Giáo án Tự nhiên xã hội - Tiết 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

Giáo án Tự nhiên xã hội - Tiết 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

Tiết : 14 Thứ , ngày tháng năm 200

Môn : Tự Nhiên Xã Hội Tựa bài : PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ

I. MỤC TIÊU : II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN

Sau bài học, học sinh có thể :

- Nhận biết một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc.

- Phát hiện được một số lí do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn uống.

- Ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người.

- Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.

- Tranh.

- Phấn màu.

- Bút dạ.

 III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH

- Vở bài tập .

 

doc 5 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 858Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội - Tiết 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 14	Thứ , ngày  tháng  năm 200
Môn : Tự Nhiên Xã Hội	Tựa bài : PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ
I. MỤC TIÊU : 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN 
Sau bài học, học sinh có thể :
Nhận biết một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc.
Phát hiện được một số lí do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn uống.
Ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người.
Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.
Tranh.
Phấn màu.
Bút dạ.
III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH 
Vở bài tập .
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
PP &SD ĐDDH
Ổn định :
Bài cũ : 
Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.
Để giữ sạch môi trường xung quanh, các em có thể làm những gì ?
Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở mang lại nhiều lợi ích gì ?
Nhận xét.
Bài mới :
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Quan sát hình vẽ và thảo luận những thứ có thể gây ngộ độc.
Mục tiêu : Biết được một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc – Phát hiện được một số lí do có thể khiến chúng ta bị ngộ độ qua đường ăn uống.
Bước 1 : Động não.
Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống .
Giáo viên ghi bảng.
Bước 2 : Thảo luận cặp đôi.
Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3 và tìm ra lí do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc.
Nhóm 1 : Cho học sinh quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi.
Nếu bạn trong hình ăn bắp ngô thì điều gì có thể xảy ra ? Tại sao ?
Nhóm 2 : Quan sát tranh 2 và trả lời câu hỏi:
Trên bàn đang có những thứ gì ?
Nếu em bé lấy được lọ thuốc và ăn những viên thuốc vì tưởng đó là kẹo, thì điều gì có thể xảy ra ?
Nhóm 3 : Quan sát tranh 3 và trả lời câu hỏi:
Nơi góc nhà đang để các thứ gì ?
Nếu để lẫn lộn thuốc trừ sâu, dầu hoả hay phân đạm với nước mắm, dầu ăn, thì điều gì có thể xảy ra với những người trong gia đình ?
Bước 3 : Làm việc cả lớp.
Đại diện nhóm trình bày .
Giáo viên nhận xét.
Chúng ta thường bị ngộ độc do những nguyện nhân nào ?
Giáo viên kết luận :
Một số thứ trong nhà có thể gây ngộ độc là thuốc Tây, dầu hoả, thức ăn bị ôi thiu 
Chúng ta dễ bị ngộ độc qua đường ăn uống vì những lí do :
Uống nhầm dầu hỏa, thuốc trừ sâu  do chai không có nhãn hoặc để lẫn với những thức ăn uống thường ngày.
Ăn thức ăn đã bị ôi thiu.
Ăn uống thuốc Tây vì tưởng là kẹo ngọt.
Hoạt động 2 : Quan sát tranh vẽ và thảo luận: Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc.
Mục tiêu : ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người.
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tiếp hình 4, 5, 6 và trả lời câu hỏi :
Chỉ và nói mọi người đang làm gì ?
Nêu tác dụng của việc làm đó .
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
Đại diện nhóm trình bày .
Giáo viên – cả lớp nhận xét.
Giáo viên kết luận : 
Để phòng và tránh ngộ độc trong nhà chúng ta cần :
Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp những thứ thường dùng trong gia đình, thuốc men phải để đúng nơi quy định, tránh xa tầm với của trẻ em và nên có tủ thuốc gia đình.
Thức ăn không nên để lẫn với các hoá chất tẩy rửa hay các hoá chất khác.
Xem xét trong nhà của mình và liệt kê những thứ nếu ta ăn hoặc uống sẽ bị ngộ độc và cho biết chúng được cất ở đâu.
Không nên ăn thức ăn ôi thiu. Phải rửa sạch thức ăn trước khi đem chế biến và không để ruồi, gián chuột đụng vào thức ăn dù còn sống hay đã nấu chín.
Các loại phân bón, thuốc trừ sâu, bả chuột, dầu hoả, xăng  cần được cất giữ riêng và có nhãn mác để tránh sử dụng nhầm lẫn.
Hoạt động 3 : Đóng vai .
Mục tiêu : Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc .
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
Giáo viên nêu nhiệm vụ các nhóm sẽ đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc.
Nhóm 1, 2 : Tập cách ứng xử khi bản thân mình bị ngộ độc.
Nhóm 3, 4 : Tập cách ứng xử khi một người thân trong gia đình bị ngộ độc.
Các nhóm đưa ra tình huống và phân vai, tập đóng trong nhóm.
Giáo viên đi tới các nhóm giúp đỡ.
Gợi ý : “Em của bạn tình cờ uống phải một thứ chất độc hại ở trong nhà. Bạn đang chơi ngoài sân thì thấy em khóc, kêu đau bụng và rất sợ hãi hướng về phía mình. Đóng vai để thể hiện nhứng gì bạn sẽ làm”.(hỏi nhanh xem em đã uống gì, kêu cứu và nhờ người lớn hoặc thuê xe hay gọi cấp cứu, đưa ngay em và vỏ chai hay một ít chất độc đến cán bộ y tế)
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
Giáo viên kết luận :
Khi bị ngộ độc cần báo cho người lớn biết và gọi cấp cứu. Nhớ đem theo hoặc nói cho cán bộ y tế biết bản thân hay người nhà bị ngộ độc thứ gì ?
Quét dọn, giữ vệ sinh.
Đảm bảo sức khoẻ, phòng chống bệnh tật.
Học sinh nêu mỗi thứ.
Thảo luận nhóm.
Nhóm 1 : Thảo luận.
Nhóm 2 : Thảo luận.
Nhóm 3 : Thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét.
Học sinh phát biểu.
Học sinh nghe, ghi nhớ.
Chú ý, nghe, quan sát.
Thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
Thảo luận nhóm.
Học sinh lên đóng vai, các học sinh khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đén lựa chọn cách ứng xử đúng.
Ph.pháp hỏi đáp.
Thảo luận.
Ph.pháp thảo luận nhóm 
 @ Kết quả : ..
. 

Tài liệu đính kèm:

  • docT-T14-TN-Phong tranh ngo doc.doc