Giáo án Tuần 4 - Khối 2

Giáo án Tuần 4 - Khối 2

 Bài 13: n - m

I/. MỤC TIÊU:

1/. Kiến thức: Học sinh đọc viết được m, n, nơ, me và các tiếng, từ câu ứng dụng - Luyện nói được theo chủ đề bố, mẹ.

2/. Kỹ năng: Biết ghép âm, tạo tiếng.Rèn viết đúng mẫu, đều nét, đẹp.

Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố, mẹ

3/. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt.

II/. CHUẨN BỊ:

1/. Giáo viên: Tranh minh họa SGK (4 tranh): nơ, ca nô, bó mạ, bố mẹ.

Mẫu vật thật: chùm me.

2/. Học sinh: SGK, bảng, bộ đồ dùng tiếng Việt.

 

doc 40 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 4 - Khối 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ hai , ngày tháng năm 2007
Tiếng Việt
 Bài 13: n - m
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh đọc viết được m, n, nơ, me và các tiếng, từ câu ứng dụng - Luyện nói được theo chủ đề bố, mẹ.
2/. Kỹ năng: Biết ghép âm, tạo tiếng.Rèn viết đúng mẫu, đều nét, đẹp.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố, mẹ
3/. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Tranh minh họa SGK (4 tranh): nơ, ca nô, bó mạ, bố mẹ.
Mẫu vật thật: chùm me.
2/. Học sinh: SGK, bảng, bộ đồ dùng tiếng Việt.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Oån định: Múa - Hát 
2/. Kiểm tra bài cũ :
Yêu cầu Học sinh mở SGK bài 12
-Đọc tựa bài và từ dưới tranh
-Đọc tiếng từ ứng dụng
-Đọc trang bên phải
Yêu cầu HS viết bảng con - Nhận xét
3/. Bài mới: 
Treo tranh 1:- Tranh vẽ gì?
-Chị đang làm gì cho bé?
à Chốt ý : Từ “cái nơ” có tiếng nơ
Gắn tiếng “nơ” dưới tranh vẽ
Giáo viên cho HS xem “quả me”
- Trên tay cô có quả gì?
à Chốt ý : Từ “quả me” có tiếng me
Gắn tiếng “me” dưới tranh 2
Chỉ tiếng “nơ” “me” hỏi
-Trong tiếng“nơ”“me” có âm nào đã học rồi?
Giáo viên giới thiệu: âm n - m
 Đọc mẫu n, m, nơ, me
à Chuyển ý : Để đọc đúng viết âm và chữ n, m. Tiết học hôm nay sẽ gồm có 3 hoạt động.
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy chữ ghi âm 
Mục tiêu: Nhận biết, đọc đúng, viết đúng âm n, tiếng từ câu ứng dụng.
Nhận diện chữ:Viết bảng : Chữ n
-Cô vừa viết bảng chữ gì?
-Chữ n có mấy nét?
-Chữ n giống chữ nào vừa học?
Giáo viên viết chữ h kế chữ n
-Chữ n và chữ h giống nhau ở nét nào?
-Chữ n và chữ h khác nhau ở nét nào?
à Chốt ý: Chữ n giống chữ h ở nét móc, khác nét sổ thẳng của chữ n ngắn hơn chữ h.
Tìm chữ n trong bộ đồ dùng dạy học.
à Chuyển ý: Các em đã nhận diện được chữ n, cô sẽ hướng dẫn các em phát âm và đánh vần tiếng.
Phát âm và đánh vần tiếng:
Đọc mẫu: âm n (nờ): Khi phát âm n đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra miệng, mũi.
Giáo viên ghi tiếng “nơ” dưới âm n
	n
	nơ
-Có âm n cô thêm âm ơ cô được tiếng gì?
Đọc mẫu : nờ – ơ - nơ 
 -Phân tích tiếng nơ
à Chuyển ý : các em đã phát âm n và tiếng nơ cô sẽ hướng dẫn các em viết chữ n và tiếng “nơ”
Hướng dẫn viết chữ :
Giáo viên đính chữ n viết lên bảng:
 + Chữ n viết có mấy nét?
 + Chữ n cao mấy đơn vị?
Viết mẫu vào hàng kẻ: Aâm n được viết bằng con chữ en – nờ. điểm đặt bút giữa ô li thứ hai, cô viết nét móc xuôi, lia bút viết nét móc 2 đầu, điểm kết thúc nằm dưới đường kẻ thứ hai.Viết mẫu lên không
Viết mẫu tiếng “nơ”
Muốn viết chữ “nơ” cô viết con chữ en – nờ rê bút cô viết con chữ ơ sau con chữ en – nờ
Lưu ý : Nét nối giữa n và ơ.
HOẠT ĐỘNG 2: Dạy chữ ghi âm m
Mục tiêu: Nhận biết được âm m, đọc đúng viết đúng tiếng, từ ứng dụng. 
Qui trình tương tự HĐ 1
Lưu ý :- Con chữ m gồm mấy nét?
- So sánh m và n
Phát âm mẫu mờ: Khi phát âm m 2 môi khép lại rồi bật ra, hơi thoát ra qua miệng và mũi.
Đọc mẫu : m - e - me
Viết mẫu : Đặt bút dưới đường kẻ thứ 3 viết 1 nét móc xuôi, rê bút viết nét móc xuôi, rê bút viết nét móc 2 đầu. Điểm kết thúc tại đường kẻ thứ 2.
Muốn viết chữ “me”: đặt bút dưới đường kẻ thứ 3 viết con chữ m, rê bút viết con chữ e. điểm kết thúc khi viết xong con chữ e.
HOẠT ĐỘNG 3: Đọc tiếng từ ứng dụng
Mục tiêu: Đọc đúng tiếng, từ ứng dụng. Rèn đọc to, rõ ràng, mạch lạc. 
- Tìm tiếng có âm m, n
Yêu cầu Học sinh lấy bộ đồ dùng dạy học ghép âm n, m với các âm đã học tạo tiếng mới.
à Chốt ý : các em đã tìm được nhiều tiếng có âm m, n cô sẽ chọn ra 6 tiếng để cả lớp luyện đọc
Giáo viên ghi bảng : no, nô, nơ 
 mo, mô, mơ
Treo tranh 3, 4 - Tranh vẽ gì?
 Ca nô là 1 phương tiện giao thông trên sông nước.
Bó mạ: Mạ là cây lúa non. Nhiều cây gộp lại thành 1 bó gọi là bó mạ.
Giáo viên viết từ ca nô, bó mạ
Đọc mẫu các tiếng, từ ứng dụng lên bảng:
	No nô nơ
	Mo mô mơ
Ca nô	bó mạ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Mở SGK
Đọc : I, a, bi, cá
Đọc : bi , vi , li Ba, va, la 
 Bi ve, ba lô
-Đọc : Bé Hà có vở ô li, lá cờ
Viết I, a, bi, cá
-Tranh vẽ chị, bé và mèo
-Cài nơ
-Quả me
-Có âm ơ, e đã học
Đọc đồng thanh
-Chữ en – nờ
-2 nét : nét sổ thẳng và nét móc
-chữ h
-Nét móc
-Nét sổ thẳng
Đọc cá nhân theo dãy, nhóm
Đọc đồng thanh
-Cô được tiếng “nơ”
Đọc: cá nhân theo dãy bàn, nhóm.
nơ: âm nờ đứng trước âm nơ đứng sau.
-2 nét : móc xuôi, nét móc 2 đầu
-1 đơn vị
Viết trên không
Viết bảng con 2 lần n
Viết bảng con
-3 nét: 2 nét móc xuôi, 1 nét móc 2 đầu.
-Giống : Nét móc xuôi, 1 nét móc ngược
-Khác : m có nhiều hơn 1 nét móc xuôi
Đọc cá nhân, bàn, dãy đồng thanh
Viết trên không
Viết bảng con 2 con chữ m
Viết bảng con
Nêu các tiếng tìm được
-Tranh vẽ ca nô, bó mạ
Đọc cá nhân (theo thứ tự và không theo thứ tự)
 Tiết 2
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc đúng nội dung bài SGK. Rèn đọc to, rõ ràng, mạch lạc.
-Đọc mẫu trang bên trái
-Đọc tựa bài và từ dưới tranh
-Đọc tiếng tư ứng dụng
Giới thiệu câu ứng dụng : 
- Tranh vẽ gì?
-Vì sao gọi là con bò và vì sao gọi là con bê?
à Giải thích: Con bò lúc còn nhỏ gọi là con bê, khi nó lớn gọi là bò.
-Người ta nuôi bò để làm gì?
à Chốt ý : Bò cho ta sữa, thịt và kéo xe
à Qua tranh vẽ cô giới thiệu cho các em câu ứng dụng :“bò bê ăn cỏ, bò bê no nê”
Đọc mẫu câu ứng dụng.
à Các em vừa luyện đọc trong SGK, bây giờ cô sẽ hứơng dẫn các em luyện viết bài vào vở tập viết.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện viết
Mục tiêu: Rèn viết đúng mẫu, viết nhanh, sạch, đẹp.
Giới thiệu nội dung viết : m, n, nơ, me
Yêu cầu học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết
Hướng dẫn qui trình viết: Chữ n (en – nờ)
Gắn chữ mẫu :
Viết mẫu và nói: Aâm nờ được viết bằng con chữ en – nờ. Điểm đặt bút giữa ô li thứ hai cô viết nét móc xuôi lia bút viết nét móc hai đầu, điểm kết thúc nằm dưới đường kẻ thứ 2.
Hướng dẫn khoảng cách: Chữ thứ 2 cách chữ thứ 1 một hàng kẻ dọc.
Gắn chữ mẫu : Chữ m (em – mờ)
Viết mẫu và nói: Aâm mờ được viết bằng con chữ em – mờ. Điểm đặt bút giữa ô li thứ hai cô viết nét móc xuôi lia bút viết nét móc hai đầu, điểm kết thúc nằm dưới đường kẻ thứ 2.
Lưu ý khoảng cách.
Chữ “nơ”-Viết mẫu và nói: Muốn viết chữ “nơ” cô viết con chữ en – nờ rê bút viết chữ ơ co có chữ nơ.
Chữ “me”-Viết mẫu và nói: Muốn viết chữ “me” cô viết con chữ em – mờ rê bút viết tiếp chữ e cô có chữ me.
Nhận xét phần luyện viết. 
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện nói
Mục tiêu: HS luyện nói được chủ đề, nói tự nhiên, mạch lạc.
à Chuyển ý: bài “Cả nhà thương nhau” nói đến những ai?
à Vậy chủ đề luyện nói hôm nay là chủ đề ba mẹ
Treo tranh 4 - Tranh vẽ những ai?
à Ba mẹ là người sinh thành ra các em, nuôi dưỡng và dạy dỗ các em nên người
Ở nhà, em nào có cách gọi khác về ba mẹ mình?
à Từ ba má, ba mẹ, cha mẹ  đều có cùng 1 ý nghĩa là nói về người sinh ra các em.
Chỉ tranh:-Tranh vẽ ba mẹ em đang làm gì? (Giáo viên uốn nắn và hướng dẫn các em nói thành câu).
à Người yêu thương và lo lắng cho em nhất đó chính là cha mẹ. Hình ảnh trong tranh cho ta thấy tình cảm ba mẹ dành cho bé 
 + Nhà em có bao nhiêu anh em?
 + Em là con thứ mấy?
à Qua hình ảnh ba mẹ yêu thương em bé trong tranh. Các em hãy kể về gia đình mình. Tình cảm của mình đối với ba mẹ cho cả lớp nghe. 
4/. Củng cố:
- Gạch dưới những tiếng có âm m – n trong câu
-Phân tích tiếng “mẹ, mi, nô, na, mè”
5/. Dặn dò: 
-Học lại bài – tự tìm chữ, tiếng, từ vừa học
Xem trước bài: d, đ.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-Đọc trang trái, từng phần theo yêu cầu. 
-Đọc: cá nhân, nhóm, bàn, dãy, đồng thanh.
Xem tranh trong SGK
-Tranh vẽ bò và bê đang ăn cỏ
HS trả lời
Đọc cá nhân
Đọc: cá nhân, bàn, dãy, đồng thanh 
Nêu tư thế ngồi viết
Tô chữ mẫu
-Viết 2 chữ n
Viết 2 chữ m
-Viết nơ
-Viết me
-Ba mẹ và bé
Cha mẹ, ba mẹ, ba má, thầy bu 
-ẳm bé, nựng bé, âu yếm 
-HS trả lời
Luyện nói
Cả lớp tham gia
Học sinh nhận xét
HS thực hành
 Thứ ba , ngày tháng năm 2007
Tiếng Việt
 Bài 14: D, Đ
Mục tiêu:
 1/.Kiến thức: Học sinh đọc, viết được d, đ, bò, cỏ và các tiếng ứng dụng. Đọc được câu ứng dụng dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: dế, cá cờ, bi be, lá đa.
 2/.Kỹ năng: Biết ghép âm, tạo tiếng Viết đúng mẫu, đều nét, đẹp.Đọc trơn, nhanh, đúng.Biết dựa vào tranh để nói thành câu với chủ đề.Viết đúng quy trình và viết đẹp chữ d, đ.
 3/.Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt.Tự tin trong giao tiếp. 
Chuẩn bị:
1/.Giáo viên: Tranh minh họa SGK.
2/.Học sinh: Sách, bảng, bộ đồ dùng tiếng việt. 
Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/.Oån định:
2/.Bài cũ: Aâm m - n
- Học sinh đọc : n, m, nơ, me
- Đọc câu: bò bê có cỏ, bò bê no nê
 Viết bảng con - Nhận xét 
3/.Bài mới:
Mục tiêu: Học sinh nhận ra được âm d, đ từ tiếng khoá.
Giáo viên treo tranh: 
-Tranh vẽ gì?
-Trong tiếng dê, đò có âm nào mà ta đã học?
Hôm nay chúng ta sẽ học âm d - đ (ghi tựa).
Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm d
Mục tiêu: Nhận diện được chữ d ... n 
-Được mẹ dẫn đi kiểm tra mắt.
-Hành động đó rất đúng.
-Dùng khăn để lau mắt. 
-Hành động đó đúng vì bạn dùng khăn để vệ sinh mắt.
Học đôi bạn.
Mở sách thảo luận.
 Đại diện nhóm trình bày.
-HS nêu ý kiến
1 vài học sinh lên bảng chỉ tranh và nói:
-Hai bạn đang ngoáy tai cho nhau.
-Vì như vậy dễ bị viêm tai.
-Bạn đang dốc nước trong tai ra. 
- Các bạn đang đứng hát và 1 bạn bịt tai vì âm thanh quá to.
-Khuyên bạn vặn nhạc nhỏ lại
Các nhóm thảo luận cách ứng xử chọn cách để đóng vai.
Học sinh nêu cách xử lí theo nhóm
(2 Học sinh )
 Thứ , ngày tháng năm 2007
 Thủ công
Tiết 4: Xé dán hình vuông - hình tròn
 Tiết 1
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh làm quen với kỹ thuật xém dán giấy để tạo hình. -Biết được qui trình xé, dán hình vuông, tròn.
2/. Kỹ năng: Rèn kỹ năng xé, dán được hình vuông, hình tròn đúng kích thước, thẳng đều ít răng cưa, dán được hình vuông, hình tròn phẳng cân đối.
3/. Thái độ: Giáo dục HS tính sáng tạo có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp.Yêu quí và tôn trọng sản phẩm làm ra.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Bài mẫu về xé dán hình vuông, hình tròn, giấy màu, hồ dán giấy trắng làm nền, khăn lau tay.
2/. Học sinh: Giấy thủ công, hồ dán, bút chì, vở.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Oån định: 
2/. Kiểm tra bài cũ : 
Xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác.
- GV nhận xét sản phẩm của học sinh. 
3/. Bài mới: Giới thiệu bài 
“ Xé dán hình vuông, hình tròn”
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
Mục tiêu: HS nhận biết được hình vuông, hình tròn
GV đưa vật mẫu: Viên gạch bông, ông trăng, hình tròn 
-Viên gạch có dạng hình gì?
-Mặt trăng hình gì?
-Kể tên 1 số đồ vật xung quanh mình có dạng hình vuông, hình tròn?
à Xung quanh ta có rất nhiều đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn do con người làm ra. Do vậy ta phải biết quí trọng sản phẩm của con người làm ra
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn làm mẫu
Mục tiêu: HS xác định được quy trình vẽ, xé, dán hình vuông, hình tròn.
Vẽ và xé hình vuông:
GV đính mẫu tổng thể hình vuông có cạnh 8 ô.
Hướng dẫn vẽ tương tự như hình chữ nhật:
Từ hình chữ nhật thực hiện thao tác xé từng cạnh như hình chữ nhật.
Lưu ý: Tay trái giữ chặt tờ giấy sát cạnh hình vuông. Tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ xé giấy dọc theo cạnh hình. Các đường xé phải ít răng cưa, thẳng, bỏ rác vào rổ.
Xé và dán hình tròn :
GV đặt mẫu tổng thể hình tròn (nằm trong khung hình vuông có cạnh là 8 ô).
Xé hình vuông rời khỏi tờ giấy màu.
Lần lượt xé 4 góc của hình vuông theo đường vẽ, sau đó xé dần dần, chỉnh sửa thành hình tròn.
Hướng dẫn dán :
Muốn dán hình cho đẹp phải ướm hình lên trang giấy, xác định vị trí hình, bôi lên một lớp hồ mỏng dọc theo các cạnh rồi dán vào tờ bìa.
Lưu ý:Dán hình nào trước cũng được, mỗi lần dán xong đặt một tờ giấy lên trên miết lại cho thẳng.
GV chốt ý quy trình:
- Muốn vẽ hình vuông em phải làm như thế nào?
- Muốn xé hình tròn em phải làm sao?
- Muốn xé hình vuông, hình tròn phải làm sao?
- Khi dán phải lưu ý điều gi?
4/. Củng cố: Hỏi lại các bước của qui trình xé dán hình vuông, hình tròn.
5/. Dặn dò: Rèn quy trình xé, dán cho thành thạo Chuẩn bị : Xé dán hình vuông, hình tròn - tiết 2
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HS mở vởõ, quan sát lắng nghe phần GV nhận xét.
-Có dạng hình vuông, hình tròn
-Hình tròn
HS kể: Cửa sổ trong lớp, bảng đen, viên gạch, đồng hồ.
Học sinh quan sát thao tác của GV
Học sinh quan sát thao tác của GV
Học sinh quan sát thao tác của GV
-Nêu lại cách vẽ hình vuông
-Nêu lại cách vẽ hình tròn
-Nêu qui trình xé hình vuông, tròn
-Cách phết hồ và làm phẳng sản phẩm
-HS nhắc lại qui trình xé dán hình vuông, hình tròn.
 Thứ , ngày tháng năm 2007
 MĨ THUẬT
Tiết 4: Vẽ hình tam giác
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh nhận biết được hình tam giác.
2/. Kỹ năng: Biết cách vẽ hình tam giác.Từ các hình tam giác có thể vẽ được một số hình tương tự trong thiên nhiên.
3/. Thái độ: Giáo dục Học sinh yêu thích hội hoạ, yêu thích cảnh vật thiên nhiên qua các hoạt động học.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Một số tranh vẽ có hình dạngr.Thước ê ke, khăn qảng đỏ.
2/. Học sinh: Vở tập vẽ, màu, bút chì.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Oån định: 
2/. Kiểm tra bài cũ : Màu và vẽ màu vào hình đơn giản 
GV nhận xét bài vẽ tuyên dương bài vẽ đẹp.
3/. Bài mới: “ Vẽ hình tam giác”
Treo tranh: Thuyền và biển.
+ Bức tranh này vẽ gì?
+ Để giúp thuyền đi nhanh người ta cần gì?
+ Hình chiếc thuyền, cánh buồm được vẽ bởi hình gì?
à Để vẽ được bức tranh thuyền và biển ta cần phải biết vẽ hình tam giác. Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn cách vẽ hình tam giác qua bài: Vẽ hình tam giác.
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu hình tam giác.
Mục tiêu: HS nhận diện được hình tam giác. 
Thao tác 1: GV Treo tranh, vở tập vẽ 1 và đồ dùng dạy học (thước ê ke) và hỏi?
+ Tranh vẽ gì?
+ Thước ê ke này có hình dạng gì?
+ Khăn quảng đỏ có hình dạng gì?
è Các vật, hình ảnh các em vừa quan sát đều có dạng hìnhr.
Thao tác 2: Vẽ lên bảng từng nét.
+ Cô vừa vẽ nét gì?
+ 3 Nét thẳng tạo ra hình gì?
+ Hình tam giác vừa vẽ giống hình ảnh gì?
yx 
ppppp
-Vậy hình cánh buồm, dãy núi, hình con cá được tạo bởi hình gì?
è Chốt ý: Ở hoạt động 1 cố đã giới thiệu cho các em một số hình được tạo bởi hìnhr.
HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn vẽ
Mục tiêu: HS biết cách vẽ hìnhr.
GV hướng dẫn cách vẽ : Hình r có 3 cạnh ta sẽ vẽ như sau:
+ Vẽ từng nét.
+ Vẽ từ trên xuống.
+ Vẽ từ trái sang phải.
( Vẽ theo chiều mũi tên)
Giáo viên vẽ thêm một số hình r khác để Học sinh quan sát.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành 
Mục tiêu:Thực hành cách vẽ hình tam giác
GV gợi ý qua tranh vẽ :
* Tranh 1: Vẽ cảnh bầu trời, ông mặt trời, cây, nước các em có thể vẽ thêm thuyền và buồm à Bức tranh.
+ Tranh vẽ: Vẽ một khu vườn có cây, hoa các em có thể vẽ thêm nhà để tạo thành 1 bức tranh .
è Đó là những bức tranh cô vừa gợi ý. Các em có thể tuỳ ý lựa chọn và tô màu theo ý thích của mình.
Thu vở chấm -Nhận xét.
4/. Củng cố: Trò chơi: Thi vẽ tranh tiếp sức.
Mỗi nhóm thi đua vẽ tên bảng 1 hình có dạng hình r thời gian quy định là hết 1 bài hát.
Nhóm nào vẽ được nhiều hình có dạng hìnhr,à nhóm đó Thắng.
5/. Dặn dò: Về nhà tập vẽ nhiều lần cho thành thạo có thể vẽ một bức tranh khác.
Chuẩn bị: Vẽ nét cong 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Hát 
Quan sát
- Một chiếc thuyền đang đi trên biển
- Cần có buồm.
- Tạo bởi bình tam giác 
-Vẽ mái nhà.
- Hình tam giác.
- Hình tam giác.
- Nét thẳng 
- Hình tam giác.
- Cánh buồm
- Dãy núi 
- Con cá 
-Hình tam giác 
-Quan sát, theo dõi sự hướng dẫn của Giáo viên 
- Quan sát 
- Quan sát 
Thực hành vẽ vào vở (thư giãn bằng cách nghe nhạc, được ngồi đối diện nhau).
Mỗi nhóm 4 bạn thi đua vẽ.
 Không cần tạo thành một bức tranh 
Thứ , ngày tháng năm 2007
ÂM NHẠC
Tiết4: Mời bạn vui múa ca
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Hát đúng giai điệu và lời ca.
2/. Kỹ năng: HS biết biểu diễn và vận động phụ họa lời ca.
HS biết chơi trò: Cưỡi ngựa qua bài đồng dao “Ngựa ông đã về”.
3/. Thái độ: Giúp học sinh yêu thích môn học.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Nhạc cụ, thanh phách, song loan.
-Một vài thanh que để giả làm ngựa và roi ngựa.
2/. Học sinh: Sách hát.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Ổn định: 
2/. Kiểm tra bài cũ: “ Mời bạn vui múa ca”
Kiểm tra 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em lên haut.
Cá nhân 3 em lên hát và nêu tên tác giả.
Nhận xét.
3/. Bài mới: Giới thiệu bài: Để các em có thể nắm vững hơn về giai điệu và tiết tấu bài hát tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại bài hát 
“Mời bạn vui múa ca” à ghi tựa. 
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn bài hát
Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu bài hát và biết vận động phụ họa.
Cho cả lớp ôn lại bài hát.
2 dãy thi đua hát vừa gõ phách và song loan.
GV nhận xét chung.
GV hướng dẫn hát kết hợp với vận động phụ họa.
GV làm mẫu trước (2 lần).
Cho cả lớp cùng hát và biểu diễn.
Cho từng tổ lên biểu diễn.
GV nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 2: Chơi trò chơi
Mục tiêu: HS biết chơi trò cưỡi ngựa.
GV giới thiệu tên trò chơi.
Tập các em đọc câu đồng dao đúng tiết tấu.
Nhong nhong ngựa ông đã về.. 
Giáo viên chia lớp thành từng nhóm vừa đọc lời đồng dao vừa chơi trò cưỡi ngựa.
Chim ca líu lo, hoa như chào đón
 GV nhận xét cách chơi của các em.
HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố
GV cho các em trò chơi âm nhạc.
à GV nhận xét
 Mời đại diện 1 số em lên hát và vận động phụ họa theo bài hát.
5/. Dặn dò: Về nhà tập lại bài hát.
Chuẩn bị tiết sau ôn tập 2 bài hát:
Quê hương tươi đẹp, Mời bạn vui múa ca.
Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-Hát
-2 nhóm thực hiện
- Vài em hát và nêu lên tác giả Phạm Tuyên.
-Cả lớp cùng hát
-2 dãy biểu diễn
-HS nhận xét
-HS quan sát
-Cà lớp cùng thực hiện
-Cả tổ đứng lên hát và vận động phụ họa
HS lắng nghe và tập đọc theo GV
Các nhóm thực hiện theo sự điều động của GV.
Các em hát theo ký hiệu 5 âm 
a - ô - u - I - e 
HS thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • doct 4.doc