Giáo án Tuần 4 Lớp 2

Giáo án Tuần 4 Lớp 2

TIẾT 2 +3

TẬP ĐỌC

Bím tóc đuôi sam

I/ MỤC TIÊU :

 - Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm ,dấu phẩy ,giữa các cụm từ ;bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài .

 -Hiểu ND: không nên nghịch ác với bạn ,cần đối xử tốt với bạn gái .(trả lòi được các CH trong SGK).

II/ CHUẨN BỊ :

- Giáo viên : Tranh : Bím tóc đuôi sam.

- Học sinh : Sách Tiếng việt.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 

doc 24 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1187Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 4 Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 & Kế hoạch dạy học Tuần 4 
Thứ . . hai. . . ngày . . 6. . . tháng . ..9 . . .năm . .2010
TIẾT 1
CHÀO CỜ
..
TIẾT 2 +3
TẬP ĐỌC
Bím tóc đuôi sam 
I/ MỤC TIÊU :
 - Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm ,dấu phẩy ,giữa các cụm từ ;bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài .
 -Hiểu ND: không nên nghịch ác với bạn ,cần đối xử tốt với bạn gái .(trả lòi được các CH trong SGK).
II/ CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Tranh : Bím tóc đuôi sam.
- Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn định
2.Bài cũ : Tiết tập đọc trước em đọc bài gì ?
-Giáo viên gọi 2 em học thuộc lòng bài Gọi bạn.
-Nhận xét, cho điểm.
3.Dạy bài mới :
 Giới thiệu bài : Trong tiết tập đọc này chúng ta tập đọc bài Bím tóc đuôi sam. Qua bài tập đọc này, các em sẽ biết cách cư xử với bạn bè như thế nào cho đúng để luôn được các bạn yêu quý, tình bạn thêm đẹp.
Hoạt động 1 : Luyện đọc đoạn 1-2.
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài chú ý giọng đọc lời người kể chuyện, lời các bạn gái, lời Hà, lời Tuấn.
Đọc rừng câu :
-Hướng dẫn phát âm đúng các từ có vần khó, từ ngữ dễ phát âm lẫn lộn :
loạng choạng, ngượng nghịu
cái nơ, nắm, vịn vào nó, một lúc, đẹp lắm, nín hẳn, 
bím tóc nhỏ, mệt quá, vì vậy, ngã phịch xuống đất, òa khóc, khuôn mặt, vui vẻ, gãi đầu ...
Đọc từng đoạn trước lớp :
-Kết hợp hướng dẫn ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng đúng:
Khi Hà đến trường./ mấy bạn gái cùng lớp reo lên ://”Ái chà chà!// Bím tóc đẹp quá!//”
Vì vậy,/ mỗi lần cậu kéo bím tóc,/ cô bé lại loạng choạng/ và cuối cùng/ ngã phịch xuống đất.//Rồi vừa khóc./ em vừa chạy đi mách thầy.//
Đừng khóc,/ tóc em đẹp lắm!//
Đừng khóc,/ tóc em đẹp lắm!// Tớ xin lỗi/ vì lúc nãy/ kéo bím tóc của bạn.//
Giảng từ : bím tóc đuôi sam, tết, loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình.
Chia nhóm đọc.
-Nhận xét.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
Hỏi đáp : Hà đã nhờ mẹ làm gì ?
-Khi Hà đến trường, các bạn đã khen 2 bím tóc của em như thế nào ?
-Tại sao đang vui vẻ như vậy mà Hà lại khóc ?
-Tuấn đã trêu Hà như thế nào ?
-Em nghĩ như thế nào về trò đùa của Tuấn ?
Hỏi đáp : Thầy giáo đã làm Hà vui lên bằng cách nào ?
-Theo em vì sao lời khen của thầy làm Hà vui không khóc nữa ?
-Khi được thầy khen Hà có mừng không ? Có tự hào về hai bím tóc không ?
-Tan học Tuấn làm gì ?
-Từ ngữ nào cho thấy Tuấn xấu hổ vì đã trêu Hà ?
-Thầy giáo khuyên Tuấn điều gì ?
Hoạt động 3: Thi đọc theo vai.
-Giáo viên yêu cầu chia nhóm.
4.Củng cố : Bạn Tuấn trong truyện đáng chê hay đáng khen ? Vì sao ?
-Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì ?
-Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò- Về nhà đọc bài.
..
TIẾT 4
TOÁN.
29 + 5.
I/ MỤC TIÊU :
 -Biết thực hiện phép cộng có nhó trong phạm vi 100,dạng 29+5.
 -Biết số hạng,tổng.
 -Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.
 -Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
II/ CHUẨN BỊ :
 - Giáo viên : Que tính, bảng cài. Viết Bài 3.
 - Học sinh : Sách toán, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ôn định
2.Bài cũ: Ghi : 9 + 5 9 + 7
 9 + 5 + 3 9 + 7 + 2 
-Nhận xét.
3.Dạy bài mới :
Giới thiệu bài : Cộng có nhớ số có 2 chữ số với số có 1 chữ số dạng 29 + 5.
Hoạt động 1: Giới thiệu 29 + 5.
Giảng giải : Nêu bài toán : Có 29 que tính, thêm 5 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
-Muốn biết có tất cả bao nhiêu que ta làm thế nào ?
Tìm kết quả :
Trực quan : Bảng cài hướng dẫn học sinh tìm kết quả
-Gài 2 bó que tính và 9 que tính. Nói : Có 29 que tính, viết 2 vào cột chục, 9 vào cột đơn vị
-Gài tiếp 5 que tính xuống dưới 9 que rời và viết 5 vào cột đơn vị ở dưới 9 và nói : Thêm 5 que tính.
-Nêu : 9 que tính với 1 que tính là 10 que tính bó lại thành 1 chục, 2 chục với 1 chục là 3 chục, 3 chục với 4 là 34. Vậy 29 + 5 = 34.
-Đặt tính và tính :
Gợi ý : Rút ra quy tắc.
Hoạt động 2 : Bài tập.
Bài 1 : (Cột 1,2,3)
Bài 2 : ((a,b)
-Muốn tính tổng ta làm thế nào ?
-Khi đặt tính cần chú ý gì ?
Bài 3 :
-Muốn có hình vuông ta nối mấy điểm với nhau?
-Chấm vở, nhận xét.
4.Củng cố : Nêu cách đặt tính 29 + 5 và quy tắc .
-Giáo dục : tính cẩn thận. Nhận xét.
5.Dặn dò Tập làm thêm toán.
Bài 1 ( cột 1,2,3)
Bài 2 ( a,b)
Bài 3
.
TIẾT 5
ĐẠO ĐỨC.
Biết nhận lỗi và sửa lỗi / tiết 2.
I/ MỤC TIÊU :
 - Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
 - Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
 - Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
II/ CHUẨN BỊ :
 - Giáo viên : Ghi sẵn các tình huống, giấy thảo luận.
 - Học sinh : Sách, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Ổn định
2.Bài cũ :
-Tiết trước em được học bài gì?
-Em kể cho các bạn nghe việc em đã gây ra lỗi lầm và biết nhận lỗi sửa sai ?
-Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em điều gì ?
2.Dạy bài mới :
-Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 :Đóng vai theo tình huống.
Hoạt động nhóm : Các nhóm theo dõi chuyện và thực hành hành vi nhận và sửa lỗi.
Tình huống 1: Lan đang trách Tuấn :” Sao bạn hẹn rủ mình cùng đi học mà lại đi một mình?”. Em sẽ làm gì nếu là Tuấn ?
Tình huống 2: Nhà cửa đang bừa bãi, chưa được dọn dẹp. Bà mẹ đang hỏi Châu :”Con đã dọn nhà cho mẹ chưa?”. Em sẽ làm gì nếu em là Châu ? 
Tình huống 3: Tuyết mếu máo cầm quyển sách:”Bắt đền Trường đấy, làm rách sách tớ rồi ?”. Em sẽ làm gì nếu em là Trường ?
Tình huống 4: Xuân quên không làm bài tập Tiếng việt. Sáng nay đến lớp, các bạn kiểm tra bài tập ở nhà. Em sẽ làm gì nếu là Xuân ?
Kết luận: Khi có lỗi, biết nhận và sửa lỗi là dũng cảm, đáng khen.
Hoạt động 2: Thảo luận.
-Giáo viên chia nhóm và phát phiếu giao việc.
Tình huống 1 :Vân viết chính tả bị điểm xấu vì em nghe không rõ do tai kém, lại ngồi bàn cuối. Vân muốn viết đúng nhưng không biết làm thế nào ? Theo em Vân nên làm gì ? Yêu cần người khác giúp và thông cảm có nên không ? Vì sao ? Lúc nào nên, lúc nào không nên ?
Tình huống 2 : Dương bị đau bụng nên ăn cơm không hết suất. Tổ em bị chê. Các bạn trách Dương dù Dương đã nói lí do. Việc đó đúng hay sai? Dương nên làm gì ?
Kết luận : Cần bày tỏ ý kiếncủa mình khi bị người khác hiểu nhầm.
-Nên lắng nghe để hiểu người khác, không trách lỗi lầm cho bạn.
-Biết thông cảm, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè sửa lỗi, như vậy mới là bạn tốt.
Hoạt động 3: Tự liên hệ :
-Giáo viên phân tích và tìm hướng giải quyết đúng.
-Khen ngợi những em biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Kết luận : Ai cũng có khi mắc lỗi. Điền quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Như vậy em sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
4.Củng cố : Giáo dục tư tưởng.
-Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : Sưu tầm các câu chuyện những trường hợp nhận lỗi và xin lỗi.
Biêt nhắc nhở bạn bè nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi
......................................................................................................................................................................
Thứ . . ba. . . . ngày . . . 7. . . tháng . . .9 . . . năm . . .2010 . . .
TIẾT 1
KỂ CHUYỆN
Bím tóc đuôi sam.
I/ MỤC TIÊU :
 - Dựa theo tranh kể lại được đoạn 1 ,đoạn 2 của câu chuyện (BT1);bước đầu kể lại được đoạn 3 bằng lời kể của mình (BT2).
 - Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện .
II/ CHUẨN BỊ :
 -Giáo viên : Tranh minh họa đoạn 1-2 bài bím tóc đuôi sam.
 -Học sinh : Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn định
2.Bài cũ : Tiết trước cô kể câu chuyện gì ?
-Phân vai.
-Nhận xét, cho điểm.
3.Dạy bài mới.
-Giới thiệu bài.
-Trong tiết tập đọc trước chúng ta học bài gì ?
-Em nêu tên các nhân vật có trong chuyện?
-Câu chuyện cho chúng ta bài học gì ?
-Trong tiết kể chuyện hôm nay các em cùng kể câu chuyện : Bím tóc đuôi sam.
Hoạt động 1: Kể đoạn 1-2 theo tranh.
Trực quan : Tranh minh họa.
-Quan sát tranh tập kể bằng lời của mình.
-Nhận xét.
Gợi ý : ( Cho HS không tự kể được )
-Đặt câu hỏi : Hà nhờ mẹ làm gì ?
-Hai bím tóc đó như thế nào ?
-Các bạn gái đã nói thế nào khi nhìn hai bím tóc của Hà?
-Tuấn đã trêu chọc Hà như thế nào ?
-Việc làm của Tuấn đã dẫn đến kết quả gì ?
-Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Kể đoạn 2.
-Đoạn 2 yêu cầu gì ?
Hỏi đáp : Kể bằng lời của em nghĩa là thế nào ?
-Em có được kể y nguyên như trong SGK không ?
-Em suy nghĩ và kể trước lớp.
-Giáo viên theo dõi gợi ýđặt câu hỏi.
-Nhận xét.
Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện.
-Yêu cầu kể theo phân vai ( Lần 1).
-Giáo viên dẫn chuyện.
-Kể lần 2 : Giáo viên gọi học sinh xung phong kể.
-Nhận xét.
-Giáo viên cho học sinh thi kể chuyện theo vai.
4.Củng cố : Câu chuyện kể khuyên các em điều gì ?
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương, nhắc nhở.
5: Dặn dò- Tập kể lại chuyện bằng lời của em.
Hs khá giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện ( BT3)
TIẾT 2
Chính tả ( Tập chép)
Bím tóc đuôi sam 
I/ MỤC TIÊU :
 - Chép chính xác bài CT ,biết trình bày đúng lòi nhân vật trong bài .
 -Làm được BT2 ;BT(3)a/b ,hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II/ CHUẨN BỊ :
 - Giáo viên : Viết sẵn đoạn tập chép.
 - Học sinh : Vở chính tả, bảng con, vở BT.
III/ C ... bài toán : Có 8 que tính thêm 5 que tính nữa
-Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
-Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
Que tính :
-Nêu cách tìm kết quả ?
-Nhận xét cách thực hiện của HS.
-Em đặt tính như thế nào ?
-Em tính như thế nào ?
-Em nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính ?
Hoạt động 2: Bảng công thức 8 cộng với một số.
Bảng phụ : Giáo viên ghi phần công thức :
8 + 3 =
8 + 4 = 
8 + 5 =
...........
8 + 9 =
-Xóa dần bảng.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2 :
Bài 3 : (Dành cho HS giỏi)
Bài 4 :
-Bài toán cho biết những gì ?
-Bài toán yêu cầu tìm gì ?
-Làm thế nào để biết số tem của hai bạn ? Tại sao ?
-Chấm vở, nhận xét.
4.Củng cố : Trò chơi Thi HTL bảng cộng 8.
-Nhận xét tiết học. Giáo dục tư tưởng.
5: Dặn dò- HTL bảng cộng 8.
Bài 1 ( cột 1,2,3)
Bài 2
Bài 4
.
TIẾT 4
THỂ DỤC
ÔN ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ , TAY. HỌC CHÂN, CỦA BÀI THỂ DỤC 
PHÁT TRIỂN CHUNG.TRÒ CHƠI “KÉO CUA LỪA XẺ” 
 I/ Mục tiêu: 
 - Biết cách thực hiện 4 động tác : vươn thở, tay, chân và lừơn của bài thể dục phát triển chung ( Chưa yêu cầu cao khi thực hiện các động tác)
 - Biết cách chơi và thực hiện theo yêu cầu của trị chơi
 II/ Đỉa điểm – Phưong tiện:
Đĩa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an tồn nơi tập
Phương tiện: Cịi cho trị chơi
III/ các hoạt động dạy học
1/ Phần mở đầu:
 Gv nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết dạy
 Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
 Chạy nhẹ nhàng theo vịng trịn
2/ Phần cơ bản:
 Ơn động tác vươn thở và tay đã học ở tiết trước 2-3 lần
Lần 1: GV điều khiển
Lần 2,3 cho cán sự lớp điều khiển GV theo dõi sửa chữa cho những em cịn sai, lúng túng.
 GV hướng dẫn học sinh tập động tác mới
Cho các em tập 4 lần mỗi lần 2 x 8 nhịp
 * Trị chơi “ Kéo cưa lửa xẻ”
 GV hứơng dẫn cách chơi
 Chọn vần điệu thích hợp cho hs đọc trước khi chơi
3/ Phần kết thúc:
 Cùi người thả lỏng
Trị chơi hồi tỉnh
GV cùng học sinh hệ thống lại bài
Nhận xét chung tiết học
Thứ . . . sáu. . . ngày . . .10 . . . tháng . . .9 . . . . năm . . .2010 . . .
TIẾT 1
CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
Trên chiếc bè 
I/ MỤC TIÊU :
 -Nghe – viết chính xác ,trình bày đúng bài CT.
 - Làm được BT2;BT(3)a/b ,hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn .
II/ CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Bài viết : Trên chiếc bè sẵn.
- Học sinh : Sách, vở chính tả, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn định:
2.Bài cũ : Tiết trước em viết chính tả bài gì ?
-Giáo viên đọc các từ khó.
-Nhận xét.
3.Dạy bài mới :
 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Viết chính tả.
-Giáo viên đọc đoạn viết.
Hỏi đáp : Đoạn trích này ở trong bài tập đọc nào ?
-Đoạn trích kể về ai ?
-Dế Mèn và Dế Trũi rũ nhau đi đâu ?
-Hai bạn đi chơi bằng gì ?
-Hướng dẫn trình bày :
-Đoạn trích có mấy câu ?
-Chữ đầu câu viết thế nào ?
-Bài viết có mấy đoạn ?
-Chữ đầu đoạn viết thế nào ?
-Ngoài ra còn viết hoa chữ cái nào ? Vì sao ?
-Hướng dẫn viết từ khó :
-Tìm các từ có âm đầu l, r, d
-Có âm cuối : n, t, c, thanh hỏi, ngã.
-Giáo viên đọc bài.
-Soát lỗi.
-Chấm bài. Nhận xét.
Hoạt động 2 : Bài tập.
Trò chơi : Thi tìm chữ.
Bài 3 : 
-Đọc tìm từ có tiếng chứa vần / vầng, dân/ dâng.
3.Củng cố : Giáo dục tư tưởng.Nhận xét.
5: Dặn dò :
..
TIẾT 2
TẬP LÀM VĂN
Cám ơn- xin lỗi.
I/ MỤC TIÊU :
 -Biết nói lòi cảm ơn ,xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1,BT2).
 -Nói được 2,3 câu ngắn về nội dung bức tranh ,trong đó có dùng lòi cảm ơn ,xin lỗi(BT3).
II/ CHUẨN BỊ :
 - Giáo viên : Tranh minh họa ( SGK / tr 38). Kẻ bảng bài 3.
 - Học sinh : Sách tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn định:
2.Bài cũ : Tiết trước em học bài gì ?
-Nhận xét, cho điểm.
3.Dạy bài mới :
-Giới thiệu bài :
-Khi được ai đó giúp đỡ em phải nói gì với họ ?
-Em phiền hay mắc lỗi với ai đó thì sao ?
-Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ học cách nói lời cám ơn, xin lỗi. Sau đó dựa vào tranh, kể lại câu chuyện có nói lời cám ơn, xin lỗi.
Hoạt động 1 : Làm bài tập.
Bài 1 : Em nói thế nào khi bạn cùng lớp cho đi chung áo mưa ?
-Nhận xét, khen ngợi.
Truyền đạt : Khi nói lời cám ơn, chúng ta phải tỏ thái độ lịch sự chân thành, nói lời cám ơn với người lón tuổi phải lễ phép, với bạn bè thân mật. Người Việt Nam có nhiều cách nói cám ơn khác nhau.
-Cô giáo cho em mượn quển sách :
-Em bé nhặt hộ em chiếc bút:
Bài 2 : Tiến hành tương tự Bài 1.
-Nói lời xin lỗi của em trong các trường hợp :
-Em lỡ bước giẫm vào chân bạn :
-Em đùa nghịch va phải một cụ già:
-Khi nói lời xin lỗi em cần có thái độ thành khẩn.
Bài 3 : Trực quan : Tranh .
-Tranh vẽ gì ?
-Khi được nhận quà bạn phải nói gì ?
-Hãy dùng lời của em kể lại nội dung bức tranh này trong đó có sử dụng lời cám ơn.
-Giáo viên nhắc nhở : Khi nói lời xin lỗi em phải cần có thái độ thành khẩn.
Bài 4 : Em tự viết vào vở bài nói của mình về 1 trong 2 bức tranh.
4.Củng cố : Giáo dục tư tưởng. Nhận xét tiết học.
5: Dặn dò - Thực hành tốt bài học.
HS khá giỏi làm đựoc BT4 ( viết lại những câu đã nĩi ở BT3)
..
TIẾT 3
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Làm gì để xương và cơ phát triển tốt.
I/ MỤC TIÊU :
 -Biết được tập thể dục hàng ngày ,lao động vừa sức ,ngồi học đúng cánh và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt. 
 -Biết đi ,đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tranh 1 cong vẹo cột sống.
II/ CHUẨN BỊ :
 - Giáo viên : Tranh xương và cơ, Bốn chậu nước, phiếu thảo luận.
 - Học sinh : Sách TN&XH, Vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn định:
2.Bài cũ :
Tranh : Mô hình hệ cơ.
-Tập động tác : ngửa cổ, cúi gập mình, ưỡn ngực.
Chúng ta nên làm gì để giúp cơ phát triển và săn 
chắc?
-Nhận xét, đánh giá.
3.Dạy bài mới:
-Giới thiệu bài : Trò chơi Vặt tay.
-Giáo viên hướng dẫn cách chơi ( STK/tr 18)
-Tuyên dương người thắng cuộc.
Hỏi đáp : Vì sao em có thể thắng bạn?
-Vì sao em chưa thắng bạn ?
-Các bạn thắng trong trò chơi là do có cơ tay vàxương khỏe mạnh. Bài học hôm nay sẽ giúp em biết cách rèn luyện để cơ và xương phát triển tốt.
Hoạt động 1 : Làm thế nào để cơ và xương phát triển tốt?
-Giáo viên chia nhóm, giao việc.
Trực quan : Tranh.
Nhóm 1 : Muốn cơ và xương phát triển tốt chúng ta phải ăn uống như thế nào ?
Hằng ngày em ăn uống những gì ?
Nhóm 2 : Bạn học sinh ngồi đúng hay sai tư thế ? Theo em, vì sao cần ngồi học đúng tư thế?
Nhóm 3 : Bơi có tác dụng gì ? Chúng ta nên bơi ở đâu ? Ngoài bơi, chúng ta còn có thể chơi các môn thể thao gì ?
Giảng thêm :Nếu có điều kiện em nên học bơi, nên bơi ở hồ nước sạch, có người hướng dẫn. Có thể bơi ở biển, không tự ý bơi ở chỗ vắng người.
Nhóm 4 : Bạn nào sử dụng dụng cụ tưới cây vừa sức. Chúng ta có nên xách các vật nặng không ? Vì sao ?
-Giáo viên chốt ý : Muốn cơ và xương phát triển tốt, chúng ta phải ăn uống đủ chất đạm, tinh bột, vitamin. Các thức ăn tốt cho xương và cơ : Thịt, cá, trứng, rau, cơm, .... Cần đi đứng đúng tư thế để tránh cong vẹo cột sống. Làm việc vừa sức cũng giúp cơ và xương phát triển tốt.
-Nên làm gì? Không nên làm gì ?
Hoạt động 2 : Trò chơi : Nhắc một vật.
-Hướng dẫn cách chơi: Khi hô : Bắt đầu, từng người lần lượt xách chậu nước đi nhanh về đích, sau đó quay lại đặt chậu nước về chỗ cũ và chạy về cuối hàng.
-Kết thúc trò chơi.
4.Củng cố : Nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt. Giáo dục tư tưởng. Nhận xét tiết học.
5: Dặn dò : Học bài.
Giải thích tại sao khơng nên mang, vác vật quá nặng
..
TIẾT 4
TOÁN.
28 + 5
I/ MỤC TIÊU :
 -Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100,dạng 28+5.
 -Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước .
 -Biết giải bài toán bằng một phép cộng .
II/ CHUẨN BỊ :
 - Giáo viên : Bảng cài, que tính.
 - Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn định:
2.Bài cũ : Gọi 2 em lên bảng.
-Nhận xét, cho điểm.
3.Dạy bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu 28 + 5
-Nêu bài toán : Có 28 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có bao nhiêu que tính?
 Để biết có được bao nhiêu que tính ta phải làm như thế nào ?
 Tìm kết quả:
 Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả.
-Nhận xét.
-Em đặt tính như thế nào ?
Hỏi đáp : Em đã đặt tính như thế nào ?
-Em tính như thế nào ?
Hoạt động 2 : Làm bài tập.
Bài 1 ( Cột 1,2,3)
-Em thực hiện phép tính như thế nào ?
Bài 2 : (Dành cho Hs giỏi)
Bài 3 : 
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 4 :
-Em nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài 5 cm ?
-Nhận xét.
4.Củng cố : Em nêu cách đặt tính 28 + 5 và cách thực hiện ?
-Giáo dục tính cẩn thận chính xác khi làm toán.
-Nhận xét tiết học.
5: Dặn dò- học bài.
Bài 1 ( cột 1,2,3)
Bài 3 
Bài 4
..
TIẾT :5
SINH HOẠT TẬP THỂ.
* NHẬN XÉT TRONG TUẦN:
- Đa số HS đi học đều.
-Vệ sinh trường sạch.
-Học tập: HS đến lớp có viết bài chuẩn bị bài ở nhà, còn vài em bỏ quên đồ dùng ở nhà: 
* KẾT HOẠCH TUẦN SAU:
-Học bài ở nhà đầy đủ.
-Chuẩn bị trước khi đi học.
-Kèm HS yếu trên lớp ở cuối buổi và giờ ra chơi.
- Phân công HS các tổ trực nhật lớp.
- GV cùng HS trang trí lớp học
.
Tổ trưởng duyệt
Chuyên môn duyệt 
..
..
..
..
.
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 4.doc