ gì?	_ vẽ hình cây	
- Có mấy cây?	- 2 cây
-Các cây có hình dáng như thế nào?	- Cây cao, cây thấp	cây to, cây nhỏ
ð Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em Xé, dán hình cây đơn giản
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu
Mục tịêu: HS nắm được cấu tạo của cây.
Treo mẫu cây đơn giản và hỏi lại:
-Cây có mấy phần?	-thân cây, tán lá cây
-Thân cây màu gì?	-màu nâu
-Lá cây màu gì?	-màu xanh..
- Tán lá cây còn có màu gì?	-xanh đậm,vàng
Khi xé, dán tán lá cây em có thể chọn màu phù hợp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách xé hình cây.
Mục tiêu: Biết cách xé hình cây đơn giản.
1/ Xé hình tán lá:
Xé tán lá tròn: Đính mẫu qui trình 1:	- quan sát mẫu
GV lấy tờ giấy màu xanh lá cây hướng dẫn cách vẽ: 
-Mép giấy đếm vào1 ô lấy điểm 1, từ điểm 1 đếm sang 6 ô. 
-Lấy điểm 2, từ điểm 2 đếm xuống 6 ô lấy điểm 3, đến điểm 4.
-Sau đó nối các điểm lại với nhau ta có hình vuông.
-Xé rời hình vuông ra khỏi giấy màu.
-Xé 4 góc hình vuông, điều chỉnh thành hình tròn.
Xé tán lá cây dài: Đính mẫu qui trình 2:
Lấy tờ giấy màu xanh đậm hướng dẫn vẽ tương tự qui trình 1 để được hình chữ nhật.
-Nhắc lại thao tác cần lưu ý.	 
Xé rời hình chữ nhật ra khỏi tờ giấy màu. Từ hình chữ nhật đó, xé 4 góc của hình chữ nhật chỉnh sửa tạo tán lá dài.
2/ Xé hình thân cây:
Lấy tờ giấy màu nâu, vẽ và xé hình chữ nhật cạnh dài 6 ô, cạnh ngắn 1 ô. Sau đó xé tiếp một hình chữ nhật khác cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 1 ô.chỉnh sửa để tạo thân cây.
3/ Hướng dẫn dán hình:
-Dán phần thân với tán lá tròn.
-Dán phần thân dài với tán lá dài.
Hoạt động 3: Thực hành.
Mục tiêu: Xé dán được hình cây đơn giản.
GV theo dõi giúp đỡ những em còn lúng túng.
Lưu ý: Nét xé phải thẳng, đường xé ít răng cưa. Trước khi dán cần sắp xếp vị trí hai cây cho cân đối. Chú ý bôi hồ đều, dán cho phẳng vào vở thủ công. Nhận xét.
4/.Củng cố: Nhận xét bài làm của HS.
-Để xé tán lá hình dài ta xé từ hình gì?
-Để xé hình thân cây ta xé từ hình gì? Kích thước bao nhiêu? 
Nhận xét.
5/.Dặn dò: Chuẩn bị bài “xé, dán hình con gà con”. 
Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-hát
-Vẽ cây.
-2 cây.
-Cây cao, cây thấp.
-Thân cây, tán lá cây.
-Màu nâu.
-Màu xanh.
-Màu vàng hoặc màu đỏ.
HS nhắc lại các thao tác.
Thao tác vẽ luôn luôn vẽ từ trái sang phải và từ trên xuống dưới.
HS quan sát hình cây đã dán xong.
HS quan sát mẫu gợi ý
HS thực hành xé dán vào vở thủ công. 
- Hình chữ nhật.
- Hình chữ nhật.
 Thứ , ngày tháng năm 2007
Aâm nhạc
Tiết 9: Ôn tập bài hát: Lý cây xanh
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh thuộc lời ca, hát đúng giai điệu bài: Lý cây xanh
2/. Kỹ năng: Học sinh trình diễn bài hát kết hợp vận động phụ hoạ.Tập nói thơ theo âm hình tiết tấu bài hát “Lý cây xanh”
3/. Thái độ: Giáo dục HS yêu nghệ thuật, hát được các bài dân ca Nam bộ. 
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Máy Casset, băng nhạc, nhạc cụ, nhạc cụ , đúng giai điệu úng.SỐ. tranh vẽ cảnh Nam Bộ.
2/. Học sinh: SGK Nhạc 
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Ổn định 
2/. Kiểm tra bài cũ :
-Kiểm tra bài hát “ Lý cây xanh” 
-Bài hát: Lý cây xanh thuộc thể loại nào?
Nhận xét.
3/. Bài mới : Giới thiệu bài hát : “ Lý cây xanh”
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn bài hát “Lý cây xanh”
Mục tiêu: Học sinh hát thuộc lời, hát đúng giai điệu, tiết tấu của bài hát. 
GV cho HS xem tranh ảnh phong cảnh Nam Bộ. Giáo viên nhắc lại “Lý cây xanh” là một bài dân ca Nam Bộ.
- Cả lớp hát lại bài hát. 
- Cho Học sinh thi đua hát theo tổ.
- Học sinh hát kết hợp với vận động phụ hoạ.
- Học sinh hát và gõ phách đệm.
- Học sinh tập vỗ tay và gõ theo tiết tấu lời ca.
- Cho Học sinh thi đua tập trình diễn bài hát trước lớp bài “Lý cây xanh” è Nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 2: Nói thơ theo tiết tấu 
Mục tiêu: Học sinh biết nói thơ theo tiết tấu và biết vận dụng để đọc câu thơ khác.
GV cho HS nói theo tiết tấu trên bằng chính lời ca của bài “ Lý cây xanh”
“Cái cây xanh xanh
Thì lá cũng xanh
Chim đậu trên cành
Chim hót líu lo.”
Từ cách nói theo âm hình tiết tấu trên. Giáo viên cho các em vận dụng đọc những câu thơ khác.
“Vừa đi vừa nhảy
Là anh sáo xinh
Hay nói tinh tình
. . .
Là anh chèo bẻo”
Cho HS đọc thơ kết hợp gõ theo âm hình tiết tấu.
Cho Học sinh đọc thơ và gõ đệm theo nhịp 2:
Vừa đi vừa nhảy. Là anh sáo xinh
 x x x x
Từ cách đọc theo tiết tấu, Giáo viên cho các em vận dụng đọc các câu thơ khác.è Nhận xét. 
HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố
Giáo viên cho HS hát và gõ đệm đúng.
à Giáo viên nhận xét: Tuyên dương 
5/. Dặn dò: 
-Về nhà học thuộc bài hát và gõ đúng tiết tấu.
-Chuẩn bị bài: “ Đàn gà con “
-Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát 
-2 nhóm mỗi nhóm 6 em hát
-bài “Lý cây xanh” thuộc bài dân ca Nam Bộ.
Học sinh chú ý lắng nghe. 
-Cả lớp hát. 
-Từng tổ thi đua. 
Đại diện từng tổ lên thi đua. 
-Học sinh tập nói theo tiết tấu trên
-Học sinh tập đọc những câu thơ khác 
-Học sinh đọc đồng thanh đoạn đã tìm.
Học sinh gõ theo âm hình tiết tấu.
Học sinh đọc các câu thơ khác.
-Các tổ thi đua vừa hát bài “Lý cây xanh” vừa gõ đệm nhịp nhàng.
Cả lớp cùng tham gia 
 Thứ , ngày tháng năm 2007
Mĩ thuật
 Tiết 9: Xem tranh phong cảnh 
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Giúp Học sinh nhận biết được tranh phong cảnh.
2/. Kỹ năng: Học sinh mô tả được những hình vẽ và màu sắc trong tranh để nắm được nội dụng tranh. 
3/. Thái độ: Giáo dục Học sinh yêu thích cảnh đẹp quê hương.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Tranh ảnh phong cảnh (biển, đồng ruộng, phố phường).
Tranh phong cảnh của thiếu nhi.
2/. Học sinh: Vở vẽ, bút màu.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
2/. Kiểm tra bài cũ :
Nhận xét bài Vẽ hình vuông và hình chữ nhật 
Tuyên dương những em có nét vẽ thẳng, cân đối, tô màu đẹp, động viên khuyến khích những em vẽ chưa thẳng nét, tô màu còn lem ra ngoài.
3/. Bài mới: Xem tranh phong cảnh”
Giáo viên đưa tranh: -Tranh vẽ gì?
-Tranh còn vẽ gì nữa?
-Màu sắc trong tranh ra sao?
è Các cảnh vật vừa thấy trong bức tranh người ta thường gọi chung là tranh phong cảnh.
HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn Học sinh xem tranh.
Mục tiêu : Học sinh biết quan sát qua tranh các hình vẽ, màu sắc để hiểu được nội dung của tranh
Giáo viên yêu cầu 5 nhóm thảo luận tranh 1:
-Tranh vẽ những gì?
-Màu sắc của tranh như thế nào?
-Cảnh vẽ vào buổi nào trong ngày?
-Vì sao em biết đây là buổi tối?
Giáo viên chốt ý: Tranh vẽ vào buổi tối cây bàiĐây là tranh “đêm hội” của bạn Hoàng Chương 10 tuổi vẽ.Đây là 1 bức tranh đẹp, màu sắc tươi vui. Đúng là 1 “Đêm hội”.
-Em có thích bức tranh này không?
- Vì sao? Cảnh vẽ ở đâu?
-Cảnh vẽ ban ngày hay ban đêm?
-Vì sao em biết đây là cảnh ban ngày?
Giáo viên chốt ý: Đây là 1 bức tranh phong cảnh do bạn Hoàng Vũ vẽ. Đây là 1 bức tranh đẹp có những hình ảnh quen thuộc, màu sắc rực rỡ, gợi nhớ đến buổi chiều hè ở nông thông. Vì vậy, tranh mang chủ đề “Chiều về”.
-Em có thích bức tranh này không? Vì sao?
è Kết luận: Tranh phong cảnh vẽ về cảnh có nhiều loại cảnh khác nhau.
-Cảnh nông thôn (đường làng, cánh đồng, nhà.)
-Cảnh thành phố (nhà, người đông, cây, xe cộ..)
-Cảnh sông biển (Sông, tàu, thuyền . . . )
-Cảnh núi rừng (Núi, đồi, cây cỏ, suối . . . )
Có thể dùng màu thích hợp để vẽ cảnh vào buổi sáng, trưa, chiều, tối.
Hai bức tranh các em vừa xem là những tranh phong cảnh đẹp của quê hương.Muốn cho quê hương mình mãi mãi tương đẹp em cần phải bảo vệ và giữ gìn những cảnh đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. 
HOẠT ĐỘNG 2: Củng cố
-Tranh phong cảnh thường vẽ những gì?
Động viên khuyến khích những em còn nhút nhát, chưa mạnh dạn nêu những cảm nghĩ, cảm xúc của mình về tranh.
5/. Dặn dò: Về nhà sưu tầm tranh phong cảnh 
Chuẩn bị: Quan sát các loại quả. Tiết sau Vẽ quả dạng tròn.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Học sinh quan sát những bài vẽ đẹp của bạn 
Học sinh quan sát.
-Vẽ nhà, cây, đường, thuyền 
-Vẽ người, các con vật ( gà, chim ...)
-Mây và hồ: Xanh da trời.
-Lá cây: Màu xanh lá cây.
-Nhà cửa: nhiều màu.
-khác nhau: Xanh và vàng 
Học sinh thảo luận rồi cử 1 bạn đại diện nhóm lê trình bày, các nhóm cùng 1 tranh bổ sung thêm.
-Tranh 1: Tranh vẽ ngôi nhà cao thấp với mái màu đỏ.
 -Phía trước là cây.
-Các chùm pháo hoa trên bầu trời.
-Màu vàng, xanh, tím của pháo hoa. -Màu đỏ của mái ngói, màu xanh của lá cây.
-Tranh vẽ vào buổi tối.
-Vì nền trời trong tranh màu đen.
Tự nêu cảm xúc về bức tranh.
Tranh 2: Tranh vẽ cây dừa thân màu nâu, lá xanh.
-Ngôi nhà: Mái ngói đỏ, nhà màu vàng, đỏ. 
-Một người đang ngồi trên lựng trâu và dắt theo một con nghé.
-Ơû nông thôn,
-Cảnh vẽ ban ngày.
-Nền trời trong tranh màu da cam.
Học sinh nêu cảm xúc cảu mình về bức tranh.
-Học sinh nêu : Tranh vẽ cây cối, nhà cửa . . .

Tài liệu đính kèm:

  • doct 9.doc