Tiết 2+3
TẬP ĐỌC
CHUYỆN QUẢ BẦU
I. Mục tiêu:
- Đọc mạch lạc toàn bài;biết ngắt nghỉ hơi đúng.
-Hiểu ND: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà ,mọi dân tộc có chung một tổ tiên.( trả lời được CH 1,2,3,5).
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
- HS: SGK.
& Kế hoạch dạy học Tuần 32 Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010 Tiết 1 CHÀO CỜ . Tiết 2+3 TẬP ĐỌC CHUYỆN QUẢ BẦU I. Mục tiêu: - Đọc mạch lạc tồn bài;biết ngắt nghỉ hơi đúng. -Hiểu ND: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà ,mọi dân tộc cĩ chung một tổ tiên.( trả lời được CH 1,2,3,5). II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. HS: SGK. III. Các hoạt động 1. Ổn định 2. Bài cũ Cây và hoa bên lăng Bác + TLCH Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? - Tại sao quả bầu bé mà lại có rất nhiều người ở trong? Câu chuyện mở đầu chủ đề Nhân dân hôm nay sẽ cho các con biết nguồn gốc các dân tộc Việt Nam. v Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc mẫu GV đọc mẫu đoạn toàn bài. Chú ý giọng đọc: Đoạn 1: giọng chậm rãi. Đoạn 2: giọng nhanh, hồi hộp, căng thẳng. Đoạn 3: ngạc nhiên. b) Luyện phát âm - Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức tiếp nối, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các HS. - Hỏi: Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp) - Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài. - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có. c) Luyện đọc đoạn - Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi: Câu chuyện được chia làm mấy đoạn? Phân chia các đoạn ntn? Tổ chức cho HS tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn trước lớp.(Cách tổ chức tương tự như các tiết học tập đọc trước đã thiết kế) Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc e) Cả lớp đọc đồng thanh 4. Củng cố Nhận xét tiết học. 5. Dặn dị Chuẩn bị: Tiết 2. HS khá giỏi trả lời được CH4 TẬP ĐỌC CHUYỆN QUẢ BẦU (TT) III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Ổn định(1’) 2. Bài cũ (3’) Chuyện quả bầu (Tiết 1) 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Chuyện quả bầu (Tiết 2) v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài GV đọc mẫu lần 2. Con dúi là con vật gì? Sáp ong là gì? Con dúi làm gì khi bị hai vợ chồng người đi rừng bắt được? Con dúi mách cho hai vợ chồng người đi rừng điều gì? Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt? Tìm những từ ngữ miêu tả nạn lụt rất nhanh và mạnh. Sau nạn lụt mặt đất và muôn vật ra sao? Hai vợ chồng người đi rừng thoát chết, chuyện gì sẽ xảy ra? Chúng ta tìm hiểu tiếp đoạn 3. Gọi 1 HS đọc đoạn 3. Nương là vùng đất ở đâu? Con hiểu tổ tiên nghĩa là gì? Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt? Những con người đó là tổ tiên của những dân tộc nào? Hãy kể tên một số dân tộc trên đất nước ta mà con biết? GV kể tên 54 dân tộc trên đất nước. Câu chuyện nói lên điều gì? Ai có thể đặt tên khác cho câu chuyện? 4. Củng cố – (3’) Chúng ta phải làm gì đối với các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam? Nhận xét tiết học, cho điểm HS. 5. Dặn dò (1’) Dặn HS về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị: Quyển sổ liên lạc. Hát Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. Là loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây sống trong hang đất. Sáp ong là chất mềm, dẻo do ong mật luyện để làm tổ. Nó van lạy xin tha và hứa sẽ nói ra điều bí mật. Sắp có mưa to, gió lớn làm ngập lụt khắp miền và khuyên họ hãy chuẩn bị cách phòng lụt. Hai vợ chồng lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra. Sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến, mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người, cỏ cây vàng úa. 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. Là vùng đất ở trên đồi, núi. Là những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay một dân tộc. Người vợ sinh ra một quả bầu. Khi đi làm về hai vợ chồng nghe thấy tiếng nói lao xao. Người vợ lấy dùi dùi vào quả bầu thì có những người từ bên trong nhảy ra. Dân tộc Khơ-me, Thái, Mường, Dao, H’mông, Ê-đê, Ba-na, Kinh. Tày, Hoa, Khơ-me, Nùng, HS theo dõi đọc thầm, ghi nhớ. Các dân tộc cùng sinh ra từ quả bầu. Các dân tộc cùng một mẹ sinh ra. Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam./ Chuyện quả bầu lạ./ Anh em cùng một tổ tiên./ Phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Biết xây dựng một số loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng 500 đồng, 1000 đồng - Biết làm các phép tính cộng, trừ các số với đơn vị là đồng. - Biết nhận tiền và trả lại tiền thừa trong các trường hợp mua bán đơn giản II. Chuẩn bị GV: Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. Các thẻ từ ghi: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. HS: Vở. III. Các hoạt động 1. Ổn định 2. Bài cũ Tiền Việt Nam Sửa bài 3. - GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: GV ghi tựa bài lên bảng v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK. (Có thể vẽ hình túi lên bảng, sau đó gắn các thẻ từ có ghi 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng để tạo thành các túi tiền như hình vẽ trong SGK). Hỏi: Túi tiền thứ nhất có những tờ giấy bạc nào? - Muốn biết túi tiền thứ nhất có bao nhiêu tiền ta làm thế nào? Vậy túi tiền thứ nhất có tất cả bao nhiêu tiền? Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại, sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài. - Mẹ mua rau hết bao nhiêu tiền? Mẹ mua hành hết bao nhiêu tiền? Bài toán yêu cầu tìm gì? - Làm thế nào tìm ra số tiền mẹ phải trả? - Yêu cầu HS làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài. Khi mua hàng, trong trường hợp nào chúng ta được trả tiền lại? - Nêu bài toán: An mua rau hết 600 đồng, An đưa cho người bán rau 700 đồng. Hỏi người bán hàng phải trả lại cho An bao nhiêu tiền? Muốn biết người bán hàng phải trả lại cho An bao nhiêu tiền, chúng ta phải làm phép tính gì? - Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại. Chữa bài và cho điểm HS. 4. Củng cố Nhận xét tiết học. Có thể cho HS chơi trò bán hàng để rèn kĩ năng trả tiền và nhận tiền thừa trong mua bán hằng ngày. 5. Dặn dò Chuẩn bị: Luyện tập chung. Bài 1 Bài 2 Bài 3 Tiết 5 Đạo đức DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG QUYỀN TRẺ EM . Chủ đề 1 : TÔI LÀ MỘT ĐỨA TRẺ – MỘT NGƯỜI CÓ GIÁ TRỊ VỚI NHỮNG QUYỀN NHƯ MỌI NGƯỜI. I. Mục tiêu 1.Kiến thức : -Học sinh hiểu được trẻ em có quyền có cha mẹ, có tên, có tiếng nói riêng, có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng. -Học sinh hiểu được trẻ em cũng có bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội như mọi người. 2.Kĩ năng : -Học sinh có thể nói về mình một cách dễ dàng. -Học sinh có thể giao tiếp, ứng xử đúng mực trong quan hệ với tập thể gia đình cộng đồng. 3.Thái độ : -Có thái độ tự tin, tự trọng mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp, không nhút nhát. -Biết đối xử tốt trong quan hệ bạn bè, những người xung quanh. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên : -5 tranh về quyền trẻ em. -Chuyện kể về “bạn Ngân”. -Bài hát “Em là bông hồng nhỏ” 2.Học sinh : Thuộc bài hát. III. Các hoạt động Ổn định Kiểm tra bài cũ Bài mới Hoạt động 1 : Trò chơi : Tìm bạn. Mục tiêu : Học sinh hiểu được trẻ em có quyền có cha mẹ, có tên, có tiếng nói riêng, có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng. -GV : chia 3 nhóm. -Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “Tìm bạn” -Trò chơi “Tìm bạn” sẽ giúp các em tự giới thiệu về mình. -GV hướng dẫn cách thực hiện trò chơi. -Nhóm hãy tự giới thiệu về mình ? -GV hỏi : Em hãy cho biết gia đình em có mấy người -Em có mấy anh chị em ? Có sống chung với ông bà không ? -Em có về quê nội hay quê ngoại không ? Quê ông bà em ở đâu ? Em có thích không ? -Bố mẹ em có quan tâm đến em không ? -Em có ước muốn điều gì không ? -HS chơi trò chơi xong GV tóm ý : Các em rất mạnh dạn tự tin khi kể về mình, về gia đình mình. -Yêu cầu lớp hát bài “Mẹ của em ở trường” -GV truyền đạt : Là một con người dù trai hay gái ai cũng có họ tên , cái tên chứng tỏ mình có cha mẹ, gia đình khi mới sinh ra được đặt tên. -Trực quan : Tranh 1 : Nhìn tranh các em thấy gì ? -Tranh 2 : Em nhìn thấy hình ảnh gì trong tranh 2 ? +Em bé thật bất hạnh, và như thế em bé không có cha mẹ, gia đình. +Trong trò chơi “Tìm bạn” không có sự phân biệt bạn trai hay gái, giỏi hay yếu. -Tranh 3 : Nhìn bức tranh em thấy thế nào ? -GV : Đây là hành động không đúng. +Tuổi thơ các em có nhiều ước muốn thật giản dị, dễ thương Treo 2 tranh : 2 bức tranh nói lên điều gì ? +Các em có muốn đến trường học tập không ? +Các em có muốn vui chơi không ? -Chúng ta vừa tìm hiểu chủ đề “Tôi là một đứa trẻ”. Một đứa trẻ có quyền có tên họ, có cha mẹ, có gia đình, có quêâ hương và không bị phân biệt đối xử. Hoạt động 2 : Kể chuyện “Bạn Ngân” Mục tiêu : Qua câu chuyện kể các em biết được trẻ em cũng có bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội. -Giáo viên kể chuyện “Bạn Ngân” -Nhân vật trong truyện là bé trai hay gái ? -Tiến ... : 1/ Phần mở đầu: GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hơng, vai Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên Đi thường theo vịng trịn và hít thở sâu Ơn bài thể dục phát triển chung Gv hơ cho hs tập lại 8 động tác đã học, GV theo dõi từng động tác của hs em nào sai cĩ thể sửa lại cho đúng. Yêu cầu nhĩm trưởng hơ cho các bạn tập lại, GV quan sát nhận xét. 2/ Phần cơ bản: GV cho hs chơi trị chơi chuyền cầu. Chia tổ tập luyện, tùng tổ thi để chọn đơi giỏi nhất. Cho hs chơi thử sau đĩ cho các em chơi chính thức. Nhĩm trưởng điều khiển trị chơi. Các em chơi trong thời gian 5 phút. Sau đĩ chuyển sang trị chơi “ Ném bĩng trúng đích” các bước chơi giồng trị chơi chuyền cầu. 3/ Phần kết thúc: GV cho hs đi đều theo 2 hàng dọc và hát. Một số động tác thả lỏng. GV cùng hs hệ thống lại bài Nhận xét tiết học Thứ sau ngày 23 tháng 4 năm 2010 Tiết 1 CHÍNH TẢ TIẾNG CHỔI TRE I. Mục tiêu - Nghe viết chính xác bài CT, trình bày đúng 2 khổ thơ theo hình thức tự do - Làn được BT (2) a/b hoặc BT (3) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Ổn định 2. Bài cũ Chuyện quả bầu Gọi 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp theo GV đọc. Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: Giờ Chính tả hôm nay lớp mình sẽ viết bài tập đọc Tiếng chổi tre và làm các bài tập. v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn cần viết. Đoạn thơ nói về ai? Công việc của chị lao công vất vả ntn? - Qua đoạn thơ, em hiểu điều gì? b) Hướng dẫn cách trình bày Bài thơ thuộc thể thơ gì? Những chữ đầu dòng thơ viết ntn? - Nên bắt đầu dòng thơ từ ô thứ 3 trong vở. c) Hướng dẫn viết từ khó Hướng dẫn HS viết các từ sau: + lặng ngắt, quét rác, gió rét, như đồng, đi về. d) Viết chính tả e) Soát lỗi g) Chấm bài v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 1 Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm. - Gọi HS làm bài trên bảng lớp, nhận xét, chữa bài và cho điểm HS. Bài 2 (lớp làm câu b) Gọi HS đọc yêu cầu. - Chia lớp mình 2 nhóm. Yêu cầu HS tìm các từ theo hình thức tiếp sức. - Nhận xét, tuyên dương các nhóm tìm nhanh và đúng. 4. Củng cố 2 HS lên bảng viết lại các chữ bị sai. Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò Dặn HS về nhà làm lại bài tập vào vở. Chuẩn bị bai sau: Tiết 2 TẬP LÀM VĂN ĐÁP LỜI TỪ CHỐI. I. Mục tiêu - Biết đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự, nhã nhặn ( BT1, BT2) biết đọc và nĩi lại nội dung 1 trang số liên lạc ( BT3) II. Chuẩn bị GV: Sổ liên lạc từng HS. HS: Vở. III. Các hoạt động 1. Ổn định 2. Bài cũ Nghe – Trả lời câu hỏi: Gọi HS đọc bài văn viết về Bác Hồ. Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. Bài mới Giới thiệu: GV ghi tựa bài lên bảng. v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài Bài 1 Gọi HS đọc yêu cầu. Bạn nam áo tím nói gì với bạn nam áo xanh? - Bạn kia trả lời thế nào? - Lúc đó, bạn áo tím đáp lại thế nào? - Khi bạn áo tím hỏi mượn bạn áo xanh quyển truyện thì bạn áo xanh nói Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong. - Đây là một lời từ chối, bạn áo tím đã đáp lại lời từ chối một cách rất lịch sự Thế thì tớ mượn sau vậy. Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm lời đáp khác cho bạn HS áo tím. - Gọi HS thực hành đóng lại tình huống trên trước lớp. Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt. Bài 2 Gọi HS đọc yêu cầu và đọc các tình huống của bài. Gọi 2 HS lên làm mẫu với tình huống 1. - Với mỗi tình huống GV gọi từ 3 đến 5 HS lên thực hành. Khuyến khích, tuyên dương các em nói bằng lời của mình. Bài 3 Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự tìm một trang sổ liên lạc mà mình thích nhất, đọc thầm và nói lại theo nội dung: + Lời ghi nhận xét của thầy cô. đ + Ngày tháng ghi. + Suy nghĩ của con, việc con sẽ làm sau khi đọc xong trang sổ đó. Nhận xét, cho điểm HS. 4. Củng cố GV ghiđ tình huống HS TL Nhận xét tiết học. Dặn dò HS luôn tỏ ra lịch sự, văn minh trong mọi tình huống giao tiếp. Chuẩn bị: Đáp lời an ủi. .. Tiết 3 TỰ NHIÊN XÃ HỘI MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG. I. Mục tiêu - Nĩi được tên 4 phương chính và kể được phương Mặt Trờ lặn và mọc II. Chuẩn bị GV: Tranh, ảnh cảnh Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn. Tranh vẽ trang 67 SGK. Năm tờ bìa ghi: Đông, Tây, Nam, Bắc và Mặt Trời. HS: SGK. III. Các hoạt động 1. Khởi động 2. Bài cũ Mặt Trời. Em hãy tả về Mặt Trời theo hiểu biết của em? Khi đi nắng, em cảm thấy thế nào? Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời? GV nhận xét 3. Bài mới Giới thiệu: Mặt Trời và phương hướng. Phát triển các hoạt động v Hoạt động 1: Quan sát tranh, TLCH: -Treo tranh lúc bình minh và hoàng hôn, yêu cầu HS quan sát và cho biết: + Hình 1 là gì? + Hình 2 là gì? + Mặt Trời mọc khi nào? + Mặt Trời lặn khi nào? -Hỏi: Phương Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn có thay đổi không? Phương Mặt Trời mọc cố định người ta gọi là phương gì? -Ngoài 2 phương Đông – Tây, các em còn nghe nói tới phương nào? Giới thiệu: 2 phương Đông, Tây và 2 phương Nam, Bắc. Đông – Tây – Nam – Bắc là 4 phương chính được xác định theo Mặt Trời. v Hoạt động 2: Hợp tác nhóm về: Cách tìm phương hướng theo Mặt Trời. Phát cho mỗi nhóm 1 tranh vẽ trang 76 SGK. Yêu cầu nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: + Bạn gái làm thế nào để xác định phương hướng? + Phương Đông ở đâu? + Phương Tây ở đâu? + Phương Bắc ở đâu? + Phương Nam ở đâu? - Thực hành tập xác định phương hướng: Đứng xác định phương và giải thích cách xác định. - Sau 4’: gọi từng nhóm HS lên trình bày kết quả làm việc của từng nhóm. v Hoạt động 3: Trò chơi: Hoa tiêu giỏi nhất. -Giải thích: Hoa tiêu – là người chỉ phương hướng trên biển. Giả sử chúng ta đang ở trên biển, cần xác định phương hướng để tàu đi. Để xem ai là người lái tàu giỏi nhất, chúng ta sẽ chơi trò “ Hoa tiêu giỏi nhất”. Phổ biến luật chơi: -Giải thích bức vẽ: Con tàu ở chính giữa, người hoa tiêu đã biết phương Tây bây giờ cần tìm phương Bắc để đi. -GV cùng HS chơi. -GV phát các bức vẽ. -GV yêu cầu các nhóm HS chơi. -Nhóm nào tìm phương hướng nhanh nhất thì lên trình bày trước lớp. v Hoạt động 4: Trò chơi: Tìm trong rừng sâu. Phổ biến luật chơi: -1 HS làm Mặt Trời. -1 HS làm người tìm đường. -4 HS làm bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. -GV là người thổi còi lệnh và giơ biển: Con gà trống biểu tượng: Mặt Trời mọc buổi sáng. Con đom đóm: Mặt Trời lặn buổi chiều. -Khi GV giơ biển hiệu nào và đưa Mặt Trời đến vị trí nào, 4 phương phải tìm đến đúng vị trí. Sau đó HS tìm đường sẽ phải tìm về phương mà GV gọi tên. -Gọi 6 HS chơi thử. -Tổ chức cho HS chơi (3 – 4 lần). Sau mỗi lần chơi cho HS nhận xét, bổ sung. -Sau trò chơi GV có tổng kết, yêu cầu HS trả lời: + Nêu 4 phương chính. + Nêu cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời. 4. Củng cố – Dặn dò -Yêu cầu mỗi HS về nhà vẽ tranh ngôi nhà của mình đang ở và cho biết nhà mình quay mặt về phương nào? Vì sao em biết? -Chuẩn bị: Mặt Trăng và các vì sao. Dựa vào Mặt Trờ, biết xác định phương hướng ở bất cứ địa điểm nào . Tiết 4 TỐN KIỂM TRA . I. Mục tiêu Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau: - Thứ tự các số trong phạm vi 1000. - So sánh các số cĩ 3 chữ số - Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị - Cộng, trừ các số cĩ 3 chữ số ( khơng nhớ) - Chu vi các hình đã học II. Chuẩn bị 1.Giáo viên : Đề kiểm tra. 2.Học sinh : Nháp, vở Kiểm tra. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1.Ổn định: (1’) 2.Bài cũ : PP kiểm tra :Gọi 2 em lên bảng viết thành tổng các trăm, chục, đơn vị 208, 763, 429 657, 702, 910. 398, 890, 908. -Nhận xét,cho điểm. 3. Bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Kiểm tra. -GV chép đề 1/ Số : - 255, c , 257, 258 , c , 260 , c , c . 2/ Điền dấu > , = 357 c 400 601 c 563 238 c 259 301 c 297 999 c 1000 104 c 140 3/Đặt tính rồi tính : 432 + 325 251 + 346 872 – 320 786 - 135 4/Tính : 25 m + 17 m = 900 km – 200 km = 63 mm – 8 mm = 700 đồng – 300 đồng = 200 đồng + 5 đồng = 5/Tính chu vi hình tam giác ABC ? Có các cạnh : 24 cm, 32 cm, 40 cm ? Hoạt động 2 : Nhận xét. -Thu bài, chấm, nhận xét. 4.Củng cố : -Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở. 5.Dặn dò. Học thuộc cách đặt tính và tính cộng trừ các số có 2 chữ số, 3 chữ số. . TỔNG KẾT TUẦN 32 I. Mục tiêu HS tự nhận xét tuần 32. Rèn kĩ năng tự quản. Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể. II. Thực hiện 1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ -Lớp tổng kết : Học tập: HS làm bài và học tập chăm chỉ. Đi học đầy đủ, đúng giờ. Trật tự: Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn. Nếp tự quản tốt. Thuộc bài hát chủ đề tháng. Giờ học nghiêm túc. Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân tốt Lớp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. - Phong trào: Tham gia tốt các phong trào của trường, lớp. -Công tác tuần tới: Khắc phục hạn chế tuần qua. Thực hiện thi đua giữa các tổ. Học bài và làm bài đầy đủ. Đảm bảo sĩ số chuyên cần. Sinh hoạt sao Nhi Đồng vào thứ sáu hàng tuần. Văn nghệ. . Điểm trưởng duyệt Chuyên môn duyệt .. ..
Tài liệu đính kèm: