Bài soạn Lớp 2 tuần 21

Bài soạn Lớp 2 tuần 21

CHÍNH TẢ

 CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG

I. Mục tiêu

Chép chính xác bài CT, trình bài đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật ; Làm được bài tập 2 ( a/b ) hoặc bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.

Học sinh khá giỏi làm được bài tập 3 ( a/b ) .

II. Chuẩn bị

- GV: Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả.

- HS: SGK.

III . Phương pháp :

 Có trong các hoạt động

 

doc 38 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1304Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 2 tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 200
CHÍNH TẢ
 CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG 
I. Mục tiêu
Chép chính xác bài CT, trình bài đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật ; Làm được bài tập 2 ( a/b ) hoặc bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.
Học sinh khá giỏi làm được bài tập 3 ( a/b ) .
II. Chuẩn bị
GV: Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả.
HS: SGK.
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Mưa bóng mây.
Gọi 3 HS lên bảng, sau đó đọc cho HS viết các từ sau: sương mù, cây xương rồng, đất phù sa, đường xa, (MB); chiết cành, chiếc lá, hiểu biết, xanh biếc, (MN)
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Chim sơn ca và bông cúc trắng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép
GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần chép một lượt, sau đó yêu cầu HS đọc lại.
Đoạn văn trích trong bài tập đọc nào?
Đoạn trích nói về nội dung gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn văn có mấy câu?
Lời của sơn ca nói với cúc được viết sau các dấu câu nào?
Trong bài còn có các dấu câu nào nữa?
Khi chấm xuống dòng, chữ đầu câu viết thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
Yêu cầu HS tìm trong đoạn chép các chữ bắt đầu bằng d, r, tr,s (MB); các chữ có dấu hỏi, dấu ngã (MN, MT).
Yêu cầu HS viết các từ này vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng viết.
Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.
d) Viết chính tả
GV treo bảng phụ và yêu cầu HS nhìn bảng chép.
e) Soát lỗi
GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
g) Chấm bài
Thu và chấm một số bài.
v Hoạt động 2: Trò chơi thi tìm từ 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2.
Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội một bảng ghi từ và tổ chức cho các đội thi tìm từ theo yêu cầu của bài tập 2, trong thời gian 5 phút đội nào tìm được nhiều từ hơn là đội thắng cuộc.
Yêu cầu các đội dán bảng từ của đội mình lên bảng khi đã hết thời gian.
Nhận xét và trao phần thưởng cho đội thắng cuộc. 
Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh các từ vừa tìm được.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu HS về nhà giải câu đố vui trong bài tập 3 và làm các bài tập chính tả trong Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Nhân xét tiết học.
Chuẩn bị: Sân chim.
Hát
HS lên bảng viết các từ GV nêu. Bạn nhận xét.
2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi bài trên bảng.
Bài Chim sơn ca và bông cúc trắng.
Về cuộc sống của chim sơn ca và bông cúc khi chưa bị nhốt vào lồng.
Đoạn văn có 5 câu.
Viết sau dấu hai chấm và dấu gạch đầu dòng.
Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than.
Viết lùi vào một ô li vuông, viết hoa chữ cái đầu tiên.
Tìm và nêu các chữ: rào, dại trắng, sơn ca, sà, sung sướng; mãi, trời, thẳm.
Viết các từ khó đã tìm được ở trên.
Nhìn bảng chép bài.
Soát lỗi theo lời đọc của GV.
1 HS đọc bài.
Các đội tìm từ và ghi vào bảng từ. Ví dụ:
+ chào mào, chão chàng, chẫu chuộc, châu chấu, chèo bẻo, chuồn chuồn, chuột, chuột chũi, chìa vôi,
+ Trâu, trai, trùng trục,
+ Tuốt lúa, chuốt, nuốt,
+ Cái cuốc, luộc rau, buộc, chuộc, thuộc, thuốc
Các đội dán bảng từ, đội trưởng của từng đội đọc từng từ cho cả lớp đếm để kiểm tra số từ.
Đọc từ theo chỉ dẫn của GV.
Bảng ghi từ trò chơi
Bắt đầu bằng ch
Bắt đầu bằng tr
Có tiếng chứa uôt
Có tiếng chứa uôc
Thứ ngày tháng năm 200
CHÍNH TẢ
SÂN CHIM
I. Mục tiêu
Nghe viết chính xác bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Làm được bài tập 2 ( a/b ) hoặc bài tập 3 ( a/b ) ; hoặc bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả. 
HS: SGK.
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV-c hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Chim sơn ca và bông cúc trắng.
Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ sau cho HS viết:
+ chào mào, chiền chiện, chích choè, trâu bò, ngọc trai, chẫu chàng, trùng trục, (MB)
+ tuốt lúa, vuốt tóc, chau chuốt, cái cuốc, đôi guốc, luộc rau, (MN)
- GV nhận xét và cho điểm từng HS. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Sân chim. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
A) Ghi nhớ nội dung đoạn viết 
GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần viết một lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại.
Đoạn trích nói về nội dung gì?
B) Hướng dẫn trình bày
Đoạn văn có mấy câu?
Trong bài có các dấu câu nào?
Chữ đầu đoạn văn viết thế nào?
Các chữ đầu câu viết thế nào?
C) Hướng dẫn viết từ khó
Yêu cầu HS tìm trong đoạn chép các chữ bắt đầu bằng n, l, tr, s, (MB) các chữ có dấu hỏi, dấu ngã (MN, MT)
Yêu cầu HS viết các từ này vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng viết.
Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.
D) Viết chính tả
GV đọc bài cho HS viết. Mỗi cụm từ đọc 3 lần.
E) Soát lỗi
GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
G) Chấm bài
Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét bài viết của HS. 
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2
Yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 2a
Gọi 1 HS lên bảng làm bài và yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
Nhận xét và cho điểm HS.
Tiến hành tương tự với phần b của bài tập này.
Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to và một chiếc bút dạ.
Yêu cầu các con trong nhóm truyền tay nhau tờ bìa và chiếc bút để ghi lại các từ, các câu đặt được theo yêu cầu của bài. Sau 5 phút, các nhóm dán tờ bìa có kết quả của mình lên bảng để GV cùng cả lớp kiểm tra. Nhóm nào tìm được nhiều từ và đặt được nhiều câu nhất là nhóm thắng cuộc.
Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhân xét tiết học.
Dặn dò HS: Các con viết bài có 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại bài cho đúng chính tả và sạch đẹp.
Chuẩn bị: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
Hát
2 HS viết trên bảng lớp. Cả lớp viết vào giấy nháp.
Một số HS nhận xét bài bạn trên bảng lớp.
Cả lớp đọc đồng thanh các từ vừa viết.
2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi bài trên bảng.
Về cuộc sống của các loài chim trong sân chim.
Đoạn văn có 4 câu.
Dấu chấm, dấu phẩy.
Viết hoa và lùi vào 1 ô vuông.
Viết hoa chữ cái đầu mỗi câu văn.
Tìm và nêu các chữ: làm, tổ, trứng, nói chuyện, nữa, trắng xoá, sát sông.
Viết các từ khó đã tìm được ở trên.
Nghe và viết lại bài.
Soát lỗi theo lời đọc của GV.
Điền vào chỗ trống ch hay tr?
Làm bài: Đánh trống, chống gậy, chèo bẻo, leo trèo, quyển truyện, câu chuyện.
HS nhận xét bài bạn trên bảng. Sửa lại nếu bài bạn sai.
Đáp án: Uống thuốc, trắng muốt, bắt buộc, buột miệng nói, chải chuốt, chuộc lỗi.
Đọc đề bài và mẫu.
Hoạt động theo nhóm. 
Ví dụ:
Con chăm sóc bà./ Mẹ đi chợ./ Oâng trồng cây./ Tờ giấy trắng tinh./ Mái tóc bà nội đã bạc trắng./
Bà con nông dân đang tuốt lúa./ Hà đưa tay vuốt mái tóc mềm mại của con bé./ Bà bị ốm nên phải uống thuốc./ Đôi guốc này thật đẹp./
BỔ SUNG
T 21	 Thứ ngày tháng năm 
ĐẠO ĐỨC
BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ ( T 1 )
I. Mục tiêu
-Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự.
-Bước đầu biết đựoc ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự
-Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hàng ngày.
-Mạnh dạng khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hàng ngày.
II. Chuẩn bị
GV: Kịch bản mẫu hành vi cho HS chuẩn bị. Phiếu thảo luận nhóm.
HS: SGK. Vở bài tập.
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
I V-Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Kiểm tra vở bài tập.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu biết nói lời yêu cầu đề nghị vận dụng trong giao tiếp hằng ngày.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Quan sát mẫu hành vi
Ÿ Phương pháp: Quan sát động não, đàm thoại.
ị ĐDDH: Kịch bản mẫu hành vi cho HS chuẩn bị.
Gọi 2 em lên bảng đóng kịch theo tình huống sau. Yêu cầu cả lớp theo dõi.
Giờ tan học đã đến. Trời mưa to. Ngọc quên không mang áo mưa. Ngọc đề nghị Hà:
+ Bạn làm ơn cho mình đi chung áo mưa với. Mình quên không mang.
Đặt câu hỏi cho HS khai thác mẫu hành vi:
+ Chuyện gì xảy ra sau giờ học?
+ Ngọc đã làm gì khi đó?
+ Hãy nói lời đề nghị của Ngọc với Hà.
+ Hà đã nói lời đề nghị với giọng, thái độ ntn?
Kết luận: Để đi chung áo mưa với Hà, Ngọc đã biết nói lời đề nghị rất nhẹ nhàng, lịch sự thể hiện sự tôn trọng Hà và tôn trọng bản thân.
v Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
Ÿ Phương pháp: Thảo luận nhóm.
ị ĐDDH: Phiếu thảo luận nhóm.
Phát phiếu thảo luận cho các nhóm và yêu cầu nhận xét hành vi được đưa ra. Nội dung thảo luận của các nhóm như sau:
+ Nhóm 1 – Tình huống 1:
Trong giờ vẽ, bút màu của Nam bị gãy. Nam thò tay sang chỗ Hoa lấy gọt bút chì mà không nói gì với Hoa. Việc làm của Nam là đúng hay sai? Vì sao?
+ Nhóm 2 – ... dẫn HS quan sát hình vẽ đường gấp khúc ABCD (như phần bài học) ở trên bảng (nên vẽ sẵn bằng phấn màu) rồi giới thiệu: Đây là đường gấp khúc ABCD (chỉ vào hình vẽ). Cho HS lần lượt nhắc lại: “Đường gấp khúc ABCD” (khi GV chỉ vào hình vẽ)
GV hướng dẫn HS nhận dạng đường gấp khúc ABCD. Chẳng hạn, giúp HS tự nêu được: Đường gấp khúc này gồm 3 đọan thẳng AB, BC, CD (B là điểm chung của 3 đọan thẳng AB cà BC, C là điểm chung của 2 đọan thẳng BC và CD).
GV hướng dẫn HS biết độ dài đường gấp khúc ABCD là gì. Chẳng hạn, nhìn vào số đo của từng đoạn thẳng trên hình vẽ, HS nhận ra được độ dài của đoạn thẳng AB là 2cm, của đoạn thẳng BC là 4cm, của đọan thẳng CD là 3cm. Từ đó liên hệ sang “độ dài đuớng gấp khúc” để biết được: “Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD”. Gọi vài HS nhắc lại, rồi cho HS tính:
2cm + 4cm + 3cm	= 9cm
Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD là 9cm.
Lưu ý: Vẫn để đơn vị “cm” kèm theo các số đo ở cả bên trái và bên phải dấu “=”.
2/ Thực hành
GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1:Nối các điểm để có đường gấp khúc
 HS có thể nói theo các cách khác nhau, với mỗi cách có một đường gấp khác. Chẳng hạn:
Đường gấp khúc ABC	
Đường gấp khúc CBA	
Đường gấp khúc ACB
Nhận xét
Bài 2: Tính độ dài
HS dựa vào mẫu ở phần a) (SGK) để làm phần b).
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:
3 + 2 + 4 = 9cm
 Đáp số: 9cm
v Hoạt động 2: Giúp HS nhận biết đường gấp khúc “đặc biệt”
Bài 3: Cho HS tự đọc đề bài rồi tự làm bài.
Chú ý: * Khi chữa bài nên cho HS nhận xét về đường gấp khúc “đặc biệt” này.
-Đường gấp khúc này có hình dạng như thế nào ?
-Muốn tính độ dài đường gấp khúc này ta làm sao ?
Nhận xét :
Kết luận :
Đường gấp khúc này “khép kín” (có 3 đọan thẳng, tạo thành hình tam giác), điểm cuối cùng của đọan thẳng thứ ba trùng với điểm đầu của đọan thẳng thứ nhất).
Độ dài mỗi đọan thẳng của đường gấp khúc này đều bằng 4cm, nên dộ dài của đường gấp khúc có thể tính như sau :
4cm + 4cm + 4cm	= 12cm
hoặc 	4cm x 3 	= 12cm
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân 5
Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tốt, thuộc bảng nhân. Nhắc nhở HS còn chưa chú ý học bài, chưa học thuộc bảng nhân.
Dặn dò HS học thuộc bảng nhân 4, 5.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
-2 HS lên bảng trả lời cả lớp theo dõi và nhận xét xem hai bạn đã học thuộc lòng bảng nhân chưa.
HS quan sát hình vẽ.
HS lắng nghe.
HS quan sát.
-Tự làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc chữa bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.
Bài 1
-HS đọc bài, cả lớp theo dõi và phân tích đề bài.
-Làm bài theo yêu cầu
 B
 A C
Bài 2
 - HS làm bài. Sửa bài.
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABC là: 5 + 4 = 9cm
 Đáp số: 9cm
Bài 3: 
-Đường gấp khúc này có dạng hình tam giác.
-Tính tổng cả 3 đoạn thẳng của 3 cạnh tam giác.
-2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Trình bày bài làm
 (như giải toán)
Bài giải
Độ dài đọan dây đồng là:
 4 + 4 + 4 =	12 (cm)	
Đáp số: 12cm
HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân 5
BỔ SUNG
TOÁN – TIẾT 3
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Biết tính độ dài đường gấp khúc.
 BT 1 ( b ) ; BT2 
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đường gấp khúc – Độ dài đường gấp khúc 
Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tính độ dài đường gấp khúc ABCD:
3 cm+ 3cm + 3cm + 3 cm
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Luyện tập.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Thực hành.
Bài 1 : GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài, 
Tính độ dài đường gấp khúc :
b)-Gồm 3 đoạn thẳng
Khi chữa bài có thể cho HS ghi chữ rồi đọc tên đường gấp khúc đó
Bài 2: Yêu cầu HS tự đọc đề bài, rồi viết bài giải, chẳng hạn:
-Con ốc sên bò từ đâu đến đâu ? Gồm bao nhiêu đoạn đường ? Mỗi đoạn đường dài bao nhiêu cm ?
-Nêu cách tính độ dài đoạn đường từ A đến D ?
-Cho học sinh làm vào tập
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở nháp
Bạn nhận xét.
Bài 1 HS tự làm bài rồi chữa bài
HS tự làm bài rồi chữa bài.
b)-Gồm 3 đoạn thẳng
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc là:
10 + 14 + 9	= 33 (dm)
	Đáp số: 33dm
Bài 2 : 
-Con ốc sên bò từ A đến B ; Gồm 3 đoạn đường : AB – BC – CD với
AB = 5 dm ; BC = 2 dm ; CD = 7 dm –Độ dài đoạn đường từ A đến D bằng tổng của cả 3 đoạn đường.
Bài giải
Con ốc sên phải bò đọan đường dài là:
5 + 2 + 7	= 14 (cm)
	Đáp số: 14 (dm)
TOÁN – TIẾT 4
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẫm
Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng hoặc trừ trong trường hợp đơn giản
Biết giải bài toán có một phép nhân
Biết tính độ dài đường gấp khúc.
 BT 1 ; BT3 ; BT 4 ; BT5
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: SGK.
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
 - Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5. Hỏi HS về kết quả của một phép nhân bất kì trong bảng.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Luyện tập chung
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Thực hành.
GV kiểm tra các bảng nhân đã học. Hỏi HS về kết quả của một phép nhân bất kì trong bảng.
Bài 1: Cho HS nêu miệng
Bài 3: Tính
*Lưu ý : Muốn thực hiện biểu thức ta làm sao ?
 5x5+6= 4x8-17 =
2x9-18= 3x7+29=
Nhận xét
Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài, GV gợi ý để HS nhớ lại: Một đôi đũa có 2 chiếc đũa.
v Hoạt động 2:Thi đua
	Bài 5: Cho HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc (tính tổng độ dài của các đọan tạo thành đường gấp khúc) rồi tự làm bài và chữa bài. Chẳng hạn:
Sau khi chữa bài, GV cho HS nhận xét để chuyển thành phép nhân:
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
2 HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi và nhận xét xem 2 bạn đã học thuộc lòng bảng nhân chưa.
Bài 1
-HS nêu miệng, mỗi em 1 bài
Bài 3: 
-Tính từ trái sang phải, 
-học sinh làm bài, sửa bài.
5x5+6 = 31 4x8 -17 = 15
2x9-18 = 0 3x7+29 = 50
Nhận xét
Bài 4: 
Học sinh tóm tắt, làm bài, sửa bài.
Bài giải
7 đôi đũa có số chiếc đũa là:
2 x 7 = 14 (chiếc đũa)
Đáp số: 14 chiếc đũa
HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc 
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc là:
3 + 3 + 3 	= 9 (cm)
	 Đáp số: 9cm
3 + 3 + 3 = 9(cm) 
thành 3 x 3 = 9(cm)
BỔ SUNG
TOÁN – TIẾT 5
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẫm
Biết thừa số , tích
Biết giải bài toán có một phép nhân
 - BT 1 ; BT2 ; BT3 ; BT 4
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: SGK.
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung.
 - Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5. Hỏi HS về kết quả của một phép nhân bất kì trong bảng.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Luyện tập chung TT
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Thực hành.
 GV kiểm tra việc ghi nhớ các bảng nhân đã học. . Khuyến khích HS tự làm bài và chữa bài theo năng lực của từng HS.
Bài 1 : Tính nhẩm
Cho HS nêu miệng
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.
Cho HS cùng làm bài theo mẫu, chẳng hạn:
GV viết lên bảng: 2 x 6 à ? Cho HS nêu nhiệm vụ phải thực hiện : Lấy 2 nhân với 6
tính nhẩm để có 2 x 6 = 13, viết 12 vào chỗ trống, 
Bài 3: So sánh > ; < ; =
Cho HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 4: 
Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài, 
-Bài toán cho gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Muốn tìm số quyển truyện 8 học sinh mựơn ta làm phép tính gì ?
Củng cố – Dặn dò (3’)
v Hoạt động 2:Thi đua
	Bài 5: Cho HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc (tính tổng độ dài của các đọan tạo thành đường gấp khúc) rồi tự làm bài và chữa bài. 
Sau khi chữa bài, GV cho HS nhận xét để chuyển thành phép nhân :
Tổng kết tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
-Hát
-2 HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi và nhận xét xem 2 bạn đã học thuộc lòng bảng nhân chưa.
Bài 1 : Tính nhẩm
 HS nêu miệng. Mỗi HS nêu một bài. Học sinh khác nhận xét.
Bài 2: 
HS làm bài theo mẫu rồi chữa bài.
2x6=12 ; 5x9=45 ; 4x8 = 32
3x7=21 ; 5x8=40 ; 3x9=27
2x7=14 ; 4x4=16
Bài 3: So sánh > ; < ; =
HS làm bài rồi chữa bài.
2 x 3 = 3 x 2
 4 x 6 > 4 x 3
 5 x 8 > 5 x 4
Bài 4: Học sinh tóm tắt rồi giải
-1 học sinh à 5 quyển truyện
- 8 học sinh à ? quyển truyện
-Làm phép tính nhân.
Bài giải
Số quyển truyện 8 Học sinh mượn là:
5 x 8	= 40 ( quyển truyện)
	Đáp số: 40 quyển truyện
-HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc 
VD : mỗi đoạn thẳng gấp khúc là 3 cm. Thì 
Độ dài đường gấp khúc là:
3 + 3 + 3 	= 9 (cm)
HS chuyển thành phép nhân :
3 + 3 + 3 = 9(cm) thành 3 x 3 = 9(cm )
BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21A.doc