Giáo án Tuần 23 Lớp 2

Giáo án Tuần 23 Lớp 2

Tiết 1 Tập đọc

BÁC SĨ SÓI

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc phân biệt được giọng người kể với giọng nhân vật.

- Hiểu các từ : khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc.

- Hiểu nội dung : Sói gian ngoan, bày mưu tính kế định lừa Ngựa để ăn thịt không ngờ được Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh vẽ minh họa bài đọc.

 

doc 34 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1543Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 23 Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ 2 ngày 14tháng 2 năm 2011
Buổi sáng
Tiết 1 Tập đọc
Bác sĩ Sói
I. Mục tiêu: 
-	Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
-	Biết đọc phân biệt được giọng người kể với giọng nhân vật.
-	Hiểu các từ : khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc.
-	Hiểu nội dung : Sói gian ngoan, bày mưu tính kế định lừa Ngựa để ăn thịt không ngờ được Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ minh họa bài đọc.
III. Phương pháp dạy học :
-	Trình bày ý kiến cá nhân. Đặt câu hỏi.
-	Thảo luận cặp đôi, chia sẻ.
Iv. Hoạt động dạy học:
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ:
	Hai học sinh đọc bài Cò và Cuốc
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu chủ điểm và bài học: 
2.Luyện đọc:
- 	Giáo viên đọc toàn bài. Hai học sinh đọc
-	 Tìm các từ khó, luyện đọc từ khó: rỏ dãi, kiếm, chụp, mon men, huơ
- 	Đọc nối tiếp câu
- 	Đọc nối tiếp đoạn , kết hợp giải nghĩa từ: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc.
- 	Đọc từng đoạn trong nhóm
- 	Thi đọc giữa các nhóm
- 	Cả lớp đọc đồng thanh (đoạn 1, 2)
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-	Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?
-	Sói làm gì để Ngựa lừa?
-	Ngựa đã bình tỉnh giả đau như thế nào?
-	Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá?
-	Gọi tên khác cho truyện theo gợi ý dưới đây?
a, Sói và Ngựa.
b, Lừa người lại bị người lừa.
c, Anh Ngựa thông minh.
4. Luyện đọc lại:
	Các nhóm tự phân vai đọc truyện: Người dẫn chuyện, Sói, Ngựa
	Đại diện một số nhóm đọc lại
5.Cũng cố dặn dò:
-	Em hãy nhận xét về Sói và Ngựa?
_____________________
Tiết 3 Toán
 Số bị chia- Số chia – Thương
I. Mục tiêu: 
-	Biết tên gọi theo vị trí, thành phần, kết quả của phép chia
-	Củng cố cách tìm kết quả của phép chia
II. Đồ dùng dạy học :
III. Hoạt động dạy và học :
1. GIới thiệu thành phần và kết quả của phép chia:
-	Giáo viên nêu: Có 6 quả cam chia đều làm hai phần. Hỏi mỗi phần có bao nhiêu quả cam?
Muốn biết có bao nhiêu quả cam ta làm thế nào?
 Học sinh nêu phép tính. Giáo viên ghi bảng: 6 : 2 = 3
 Giáo viên nêu tên gọi: 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương
 Vậy kết quả của phép chia gọi là gì?
 Giáo viên ghi một số ví dụ. Học sinh gọi tên từng thành phần, kết quả
2.Thực hành: 
 Học sinh nêu yêu cầu từng bài tập.
 Học sinh làm bài vào vở.
 Bài 1: Củng cố tên gọi theo vị trí, thành phần, kết quả của phép chia
 Bài 2: Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
2 x 7 = 14 14 : 2 = 7
Bài 3: Từ phép nhân học sinh viết 2 phép chia tương ứng:
2 x3 = 6 6 : 2 = 3 6 : 3 = 2
Bài 4: Số bị trừ và số chia cùng một số
 Củng cố Trừ là bớt đi số đơn vị.
 Chia là giảm đi số lần
-	Chấm chữa bài:
Bài 1: Đổi chéo bài kiểm tra kết quả
Bài 2:1 học sinh chữa bài ở bảng Học sinh nhận xét mối quan hệ giữa phép nhân và 
Bài 3: Một phép nhân lập được mấy phép chia tương ứngphép chia
3. Thực hành :
4.Cũng cố dặn dò:
______________________
Tiết 4 mĩ thuật
Giáo viên chuyên biệt
______________________
Buổi chiều Hướng dẫn thực hành ( Thủ công )
Tiết 1 
 Gấp, cắt, dán phong bì 
I. Mục tiêu: 
Học sinh thực hành gấp, cắt, dán phông bì.
Học sinh yêu thích gấp, cắt, dán hình
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ qui trình
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: 
2.Củng cố quy trình:
Học sinh nhắc lại các bớc làm phong bì:
+ Gấp phong bì
+ Cắt phong bì
+ Dán thành phong bì
Thực hành:
Học sinh thực hành gấp, cắt, dán phong bì:
Giáo viên lu ý: Khi gấp cần miết phẳng, dán thẳng
3.Cũng cố dặn dò:
- Trng bày sản phẩm
_____________________
Tiết 2 Tập viết 
Chữ hoa T
I. Mục tiêu: 
- Rèn kỉ năng viết chữ hoa T theo cỡ vừa và nhỏ
- Viết đúng cụm từ ứng dụng: Thẳng như ruột ngựa theo cỡ nhỏ. Chữ viết đúng 
mẫu chữ, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy học:
Chữ hoa T
Cụm từ Thẳng như ruột ngựa viết sẵn trên dòng kẻ
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	Học sinh viết bảng con: S, Sáo 
 B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn viết chữ hoa
- Học sinh quan sát chữ mẫu T, nhận xét
- Giáo viên viết mẫu, nêu qui trình viết
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con T
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Thẳng như ruột ngựa
- Giáo viên giải thích
- Học sinh quan sát , nhận xét
- Hướng dẫn học sinh viết chữ Thẳng vào bảng con
4. Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở:
Học sinh viết bài vào vở . Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
5 .Chấm chữa bài
6.Cũng cố dặn dò:
___________________
Tiết 3 Luyện thể dục
Ôn bài thể dục 8 động tác - tc: kết bạn
I. Mục tiêu:
-	Học sinh ôn lại bài thể dục 8 động tác. Yêu cầu nhớ thứ tự từng động tác.
-	chơi trò chơi: kết bạn.
II. Địa điểm:
-	Sân trường.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
-	Giáo viên nhận lớp phổ biến nọi dung yêu cầu giờ học.
-	Khởi động, điểm số báo cáo.
-	ôn bài thể dục 8 động tác một lần.
2. Phần cơ bản:
-	Ôn bài thể dục 8 động tác.
-	Lớp trởng điểu khiển cả lớp luyện tập.
-	Giáo viên theo dõi nhận xét.
-	Trò chơi: kết bạn.
-	Giáo viên nêu tên trò chơi, luật chơi.
-	Học sinh tham gia chơi, vừa chơi vừa kết hợp đọc vần điệu.
-	Giáo viên theo dõi hướng dẫn chung.
3. Phần kết thúc:
-	Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại kiến thức đã học.
-	Nhận xét giờ học.
_____________________
	Thứ 3, ngày 15 tháng 2 năm 2011
Buổi sáng Thể dục
Trò chơi: Kết bạn
I. Mục tiêu: Học sinh chơi trò chơi : Kết bạn.
-	Yêu cầu học sinh tham gia chơi một cách tích cực.
-	Học sinh có ý thức trong giờ chơi.
II. Lên lớp:
1. Phần mở đầu:
-	Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
-	Khởi động, điểm số báo cáo.
-	Ôn bài thể dục 8 động tác một lần.
2. Phần cơ bản: 
-	Chơi trò chơi: Kết bạn.
-	Giáo viên nêu tên trò chơi, luật chơi.
-	Hướng dẫn học sinh cách chơi, học sinh tham gia chơi.
-	giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh chơi đúng luật.
3. Phần kết thúc:
-	Một số động tác thả lỏng.
-	Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học.
-	Nhận xét giờ học.
______________________
Tiết 2 Toán
Bảng chia 3
I. Mục tiêu: 
-	Lập bảng chia 3
-	Thực hành chia 3
II. Đồ dùng dạy học:
-	10 tấm bìa, mỗi tấm bìa 3 chấm tròn
III.Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu phép chia 3:
-	Ôn tập phép nhân 3: Lấy 3 tấm bìa, mỗi tấm 3 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu chấm tròn?
Học sinh phép tính . Giáo viên ghi bảng: 3 x 4 = 12
-	Có 12 chấm tròn, chia đều vào các tấm bìa mỗi tấm 12 chấm tròn. Hỏi chia được mấy tấm
Học sinh nêu phép tính. Giáo viên ghi bảng: 12 : 3 = 4
Học sinh đọc 
 Từ phép nhân 3 x 4 = 12 ta có phép chia: 12 : 3 = 4
2.Lập bảng chia 3:
 Dựa vào bảng nhân. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng chia 3
3 : 3 = 1
6 : 3 = 2
.
30 : 3 = 10
 Đọc thuộc bảng chia 3
3.Thực hành
Bài 1: học sinh nối tiếp nêu miệng
Bài 2: một học sinh đọc bài giải: 
Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
Muốn tìm mỗi bình có mấy lít mật ong ta làm tính gì?
Bài 3: Củng cố cách tìm thương
Bài 4: Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
Chữa bài:
 Một học sinh chữa bài 2 ở bảng
 Cũng cố dặn dò:
_______________________
Tiết 3 Kể chuyện 
Bác sĩ Sói
I. Mục tiêu: 
-	 Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại từng đoạn câu chuyện.
- 	Biết dựng lại câu chuyện cùng các bạn trong nhóm
- 	Biết nghe bạn kể, nhận xét lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
4 tranh minh họa sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	Hai học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “Một trí khôn hơn trăm trí khôn”
	Nêu lời khuyên của câu chuyện
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn kể chuyện:
a, Dựa vào tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- 1 học sinh đọc yêu cầu. Cả lớp quan sát từng tranh minh họa, nêu nội dung chính mỗi bức tranh
- Các nhóm kể từng đoạn của câu chuyện
- Các nhóm thi kể từng đoạn hoặc cả câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất
b, Phân vai dựng lại câu chuyện
- Các nhóm phân vai dựng lại câu chyện.
- Đại diện một số nhóm diễn xuất trước lơp
4.Cũng cố dặn dò:
 1 học sinh kể laị toàn bộ câu chuyện
______________________
 Tiết 4 chính tả( tập chép)
 Bác sĩ Sói
I. Mục tiêu: 
- Chép lại chính xác đoạn tóm tắt truyện Bác sĩ Sói
- Làm đúng các bài tập phân biệt l/ n, hoặc ươt/ ươc
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng đã chép sẵn bài tập chính tả
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 Tìm 6 tiếng bắt đầu bằng r/ d / gi. 3 học sinh viết bảng lớp. Cả lớp viết vào nháp
 Giáo viên nhận xét
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn tập chép:
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- Giáo viên đọc mẫu. 2 học sinh đọc lại
- Tìm các tên riêng có trong đoạn văn trên?
- Lời của Sói được đặt trong dấu gì?
- Học sinh viết từ khó: chữa, giúp, trời giáng
- Học sinh chép bài vào vở
b. Học sinh chép bài vào vở
 Học sinh chép bài, giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
c. Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài tập 2:Học sinh đọc yêu cầu . Các tổ thi điền đúng, điền nhanh
a, - nối liền, lối đi
 - ngọn lửa, một nửa
b, ước mong, khăn ướt
 lần lượt, cái lược
Bài tập 3: Thi tìm nhanh các từ : 
a, Chứa các tiếng bắt đầu bằng l ( hoặc n)
b, Chứa tiếng có vần ươc ( hoặc ươt)
 Các nhóm lần lượt thi tìm nhanh, tìm đúng
4.Cũng cố dặn dò:
_____________________
Buổi chiều
Cô Nhung dạy
____________________
Thứ 4, ngày 16 tháng 2 năm 2010
Tiết 1 Toán
Một phần ba
I. Mục tiêu: 
- 	Giúp học sinh nhận biết một phần ba, biết viết và đọc
II. Đồ dùng dạy học:
	Các mảnh bìa hình tròn, hình vuông, hình tam giác đều
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu 
-	Học sinh quan sát hình vuông. Hình vuông này đã được chia làm mấy phần bằng nhau?
-	Giáo viên tô màu một phần và giới thiệu. Như vậy cô đã tô màu hình vuông
-	Hướng dẫn viết . Đọc Một phần ba
Kết luận: Chia hình vuông làm ba phần bằng nhau, lấy đi 1 phần được một phần ba hình vuông
2. Thực hành:
-	Học sinh đọc yêu cầu từng bài. Làm bài vào vở bài tập
Bài 1, 2: củng cố nhận biết 
Bài 3: Khoanh tròn vào số con vịt 
-	Chấm chữa bài: 
Bài 1: tiếp sức tô nhanh một phần ba số ô vuông
Tổ nào nhanh, đúng tổ đó thắng cuộc
4.Cũng cố dặn dò:
____________________
Tiết 2 Âm nhạc
Giáo viên chuyên biệt
____________________
Tiết 3 Anh văn
Giáo viên chuyên biệt dạy
___________________
Ti ... 
-	Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài.
-	Chấm chữa bài, nhận xét.
2. Hướng dẫn học sinh làm vào vở luyện tập thưch hành:
-	Học sinh làm bài tập tiết 1 tuần 23.
-	Học sinh nêu yêu cầu lần lượt từng bài tập.
-	Giáo viên hướng dẫn một số em yếu làm đúng bài tập.
-	Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi hướng dẫn.
-	Chấm chữa bài.
-	Nhận xét.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
_____________________
Tiết 3 Luyện âm nhạc
 Mẹ đi vắng
I. Mục tiêu:	
-	Học sinh luyện hát bài: Mẹ đi vắng.
-	Yêu cầu học sinh hát đúng lời, đúng nhạc.
II. Lên lớp:
1. Hướng dẫn học sinh luyện hát bài: Mẹ đi vắng.
-	Học sinh hát đồng thanh một lần.
-	Giáo viên nhận xét.
-	Học sinh luyện hát theo tổ, theo dãy.
-	Học sinh xung phong hát cá nhân.
-	Giáo viên tập một số động tác múa đơn giản cho học sinh.
2. Thi đua giữa các tổ:
-	Các tổ cử đại diện lên hát.
-	Các tổ khác nhận xét.
-	Giáo viên nhận xét chung.
-	Cho điểm động viên các nhóm.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
_____________________
Thứ 6, ngày 18 tháng 2 năm 2011
Buổi sáng Chính tả ( nghe viết)
Tiết 1 
Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết chính xácđoạn trong bài: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên: 
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn l/ n, ươt/ ươc
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ Việt Nam
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
 Giáo viên đọc. Cả lớp viết bảng con: mong ước, ẩm ướt, bắt chước
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn viết từ khó:
- Giáo viên đọc mẫu bài .Hai học sinh đọc lại.
- Đồng bào Tây Nguyên mở hội đua voi vào mùa nào?	
- Tìm câu tả đàn voi vào hội?
- Giáo viên treo bản đồ. Chỉ vị trí Tây Nguyên trên bản đồ Việt nam nói: Tây 
Nguyên gồm các tỉnh Gia Lai, Con Tum, Đắk- lăk, Lâm Đồng
- Chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao?
- Giáo viên đọc học sinh viết tiếng khó: Tây Nguyên, nườm nượp 
- Giáo viên đọc , học sinh nghe chép bài vào vở
- Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập:	
4.Cũng cố dặn dò:
_____________________
Tiết 2 Toán
Tìm một thừa số của phép nhân
I. Mục tiêu: 
- Biết tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia.
- Biết cách trình bày bài giải.	
II. Đồ dùng dạy học:
	Các tấm nhựa, Mỗi tấm 2 chấm tròn.
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: 
2.Ôn tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia:
- Mỗi tấm bìa có hai chấm tròn. 3 tấm bìa có mấy chấm tròn?
- Học sinh nêu phép tính: 2 x 3 = 6
- Học sinh nêu tên gọi thành phần của phép nhân.
- Từ phép nhân 2 x 3 = 6 học sinh nêu các phép chia tương ứng
6 : 3 = 2
6 : 2 = 3
- Học sinh nhận xét: Muốn tìm thừa số này ta lấy tích chia cho thừa số kia
3. Giới thiệu cách tìm thừa số chưa biết:
a, Giáo viên ghi bảng : X x 2 = 8
- Học sinh thành phần tên gọi và kết quả của phép nhân 
- Giáo viên giới thiệu: x là thừa số chưa biết nhân với 2 bằng 8. Tìm x
- Giáo viên hướng dẫn tìm x:
 x = 8 : 2
x = 4
Giáo viên giải thích: x = 4 là số phải tìm để được 4 x 2 = 8
- Giáo viên hướng dẫn cách trình bày
b, Giáo viên ghi bảng: 3 x x = 15
- Học sinh làm bài vào nháp
- Một học sinh làm vào bảng.
Kết luận: Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số kia
3. Thực hành: 	
Học sinh làm bài tập vào vở. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
Bài 1: Học sinh nêu miệng. Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
Bài 2, 3: củng cố tìm một thừa số chưa biết của phép nhân
Bài 4: giải toán
- Chấm chữa bài
Bài 2: 2 học sinh chữa ở bảng. Khắc sâu cách tìm thừa số của phép nhân
Bài 4: Treo bảng phụ chữa bài. Cả lớp nhận xét
20 học sinh ngồi số bàn là:
20 : 2 = 10( bàn)
Đáp số: 10 bàn
4.Cũng cố dặn dò:
_____________________
Tiết 3 Tập làm văn
Đáp lời khẳng định.Viết nội quy
I. Mục tiêu: 
- Biết đáp lại lời khẳng định phù hợp với tình huống giao tiếp, thể hiện thái độ lịch sự.
- Biết viết lại một vài điều trong nội quy của trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản nội quy nhà trường được phóng to
- Tranh ảnh hươu sao, con báo
III. Các hoạt động dạy học :
-	Thực hành đáp lời khẳng định theo tình huống.
Iv. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	Giáo viên đưa ra một số tình huống .Từng cặp học sinh đóng vai nói lời xin lỗi và đáp lời xin lỗi.
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu.
Cả lớp quan sát bức tranh, đọc lời các nhân vật.
Bức tranh thể hiện nội dung trao đổi giữa ai với ai?
Trao đổi về việc gì?
Từng cặp đóng vai hỏi - đáp
Bài 2: 1học sinh nêu yêu cầu.
- Giáo viên giới thiệu tranh ảnh hươu sao, báo
- Một cặp đóng vai mẹ, con. Cả lớp nhận xét
- Các cặp còn lại nối tiếp thực hành hỏi- đáp
Bài 3: cả lớp đọc thầm yêu cầu
- Giáo viên treo bảng nội quy nhà trường. 2 học sinh đọc
- Học sinh chọn 2, 3 điều trong bảng nội quy chép vào vở
- Một số học sinh đọc bài làm
4.Cũng cố dặn dò:
	Tuyên dương những học sinh viết tốt
____________________
Tiết 4 Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt lớp
Nhận xét công tác tuần.
- Học sinh đi học tương đối đầy đủ
- Trực nhật vệ sinh sạch sẽ 
- Nề nếp lớp sớm ổn định
Tuyên dương : TRà My, Khánh Ly, Phúc, Khánh Huyền, Chung chăm chỉ học bài.
Tồn tại: ánh Dương, Tuấn Vũ, Nam chưa chăm học .
Một số học sinh còn quên vở
Công tác tuần tới:
 - Tăng cường kiểm tra bài trên lớp.
Tiếp tục rèn luyện chữ viết, nâng cao chất lượng chữ viết
Phát động phong trào xây dựng bài , đọc to, rõ ràng
_______________________
Buổi chiều Luyện tiếng việt
Tiết 1 Luyện làm bài bài tập tiết 3 tuần 23
I. Mục tiêu:
-	Học sinh ôn luyện làm bài tập luyện từ và câu, tập làm văn tuần 23.
-	Làm hoàn thành vở bài tập trong tuần.
-	Viết một đoạn văn ngắn về chú hươu cao cổ dựa theo chuyện : Những chiếc khăn cho hươu cao cổ.
II. Lên lớp:
1. Học sinh hoàn thành vở bài tập trong tuần.
2. Học sinh làm thêm một số bài tập sau:
-	Bài 1, 2 trang 33 tuần 23
3. Học sinh làm bài giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài tập.
-	Chấm chữa bài, nhận xét.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
_____________________
Tiết 2 Tự học toán
 luyện làm bài tập tiết 2 tuần 23
I. Mục tiêu: 
- Củng cố bảng chia 3 và bảng nhân 3. 
-	Tìm x.
- Giải bài toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học:
1.Cũng cố kiền thức:
- 2 học sinh đọc thuộc bảng chia 3.
Học sinh chơi trò chơi đoán đúng, đoán nhanh kết quả các phép tính của bảng chia 3
3. Thực hành: 
	Học sinh làm bài tập 1, 2, 3 , 4, 5 trang 35 vở luyện thực hành.
-	Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài tập.
-	Chấm cữa bài, nhận xét.
4.Cũng cố dặn dò:
_____________________
tiết 3 hoạt động tập thể
 sinh hoạt sao
tổng phụ trách dạy
____________________
Buổi chiều Thủ công
Tiết 1 Ôn tập chương II : Phối hợp gấp, cắt, dán hình
I. Mục tiêu: 
 Củng cố kiến thức gấp, cắt, dán hình của học sinh
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ qui trìnhcác bài 7, 8, 9,10, 11, 12 để học sinh quan sát
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: 
2.Củng cố quy trình gấp cắt dán hình ở chương II:
- Học sinh nêu tên các bài đã học
- Học sinh quan sát các mẫu gấp, cắt, dán hình
- Học sinh nêu tên các mẫu
- Giáo viên hướng dẫn gấp một số hình khó
3 Thực hành: 
- Gấp các sản phẩm theo nhóm. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
- Nhận xét đánh giá sản phẩm
4.Cũng cố dặn dò:
----------------***--------------
Tiết 2 luyện toán
Kĩ thuật lập bảng chia 3 - giải toán
I. Mục tiêu:
-	Học sinh luyên bảng chia 3- giải các bài toán.
-	Học sinh hoàn thành vở bài tập buổi sáng.
II. Lên lớp:
1. học sinh hoàn thành vở bài tập buổi sáng.
2. học sinh đọc bảng chia 3:
-	Nêu các tên gọi các thành phần của phép chia.
3. luyện tập:
-	Học sinh làm bài tập: 1, 2, 3 trang 113.
* Mỗi ngày nhà em ăn hết 3 kg gạo. Nhà em có 27 kg gạo thì ăn được trong mấy ngày?
-	Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài.
-	Chấm chữa bài, nhận xét.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
---------------***----------------
Tiết 3 Luyện thể dục
Ôn bài thể dục 8 động tác - tc: kết bạn
I. Mục tiêu:
-	Học sinh ôn lại bài thể dục 8 động tác. Yêu cầu nhớ thứ tự từng động tác.
-	chơi trò chơi: kết bạn.
II. Địa điểm:
-	Sân trường.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
-	Giáo viên nhận lớp phổ biến nọi dung yêu cầu giờ học.
-	Khởi động, điểm số báo cáo.
-	ôn bài thể dục 8 động tác một lần.
2. Phần cơ bản:
-	Ôn bài thể dục 8 động tác.
-	Lớp trởng điểu khiển cả lớp luyện tập.
-	Giáo viên theo dõi nhận xét.
-	Trò chơi: kết bạn.
-	Giáo viên nêu tên trò chơi, luật chơi.
-	Học sinh tham gia chơi, vừa chơi vừa kết hợp đọc vần điệu.
-	Giáo viên theo dõi hướng dẫn chung.
3. Phần kết thúc:
-	Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại kiến thức đã học.
-	Nhận xét giờ học.
--------------***---------------
 Luyện âm nhạc
Hoa lá mùa xuân
I. Mục tiêu:	
-	Học sinh luyện hát bài: Hoa lá mùa xuân.
-	Yêu cầu học sinh hát đúng lời, đúng nhạc.
II. Lên lớp:
1. Hớng dẫn học sinh luyện hát bài: Hoa lá mùa xuân.
-	Học sinh hát đồng thanh một lần.
-	Giáo viên nhận xét.
-	Học sinh luyện hát theo tổ, theo dãy.
-	Học sinh xung phong hát cá nhân.
-	Giáo viên tập một số động tác múa đơn giản cho học sinh.
2. Thi đua giữa các tổ:
-	Các tổ cử đại diện lên hát.
-	Các tổ khác nhận xét.
-	Giáo viên nhận xét chung.
-	Cho điểm động viên các nhóm.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
--------------***-------------
Tự học toán
Một phần ba. Tìm một thừa số của phép nhân
I. Mục tiêu: 
- Tiếp tục nhận biết một phần ba của đơn vị.
- Củng cố cách tìm thừa số chưa biết của phép nhân
III. Hoạt động dạy học:
1.Cũng cố kiền thức:
a, Đã tô màu hình nào:
b,Muốn tìm thừa số chưa biết của phép nhân ta làm thế nào? 
Thực hành: 
SGK: Bài 2, 3, 4 trang 116
Bài làm thêm:
Tìm một số biết số đó nhân với 3 được bao nhiêu trừ đi số bé nhất có 2 chữ sốthì được 11?
- Học sinh làm bài. Giáo viên theo dõi, hướng dẫn thêm 
Chữa bài: 
Số bé nhất có 2 chữ số là 10.
Gọi số cần tìm là x
Ta có: x x 3 – 10 = 11
x x 3 = 11 + 10
x x 3 = 21
x = 21 : 3
x = 7
Vậy số cần tìm là 7
 	4.Cũng cố dặn dò:
---------***---------
Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt sao
Chủ điểm: Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc
Ban chỉ huy Liên đội phụ trách

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23 2B.doc