Giáo án tuần 20 - Ôn toán phụ đạo học sinh yếu: Phép nhân

Giáo án tuần 20 - Ôn toán phụ đạo học sinh yếu: Phép nhân

Ôn Toán : PĐHSY: PHÉP NHÂN

I . Mục tiêu :

- Tiếp tục củng cố phép nhân trong mối quan hệ với một tổng của các số hạng bằng nhau .

- Củng cố cách tìm kết quả của phép nhân.

- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán.

 

doc 7 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tuần 20 - Ôn toán phụ đạo học sinh yếu: Phép nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn Toán : PĐHSY: Phép nhân
I . Mục tiêu :
- Tiếp tục củng cố phép nhân trong mối quan hệ với một tổng của các số hạng bằng nhau .
- Củng cố cách tìm kết quả của phép nhân.
- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán.
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiết 1
Hoạt động 1 : Gthiệu - ghi bài 
Hoạt động 2 : Củng cố kiến thức
G ghi lên bảng : 2 x 3 = 6
G yêu cầu H nêu tên gọi thành phần của phép tính
Những tổng như thế nào thì có thể chuyển thành phép nhân?
Vài em đọc bảng nhân 2 và 3
Hoạt động 3 : Thực hành
G tổ chức hdẫn H làm lần lượt các bài tập ở VBT rồi chữa
G lưu y cho H cách làm bài 4 
a, 4 x 3 = 12 b, 4 x 5 = 20
 3 x 4 = 12 5 x 4 = 20
G nhận xét - chỉnh sửa
Tiết 2
G hdẫn H làm bài tập vào vở ô li
Bài 1 :Chuyển các tổng sau thành tích ( theo mẫu) 
+ 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5
a, 4 + 4 + 4 + 4 
b, 8 + 8 + 8
c, 7 + 7 + 7 + 7 + 7 + 7
d, 10 + 10 + 10
G gọi 4 em lên bảng làm
Chữa bài - nhận xét
Bài 2 : Viết phép nhân theo mẫu
 a, Các thừa số là 7 và 3 ,tích là 21
 7 x 3 = 21
 b, Các thừa số là 2 và 5 ,tích là 10
 c, Các thừa số là 3 và 9 ,tích là 27
 d, Các thừa số là 4 và 2 ,tích là 8
 e ,Các thừa số là 2 và 9 ,tích là 18
 h ,Các thừa số là 8 và 3 ,tích là 24
Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm
G gọi 2 em lên bảng làm
Chữa bài - nhận xét
Hai số liên tiếp hơn kém nhau bao nhiên đơn vị?
Bài 4 : Mỗi con gà có 2 chân. Hỏi 9 con gà có bao nhiêu chân?
Bài toán cho biết gì?
Bài toán yêu cầu làm gì?
Muốn biết số chân 9 con em làm tính gì ?
Chữa bài - nhận xét
Tiết 3
G tiếp tục hdẫn H làm bài tập
Bài 1 : Chuyển các tích thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính ( theo mẫu) 6 x 3 = 6 + 6 + 6 = 18 
 Vậy 6 x 3 = 18
a, 2 x 9 b, 8 x 3 c, 5 x 4 
 9 x 2 3 x 8 6 x 5
G gọi 3 em lên bảng làm
Chữa bài - nhận xét
Bài 2 : Số 
3 + ..... = 3 2 x 3 = 3 x ....
3 x ..... = 3 3 x 4 = .....x 3
..... x 2 = 8 5 x 2 = 2 x ....
Bài 3: Tính theo mẫu:
3 cm x 2 = 6 cm
a, 2 cm x 4 = b, 2 kg x 7 =
 9 cm x 2 = 8 kg x 2 =
 2 cm x 10 = 3 kg x 2 =
G yêu cầu H làm bảng con
Bài 4 : Mỗi can đựng 3 lít. Hỏi 7 can như thế đựng bao nhiêu lít?
G yêu cầu H tự tóm tắt và giải bài vào vở
Chữa bài - nhận xét
* Củng cố - dặn dò
G thu vở chấm - chữa và nhận xét
Lớp đọc lại bảng nhân 2 và 3 .
Về nhà tiếp tục ôn lại bài 
H nghe và nhẩm đọc
An, Đạt , Anh, Hồng nêu tên gọi thành phần của phép tính.
Những tổng có các số hạng bằng nhau thì chuyển được phép nhân
Tú, Vương, Hoàng, Q Trang, Phương đọc bảng nhân 2 và 3.
H làm lần lượt các bài tập ở vở
H trình bày kết quả làm trước lớp
1 em đọc yêu cầu
H theo dõi mẫu
4 e m Hoàng, M Nhật, Anh , Duyên lên bảng làm - Lớp làm vào vở
Lớp chữa bài trên bảng
1 em đọc yêu cầu
H theo dõi mẫu
Lớp làm vào vở
Trình bày kết quả
1 em nêu yêu cầu
a, 8; 10 ; 12;.....;......;......; .....
b, 9 ; 12; ......;......;.....;.....;......
2 em lên bảng làm - lớp làm vào vở
Hai số liên tiếp hơn kém nhau 2 ( 3 ) đơn vị.
1 em đọc bài toán
1 con gà có 2 chân
Số chân 9 con gà
Làm tính nhân
H tự tóm tắt và giải bài vào vở
H trình bày bài giải trước lớp
Lớp nhận xét
1 em đọc yêu cầu
H theo dõi G làm mẫu
Lớp làm vở - 3 em lên bảng làm
2 em lên bảng lam - lớp làm vở
Chữa bài - nhận xét
1 em đọc yêu cầu
H theo dõi
H làm bảng con
1 em đọc bài toán
H tóm tắt và giải vào vở
H trình bày bài giải trước lớp
H theo dõi
Lớp đọc đồng thanh
H nghe và ghi nhớ
 Ôn Tviệt : BDHSG : Luyện đọc : Mùa nước nổi
I.Mục tiêu :
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng,biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. Biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Rèn kỹ năng dọc hiểu: TN : hiền hòa, lũ , phù sa
- Biết thực tế ở Nam Bộ hàng năm có mùa nước lụt.Nước mưa hòa lẫn với nước sông Cửu Long dâng lên tràn ngập đồng ruộng ,khi nước rút để lại phù sa màu mỡ.
II.Đồ dùng dạy học: Tranh ,ảnh cảnh nước lên ở đồng bằng sông Cửu Long
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động 1 : Bài cũ
2 em đọc bài: Mùa xuân đến và TLCH
Dấu hiệu nào báo mùa xuân đến?
Kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến.
Hoạt động 2 : Gthiệu - ghi bài
Hoạt động 3 : Hdẫn đọc 
G đọc mẫu - tóm tắt ndung - nêu cách đọc toàn bài.
H nối tiếp đọc câu, đoạn 
G kết hợp hdẫn đọc đúng từ ,câu
Mưa dầm dề,/ mưa sướt mướt/ ngày này qua ngày khác.//
Ngồi trong nhà,/ ta thấy cả nhữngđàn cá ròng ròng,/ từng đàn ,/ từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước,/ vào tận đồng sâu.//
Luyện đọc đoạn trong nhóm
Thi đọc đoạn giữa các nhóm
Hoạt động 4 : Hdẫn tìm hiểu bài
Em hiểu thế nào là mùa nước nổi?
Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào ?
Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi được tả trong bài.
G : Nước từ sông Cửu Long đổ về rất đục vì mang theo những hạt đất nhỏ mịn . Nước trong dần là do những hạt đất đó đọng lại trên đất đai,đồng ruộng để lại một lớp đất mỏng rất màu mỡ được gọi là phù sa.
Hoạt động 5: Luyện đọc lại
G tổ chức cho H thi đọc
* Củng cố - dặn dò:
Bài đọc giúp em hiểu điều gì?
Về nhà đọc lại bài.
2 em ( Đ Huy - M Ngọc ) đọc bài và trả lời câu hỏi
H nghe và nhẩm đọc
H nghe và ghi nhớ
H nối tiếp đọc câu,đoạn
H luyện đọc đoạn trong nhóm
Đại diện các nhóm thi đọc
Là mùa nước lụt
Vùng đồng bằng sông Cửu Long- Nam Bộ
H thảo luận N2 và trình bày
H nghe và ghi nhớ
H thi đọc
Hiểu thời tiết ở miền Nam
Ôn TViệt: Từ ngữ về thời tiết 
 Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
 Cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm than.
 I.Mục tiêu:
- Giúp H củng cố từ ngữ về thời tiết 
- Hiểu và điền đúng dấu chấm,dấu chấm than vào trong những đoạn văn đã cho trước.
- Giúp H nhận biết về các bộ phận phụ chỉ thời gian trong câu như : bao giờ, tháng nào, lúc nào.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiết 1
Hoạt động 1 : Gthiệu - ghi bài
Hoạt động 2 : Ôn kiến thức
Muốn hỏi về thời gian ,ta dùng câu hỏi gì?
Khi nào thi dùng dấu chấm?
Khi nào thì sử dụng dấu chấm than?
Hoạt động 3 : Luyện tập
G tổ chức ,hdẫn H làm bài tập rồi chữa
Bài 1: Đặt câu với từ : ấm áp; mát mẻ; lạnh giá.
G chỉnh sửa
Bài 2 : Thay cụm từ khi nào trong câu hỏi bằng các cụm từ khác
a, Khi nào lớp bạn đi cắm trại?
b, Khi nào gia đình bạn đi nghỉ mát?
c, Bạn đi tắm biển khi nào?
G yêu cầu H thảo luận nhóm
G nhận xét
Bài 3 : Đọc bài“ Một trí khôn hơn trăm trí khôn “ và tìm những câu có dấu chấm và dấu chấm than
G yêu cầu H ghi vào vở
Trong trường hợp nào thì dùng những loại dấu trên?
G chốt lại
Tiết 2
G tiếp tục hdẫn H làm bài tập rồi chữa
Bài 1: Nối tên mùa với đặc điểm của từng mùa trên đất nước ta:
Mùa xuân nóng bức, có mưa rào
Mùa hạ giá lạnh và khô
Mùa thu tiết trời ấm, cây cối đâm chồi, nảy lộc
Mùa đông gió mát,trời trong xanh
G tổ chức cho H làm theo nhóm
Đại điện từng nhóm trình bày
Bài 2 : Dùng cụm từ khi nào hoặc tháng nào, ngày nào để đặt câu hỏi cho bộ phận câu gạch dưới trong mỗi câu sau.
a, Hồi tháng ba, lớp tôi đi thăm viện bảo tàng.
b, Tháng sáu chúng em sẽ được nghỉ hè.
c, Ngày mai chúng em sẽ đến thăm cô giáo cũ.
G yêu cầu H làm vào vở
G theo dõi,hdẫn thêm
G nhận xét - chỉnh sửa
Bài 3 : Điền dấu chấm hoặc dấu chấm than vào chỗ chấm trong đoạn văn sau cho phù hợp:
Đêm đông, trời rét cóng tay....Chú mèo mướp nằn lì bên bếp tro ấm,luôn miệng kêu: “ Ôi, rét quá...Rét quá ...” Mẹ dậy nấu cơm và bảo: “ Mướp đi ra đi...Để chỗ cho mẹ đun nấu nào...”
G yêu cầu H làm miệng
G chốt bài đúng
* Củng cố - dặn dò
G thu vở chấm - nhận xét
G chốt lại cách sử dụng dấu câu, các bộ phận chỉ thời gian
Về nhà ôn lại bài
H nghe và nhẩm đọc
Dùng câu hỏi Khi nào
Kết thúc câu kể lại sự việc
Kết thúc câu bộc lộ cảm xúc hoặc câu cầu khiến
H đặt câu vào vở
Vài em đọc câu vừa đặt
1 em đọc yêu cầu bài 
H thảo luận N2
Đại diện nhóm trình bày
1 em nêu yêu cầu
H làm bài vào vở
Thách đố,lời đề nghị,cầu khiến,trả lời bạn
1 em nêu yêu cầu
H làm theo nhóm
Các nhóm lên đính kết quả
1 em nêu yêu cầu
H làm bài vào vở
H đọc bài làm -Lớp nhận xét
1 em nêu yêu cầu
H làm miệng
H nghe và ghi nhớ
BDHSG : Toán : Giải toán có lời văn
I.Mục tiêu : 
- Củng cố lại quy trình giải toán có lời văn. H biết vận dụng các bảng nhân đã học vào giải toán .
- Rèn kỹ năng làm tính và giải toán.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động 1 : Gthiệu - ghi bài
 Hoạt động 2 : Củng cố kiến thức
G gọi H đọc lại các bảng nhân đã học
2 em nhắc lại các bước giải một bài toán .
Hoạt động 3 : Luyện tập
G tổ chức hdẫn H làm bài tập rồi chữa
Bài 1 : Một đàn bò có 7 con . Hỏi có bao nhiêu chân?
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết đàn bò có bao nhiêu chân trước hết cần biết điều gì ?
Vậy một con bò có bao nhiêu chân?
G yêu cầu H giải vào vở
Chữa bài - nhận xét
Bài 2 : Mỗi bữa ăn phải dọn ra 9 đôi đũa. Hỏi phải dọn ra mấy chiếc đũa tất cả?
Bài 3 : Hoa có 9 hộp bi, mỗi hộp đựng 4 viên bi . Hỏi Hoa có tất cả bao nhiêu viên bi?
Bài 4 : Có 2 con đường từ nhà Hồng đến nhà Lan, có 3 con đường từ nhà Lan đến nhà Huệ .Muốn đi từ nhà Hồng đến nhà Huệ phải qua nhà Lan. Hỏi có bao nhiêu con đường từ nhà Hồng đến nhà Huệ?
G cho H làm các bài tập rồi chữa
Hoạt động 4 : Củng cố - dặn dò
G thu vở chấm - Nhận xét
Về nhà tiếp tục ôn lại cách giải dạng toán có lời văn.
H nghe và nhẩm đọc
Vài em đọc bảng nhân đã học ( không theo thứ tự )
2 em nhắc các bước ( đọc bài- tóm tắt- xác định dạng bài- chọn câu lời giải và phép tính phù hợp )
1 em đọc bài toán
1 đàn bò có 7 con
7 con bò có bao nhiêu chân
S ố chân 1 con bò 
Có 4 chân
H tự giải bài vào vở
H trình bày bài giải trước lớp
H tiến hành giải các bài tập 2; 3 và 4 vào vở
Chữa bài - nhận xét
Đáp án bài 4 :
Số con đường từ nhà Hồng đến nhà Huệ là : 3 x 2 = 6 ( con đường )
 Đáp số : 6 con đường
H nộp bài chấm
Lớp cùng chữa bài
Ôn TViệt : Luyện tập : Tả ngắn về bốn mùa
I. Mục tiêu :
- Giúp H củng cố đặc điểm của bốn mùa : xuân - hạ - thu -đông để viết được đoạn văn tả ngắn về bốn mùa.
- Chú y cách dùng từ, đặt câu và vận dụng dấu câu cho phù hợp.
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Gthiệu -ghi đề bài
Hãy viết một đoạn văn ngắn ( 3 - 5 câu ) nói về một mùa trong năm.
Đề bài yêu cầu gì ?
Hoạt động 2 : Củng cố kiến thức
G yêu cầu H nhắc lại bốn mùa trong năm .
Nêu đặc điểm từng mùa
G chốt lại đặc điểm riêng biệt từng mùa.
Hoạt động 3 : Hdẫn viết
Chọn mùa mình thích viết, chú y dùng từ ,đặt câu ,sử dụng dấu câu phù hợp
Viết ngắn gọn, đủ y, trình bày bài viết theo bố cục.
Hoạt động 4 : H thực hành viết
G theo dõi , nhắc nhở chung
Thu bài chấm
Hoạt động 5 : Củng cố -dặn dò
G đọc một số bài văn viết tốt
Chữa những bài viết chưa đạt
Về nhà tiếp tục chọn một mùa khác để viết.
 1 em đọc đề bài
Viết đoạn văn ngắn tả về bốn mùa
H nêu : xuân - hạ - thu - đông
H thảo luận theo N4
Đại diện nhóm trình bày
H nghe - ghi nhớ
H nghe và ghi nhớ để thực hiện
H viết bài vào vở lớp
H nghe để học tập và rút kinh nghiệm
H nghe và ghi nhớ
Sinh hoạt lớp : Sinh hoạt sao
 Nội dung và hình thức sinh hoạt do Đội quy định .
 H tiến hành sinh hoạt theo sự hdẫn của các anh ,chị phụ trách sao.
 G theo dõi ,nhắc nhở chung .

Tài liệu đính kèm:

  • docon tuan 20.doc