Giáo án Tuần 21 Lớp 2

Giáo án Tuần 21 Lớp 2

TIẾT 2

 TẬP ĐỌC

CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG

I. Mục tiêu: GDBVMT: Cần yu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rành mạch được toàn bài.

- Hiểu lới khuyn từ cu chuyện: Hy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; đ0ể cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời ( trả lời được CH 1,2,4,5)

II. Chuẩn bị

 - GV: Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

- HS: SGK.

 

doc 32 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1383Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 21 Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010
TIẾT 1
CHÀO CỜ
.
TIẾT 2
 TẬP ĐỌC
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG 
I. Mục tiêu: GDBVMT: Cần yêu quý những sự vật trong mơi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luơn đẹp đẽ và cĩ ý nghĩa
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rành mạch được tồn bài.
- Hiểu lới khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; đ0ể cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời ( trả lời được CH 1,2,4,5)
II. Chuẩn bị
 - GV: Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ ( 5’) Mùa xuân đến
Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài + TLCH
3. Bài mới (34’)
Giới thiệu:
GV ghi tựa bài lên bảng
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu lần 1. Chú ý phân biệt giọng của chim nói với bông cúc vui vẻ và ngưỡng mộ. Các phần còn lại đọc với giọng tha thiết, thương xót.
b) Luyện phát âm
 - Yêu cầu HS đọc từng câu, 
 - Luyện đọc từ khó:
 c) Luyện đọc theo đoạn
Hỏi: Bài tập đọc có mấy đoạn? Các đoạn phân chia ntn?
 - HS dọc đoạn nối tiếp
 - HS đọc phần chú giải SGK
 d) Luyện đọc nhóm;
 - HS luyện đọc nhóm đôi
 e) Thi đọc giữa các nhóm
 g) Đọc đồng thanh.
TIẾT 2
* Tìm hiểu bài
Gọi 1 HS đọc đoạn 1 của bài.
 - Chim sơn ca nói về bông cúc ntn?
 - Khi được sơn ca khen ngợi, cúc đã cảm thấy thế nào?
Sung sướng khôn tả có nghĩa là gì?
 - Tác giả đã dùng từ gì để miêu tả tiếng hót của sơn ca?
Véo von có ý nghĩa là gì?
 - Qua những điều đã tìm hiểu, bạn nào cho biết trước khi bị bắt bỏ vào lồng, cuộc sống của sơn ca và bông cúc ntn?
Gọi 1 HS đọc đoạn 2, 3, 4.
 - Hỏi: Vì sao tiếng hót của sơn ca trở nên rất buồn thảm?
Ai là người đã nhốt sơn ca vào lồng?
 - Chi tiết nào cho thấy hai chú bé đã rất vô tâm đối với sơn ca?
- Không chỉ vô tâm đối với chim mà hai chú bé còn đối xử rất vô tâm với bông cúc trắng, con hãy tìm chi tiết trong bài nói lên điều ấy.
- Cuối cùng thì chuyện gì đã xảy ra với chim sơn ca và bông cúc trắng?
- Hai cậu bé đã làm gì khi sơn ca chết?
- Long trọng có ý nghĩa là gì?
- Theo con, việc làm của các cậu bé đúng hay sai?
- Hãy nói lời khuyên của con với các cậu bé. (Gợi ý: Để chim vẫn được ca hót và bông cúc vẫn được tắm nắng mặt trời các cậu bé cần làm gì?)
- Câu chuyện khuyên con điều gì?
v 2: Luyện đọc lại bài
Yêu cầu đọc bài cá nhân.
Theo dõi HS đọc bài, chấm điểm cho HS.
4. Củng cố (3’)
YC HS nhắc lại nội dung bài.
 5. Dặn dò(1’)
Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà luyện đọc lại bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
HS khá giỏi trả lời được CH3
Bổ sung
TIẾT 4
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Thuộc bảng nhân 5
- Biết tính giá trị của biểu thức số cĩ hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài tốn cĩ 1 phép nhân ( trong bảng nhân 5)
- Nhận biết được đặc điểm của dãy số để viết số cịn thiếu của dãy số
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ. Bộ thực hành Toán.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ (3’) Bảng nhân 5.
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
	Giải
Số ngày 8 tuần lễ em học:
 8 x 5 = 40 ( ngày )
 Đáp số: 40 ngày. 
Nhận xét cho điểm HS.
3. Bài mới (32’)
Giới thiệu: GV ghi tựa bài lên bảng
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 5.
GV hướng dẫn HS làm rồi chữa các bài tập theo năng lực của từng HS
	Bài 1: 
	- Phần a) HS tự làm bài rồi chữa bài. Nên kiểm tra việc ghi nhớ bảng nhân 5 của HS.
- Phần b) HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài, GV giúp HS tự nhận xét để bước đầu biết tính chất giao hóan của phép nhân và chưa dùng tên gọi “tính chất giao hoán”.
	Bài 2: Cho HS làm bài tập vào vở và trình bày theo mẫu.
	Chẳng hạn: 5 x 4 – 9 	= 20 – 9
	 = 11
	5 x 7 – 15 = 35 – 15
	 = 20
 v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
 Bài 3: Cho HS tự đọc thầm rồi nêu tóm tắt bài toán (bằng lời hoặc viết) và giải bài toán.
 Bài 5: Cho HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài. Khi chữa bài nên yêu cầu HS nêu nhận xét đặc điểm của mỗi dãy số. 
 Chẳng hạn, dãy a) bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số đều bằng số đứng liền trước nó (trong dãy đó) cộng với 5, 	
4. Củng cố (3’)
- HS đọc thuộc lòng bảng nhân 5.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò(1’)
- Chuẩn bị: Đường gấp khúc – Độ dài đường gấp khúc.
Bài 1 ( a)
Bài 2
Bài 3
Bổ sung
..
TIẾT 5 
ĐẠO ĐỨC
BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ
I. Mục tiêu
 - Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự.
 - Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những yêu cầu, đề nghị lịch sự
 - Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hàng ngày
II. Chuẩn bị
GV: Kịch bản mẫu hành vi cho HS chuẩn bị. Phiếu thảo luận nhóm.
HS: SGK. Vở bài tập.
III. Các hoạt động
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ (3’)
Kiểm tra vở bài tập.
3. Bài mới (28’)
Giới thiệu: Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu biết nói lời yêu cầu đề nghị vận dụng trong giao tiếp hằng ngày.
v Hoạt động 1: Quan sát mẫu hành vi
Ÿ Phương pháp: Quan sát động não, đàm thoại.
- Gọi 2 em lên bảng đóng kịch theo tình huống sau. Yêu cầu cả lớp theo dõi.
Giờ tan học đã đến. Trời mưa to. Ngọc quên không mang áo mưa. Ngọc đề nghị Hà:
+ Bạn làm ơn cho mình đi chung áo mưa với. Mình quên không mang.
+ Chuyện gì xảy ra sau giờ học?
+ Ngọc đã làm gì khi đó?
+ Hãy nói lời đề nghị của Ngọc với Hà.
+ Hà đã nói lời đề nghị với giọng, thái độ ntn?
- Kết luận: Để đi chung áo mưa với Hà, Ngọc đã biết nói lời đề nghị rất nhẹ nhàng, lịch sự thể hiện sự tôn trọng Hà và tôn trọng bản thân.
v Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
Ÿ Phương pháp: Thảo luận nhóm.
- Phát phiếu thảo luận cho các nhóm và yêu cầu nhận xét hành vi được đưa ra. Nội dung thảo luận của các nhóm như sau:
+ Nhóm 1 – Tình huống 1:
Trong giờ vẽ, bút màu của Nam bị gãy. Nam thò tay sang chỗ Hoa lấy gọt bút chì mà không nói gì với Hoa. Việc làm của Nam là đúng hay sai? Vì sao?
 + Nhóm 2 – Tình huống 2:
Giờ tan học, quai cặp của Chi bị tuột nhưng không biết cài lại khoá quai thế nào. Đúng lúc ấy cô giáo đi đến. Chi liền nói: “Thưa cô, quai cặp của em bị tuột, cô làm ơn cài lại giúp em với ạ! Em cảm ơn cô!”
+ Nhóm 3 – Tình huống 3:
Sáng nay đến lớp, Tuấn thấy ba bạn Lan, Huệ, Hằng say sưa đọc chung quyển truyện tranh mới. Tuấn liền thò tay giật lấy quyển truyện từ tay Hằng và nói: “Đưa đây đọc trước đã”. Tuấn làm như thế là đúng hay sai? Vì sao?
+ Nhóm 4 – Tình huống 4:
Đã đến giờ vào lớp nhưng Hùng muốn sang lớp 2C để gặp bạn Tuấn. Thấy Hà đang đứng ở cửa lớp, Hùng liền nhét chiếc cặp của mình vào tay Hà và nói: “Cầm vào lớp hộ mình với” rồi chạy biến đi. Hùng làm như thế là đúng hay sai? Vì sao?
v Hoạt động 3: Tập nói lời đề nghị, yêu cầu
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại theo cặp. Thực hành.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và viết lại lời đề nghị của em với bạn nếu em là Nam trong tình huống 1, là Tuấn trong tình huống 3, là Hùng trong tình huống 4 của hoạt động 2.
- Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau chọn 1 trong 3 tình huống trên và đóng vai.
- Gọi một số cặp trình bày trước lớp.
- Kết luận: Khi muốn nhờ ai đó một việc gì các em cần nói lời đề nghị yêu cầu một cách chân thành, nhẹ nhàng, lịch sự. Không tự ý lấy đồ của người khác để sử dụng khi chưa được phép.
4. Củng cố (3’)
GV nêu tình huống HS đóng vai lại tình huống 1 ở BT1
 5. Dặn dò (1’)
Chuẩn bị: Thực hành.
Nhận xét tiết học.
Mạnh dạn khi nĩi lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hàng ngày
Bổ sung
..
Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2010
TIẾT 1
KỂ CHUYỆN
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG 
I. Mục tiêu
- Dựa vào gợi ý, kể lại được từng đoạn của câu chuyện
II. Chuẩn bị
GV: Bảng các gợi ý tóm tắt của từng đoạn truyện.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
1Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) Oâng Mạnh thắng Thần Gió.
Gọi 2 HS lên bảng để kiểm tra.
 - Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới (30’)
Giới thiệu: 
Chim sơn ca và bông cúc trắng.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể từng đoạn truyện 
a) Hướng dẫn kể đoạn 1
Đoạn 1 của chuyện nói về nội dung gì?
 - Bông cúc trắng mọc ở đâu?
 - Bông cúc trắng đẹp ntn? 
 - Chim sơn ca đã làm gì và nói gì với bông hoa cúc trắng?
 - Bông cúc vui ntn khi nghe chim khen ngợi?
Dựa vào các gợi ý trên hãy kể lại nội dung đoạn 1.
 b) Hướng dẫn kể đoạn 2
Chuyện gì đã xảy ra vào sáng hôm sau?
Nhờ đâu bông cúc trắng biết được sơn ca bị cầm tù?
Bông cúc muốn làm gì?
Hãy kể lại đoạn 2 dựa vào những gợi ý trên.
 c) Hướng dẫn kể đoạn 3
Chuyện gì đã xảy ra với bông cúc trắng?
 - Khi cùng ở trong lồng chim, sơn ca và bông cúc thương nhau ntn?
 - Hãy kể lại nội dung đoạn 3.
 d) Hướng dẫn kể đoạn 4
Thấy sơn ca chết, các cậu bé đã làm gì?
 - Các cậu bé có gì đáng trách?
 - Yêu cầu 1 HS kể lại đoạn 4. 
v Hoạt động 2: HS kể từng đoạn truyện
Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu các em kể lại từng đoạn truyện trong nhóm của mình. 4.Củng cố (3’)
Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò(1’)
Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
HS khá giỏi kể lại được tồn bộ câu chuyện ( BT2)
v Bo ... ầu, nội dung bài học
Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
Đúng xoay các khớp cổ chân, đầu gối , hơng , vai
- Ơn 1 số động tác của bài thể dục phát triển chung
2/ Phần cơ bản:
* Đứng hai chân rộng bằng vai, thực hiện động tác tay: 2 lần
- đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang
- GV làm mẫu và giải thích. Sau đĩ GV cho hs tập
* Cho hs thi 1 trong 2 động tác trên xem tổ nào xem tổ nào nhiều người đi đúng hơn
- trị chơi nhảy ơ: 6-7 phút:
GV nêu tên trị chơi – Hướng dẫn hs cách chơi- cho hs chơi thử.
- Gv cho học sinh chơi.
* Trị chơi “ nhảy đổi chổ vỗ tay nhau” 1-2 lần.
3/ Phần kết thúc:
Cúi lắc người thả lỏng: 4-5 lần
Nhảy thà lỏng: 3-4 lần
Trị chơi hồi tĩnh: 1-2 phút
GV và hs hệ thống lại bài
GV nhận xét giờ học- giao bài tập về nhà
Ơn một số động tác rèn luyện tư thế cơ bản. làm quen với trĩ chơi nhảy ơ.
Bỏ đứng một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng
Bổ sung
.
Thứ sáu ngày 15 tháng 01 năm 2010
TIẾT 1
CHÍNH TẢ
SÂN CHIM
I. Mục tiêu
Nghe, viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuơi.
- Làm được BT2 ( a/b) hoặc BT3(a/b) hoặc bài tập phương ngữ do GV soạn
II. Chuẩn bị
GV: Bảng ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả. 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
1. Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) Chim sơn ca và bông cúc trắng.
Gọi 2 HS lên bảng viết 
+ tuốt lúa, vuốt tóc, cái cuốc, đôi guốc
- GV nhận xét HS. 
3. Bài mới (30’)
Giới thiệu: Sân chim
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
A) Ghi nhớ nội dung đoạn viết 
GV treo bảng phụ, ù yêu cầu HS đọc lại.
 - Đoạn trích nói về nội dung gì?
 B) Hướng dẫn trình bày
Đoạn văn có mấy câu?
Trong bài có các dấu câu nào?
Chữ đầu đoạn văn viết thế nào?
Các chữ đầu câu viết thế nào?
C) Hướng dẫn viết từ khó
Yêu cầu HS tìm trong đoạn chép các chữ khó
 - Yêu cầu HS viết các từ này vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng viết.
Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.
D) Viết chính tả
GV đọc bài cho HS viết. Mỗi cụm từ đọc 3 lần.
E) Soát lỗi
 - GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
G) Chấm bài
- Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét bài viết của HS. 
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2 (lựa chọn) làm câu a
Yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 2a
 - Gọi 1 HS lên bảng làm bài và yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
 - Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
 Bài 3 Làm câu b
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
 - Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to và một chiếc bút dạ.
 - Yêu cầu các bạn trong nhóm truyền tay nhau viết vào tờ bìa .Sau 5 phút, các nhóm dán tờ bìa có kết quả của mình lên bảng để GV cùng cả lớp kiểm tra. Nhóm nào tìm được nhiều từ và đặt được nhiều câu nhất là nhóm thắng cuộc.
Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
4. Củng cố (3’)
Gọi 2 HS lên bảng viết các chữ do GV đọc.
Nhân xét tiết học.
 5. Dặn dò (1’)
Về nhà viết lại các chữ bị sai.
Chuẩn bị: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
Bổ sung
.
TIẾT 2
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI CẢM ƠN. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
I. Mục tiêu: GDBVMT: GD ý thức bảo vệ mơi trường thiên nhiên
- Biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp đơn giản ( BT1;BT2)
- Thực hiện được yêu cầu của BT3 ( Tìm câu văn miêu tả trong bài, viết 2,3 câu về lồi chim
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa bài tập 1, nếu có. Chép sẵn đoạn văn bài tập 3 lên bảng. Mỗi HS chuẩn bị tranh ảnh về loài chim mà con yêu thích.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ ( 5’) Tả ngắn về bốn mùa.
 - Gọi 2, 3 HS lên bảng, yêu cầu đọc đoạn văn viết về mùa hè. 
 - Nhận xét và cho điểm HS. 
3. Bài mới (30’)
Giới thiệu: Đáp lại lời cảm ơn. Sau đó sẽ viết một đoạn văn ngắn tả về một loài chim mà con yêu thích. 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1
-Treo tranh minh họa và yêu cầu HS đọc lời của các nhân vật trong tranh.
- Hỏi: Khi được cụ già cảm ơn, bạn HS đã nói gì?
- Theo con, tại sao bạn HS lại nói vậy? Khi nói như vậy với bà cụ, bạn nhỏ đã thể hiện thái độ ntn?
- Bạn nào có thể tìm được câu nói khác thay cho lời đáp lại của bạn HS.
- Cho một số HS đóng lại tình huống.
 Bài 2( Giảm câu b)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài. Chú ý HS có thể thêm lời thoại (nếu muốn).
Gọi 1 cặp HS đóng lại tình huống 1.
 - Yêu cầu cả lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác.
 - Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết 2 đến 3 câu tả ngắn về loài chim.
Bài 3
-Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn văn Chim chích bông.
-Những câu văn nào tả hình dáng của chích bông?
-Những câu văn nào tả hoạt động của chim chích bông?
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu c.
-Để làm tốt bài tập này, khi viết các con cần chú ý một số điều sau, chẳng hạn: 
- Con chim con định tả là chim gì? Trông nó thế nào (mỏ, đầu, cánh, chân)? Con có biết một hoạt động nào của con chim đó không., đó là hoạt động gì?
- Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình. Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
YC 2 HS đọc lại bài 3
Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò (1’)
Chuẩn bị: Đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim.
Bổ sung
.
TIẾT 3
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I. Mục tiêu: GDBVMT: Biết được mơi trường cộng đồng: cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thơng và các vấn đề mơi trường và cuộc sống xung quanh
 - Cĩ ý thức bảo vệ mơi trường
 Nêu được 1 số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi hs ở
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, ảnh trong SGK trang 45 – 47. Một số tranh ảnh về các nghề nghiệp (HS sưu tầm). Một số tấm gắn ghi các nghề nghiệp.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ ( 5’) An toàn khi đi các phương tiện giao thông.
 - Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy em phải làm gì? Khi đi trên ô tô, tàu hỏa, thuyền bè em phải làm sao?
 - Khi đi xe buýt, em tuân thủ theo điều gì?
 - GV nhận xét.
3. Bài mới (30’)
Giới thiệu: Cuộc sống xung quanh.
v Hoạt động 1: Kể tên một số ngành nghề ở vùng nông thôn.
- Hỏi: Bố mẹ và những người trong họ hàng nhà em làm nghề gì?
 - Kết luận: Như vậy, bố mẹ và những người trong họ hàng nhà em – mỗi người đều làm một nghề. Vậy mọi người xung quanh em có làm những ngành nghề giống bố mẹ và những người thân của em không, hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu bài Cuộc sống xung quanh.
v Hoạt động 2: Quan sát và kể lại những gì bạn nhìn thấy trong hình
- Yêu cầu: Thảo luận nhóm để quan sát và kể lại những gì nhìn thấy trong hình.
v Hoạt động 3: Nói tên một số nghề của người dân qua hình vẽ.
- Hỏi: Em nhìn thấy các hình ảnh này mô tả những người dân sống vùng miền nào của Tổ quốc?
(Miền núi, trung du hay đồng bằng?)
 -Yêu cầu: Thảo luận nhóm để nói tên ngành nghề của những người dân trong hình vẽ trên.
 - Hỏi: Từ những kết quả thảo luận trên, các em rút ra được điều gì? (Những người dân được vẽ trong tranh có làm nghề giống nhau không? Tại sao họ lại làm những nghề khác nhau?)
 -GV kết luận: Như vậy, mỗi người dân ở những vùng miền khác nhau của Tổ quốc thì có ngành nghề khác nhau.
4. Củng cố(3’)
Thi nói về ngành nghề
-Yêu cầu HS các nhóm thi nói về các ngành nghề thông qua các tranh ảnh mà các em đã sưu tầm được.
-Cách tính điểm:
+ Nói đúng về ngành nghề: 5 điểm
+ Nói sinh động về ngành nghề đó: 3 điểm
+ Nói sai về ngành nghề: 0 điểm
Cá nhân (hoặc nhóm) nào đạt được số điểm cao nhất thì là người thắng cuộc, hoạt động tiếp nối.
5.Dặn dò (1’)
- Dặn dò HS sưu tầm tranh chuẩn bị tiếp cho bài sau.
-Nhận xét tiết học
 Mơ tả được 1 số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nơng thơn, thành thị
Bổ sung
 TIẾT 4
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
-Thuộc bảng nhân 2,3,4,5 để tính nhẩm
- Biết thừa số, tích
- Biết giải tốn cĩ 1 phép nhân
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ
HS: Vở
III. Các hoạt động
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ ( 5’) Luyện tập chung.
Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập sau:
Cách tính độ dài đường gấp khúc sau:
3 + 3 + 3 + 3 = cm
5 + 5 + 5 + 5 = dm
Nhận xét và cho điểm HS.
Gọi HS khác lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5.
3. Bài mới (30’)
Giới thiệu: Luyện tập chung
v Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: Cho HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: Cho HS nêu cách làm bài (chẳng hạn, muốn tìm tích ta lấy thừa số nhân vói với thừa số) rồi làm bài và chữa bài.
Bài 3: 
 Cho HS nêu cách làm bài rồi làm bài và chữa bài.
Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
 - Bài 5: 
4. Củng cố
 - HS đọc bảng nhân do GV YC
5. Dặn dò (3’)
Chuẩn bị: Phép chia.
Nhận xét tiết học
Bài 1
Bài 2
Bài 3 (cột 1) 
Bài 4
....................................................................................
TIẾT 5
SINH HOẠT TẬP THỂ
1/ Điểm lại tình hình học tập trong tuần: 
 - Đi học đều và đúng giờ
 - trang phục đúng quy định, thường xuyên lao động sân trường và lớp học
 - Học tập bình thường
 - Đọc chậm, viết chậm:
 - Biện pháp: Kèm 2 buổi/ tuần
 2/Kế hoạch tuần 22:
 - Tiếp tục soạn giảng tuần 22
 - Nhắc nhở hs đi học đều và đúng giờ
 - Nhắc hs duy trì tiếng trống nhặt rác
 - Nhắc hs ơn lại các bảng nhân
 - Tiếp tục kèm hs yếu
Duyệt của điểm trưởng
Duyệt của BGH
..
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 21.doc