Giáo án Tự nhiên xã hội tiết 18: Thực hành: giữ trường học sạch, đẹp

Giáo án Tự nhiên xã hội tiết 18: Thực hành: giữ trường học sạch, đẹp

MÔN : TNXH

Tiết : 18 - Tuần: 18

Tên bài dạy:

THỰC HÀNH: GIỮ TRƯỜNG HỌC SẠCH, ĐẸP

I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể:

- Nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp.

- Biết tác dụng của việc giữ cho trường học sạch đẹp đối với sức khỏe và học tập.

- Làm một số công việc đơn giản để gĩư trường học sạch đẹp như quét lớp, quét sân trường, tưới và chăm sóc cây xanh của trường.

- Có ý thức giữ trường lớp sạch đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường học sạch, đẹp.

II. Đồ dùng dạy học:

- Hình vẽ trong SGK.

- Một số dụng cụ như: khẩu trang, chổi có cán, xẻng hót rác, gáo múc nước, bình tưới.

 

doc 3 trang Người đăng duongtran Lượt xem 3994Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội tiết 18: Thực hành: giữ trường học sạch, đẹp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : TNXH
Tiết : 18 - Tuần: 18 
Lớp : 2G
Thứ  ngày.thángnăm 2004
Tên bài dạy: 
Thực hành: Giữ trường học sạch, đẹp
Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể:
- Nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp.
- Biết tác dụng của việc giữ cho trường học sạch đẹp đối với sức khỏe và học tập.
- Làm một số công việc đơn giản để gĩư trường học sạch đẹp như quét lớp, quét sân trường, tưới và chăm sóc cây xanh của trường...
- Có ý thức giữ trường lớp sạch đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường học sạch, đẹp.
Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trong SGK.
- Một số dụng cụ như: khẩu trang, chổi có cán, xẻng hót rác, gáo múc nước, bình tưới...
Hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học chủ yếu
Phương pháp – hình thức tổ chức tương ứng
Ghi chú
A. Kiểm tra bài cũ:
 Bài: Phòng tránh ngã khi ở trường.
- Hãy kể tên những hoạt động dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường?
- Trong giờ chơi chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để phòng tránh ngã?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ học tiết Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp.
2. Hoạt động 1: Nhận biết thế nào là trường học sạch đẹp và biết giữ trường học sạch đẹp.
- H1: Các bạn đang quét dọn sân trường. Các bạn dùng chổi, xô và xẻng.
- H2: Các bạn đang chăm sóc cây hoa, nhổ cỏ dại. Các bạn dùng xô nước, chổi.
- H3: Các bạn đang quét hót rác, lá rụng ở sân trường. Các bạn dùng chổi, xẻng, hót rác, khẩu trang.
- H4: Các bạn chăm sóc vườn hoa. Các bạn dùng xô, gáo, kéo...
- Các việc làm đó giúp sân trường và vườn trường sạch, đẹp hơn.
Kết luận: Để trường học sạch đẹp mỗi Hs phải luôn có ý thức giữ gìn trường như: không viết, vẽ bẩn lên tường; không vứt rác hoặc khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh không đúng nơi quy định; không ngắt hoa, bẻ cành; tích cực tham gia vào các hoạt động như làm vệ sinh trường, lớp, tưới và chăm sóc...
2. Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh trường, lớp học.
- Mục tiêu: Biết sử dụng một số dụng cụ để làm vệ sinh trường, lớp học.
+ Nhóm 1: Kê lại bàn ghế.
+ Nhóm 2: Lau cửa sổ và cửa kính.
+ Nhóm 3: Quét lớp.
+ Nhóm 4: Quét hành lang.
- Đánh giá.
- Kết luận: Trường, lớp học sạch đẹp sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và học tập tốt hơn.
C. Củng cố – Dặn dò:
Củng cố: Chúng ta được học dưới một ngôi trường đẹp như thế này thì chúng ta phải luôn có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Như vậy chúng ta sẽ học tốt hơn và trở thành những người học trò ngoan.
- Dặn dò:
+ Bài sau: Đường giao thông.
* Phương pháp Kiểm tra - Đánh giá
- GV hỏi.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, cho điểm.
- GV giới thiệu bài trực tiếp và ghi tên bài lên bảng.
* Quan sát – Thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo cặp:
- GV hướng dẫn HS quan sát hình ở trang 38, 39 trong sgk và trả lời các câu hỏi. 
+ Các bạn trong từng hình đang làm gì?
+ Các bạn đã sử dụng những dụng cụ gì?
+ Việc làm đó có tác dụng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp:
- HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế:
+ Trên sân trường, xung quanh trường, xung quanh các phòng học sạch hay bẩn?
+ Xung quanh trường và trên sân trường đã có nhiều cây xanh chưa?
+ Cây xanh có tốt không cho sức khỏe con người không?
+ Khu vệ sinh đã sạch chưa?
+ Theo em, phải làm thế nào để giữ trường học sạch đẹp?
+ Em đã làm gì để góp phần làm cho ngôi trường của chúng ta sạch, đẹp?
- HS trả lời.
- GV kết luận:
* Thực hành:
- GV phân công công việc và phát dụng cụ cho các nhóm.
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc được phân công.
- GV hướng dẫn HS sử dụng dụng cụ hợp lý để đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể: đeo khẩu trang, dùng chổi cán dài, rửa tay bằng xà phòng.
* Các nhóm nhận xét và tự đánh giá công việc của nhóm mình và nhóm bạn.
- GV tuyên dương những cá nhân và nhóm làm tốt.
- GV kết luận.
- GV nhắc nhở thái độ và ý thức giữ gìn cho trường học luôn sạch đẹp.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH tuan 18.doc