Bài 64: im, um
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: HS đọc và viết được vần im - um – chim câu - trùm khăn.Đọc, viết được đúng từ ngữ, câu ứng dụng.Luyện nói theo chủ đề “Xanh, đỏ, tím, vàng “.
2/. Kỹ năng: HS biết ghép vần tạo tiếng, đánh vần tiếng có vần im - um.Viết đều nét, đẹp, đúng mẫu, đúng khoảng cách. Phát triền lời nói tự nhiên theo chủ đề.Rèn kỹ nâng giao tiếp.
3/. Thái độ: HS yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt thông qua các hoạt động học.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Tranh, chữ mẫu, bộ thực hành.
2/. Học sinh: SGK, bảng con, bộ thực hành.
Tuần 16 Thứ hai , ngày tháng năm 2007 Tiếng Việt Bài 64: im, um I/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: HS đọc và viết được vần im - um – chim câu - trùm khăn.Đọc, viết được đúng từ ngữ, câu ứng dụng.Luyện nói theo chủ đề “Xanh, đỏ, tím, vàng “. 2/. Kỹ năngï: HS biết ghép vần tạo tiếng, đánh vần tiếng có vần im - um.Viết đều nét, đẹp, đúng mẫu, đúng khoảng cách. Phát triền lời nói tự nhiên theo chủ đề.Rèn kỹ nâng giao tiếp. 3/. Thái độ: HS yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt thông qua các hoạt động học. II/. CHUẨN BỊ: 1/. Giáo viên: Tranh, chữ mẫu, bộ thực hành. 2/. Học sinh: SGK, bảng con, bộ thực hành. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1/. Ổn định: 2/. Kiểm tra bài cũ: Đọc trang trái -đọc trang phải- đọc cả 2 trang. -Giáo viên đọc, Học sinh viết vào bảng: “Que kem – mềm mại – ghế đệm – con tem“ Nhận xét. 3/. Bài mới :Giới thiệu bài: im – um HOẠT ĐỘNG 1: Học vần im a- Nhận diện: Giáo viên gắn vần im. -Vần im được tạo bởi những âm nào? -So sánh im và am. Tìm và ghép vần im à Nhận xét. b- Đánh vần: -Phâân tích vần : im Giáo viên đánh vần mẫu: i - m - im - Có vần im, cô thêm âm gì trước vần im thì được tiếng chim? Giáo viên viết bảng: chim GV đánh vần mẫu: ch - im - chim Giáo viên treo tranh hỏi: Tranh vẽ gì? Giáo viên ghi bảng - đọc mẫu: chim câu è Nhận xét: Chỉnh sửa. c- Hướng dẫn viết: Gắn mẫu và viết mẫu: im - Hướng dẫn cách viết. Gắn mẫu và viết mẫu: chim câu - Hướng dẫn cách viết. Lưu ý: Nét nối và khoảng cách giữa các con chữ. è Nhận xét. HOẠT ĐỘNG 2: Học vần um a- Nhận diện: Giáo viên gắn vần um. ( Quy trình tương tự như hoạt động 1) -Vần um được tạo bởi những âm nào? -So sánh um và im. b- Đánh vần: -Phân tích vần um. Giáo viên đánh vần mẫu: u - m - um tr - um - trum – huyền - trùm è trùm khăn c- Hướng dẫn viết bảng : Gắn mẫu và viết mẫu: um - Hướng dẫn cách viết. Gắn mẫu và viết mẫu: trùm khăn - Hướng dẫn cách viết. Lưu ý: Nét nối giữa các con chữ và vị trí dấu thanh.àNhận xét: Chỉnh sửa. HOẠT ĐỘNG 3: Đọc từ ứng dụng Giáo viên treo tranh hỏi: - Đây là con gì? ð Giáo viên ghi bảng: con nhím -Trong từ con nhím tiếng nào mang vần im? Giáo viên treo tranh: - Các bạn đang chơi trò gì? ð Giáo viên ghi bảng: trốn tìm -Trong từ trốn tìm tiếng nào mang vần im? -Các bạn đang tươi cười như thế nào? ð Giáo viên ghi bảng: tủm tỉm -Trong từ tủm tỉm tiếng nào mang vần um? Giáo viên treo tranh hỏi:-Bạn trong tranh trông như thế nào? ð Giáo viên ghi bảng: mũm mĩm -Trong từ mũm mĩm tiếng nào mang vần um? Học sinh nêu vần vừa học có trong từ ứng dụng? HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hát Học sinh đọc trang trái, trang phải, đọc cả bài. -Học sinh viết bảng con theo từng tổ mỗi tổ 1 từ. -Aâm i và m. -Giống: Có âm m. -Khác: im bắt đầu âm i am bắt đầu âm a. HS tìm ghép trong bộ thực hành. -Aâm i đứng trước và âm m đứng sau. -Thêm âm ch trước vần im. Cá nhân, dãy, bàn đồng thanh. - Con chim Cá nhân, nhóm, tổ đồng thanh. -Học sinh viết bảng con: im Học sinh quan sát. HS viết bảng con: chim câu Học sinh quan sát. -Ghép bởi 2 âm : u – m -Giống: đều cò âm m. Khác: um bắt đầu âm u im bắt đầu âm i. -U đứng trước và m đứng sau. Cá nhân, dãy, bàn đồng thanh. -Học sinh viết bảng: um Học sinh quan sát. -Học sinh viết bảng: trùm khăn -Con nhím Cá nhân, dãy, bàn đồng thanh -Tiếng nhím -Trốn tìm Cá nhân, dãy, bàn đồng thanh -Tiếng tìm -Tủm tỉm Cá nhân, dãy, bàn đồng thanh -Tiếng tủm - Mập mạp, mũm mĩm. á nhâân, dãy, bàn đồng thanh -Tiếng mũm. Học sinh đọc từ ứng dụng. Tiết 2 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG 1: Luyện đọc Giáo viên đọc mẫu trang 130. Giáo viên treo tranh hỏi: Tranh vẽ gì? Qua tranh cô giới thiệu câu ứng dụng. Giáo viên ghi bảng và đọc mẫu. “ Khi đi em hỏi Khi về em chào Miệng em chúm chím Mẹ có yêu không nào. “ è Nhận xét: Sửa sai. HOẠT ĐỘNG 2: Luyện viết vở Giáo viên giới thiệu nội bài luyện viết: “im - um - chim câu - trùm khăn “ Giáo viên viết mẫu: im - chim câu um - trùm khăn Lưu ý: Nét nối giữa các con chữ và vị trí dấu thanh phải đúng quy định. Giáo viên hướng dẫn cách viết vào vở. è Nhận xét: Phần viết vở - Sửa sai. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện nói Giáo viên treo tranh: Tranh vẽ gì? ð Chủ đề hôm nay là :“ Xanh , đỏ , tím , vàng” -Những vật nào có màu đỏ? -Những vật nào có màu xanh? -Những vật nào có màu tím? -Những vật nào có màu đen -Em còn biết những màu nào nữa? Hãy kể tên? -Tất cả các màu nói trên được gọi là gì? -Hãy kể một vài quả có màu như chủ đề hôm nay. 4/.Củng cố:Trò chơi: Tìm tiếng mang vần vừa học - Thi đua giữa các tổ, nhóm 5/. Dặn dò: Về nhà đọc lại bài vừa học. Chuẩn bị: Xem trước bài iêm – yêm. Nhận xét tiết học. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ -Học sinh luyện đọc. -Vẽ mẹ và bé. -Bé chào mẹ khi đi học về. Học sinh lắng nghe. Cá nhân, dãy, bàn đồng thanh. Học sinh quan sát. -Học sinh nêu quy trình viết. -Học sinh nêâu tư thế ngồi viết. -Học sinh nêu khoảng cách giữa chữ với chữ - Giữa từ với từ HS viết vào vở mỗi chữ 1 hàng. -Lá gấc màu xanh, quả gấc màu đỏ, quả cà màu tím,quả cam màu vàng. -Lá cờ Tổ quốc có nền màu đỏ, ngôi sao màu vàng. -Lá các loại cây có màu xanh. Học sinh nêu: vàng, nâu, hồng, . -Màu sắc. Học sinh nêu. Học sinh tham gia trò chơi. Thứ ba , ngày tháng năm 2007 Tiếng Việt Bài 65: iêm, yêm I/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: HS đọc và viết được vần iêm – yêm – dừa xiêm – cái yếm.Đọc, viết được đúng từ ngữ, câu ứng dụng.Luyện nói theo chủ đề “điểm mười”. 2/. Kỹ năngï: Học sinh biết ghép vần tạo tiếng, đánh vần tiếng có vần iêm - yêm.Viết đều nét, đẹp, đúng mẫu, đúng khoảng cách.Phát triền lời nói tự nhiên theo chủ đề “điểm mười“. 3/. Thái độ: Học sinh yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. II/. CHUẨN BỊ: 1/. Giáo viên: Tranh, chữ mẫu, bộ thực hành. 2/. Học sinh: SGK, bảng con, bộ thực hành. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1/. Ổn định: 2/. Kiểm tra bài cũ: Đọc trang trái -đọc trang phải - đọc cả 2 trang. -Giáo viên đọc, Học sinh viết vào bảng: “Con nhím - mũm mĩm - trốn tìm - tủm tỉm “ Nhận xét. 3/. Bài mới: Giới thiệu bài: iêm - yêm HOẠT ĐỘNG 1: Học vần iêm a- Nhận diện: Giáo viên gắn vần iêm. -Vần iêm được tạo bởi những âm nào? -So sánh iêm và êm. Tìm và ghép vần iêm. à Nhận xét. b- Đánh vần: -Phâân tích vần: iêm Giáo viên đánh vần mẫu: i - ê - m - iêm - Có vần iêm thêâm âm x trước vần iêm được tiếng gì? Giáo viên viết bảng: xiêm Giáo viên đánh vần mẫu: x - iêm - xiêm Giáo viên treo tranh hỏi: Tranh vẽ gì? Giáo viên ghi bảng - đọc mẫu : dừa xiêm è Nhận xét: Chỉnh sửa. c- Hướng dẫn viết: Gắn mẫu và viết mẫu: iêm - Hướng dẫn cách viết. Gắn mẫu và viết mẫu: dừa xiêm - Hướng dẫn cách viết Lưu ý: Nét nối và khoảng cách giữa các con chữ. è Nhận xét. HOẠT ĐỘNG 2: Học vần yêm a- Nhận diện: Giáo viên gắn vần yêm. ( Quy trình tương tự như hoạt động 1) -Vần yêm được tạo bởi những âm nào? -So sánh yêm và iêm. b- Đánh vần: -Phân tích vần yêm. Giáo viên đánh vần mẫu: yêâ - m - yêm Yê - m - sắc - yếm è Cái yếm c- Hướng dẫn viết bảng: Gắn mẫu và viết mẫu: yêm -Hướng dẫn cách viết. Gắn mẫu và viết mẫu: cái yếm - Hướng dẫn cách viết. Lưu ý: Nét nối giữa các con chữ, vị trí dấu thanh. Hướng dẫn cách viết. àNhận xét: Chỉnh sửa. HOẠT ĐỘNG 3: Đọc từ ứng dụng Giáo viên treo tranh hỏi: - Tranh vẽ gì? ð Giáo viên ghi bảng: thanh kiếm Trong từ thanh kiếm tiếng nào mang vần iêm? Giáo viên giới thiệu từ quý hiếm. ð Giáo viên ghi bảng: quý hiếm Trong từ quý hiếm tiếng nào mang vần iêm? Giáo viên treo tranh hỏi:-Đây là hình ảnh gì? à Đó còn được gọi là âu yếm bé. ð Giáo viên ghi bảng: âu yếm -Trong từ âu yếm tiếng nào mang vần yêm? Giáo viên giới thiệu từ: Yếm dãi ð Giáo viên ghi bảng: yếm dãi Trong từ yếm dãi tiếng nào mang vần yêm? Học sinh nêu vần vừa học có trong từ ứng dụng. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hát Học sinh đọc trang trái, trang phải, đọc cả bài. -Học sinh viết bảng con theo từng tổ mỗi tổ 1 từ. Ghép bởi âm: iê và m -Giống: Có âm êm -Khác: iêm bắt đầu âm i êm bắt đầu âm ê HS tìm ghép trong bộ thực hành. -Aâm đôi iê đứng trước âm m đứng sau. Cá nhân, dãy, bàn đồng thanh. - Được tiếng xiêm. Cá nhân, dãy, bàn đồng thanh. -Quả dừa xiêm. Cá nhân, nhóm, tổ đồng thanh. Học sinh viết bảng con: iêm Học sinh quan sát. HS viết bảng con: dừa xiêm Học sinh quan sát. -Ghép bởi âm: yêâ - m -Giống: đều cò âm m. -Khác: yêm bắt đầu âm đôi yê iêm bắt đầu âm đôi iê. - Aâm đôi yê đứng trước âm m đứng sau. -Cá nhân, dãy, bàn đồng thanh. -Học sinh viết bảng: yêm Học sinh quan sát. -Học sinh viết bảng:cái yếm -Thanh kiếm Cá nhân, dãy, bàn đồng thanh. -Tiếng kiếm Học sinh quan sát. Cá nhân, dãy, bàn đồng thanh -Tiếng hiếm -Mẹ bế bé, nâng nịu bé. Cá nhân, dãy, bàn đồng thanh -Tiếng yếm Học si ... hải thế nào? Lần lượt các nhóm nêu ý kiến và bổ sung ý kiến của bạn. 5/. Dặn dò: Khuyến khích HS thực hiện việc xếp hàng nghiêm túc ngay hôm nay. Chuẩn bị: tiết 2 - Bài “Trật tự trong trường học “. Nhận xét tiết học. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hát Học sinh nêu HS quan sát tranh , thảo luận nhóm - Các bạn trong tranh đang xô đẩy nhau - Em sẽ đỡ bạn bị té đứng lên. HS cử đại diện lên tiến hành cuộc thi. Tổ trưởng điều khiển. HS các tổ khác nhận xét. - Không chen lẩn, xô đẩy, không nói chuyện trong hàng, không kéo lê giày dép. Thứ ba , ngày tháng năm 2007 TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 16: Hoạt động ở lớp I/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: HS biết các hoạt động học tập ở lớp học. 2/. Kỹ năng: Học sinh biết được mối quan hệ giữa GV – HS, HS – HS trong từng hoạt động học tập. 3/. Thái độ: HS có ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp học.Hợp tác, giúp đỡ, chia sẽ với các bạn trong lớp. II/. CHUẨN BỊ: 1/.Giáo viên: Tranh minh họa SGK. 2/.Học sinh: Vở bài tập tự nhiên, SGK. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1/. Ổn định: 2/. Kiểm tra bài cũ: “Lớp học “ + Kể tên một số đồ dùng có trong lớp học? + Cô giáo dạy em tên gì? èNhận xét bài cũ. 3/. Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động ở lớp. HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát tranh - biết được các hoạt động trong lớp và mối quan hệ giữa GV - HS, HS – HS. GV treo tranh. GV cho HS mở SGK thảo luận về nội dung từng tranh. Gọi HS trình bày. + Trong các hoạt động vừa nêu hoạt động nào được tổ chức ở trong lớp? +Hoạt động nào được tổ chức ngoài sân trường? + Trong các hoạt động trên, các em thấy GV làm những công việc gì? +HS làm những công việc gì? GV nhận xét. Kết luận:: Ở lớp học có nhiều hoạt động học tập khác nhau, trong đó có những hoạt động được tổ chức trong lớp học, nhưng cũng có những hoạt động được tổ chức ngoài trời. HOẠT ĐỘNG 2: Thảo luận theo cặp. Yêu cầu: Học sinh thảo luận theo cặp. GV cho HS nói về các hoạt động ở lớp học của mình. + Những hoạt động nào trong từng tranh ở bài 16 SGK có mà ở lớp học của mình không có? + Nêu các hoạt động mà em thích? + Em đã làm gì để giúp các bạn trong lớp mình học tốt? GV nhận xét và chốt ý. Các em phải biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẽ với nhau trong các hoạt động học tập, có như vậy chúng ta mới tiết bộ và học giỏi được. 4/.Củng cố: GV cho HS hát bài: Lớp chúng mình. 5/. Dặn dò: Các em cần tham gia đầy đủ các hoạt động ở lớp. Chuẩn bị bài: Giữ gìn lớp học sạch đẹp. Nhận xét tiết học. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hát Học sinh nêu. HS mở SGK Học sinh quan sát tranh. Học sinh nêu nhận xét của mình cho cả lớp cùng nghe. Đại diện nhóm trình bày. -Học sinh tự nêu. Học sinh quan sát tranh. -Học sinh tự nêu Học sinh tự nêu HS tự kể -Không làm dơ, không phá, không làm hư Cả lớp hát. Thứ tư , ngày tháng năm 2007 Thủ công Tiết 16: Gấp cái quạt (Tiết 2) I . Mục tiêu: 1/.Kiến thức: HS biết cách gấp cái quạt. 2/.Kĩ năng: HS nắm được kĩ năng gấp, gấp đều, đẹp. 3/.Thái độ: giáo dục HS tính xác, khéo léo. II . Chuẩn bị: 1/. Giáo viên: _ Quạt giấy mẫu _ 1 tờ giấy màu hình chữ nhật _ 1 sợi chỉ len màu _ Bút chì, thước kẻ, hồ dán 2/. Học sinh: _ 1 tờ giấy màu hình chữ nhật và 1 tờ giấy vở học sinh có kẻ ô _ 1 sợi chỉ hoặc len màu _ Bút chì, hồ dán _ Vở thủ công III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1/. Ổn định:Khởi động 2/. Kiểm tra bài cũ: Gấp cái quạt -Yêu cầu nhắc lại quy trình gấp cái quạt 3/. Bài mới : Giới thiệu bài: tiết thực hành Gấp cái quạt Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét GV cho HS quan sát mẫu gấp cái qụat : -Em có nhận xét gì về cái quạt? -Gấp cái quạt ta áp dụng các nếp gấp gì? Các nếp gấp cách đều nhau, chúng có thể chồng khít lên nhau khi ta xếp chúng lại. Hoạt động 2: GV hướng dẫn lại cách gấp GV hướng dẫn gấp từng bước theo quy trình: + Bước 1: GV đặt giấy màu lên mặt bảng và gấp các nếp gấp cách đều. ( H3) + Bước 2: Gấp đôi hình (H3) để lấy dấu giữa, dùng chỉ hay len buộc chặt phần giữa và dán hồ lên mép gấp ngoài cùng. ( H4) + Bước 3: Dùng tay ép chặt lại. ( H5) – GV cho HS thực hành trên giấy nháp. Hoạt động 3: Học sinh thực hành -Nhắc lại qui trình gấp quạt theo 3 bước. GV nhắc nhở HS mỗi nếp gấp phải được miết kĩ và bôi hồ phải mỏng, đều, buộc dây đảm bảo chắc, đẹp. Trong lúc HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng. 4/.Củng cố: Đánh giá sản phẩm: + Tổ chức trình bày và sử dụng sản phẩm + Chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. 5/. Dặn dò: Chuẩn bị: Gấp cái ví. Nhận xét tiết học. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hát HS nêu HS nêu -Gấp cái quạt ta áp dụng các nếp gấp cách đều. -Các nếp gấp giống nhau Quan sát HS nêu lại cách gấp. HS thực hiện trên giấy nháp, sau đó làm giấy màu -Quan sát -Thực hành gấp các nếp gấp cách đều trên giấy vở HS có kẻ ô. -Thực hành gấp quạt theo các bước đúng qui trình. Thứ hai , ngày tháng năm 2007 Aâm nhạc Tiết 16: Nghe hát quốc ca - kể chuyện âm nhạc I/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: HS được nghe Quốc ca và biết khi chào cờ có hát Quốc ca, trong lúc chào cờ phải nghiêm trang. 2/. Kỹ năng: Biết hát, hát đúng. 3/.Thái độ: Giáo dục HS tính nghiêm trang khi tham gia bất kì một buổi lễ nào.Qua câu chuyện nhỏ Nai ngọc các em thấy được mối liên quan giữa âm nhạc và đời sống của con người. .II/. CHUẨN BỊ: 1/. Giáo viên: nhạc cụ đệm theo bài hát. 2/. Học sinh: nhạc cụ gõ HS chuẩn bị. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1/. Ổn định: 2/. Kiểm tra bài cũ : Hát cả bài: Đàn gà con - Sắp đến tết rồi. è Nhận xét: Tuyên dương. 3/. Bài mới: Tiết này các em sẽ được nghe bài hát Quốc ca và nghe câu chuyện về âm nhạc. HOẠT ĐỘNG 1: Nghe Quốc ca - GV giới thiệu bài hát Quốc ca: Đây là bài hát chung của cả nước. Bài Quốc ca Việt Nam nguyên là bài Tiến quân ca do Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Khi chào cờ tất cả mọi người đều hát bài Quốc ca và thật nghiêm trang khi hát. GV cho HS nghe băng nhạc. GV hướng dẫn HS hát và thực hiện sự nghiêm trang khi chào cờ. GV chỉnh sửa cho một số em thực hiện chưa đúng. HOẠT ĐỘNG 2: Nghe kể chuyện âm nhạc. Giáo viên giới thiệu câu chuyện: Nai ngọc. GV kể chuyện. Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện: -Tại sao các con vật lại quên cả việc phá hoại nương rẫy, mùa màng? - Tại sao đêm đã khuya mà dân làng không ai muốn về? GV nhận xét - chốt ý: Tiếng hát Nai Ngọc đã giúp dân làng xua đuổi được các loài muôn thú phá hoại nương rẫy, mùa màng. Mọi người ai cũng đều yêu thích tiếng hát của Nai Ngọc. 4/.Củng cố: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tên tôi – tên bạn. GV hướng dẫn HS chơi và nói theo tiết tấu bài hát: Sắp đến tết rồi. à Nhận xét phần biểu diễn của Học sinh. 5/. Dặn dò: Chuẩn bị: Học bài hát do địa phương tự chọn. Trò chơi âm nhạc. Nhận xét tiết học. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hát Học sinh hát và vỗ tay theo phách. HS lắng nghe HS thực hiện HS lắng nghe -Do mãi nghe tiếng hát tuyệt vời của em bé. -Vì tiếng hát của Nai Ngọc rất hấp dẫn. HS tham gia chơi trò chơi Thứ hai , ngày tháng năm 2007 ùMĩ thuật Tiết 16: Vẽ hoặc xé dán lọ hoa I/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: HS thấy được vẽ đẹp hình dáng của lọ hoa. 2/. Kỹ năng: Vẽ, xé được lọ hoa đơn giản. 3/.Thái độ: Học sinh yêu thích môn Mĩ thuật. II/. CHUẨN BỊ: 1/. Giáo viên: Tranh ảnh các loại lọ hoa. 2/. Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, bút màu. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1/. Ổn định: 2/. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét bài vẽ cây. -Cây tên gì? -Nêu các bộ phận của cây? -Nêu màu sắc các bộ phận của cây? -Tìm một số loại cây mà em biết? 3/. Bài mới: Vẽ hoặc xé dán lọ hoa. HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu tranh, ảnh một số lọ hoa. GV treo tranh ảnh một số lọ hoa: -Lọ hoa có hình dáng như thế nào? -Lọ hoa gồm có mấy bộ phận? - GV nhận xét – chốt ý: Lọ hoa có nhiều hình dáng khác nhau. Lọ cao, thon nhưng cũng có lọ tròn thấp, hoặc lọ cao thân phình to ở dưới. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn vẽ Đầu tiên ta vẽ miệng của lọ hoa. Vẽ nét cong của thân lọ. Chỉnh sửa cho đẹp. Tô màu. - GV cho HS quan sát tranh sáng tạo HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành Giáo viên vẽ màu vào mẫu. GV hướng dẫn HS vẽ cân đối với khung hình - Có thể vẽ nhiều kiểu khác nhau, tô màu tuỳ thích. Chú ý: Bố cục bài vẽ màu phải đẹp, tô màu không bị lem. 4/.Củng cố: Giáo viên thu vở chấm bài vẽ. GV giới thiệu một số bài, hướng dẫn HS nhận xét. 5/. Dặn dò: Về nhà tập vẽ cho thành thạo. Chuẩn bị: Vẽ tranh ngôi nhà của em.. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hát Tuyên dương bài vẽ đẹp, sáng tạo. Học sinh kể tên. - Có nhiều màu sắc khác nhau. Học sinh tự kể Học sinh quan sát Quan sát -HS nêu: tròn, dài, cao, thấp, -Gồm có : miệng, cổ, thân, đáy HS nhắc lại cách vẽ. HS quan sát tranh sáng tạo. Học sinh vẽ màu. Học sinh thực hiện vào vở Mĩ Thuật, HS nhận xét.
Tài liệu đính kèm: