Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 trọn bộ

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 trọn bộ

TÍÊT1

I-MỤC TIÊU :

Sau bài học, học sinh có khả năng:

-Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra

-Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.

-Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.

 -Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người

II-CHUẨN BỊ :

 Các hình trong SGK , phiếu bài tập

 

doc 87 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1847Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 trọn bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: . . . . . . . 
TUẦN 1 
Bài 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp 
 TIẾT 1 
I-MỤC TIÊU :
Sau bài học, học sinh có khả năng:
-Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra
-Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đờ.
-Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
 -Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người
II-CHUẨN BỊ :
 Các hình trong SGK , phiếu bài tập 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
1’
2’
1’
13’
17’
1/.Ởn định:
2/.Bài cũ : 
GV kiểm tra và hướng dẫn học sinh nhận biết 6 kí hiệu chỉ dẫn các hoạt động học tập trong SGK 
3.Bài mới :
Giới thiệu bài: Hàng ngày, chúng ta đều có sự trao đởi khí giữa cơ thể mình với mơi trường bên ngoài thơng qua cơ quan hơ hấp.Vậy hoạt đợng thở là gì? Và cơ quan hơ hấp gờm những bợ phận nào, hơm nay cơ xin mời lớp mình đi vào tìm hiểu bài1.
Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu 
Mục tiêu: học sinh nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
Cách tiến hành :
¶Bước 1: trò chơi : “ Ai nín thở lâu”
GV hướng dẫn chơi : các em hãy dùng tay bịt chặt mũi, nín thở, bạn nào nín thở được lâu thì bạn đó thắng.
Giáo viên nêu câu hỏi : các em cho biết cảm giác khi mình bịt mũi, nín thở ?
Giáo viên chốt: các em đều có cảm giác khó chịu khi nín thở lâu. Như vậy, nếu ta bị ngừng thở lâu thì ta có thể bị chết.
+ Hoạt động thở có tác dụng gì đối với sự sống của con người ?
Cho học sinh nhắc lại
¶Bước 2 : Thực hành
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh.
Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp đứng lên, quan sát sự thay đổi của lồng ngực khi ta thở sâu, thở bình thường theo các bước.
+ Tự đặt tay lên ngực mình sau đó thực hành 2 động tác thở sâu và thở bình thường
+ Đặt tay lên ngực bạn bên cạnh, nhận biết sự thay đổi lồng ngực của bạn khi thực hiện các động tác trên.
Giáo viên yêu cầu 2 học sinh thảo luận nhóm đôi thực hiện phiếu học tập. 
Giáo viên thu kết quả thảo luận.
+Khi ta hít vào thở ra bình thường thì lồng ngực như thế nào?
+Khi ta hít vào thật sâu thì lồng ngực như thế nào?
+Khi ta thở ra hết sức thì lồng ngực có gì thay đổi?
 ® Giáo viên kết luận 
Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
Mục tiêu :
Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người
Cách tiến hành :
¶Bước 1 : Làm việc theo nhóm đôi
GV yêu cầu HS quan sát hình 2 trang 5 SGK
Gọi học sinh đọc phần yêu cầu của kí hiệu kính lúp
GV gợi ý cho học sinh nêu câu hỏi lẫn nhau
+ Hãy chỉ và nói rõ tên các bộ phận của cơ quan hô hấp
+ Mũi dùng để làm gì ?
+ Khí quản, phế quản có chức năng gì ?
+ Phổi có chức năng gì ?
+ Chỉ trên hình 3 đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
Giáo viên cho học sinh trả lời.
Nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm.
+Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào?
+ Khi ta hít vào, không khí đi qua những bộ phận nào?
+Khi ta thở ra, không khí đi qua những bộ phận nào ?
+ Vậy ta phải làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp?
® Kết luận : GV cho học sinh liên hệ thực tế từ cuộc sống hằng ngày : tránh không để dị vật như thức ăn, thức uống, vật nhỏ,  rơi vào đường thở. Khi chúng ta bịt mũi, nín thở, quá trình hô hấp không thực hiện được, làm cho cơ thể của chúng ta bị thiếu ôxi dẫn đến khó chịu. Nếu nín thở lâu từ 3 đến 4 phút, người ta có thể bị chết, vì vậy cần phải giữ gìn cho cơ quan hô hấp luôn hoạt động liên tục và đều đặn. Khi có dị vật làm tắc đường thở, chúng ta cần phải cấp cứu để lấy dị vật ra ngay lập tức. 
-Ởn định.
-HS lắng nghe.
HS tham gia
Học sinh nêu theo cảm nhận của mình.
Hoạt động thở giúp con người duy trì sự sống.
-3 – 4 học sinh nhắc lại.
HS thực hành thở sâu, thở bình thường để quan sát sự thay đổi của lồng ngực
-Học sinh thảo luận nhóm đôi thực hiện phiếu học tập. 
-HS khác lắng nghe, bổ sung. 
-Khi ta hít vào thở ra bình thường thì lồng ngực phồng lên xẹp xuống đều đặn.
-Khi ta hít vào thật sâu thì lồng ngực phồng lên, bụng hóp lại.
Khi ta thở ra hết sức thì lồng ngực xẹp xuống bụng phình to.
HS quan sát 
Cá nhân 
HS làm việc theo nhóm đôi
Học sinh trả lời. Học sinh khác lắng nghe, bổ sung 
Cơ quan hô hấp gồm : mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi.
Khi ta hít vào, không khí đi qua mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi.
Khi ta thở ra, không khí đi qua hai lá phổi, phế quản, khí quản, mũi
Để bảo vệ cơ quan hô hấp không nhét vật lạ vào mũi, vào miệng 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Nên thở như thế nào ? 
 § RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
..
..
Tuần:1	Bài 2	Nên thở như thế nào ?
	 	 Ngày dạy : 
 I. MỤC TIÊU:
Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh
 II. CHUẨN BỊ :
Các hình trong SGK
Gương soi
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
1’
15’
14’
 1. Bài cũ:
 - Giáo viên nêu câu hỏi 
 - Gọi học sinh trả lời
 - Nhận xét
 2. Bài mới
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
 · Mơc tiªu : Gi¶i thÝch ®­ỵc t¹i sao ta nªn thë b»ng mịi mµ kh«ng nªn thĨ b»ng miƯng.
 · C¸ch tiÕn hµnh :
- GV hướng dẫn HS lấy gương ra soi ( nếu có ) để quan sát phía trong của lỗ mũi mình .Nếu không có gương có thể quan sát lỗ mũi của bạn bên cạnh trả lời câu hỏi: Các em nhìn thấy gì trong mũi ?
 Tiếp theo GV đặt câu hỏi 
 + Khi bị sổ mũi em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi 
 + Hằng ngày dùng khăn sạch lau phía trong mũi em thấy trên khăn có gì ?
 + Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng ?
 - GV giảng :
 Trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào
 Ngoài ra trong mũi còn có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi diệt khuẩn , tạo độ ẩm , đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí hít vào
 ® KÕt luËn : Thở bằng mũi là hợp vệ sinh , có lợi cho sức khoẻ , vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi
Ho¹t ®éng 2 : Làm việc với SGK
 · Mơc tiªu : Nãi ®­ỵc Ých lỵi cđa viƯc hÝt thë kh«ng khÝ trong lµnh vµ t¸c h¹i cđa viƯc hÝt thë kh«ng khÝ cã nhiỊu khãi, bơi ®èi víi søc khoỴ.
 · C¸ch tiªn hµnh :
 + B­íc 1 : Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu 2 HS cùng quan sát các hình 3 , 4 , 5 SGK và thảo luận theo gợi ý sau :
 + Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành , bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi ?
 + Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào ?
 + Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói , bụi ?
 + B­íc 2 : Làm việc cả lớp
- GV chỉ định một số HS lên trình bày kết quả thảo luận theo cặp trước cả lớp
- GV yêu cầu cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời các câu hỏi :
 + Thở không khí trong lành có lợi gì ?
 + Thở không khí có nhiều khói , bụi có hại gì ?
- GV chốt ý
 3. Nhận xét – Dặn dò:
 - Thực hiện tốt điều vừa học.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài : Vệ sinh hô hấp
- HS trả lời theo câu hỏi
- HS quan sát phía trong của lỗ mũi mình ( quan sát lỗ mũi của bạn bên cạnh )
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- Làm việc theo cặp
- 2 HS cùng quan sát các hình 3 , 4 , 5 trang 7 SGK và thảo luận theo gợi ý
- Một số HS lên trình bày kết quả thảo luận theo cặp trước cả lớp 
- Cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời các câu hỏi
- Không khí trong lành là không khí chứa nhiều khí ôxi , ít khí cácbôníc và khói bụi,  Khí ô-xi cần cho hoạt động sống của cơ thể . Vì vậy thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh
- Không khí chứa nhiều khí các – bô – níc , khói , bụi , là không khí bị ô nhiễm . Thở không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ
 § RÚT KINH NGHIỆM:
.
Tuần 4
Tiết 1	Bài 7: HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN
Ngày dạy :
I-MỤC TIÊU :
 Sau bài học, HS biết :
 -Thực hành nghe nhịp đập của tim, đếm nhịp đập của mạch.
 -Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ.
II-CHUẨN BỊ :
 -Các hình trong SGK, sơ đồ 2 vòng tuần hoàn và các tấm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của 2 vòng tuần hoàn. 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
3’
1’
10’
14’
5’
1’
1/.Ởn định, tở chức lớp:
2/.Bài cũ : Máu và cơ quan tuần hoàn
-Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên gọi là gì ?
-Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?
-Mạch máu đi đến những đâu trong cơ thể người?
-Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3/.Bài mới :
-Giới thiệu bài: 
a/.Hoạt động 1: Thực hành 
*Mục tiêu : Biết nghe nhịp đập của tim, đếm nhịp đập của mạch.
* Cách tiến hành :
²Bước 1 : Làm việc cả lớp
-Giáo viên hướng dẫn học sinh :
+Áp tai vào ngực của bạn để nghe tim đập và đếm số nhịp đập của tim trong một phút
+Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay trái của mình hoặc tay trái của bạn (phía dưới ngón cái ), đếm số nhịp mạch đập trong một phút.
GV gọi 1 số ... ùc nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Tranh 1 : người đi xe máy đi đúng luật giao thông vì có đèn xanh, người đi xe đạp và em bé là đi sai vì sang đường lúc không đúng đèn báo hiệu.
Tranh 2 : người đi xe đạp đi sai luật giao thông vì đi vào đường một chiều.
Tranh 3 : người đi xe đạp ở phía trước là đi sai luật vì đi bên trái đường
Tranh 4 : các bạn học sinh đi sai luật vì đi xe trên vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ.
Tranh 5 : anh thanh niên đi xe đạp đi sai luật vì chở hàng cồng kềnh, vướng vào người khác, dễ gây tai nạn.
Tranh 6 : các bạn học sinh đi đúng luật, đi hàng một và đi về phía tay phải.
Tranh 7: các bạn học sinh đi sai luật, chở 3 lại còn đùa vui giữa đường, bỏ hai tay khi đi xe đạp.
-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Đi xe đạp
Đúng luật 
Sai luật
Đi về bên phải đường 
Đi hàng một 
 Đi về bên trái
Dàn hàng trên đường
Đi đúng phần đường 
Đèo 1 người 
Đi vào đường ngược chiều
Đèo 3 người 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Cả lớp chơi theo sự điều khiển của trưởng trò. 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập và kiểm tra học kì 1.
 § RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
..
.
..
.
..
.
..
.

Ôn tập và kiểm tra học kì I
 Tiết 34 Ngày dạy : 
 I/ MỤC TIÊU :
Sau bài học , HS biết :
 -Kể tên các bộ phận của cơ quan trong cơ thể.
 -Nêu chức năng của một trong các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
 -Nêu một số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên
 -Nêu một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc.
 -Vẽ sơ đồ và giới thiệu về các thành viên trong gia đình.
 II/ CHUẨN BỊ :
Tranh vẽ do học sinh sưu tầm, hình các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh, thẻ ghi tên các cơ quan và chức năng của các cơ quan đó.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
4’
1’
29’
1.Ởn định:
2.Bài cũ : An toàn khi đi xe đạp 
Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông 
Giáo viên nhận xét
3.Bài mới :
Giới thiệu bài 
Hoạt động 1 : Chơi trò chơi Ai nhanh ? Ai đúng ? 
Mục tiêu : Thông qua trò chơi, học sinh có thể kể được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể. 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm tranh vẽ các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và các thẻ ghi tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm :
+ Gắn các bộ phận còn thiếu vào sơ đồ câm
+ Gọi tên cơ quan đó và kể tên các bộ phận
+ Nêu chức năng của các bộ phận
+ Nêu các bệnh thường gặp và cách phòng tránh 
Nhóm : 
Tên cơ quan : 
Sơ đồ
Tên các bộ phận 
Chức năng các bộ phận
Các bệnh thường gặp 
Cách phòng
Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh và gắn thẻ vào tranh
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên chốt lại những nhóm gắn đúng và sửa lỗi cho những nhóm gắn sai.
® Giáo viên kết luận : mỗi cơ quan bộ phận có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Chúng ta phải biết giữ gìn các cơ quan, phòng tránh các bệnh tật để khoẻ mạnh
Học sinh kể 
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Học sinh quan sát tranh và gắn thẻ 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Ôn tập và kiểm tra học kì 1 ( tiếp theo ) . 
 § RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
.
..
..
.
..
..
Tuần 18	Ngày dạy :
Tiết 35 Ôn tập và kiểm tra học kì I ( tt )
I/ MỤC TIÊU :
Sau bài học , HS biết :
 - Kể tên các bộ phận của cơ quan trong cơ thể.
 - Nêu chức năng của một trong các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
- Nêu một số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên
 - Nêu một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc.
 -Vẽ sơ đồ và giới thiệu về các thành viên trong gia đình.
II/ CHUẨN BỊ :
Tranh vẽ do học sinh sưu tầm, hình các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh, thẻ ghi tên các cơ quan và chức năng của các cơ quan đó.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
4’
1’
16’
13’
1.Bài cũ : Ôn tập và kiểm tra học kì 1 
Nêu các bệnh thường gặp và cách phòng tránh 
Giáo viên nhận xét
2.Bài mới :
Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 : Quan sát hình theo nhóm 
Mục tiêu : Học sinh kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu học sinh cho biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc có trong các hình 1, 2, 3, 4 trang 67 SGK.
Cho học sinh liên hệ thực tế ở địa phương nơi đang sống để kể về những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp,  mà em biết
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên cho từng nhóm dán tranh, ảnh về từng hoạt động mà các em đã sưu tầm được theo cách trình bày của từng nhóm
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân 
Giáo viên cho từng học sinh vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình mình.
Yêu cầu học sinh đứng trước lớp giới thiệu cho cả lớp nghe
Giáo viên theo dõi và nhận xét xem học sinh vẽ và giới thiệu có đúng không để làm căn cứ đánh giá
Học sinh nêu 
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Học sinh liên hệ 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh vẽ sơ đồ 
Học sinh giới thiệu về gia đình mình
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Vệ sinh môi trường.
 § RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
.
..
.
..
Tiết 36 	Ngày dạy : 
Vệ sinh môi trường
I/ MỤC TIÊU :
Sau bài học , HS biết :
 - Nêu được tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.
 - Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống.
II/ CHUẨN BỊ :
Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải, các hình trong SGK trang 68, 69
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
4’
1’
15’
14’
Bài cũ : Ôn tập và kiểm tra học kì 1 
Cho học sinh liên hệ thực tế ở địa phương nơi đang sống để kể về những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp,  mà em biết
Giáo viên nhận xét
Bài mới :
Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
Mục tiêu : HS biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 SGK và trả lời câu hỏi theo gợi ý :
+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào ?
+ Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên nêu thêm những hiện tượng về sự ô nhiễm của rác thải ở những nơi công cộng và tác hại đối với sức khoẻ con người.
® Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. 
Chuột, gián, ruồi,  thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người.
Hoạt động 2 : Làm việc theo cặp 
Mục tiêu : HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.
Cách tiến hành :
Giáo viên cho từng cặp học sinh quan sát các hình trong SGK trang 69 và những tranh ảnh sưu tầm được, trả lời câu hỏi theo gợi ý :
+ Chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai.
+ Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ? 
+ Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ?
+ Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên cho học sinh liên hệ đến môi trường nơi các em đang sống : đường phố, ngõ xóm, bản làng 
Giáo viên vẽ bảng để điền những câu trả lời của học sinh và căn cứ vào phần trả lời của học sinh, Giáo viên giới thiệu những cách xử lí rác hợp vệ sinh.
Tên xã (huyện)
Chôn
Đốt
Ủ
Tái chế
Học sinh liên hệ 
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Rác (vỏ đồ hộp, giấy gói thức ăn) nếu vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh
Xác chết xúc vật vứt bừa bãi sẽ bị thối rữa sinh nhiều mầm bệnh và còn là nơi để một số sinh vật sinh sản và truyền bệnh như : ruồi, muỗi, chuột,
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Học sinh liên hệ 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Vệ sinh môi trường ( tiếp theo ) . 
 § RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH LOP 3 TRON BO.doc