Tiết : 9 Thứ ., ngày . tháng . năm 200.
Môn : TNXH Tựa bài : ĐỀ PHÒNG BỆNH GIUN
I. MỤC TIÊU : II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
Sau bài học, học sinh có thể hiểu được:
- Giun đũa thường sống ở ruột người và một số nơi trong cơ thể. Giun gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ.
- Người ta thường bị nhiễm giun qua đường thức ăn, nước uống.
- Để đề phòng bệnh giun cần thực hiện 3 điều vệ sinh : Ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
- Tranh.
III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH
- Vở bài tập.
Tiết : 9 Thứ ., ngày . tháng . năm 200... Môn : TNXH Tựa bài : ĐỀ PHÒNG BỆNH GIUN I. MỤC TIÊU : II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN Sau bài học, học sinh có thể hiểu được: Giun đũa thường sống ở ruột người và một số nơi trong cơ thể. Giun gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ. Người ta thường bị nhiễm giun qua đường thức ăn, nước uống. Để đề phòng bệnh giun cần thực hiện 3 điều vệ sinh : Ăn sạch, uống sạch, ở sạch. Tranh. III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH Vở bài tập. IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh PP & SD ĐDDH 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Aên uống sạch sẽ. Aên uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được những bệnh gì ? Nhận xét. 3. Bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp về bệnh giun. Mục tiêu : Nhận ra triệu chứng của người bị nhiễm giun. Học sinh biết nơi giun thường sống trong cơ thể người. Nêu được tác hại của bệnh giun. Giáo viên hỏi: Các em đã bao giờ bị đau bụng hay ỉa chảy, buồn nôn và chóng mặt chưa ? Giáo viên giảng: Nếu bạn nào trong lớp đã bị những triệu chứng như vậy, chứng tỏ bạn đã bị nhiễm giun. Giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận lần lượt từng câu hỏi : Giun thường sống ở đâu ? Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người? Nêu tác dụng do giun đũa gây ra. Giáo viên giúp học sinh hiểu, chốt ý : Giun và ấu trùng của giun có thể sống ở nhiều nơi trong cơ thể con người như: ruột, dạ dày, gan phổi, mạch máu nhưng chủ yếu là ở ruột. Giun hút các chất bổ dưỡng có trong cơ thể người đề sống. Người bị nhiễm giun, đặc biệt là trẻ em thường hay gầy, xanh xao, hay mệt mỏi do cơ thể mất chất dinh dưỡng, thiếu máu. Nếu giun quá nhiều có thể gây tắc ruột, tắc ống mật dẫn đến chết người. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về nguyên nhân lây nhiễm giun. Mục tiêu : học sinh phát hiện ra nguyên nhân và các cách trứng giun xâm nhập vào cơ thể. Bước 1 : Làm việc theo nhóm nhỏ. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1 trong sách giáo khoa / 20 và thảo luận nhóm câu hỏi : Trứng giun và giun từ trong ruột người bị bệnh giun ra bên ngoài bằng cách nào? Từ trong phân người bị bệnh giun, trứng giun có thể vào cơ thể người lành bằng những con đường nào? Bước 2 : Làm việc cả lớp. Giáo viên treo tranh hình 1 sách giáo khoa / 20. Giáo viên tóm tắt ý chính : Trứng giun có nhiều ở phân người. Nếu ỉa bậy hoặc hố xí không hợp vệ sinh, không đúng quy cách, trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước, vào đất hoặc theo ruồi nhặng đi khắp nơi Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp : Làm thế nào để đề phòng bệnh giun? Mục tiêu : Kể ra được các biện pháp phòng tránh giun. Có ý thức rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thường xuyên đi guốc dép, ăn chín, uống nước đã đun sôi, giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh. Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ những cách để ngăn chặn trứng giun xâm nhập vào cơ thể. Giáo viên tóm tắt ý chính : Để đề phòng bệnh giun cần : Giữ vệ sinh, ăn chín, uống sôi, uống nước chín , không để ruồi đậu vào thức ăn. Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, cắt ngắn móng tay. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Ủ phân hoặc chôn phân xa nơi ở, xa nguồn nước, không bón phân tươi cho hoa màu. Không đại tiện bừa bãi. Giáo viên yêu cầu 1 vài học sinh nhắc lại. Củng cố - Dặn dò : Để đề phòng bệnh giun, các con ở nhà đã thực hiện những điều gì ? Giáo viên nhắc nhở học sinh: Nên 6 tháng tẩy giun một lần theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Về nhà kể cho gia đình nghe về nguyên nhân và cách đề phòng bệnh giun. Chuẩn bị bài Ôn tập : Con người và Sức khoẻ. - Hát. Học sinh trả lời. Học sinh chú ý lắng nghe. Cả lớp thảo luận. Học sinh chú ý lắng nghe. Học sinh quan sát hình 1/trang 20. Thảo luận nhóm – yêu cầu chỉ vào từng hình. Đại diện 1, 2 nhóm lên chỉ và nói các đường đi của trứng giun vào cơ thể theo từng mũi tên. Học sinh chú ý nghe, Học sinh phát biểu ý kiến. Học sinh nhắc lại ý chính. Học sinh trả lời. Học sinh nghe, ghi nhớ. Ph.pháp kiểm tra Ph.pháp thảo luận Giảng giải Tranh Tranh @ Kết quả : ...
Tài liệu đính kèm: