MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Lớp: 2G
Tiết: 4 tuần : 4
Tên bài dạy: LÀM GÌ ĐỂ CƠ VÀ XƯƠNG PHÁT TRIỂN TỐT
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được những công việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt.
- Giải thích vì sao không nên mang vác vật quá nặng.
- Biết nhấc, nâng một vật đúng cách
- HS có ý thức thực hiện các biện pháp để cơ và xương phát triển tốt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu.
- Hình vẽ trong SGK bài 4.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Môn: tự nhiên xã hội Lớp: 2G Tiết: 4 tuần : 4 Ngày soạn Ngày dạy: Tên bài dạy: Làm gì để cơ và xương phát triển tốt I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết được những công việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt. - Giải thích vì sao không nên mang vác vật quá nặng. - Biết nhấc, nâng một vật đúng cách - HS có ý thức thực hiện các biện pháp để cơ và xương phát triển tốt. II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu. Hình vẽ trong SGK bài 4. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung Các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng. Ghi chú 1’ A. Kiểm tra bài cũ Bài - Bộ xương - Hệ cơ B. Bài mới I. Khởi động; Trò chơi Xem ai khéo Học sinh đứng thành 2 hàng trên lớp. Mỗi HS đội trên đầu 1; 2 quyển vở. Cả hàng đi về chỗ nhưng phải đi thật thgẳng người sao cho quyển sách không rơi. 2. Bài học. Hoạt động 1: Làm gì để cơ và xương phát triển tốt? Hình 1: Muốn cơ và xương phát triển tốt phải ăn uống đầy đủ chất. Những món ăn giúp cơ và xương phát triển tốt là : canh cua, tôm,. xương hầm, thịt, cá, rau quả. Hình 2: Ngồi học đúng tư thế. Đèn để bên tay trái để ánh sáng hắt vào vở, Ngồi thẳng lưng, Hình 3: Một bạn đang bơi. Bơi là môn thể thao có lợi cho việc phát triển cơ, xương, giúp cơ thể cao lên Hình 4,5: Một bạn xách vật nặng: Làm cơ thể phát triển không đều . Hoạt động 2: Trò chơi “nhấc một vật” Chia cả lớp thành hai đội có số bgười bằng nhau. Mỗi đội đứng thành một hàng, vật nặng để phía trước. GV hô bắt đầu thì người thứ nhất bê vật nặng lên để vào vach rồi chỵ về cuối hàng, HS tiếp theo chạy lên bê vật nặng về chỗ cũ. Cứ như vậy cho đến hết. Đội nào xong trước đội đó thắng Chú ý : Khi nhấc vật năng phải thẳng lưng, dùng sức ở hai chân để co đầu gối và đứng thẳng dậy để nhấc vật. Không dùng sức lưng dễ bị đau lưng. C. Củng cố dặn dò - Dặn HS thực hành bài học. - Có thể cho HS tập một bài thể dục *Phương pháp vấn đáp: ? Nhờ đâu mà cơ thể cử động được. HS có thể lên chỉ một vài chi tiết trên tranh. GV phổ biến luât chơi HS tham gia trò chơi. Sau khi chơi GV hỏi HS: ? Khi nào thì quyển sách trên đầu bị rơi xuống? ( khi đầu, cổ hoặc mình không thẳng) GV: Đây là một trong những bài tập rèn luyện tư thế đi dứng đúng, làm thường xuyên sẽ có dáng đi đẹp. HS làm việc theo cặp và nói về các hình 1,2,3,4 trong SGK trang 10, 11. Gv có thể đi đến từng nhóm và gợi ý một số chi tiết: VD: ? Nơi bạn ngồi học có đủ ánh sáng không? Đèn học để ở vị trí nào? Để như vậy có tác dụng gì? Bạn trong hình 2 ngồi đúng tư thế chưa? Vì sao phải ngồi học đúng tư thế? Bạn nào xách vật nặng? Vì sao ta không nên xách vật nặng? Làm việc cả lớp GV và HS thảo luận : ? Nên và không nên làm gì để cơ và xương phát triển tốt? GV cho HS liên hệ. GV phổ biến luât chơi HS tham gia trò chơi. Sau khi chơi GV hỏi HS: ? Các em học được gì qua trò chơi này? Cho HS phân biệt tư thế đúng, sai – GV có thể làm mẫu. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: