Giáo án Tuần 11 - Khối 2

Giáo án Tuần 11 - Khối 2

Tiếng Việt

 Bài 42: ưu, ươu

I/. MỤC TIÊU:

1/.Kiến thức: Học sinh đọc và viết vần ưu – ươu – trái lựu – hươu sao.Đọc được từ và câu ứng dụng. Luyện nói theo chủ đề “báo, gấu, hươu, nai voi”

2/.Kỹ năng: Biết ghép âm và vần tạo tiếng mới. Nói tự nhiên theo chủ đề.

3/.Thái độ: Yêu ngôn ngữ tiếng việt qua các hoạt động học.Biết yêu quý bảo vệ các loài vật.

II/. CHUẨN BỊ:

1/. Giáo viên: Tranh minh họa SGK, chữ mẫu.

2/. Học sinh: SGK, bảng con, bộ thực hành.

III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 36 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1320Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 11 - Khối 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai , ngày tháng năm 2007
Tiếng Việt
 Bài 42: ưu, ươu
I/. MỤC TIÊU:
1/.Kiến thức: Học sinh đọc và viết vần ưu – ươu – trái lựu – hươu sao.Đọc được từ và câu ứng dụng. Luyện nói theo chủ đề “báo, gấu, hươu, nai voi”
2/.Kỹ năngï: Biết ghép âm và vần tạo tiếng mới. Nói tự nhiên theo chủ đề.
3/.Thái độ: Yêu ngôn ngữ tiếng việt qua các hoạt động học.Biết yêu quý bảo vệ các loài vật.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Tranh minh họa SGK, chữ mẫu.
2/. Học sinh: SGK, bảng con, bộ thực hành.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Ổn định: 
2/. Kiểm tra bài cũ:
Đọc trang trái-đọc trang phải-đọc cả bài. 
Viết: diều sáo - yêu quý 
- Nhận xét. 
3/. Bài mới: Giới thiệu bài: ưu - ươu
-Cô có quả gì ?-Rút tiếng lựu
- Trong tiếng lựu có âm gì đã học rồi?
Giáo viên giới thiệu vần mới : ưu
Giáo viên treo tranh: -tranh vẽ gì? 
Rút tiếng ươu - trong tiếng hươu có âm gì đã học?
Giáo viên giới thiệu vần: ươu
HOẠT ĐỘNG 1: Học vần ưu
Mục tiêu: Học sinh nhận diện vần ưu. Đọc và viết tiếng có vần ưu - lựu - quả lựu
a- Nhận diện: Giáo viên gắn vần ưu
-Vần ưu được ghép bởi mấy âm? 
-So sánh ưu và iu - Tìm và ghép vần ưu
b- Đánh vần :
Giáo viên đánh vần mẫu: ư - u - ưu
-Có vần ưu muốn có tiếng lựu cô làm sao?
Giáo viên đọc mẫu: l - ưu -nặng - lựu
Treo tranh giới thiệu từ: Trái lựu - Đọc mẫu : 
c- Hướng dẫn viết:
Gắn mẫu -viết mẫu: ưu - Hướng dẫn cách viết. 
Lưu ý: Khoảng cách, nét nối giữa các con chữ.
Gắn mẫu -viết mẫu: lựu -Hướng dẫn cách viết. 
HOẠT ĐỘNG 2: Học vần ươu 
Mục tiêu: Học sinh nhận diện vần ươu. Đánh vần và luyện viết ươu, hươu sao.
(Quy trình tương tự như hoạt động 1)
Nhận diện:
(Quy trình trường tự như Hoạt đồng 1)
- So sánh vần ươu và ưu
c- Hướng dẫn viết bảng :
Gắn mẫu -viết mẫu: ươu, hươu 
Hướng dẫn cách viết : 
Lưu ý: Nối nét giữa ư, ơ, u và giữa h và ươu 
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện đọc
Mục tiêu: Học sinh hiểu, đọc từ ứng dụng.
Hướng dẫn đọc các từ :
Chú cừu – bầu rượu
Mưu trí - bướu cổ	
Giải thích:
Bướu cổ: Tên một loại bệnh làm cho cổ người to hơn bình thường.
Tìm tiếng có vần vừa học trong từ ứng dụng.
Chỉnh cách phát âm của HS èNhận xét. 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát 
HS đọc trang trái, trang phải, đọc cả bài. 
Học sinh viết bảng con
-Cô có quả lựu
-Aâm l
-Con hươu
-Aâm h.
Học sinh quan sát 
-Tạo bởi: âm ư và âm u
-Giống: u nằm ở cuối 
-Khác: ưu bắt đầu bằng ư
HS tìm ghép trong bộ thực hành
Cá nhân, dãy bàn đồng thanh.
-Thêm âm l và dấu nặng. 
Cá nhân, dãy bàn đồng thanh.
Học sinh quan sát 
Học sinh viết bảng con : ưu
Học sinh quan sát 
Học sinh viết bảng con :lựu
-Giống : đều có u đứng ở sau
-Khác : ươu bắt đầu bằng ươ
Cá nhân, dãy bàn đồng thanh.
Học sinh quan sát 
Học sinh viết bảng: ươu - hươu
Đọc cá nhân, dãy bàn đồng thanh
-Vần ươu: bướu, khướu 
-Vần ưu: mưu, cừu ,cứu , cựu ,về hưu ...
 Tiết 2
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Học sinh luyện đọc đúng nội dung bài trong SGK. Rèn đọc to, rõ ràng, mạch lạc.
Cho học sinh đọc lại toàn bài.
Giới thiệu quy trình đọc trang trái - đọc mẫu. 
Treo tranh giới thiệu:-Tranh vẽ gì? -Đọc mẫu:
“Buối trưa, cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy hươu , nai đã ở đấy rồi”
Tìm tiếng có vần vừa học è Nhận xét: Sửa sai
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện viết 
Mục tiêu: HS luyện viết đúng nội dung bài.Rèn viết đều nét, đẹp vào vở. 
Giáo viên giới thiệu nội dung luyện viết:
ưu, trái lựu, ươu , hươu sao
(Quy trình viết giống như tiết 1)
è Nhận xét: Phần viết vở – Sửa sai.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện nói 
Mục tiêu:Học sinh luyện nói theo chủ đề“báo , gấu, hươu , nai voi”
Thi đua nói về các loài thú rừng mà em biết:
Treo tranh giới thiệu chủ đề luyện nói.
Đây là các loài vật quý hiếm, chúng ta phải biết yêu quý, bảo vệ loài vật.
4/.Củng cố: Trò chơi tiếp sức.
Điền thêm vần ưu hay ươu vào từ còn thiếu.
è Nhận xét: Tuyên dương.
5/.Dặn dò:Về nhà đọc lại bài.
Chuẩn bị: Ôn tập 
Nhận xét tiết học. 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 Hát 
-Học sinh đọc toàn bộ bài. 
Cá nhân, dãy bàn, đồng thanh
-Cừu, hươu, nai đang ở bờ suối.
Cá nhân, dãy bàn, đồng thanh
Cừu à ưu; hươu à ươu
Học sinh quan sát 
Mỗi con chữ viết 2 lần. 
Đọc chủ đề. 
Thực hành nói tự nhiên.
Thảo luận đôi bạn nói về các con vật trong tranh.
Học sinh tham gia trò chơi.
 Thứ ba , ngày tháng năm 2007
Tiếng Việt
 Bài 43: Ôn tập
I/. MỤC TIÊU:
1/.Kiến thức: Học sinh đọc và viết một cách chắc chắn các vần vừa học có kết thúc bằng u hay o. Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng. Kể được nội dung truyện“Sói và cừu “theo tranh mà em thích.
2/.Kỹ năngï: Đọc đúng từ, câu ứng dụng.Nghe hiểu, kể theo tranh truyện Sói và cừu.
3/.Thái độ: Giáo dục HS yêu thích ngôn ngữ Tiếng việt thông qua các hoạt động dạy và học.Giáo dục HS nên bình tĩnh và thông minh, không nên có tính kiêu căng, chủ quan, độc ác.
II/. CHUẨN BỊ :
1/.Giáo viên: SGK, tranh minh hoạ, mẫu chữ, bộ thực hành.
2/.Học sinh: SGK, bảng con, bộ thực hành -Vở tập viết.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Ổn định: 
2/. Kiểm tra bài cũ: ưu, ươu 
Đọc trang trái-đọc trang phải.
Học sinh nói câu có chủ đề : Hổ, báo, gấu . . .
Viết: Chú cừu - bướùu cổ – hươu sao – mưu trí. 
è Nhận xét. 
3/. Bài mới: Giới thiệu bài: Oân tập
Kể những vần kết thúc bằng u và o.
Giáo viên treo bảng ôn. 
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn các vần vừa học.
Mục tiêu: Học sinh biết ghép âm và âm, tạo vần và đọc đúng các vần vừa học trong tuần. 
Giáo viên ghép mẫu: Ghép1 âm ở cột dọc với 1 âm cột ngang tạo thành vần.
A ghép với u được vần au.
A ghép với o được vần ao.
E ghép với o được vần gì?
 Aâ ghép với u được vần gì?
Lưu ý: Các ô trong bảng ôn tô màu tức là các ô trông không ghép được.
Yêu cầu: Lấy âm ở cột dọc với âm ở hàng ngang tương tự như hướng dẫn của Giáo viên.
Hình thành bảng ôn:
u
o
a
au
ao
e
eo
â
âu
ê
êu
i
iu
ư
ươ
iê
iêu
yê
yêu
ươ
ươu
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc từ ứng dụng 
Mục tiêu: HS hiểu và đọc đúng từ ứng dụng. 
Giáo viên treo tranh và giới thiệu từ ứng dụng:
ao bèo , cá sấu , kì diệu
Giáo viên đọc mẫu:
Tìm các vần đã học trong các từ ứng dụng trên?
à Nhận xét: Sửa sai cho Học sinh.
HOẠT ĐỘNG 3: Viết từ ứng dụng
Mục tiêu: HSviết đúng, sạch đẹp các từ ứng dụng 
c- Hướng dẫn viết:
Gắn mẫu chữ -viết mẫu: ao bèo, cá sấu, kỳ diệu
Hướng dẫn cách viết. 
Lưu ý: Khoảng cách, nét nối giữa các con chữ và vị trí đặt dấu thanh. 
4/.Củng cố: Đọc lại bảng ôn, từ ứng dụng trong SGK. èNhận xét.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát 
 Học sinh đọc 
- Học sinh nói câu có chủ đề.
Học sinh viết bảng con.
- eo - ao - au - âu - iu - êu - iêu - yêu - ưu - ươu .
Luyện đọc các âm ở bảng ôn theo thứ tự và không theo thứ tự.
-eo 
-âu
-Luyện đọc bảng ôn theo thứ tự và không theo thứ tự.
Học sinh quan sát từ ứng dụng. 
-Cá nhân, dãy bàn đồng thanh.
-Học sinh tìm từ đã học.
Học sinh quan sát 
Học sinh viết bảng con 
Học sinh viết vở tập viết.
-Học sinh đọc bảng ôn, từ ứng dụng.
 Tiết 2
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Đọc đúng nộïi dung trong SGK. Rèn đọc to, rõ ràng, mạch lạc.
Yêu cầu đọc trang trái -Nhận xét: sửa sai.
Giáo viên gắn tranh 3: - Tranh vẽ gì?
ð Giới thiệu câu ứng dụng:
“Nhà sáo ở sau dãy núi. Sáo ưa khô ráo, có nhiều châu chấu, cào cào”.
Giáo viên đọc mẫu:è Nhận xét: Sửa sai.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện viết vở 
Mục tiêu: Học sinh luyện viết đúng nội dung, rèn viết đều nét, đẹp vào trong vở tập viết.
Viết tiếp phần còn lại vào vở tập viết.
 Gắn mẫu chữ - viết mẫu: cá sấu - kỳ diệu 
Hướng dẫn cách viết. 
Lưu ý: Khoảng cách, nét nối giữa các con chữ và vị trí đặt dấu thanh è Nhận xét - Sửa sai.
HOẠT ĐỘNG 3: Kể chuyện 
Mục tiêu: HS nghe và kể lại được câu chuyện theo nội dung của tranh.
Giáo viên kể lần1:
Giáo viên kể lần 2 kết hợp tranh.
Gợi ý để Học sinh kể chuyện theo tranh.
Tranh 1: Một con chó Sói đang đói lồng lộn đi tìm thức ăn, bỗng gặp chú cừu.Nó chắc mẩm được một bữa ngon lành. Nó tiến lại và nói “Này Cừu, hôm nay mày tận số rồi. Trước khi chết mày có mong ước gì?”
Tranh 2: Sói nghĩ con mồi này không thể chạy thoát được. Nó liền hắng giọng rồi cất tiếng sủa lên thật to.
Tranh 3: Tận cuối bãi người chăn cừu bồng nghe tiếng gào của cho Sói. Anh liền chạy nhanh đến. Sói vẫn đang ngửa mặt lên, rống ông ổng. Người chăn cừu liền giáng cho sói 1 gậy.
Tranh 4: Cừu thoát nạn.
ð Ý nghĩa: Con Sói chủ quan và kiêu căng phải đền tội.Con cừu bình tĩnh, thông minh nên thoát nạn.
-Qua câu chuyện này ta không nên làm điều gì?
4/.Củng cố: Yêu cầu: Học sinh kể lại chuyện.
5/. Dặn dò:Về nhà đọc lại nhiều lần. 
Chuẩn bị: Ôn tập. Nhận xét tiết học. 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 Hát 
Cá nhân, dãy bàn đồng thanh.
-Núi, chim đậu trên cành cây, châu chấu, cào cào . . .
Cá nhân, dãy bàn đồng thanh.
Học sinh quan sát 
-Học sinh viết vào vở: cá sấu 
Học sinh quan sát 
Học sinh viết vào vở: kỳ di ...  ấm của em. Bố mẹ, ông bà, anh chị em là người thân yêu nhất của em.
-Vì sao nói gia đình là tổ ấm của em?
Ở hoạt động 2 các em ngồi cạnh nhau đã cùng nhau nói về gia đình của mình. Qua hoạt động 3 các em nói về gia đình mình cho cả lớp cùng nghe.
HOẠT ĐỘNG 3: Kể về gia đình mình cho cả lớp cùng nghe. 
Mục tiêu: Mọi người được kể và chia sẻ với các bạn trong lớp về gia đình mình.
-Dựa vào ảnh và tranh vẽ các em lên kể về gia đình mình?
Đặt câu hỏi phụ -Tranh (ảnh) có những ai? 
-Em muốn thể hiện gì trong tranh?
4/- Củng cố: Trò chơi: Tập hát và múa bài hát “Ba ngọn nến“
5/. Dặn dò: Chuẩn bị: Xem trước bài nhà ở.
Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát
 -Cơ thể người gồm có 3 phần :
-Đầu, mình, chân và tay.
-HS nêu và chỉ các bộ phận bên ngoài cơ thể. 
-Phải siêng năng tắm rửa, vệ sinh cá nhân.
-Đánh răng nhiều lần trong1ngày.. 
Hát múa cả nhà thương nhau 
-Nói về bố mẹ và con cái.
-Cả nhà thương nhau vì ba mẹ yêu 
thương nhau, vì bé là con của ba mẹ.
-Học sinh mở SGK bài 11
-Học sinh nêu lại cách xem tranh và thứ tự tranh vẽ.
Lớp quan sát tranh trên bảng nghe Giáo viên giao việc.
 Từng Tổ nêu lại nội dung giao việc của Giáo viên.
Học sinh ngồi theo nhóm 4.
Đại diện nhóm trình bày nội dung tranh 1 ; 2 ; 3 ; 4 
-Học sinh học nhóm đôi xem ảnh hoặc tranh của nhau.
-HS gắn ảnh hoặc tranh vẽ lên bảng.
-Vì gia đình có ông bà, cha mẹ là những người thân yêu nhất của em.
-Học sinh xung phong kể về gia đình của mình qua ảnh và tranh vẽ. 
-Học sinh nêu nội dung ảnh hoặc tranh vẽ của mình. 
Cả lớp hát và múa hát “Ba ngọn nến“ 
Thứ , ngày tháng năm 2007
thủ công
 Tiết 11: Xé, dán hình con gà con
 (Tiết 2)
I- MỤC TIÊU:
 1- Kiến thức: Hiểu được cách xé và dán con gà.
 2- Kỹ năng: Biết cách xé và dán hình con gà con đơn giản. Xé được hình con gà con, dán cấn đối, phẳng.
 3- Thái độ: Giáo dục Học sinh lòng yêu thích đôïng vật.
II- CHUẨN BỊ:
 1- Giáo viên: Bài mẫu về xé, dán hình con gà có trang trí cảnh vật.Giấy thủ công màu.Giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn lau.
 2- Học sinh: Giấy thủ công màu vàng, bút chì, bút màu, hồ dán, vở thủ công.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/.Ổn định: 
2/.Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra giấy màu, vở thủ công, hồ dán, bút màu, bút chì.
3/.Bài mới : Giới thiệu bài: Hôm nay các con sẽ thực hành:
Xé, dán hình con gà 
Giáo viên ghi tựa.
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại các bước xé 
Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại các bước xé.
Giáo viên đính các thao tác xé thân con gà. Yêu cầu Học sinh nhắc lại :
+ Thân con gà nằm trong khung hình gì?
+Kích thước?
+ Muốn có thân con gà ta làm sao?
- Thao tác đầu con gà: 
+ Đầu con gà nằm trong khung hình gì?
Kích thước?
Giáo viên đính các thao tác xé đuôi gà:
 -Đuôi gà nằm trong khung hình gì? Kích thước?
GV đính các thao tác chân, mỏ con gà:
Yêu cầu so sánh?
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn thực hành xé 
Mục tiêu: Học sinh thực hành xé con gà.
Giáo viên yêu cầu từng bước :
+ Xé: Thân gà, đầu gà, đuôi gà, chân gà, mỏ gà.
GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
Lưu ý: Tư thế ngồi xé của Học sinh, đảm bảo vệ sinh sau khi thực hành.
Giáo viên kiêåm tra phần thực hành xé.
HOẠT ĐỘNG 2: Trình bày sản phẩm xé. 
Mục tiêu: Yêu cầu HS sáng tạo khi trình bày sản phẩm. Dán cân đối, đẹp phẳng.
 Giới thiệu mẫu sáng tạo.
Quan sát hướng dẫn những Học sinh còn lúng túng khi trang trí sản phẩm của mình.
4/.Củng cố : 
-Trình bày bài xé của mình như thế nào?
-Nhận xét sản phẩm mình làm ra. 
5/. Dặn dò:
 Bài về nhà: Tập xé, dán thành thạo hình con gà.
Chuẩn bị bài: ôn tập chương 1.
Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát 
Học sinh quan sát mẫu, nhắc lại 
-Khung hình chữ nhật 
-Kích thước 10 ô x 8 ô
-Hình chữ nhật xé 4 góc rồi chỉnh sửa cho giống thân con gà.
-Có cạnh 5 ô hình vuông.
-Hình tam giác nằm trong khung hình vuông có cạnh 4 ô.
-Học sinh so sánh kích thước chân so với đuôi, mỏ gà so với chân.
Học sinh quan sát
Học sinh thực hành theoyêu cầu của Giáo viên.
Học sinh quan sát nhận xét 
Học sinh làm việc theo nhóm 4
Học sinh trình bày sản phẩm trên bảng.
HS nêu và tự nhận xét sản phẩm của mình.
 Thứ , ngày tháng năm 2007
Aâm nhạc
 Tiết11: Học hát: Đàn gà con 
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh thuộc lời ca, hát đúng giai điệu bài: Đàn gà con do nhạc sĩ người Nga tên là Phi-lip-pen-co sáng tác. Lời Việt do tác giả Viêt Anh phỏng dịch.
2/. Kỹ năng: Học sinh hát đồng đều, rõ lời, đúng lời bài hát “Đàn gà con”
3/. Thái độ: Giáo dục Học sinh phát huy năng khiếu ca hát. 
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Máy Casset, băng nhạc, nhạc cụ.
2/. Học sinh: SGK nhạc. 
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Ổn định: 
2/. Kiểm tra bài cũ : Hát lại 2 bài hát: 
 Tìm bạn thân 
 Lý cây xanh” è Nhận xét
3/. Bài mới : 
Giáo viên giới thiệu bài hát : Đàn gà con 
Nhạc : Phi-lip-pen-co 
Lời việt: Việt Anh.
Giáo viên ghi tựa : “Đàn gà con ”
HOẠT ĐỘNG 1: Oân bài hát “Đàn gà con “
Mục tiêu: Học sinh hát thuộc lời, hát đúng giai điệu, tiết tấu của bài hát “Đàn gà con”.
Giáo viên giới thiệu bài “Đàn gà con “ do nhạc sỹ người Nga là Phi-lip-pen-co sáng tác, lời Việt do Nhạc sỹ Việt Anh phỏng dịch .
Giáo viên bật máy:
Hát mẫu:
Đọc từng câu.
“Trong kia đàn gà con lông vàng.
 Đi theo mẹ tìm ăn trong vườn
 Cùng tìm mồi ăn ngon ngon
 Đàn gà con đi lon ton”.
HOẠT ĐỘNG 2: Vỗ tay theo phách, đúng tiết tấu 
Mục tiêu: HS biết vỗ tay theo phách, tiết tấu.
-Hướng dẫn Học sinh vỗ tay theo phách.
Giáo viên làm mẫu cho Học sinh.
-Hướng dẫn Học sinh vỗ tay theo tiết tấu.
-Hướng dẫn Học sinh hát cá nhân.
è Nhận xét: chỉnh sửa.
4/.Củng cố:
Hát đồng thanh :”Đàn gà con”
à Giáo viên nhận xét: Tuyên dương 
5/. Dặn dò:
Về nhà học thuộc bài hát và gõ đúng tiết tấu.
Chuẩn bị: “ Đàn gà con “ (T2)
Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát 
Học sinh lên hát bài “Tìm bạn thân”
Học sinh lên hát bài “Lý cây xanh”
Học sinh lắng nghe
Cả lớp hát đồng thanh.
Đọc đồng thanh.
-Học sinh làm theo sự hướng dẫn của Giáo viên 
Cá nhân, dãy bàn đồng thanh.
Cá nhân, dãy bàn, nhóm đồng thanh hát bài “Đàn gà con “.
 Thứ , ngày tháng năm 2007
ÙMĩ thuật
Tiết 11: Vẽ màu vào hình vẽ ở đường diềm
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Giúp Học sinh nhận biết được thế nào là đường diềm.
2/. Kỹ năng: Học sinh biết cách vẽ màu vào hình vẽ sẵn ở đường diềm.
3/. Thái độ: Giáo dục Học sinh yêu thích cái đẹp .Trân trọng thành quả của mình.
II/. CHUẨN BỊ :
1/.Giáo viên: Một sốù mẫu có trang trí đường diềm: Aùo, khăn, bát, giấy khen, 1 vài mẫu vẽ đường diềm.
2/.Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, bút màu. 
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Ổn định: 
2/. Kiểm tra bài cũ :
Nhận xét vở (1 số vở vẽ quả dạng tròn).
è Nhận xét chung.
3/. Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ học cách:
“Vẽ màu vào hình vẽ ở đường diềm “
Giáo viên ghi tựa bài.
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu đường diềm 
Mục tiêu: Học sinh biết thế nào là đường diềm và công dụng của đường diềm.
GV giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm: Aùo, bát, đĩa, giấy khen 
+ Em có nhận xét gì?
+ Đây là những vật gì?
 + Em có nhận xét gì về cách trang trí trên các mẫu vật này?
è Những hình ảnh trang trí kéo dài được lặp đi lặp lại ở xung quanh giấy khen, miệng bát, ở diềm cổ áođược gọi là đường diềm.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn cách vẽ
Mục tiêu : Giúp Học sinh nắm được cách vẽ đường diềm vào hình có sẵn.
Hướng dẫn Hs quan sát, nhận xét đường diềm H1.
-Đường diềm này có những hình gì? Mầu gì?
-Các hình sắp xếp như thế nào?
-Màu nền và màu hình vẽ như thế nào?
è Để vẽ màu vào đường diềm ta cần vẽ các mẫu xen kẽ nhau được lặp đi lặp lại và màu nền phải nhạt hơn màu hình vẽ để làm nổi bật hình vẽ chính. 
è Nhận xét chung.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành 
Mục tiêu: Học sinh thực hiện vẽ màu vào H 2 hoặc H3 trong vở vẽ.
Hướng dẫn HS vẽ vào đường diềm H 2 hoặc H3 trong vở vẽ.Chọn màu tuỳ ý.
 Cách vẽ có nhiều cách : 
+ Vẽ màu xen kẽ nhau ở hình bông hoa.
+ Vẽ màu hoa giống nhau. 
+ Vẽ màu nền khác màu hoa.
 Giáo viên treo mẫu gợi ý cho Học sinh vẽ.
Lưu ý: Không nên dùng quá nhiều màu ( từ 2-3 màu )
Không tô lem ra ngoài.
4/.Củng cố:
-Giáo viên nhận xét bài vẽ của Học sinh.
-Chọn bài vẽ đẹp nhất.
5/. Dặn dò: Về nhà tìm thêm một số mẫu có trang trí đường diềm.
Chuẩn bị: Xem trước bài “Vẽ tự do “.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát 
Học sinh quan sát những bài vẽ đẹp.
Học sinh quan sát trên bảng 
-Học sinh tự nêu. 
-Học sinh kể tên. 
-Những hình trang trí kéo dài được lặp đi lặp lại.
Học sinh quan sát H1
-Hình vuông, có mầu xanh lam.
Hình thoi, có màu cam đỏ.
-Các hình được sắp xếp xen kẽ nhau và được lặp đi lặp lại.
-Màu nền và màu hình khác nhau.
Màu nền nhạt, màu hình vẽ đậm hơn.
Học sinh thực hiện vẽ vào vở 
Học sinh quan sát và lắng nghe sự hướng dẫn của Giáo viên.
Nhận xét bài vẽ của bạn 

Tài liệu đính kèm:

  • doct 11.doc