A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu loài vật có thể sống ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước và trên không.
2. Kĩ năng:
- Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét và mô tả.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác, tích cực.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh trong sách giáo khoa.
- Sưu tầm tranh ảnh các con vật
- Giấy khổ to.
C. Phương pháp:
- Quan sát, thảo luận nhóm, đàm thoại,
Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 27. Loài vật sống ở đâu ? A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu loài vật có thể sống ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước và trên không. 2. Kĩ năng: - Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét và mô tả. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức tự giác, tích cực. B. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh trong sách giáo khoa. - Sưu tầm tranh ảnh các con vật - Giấy khổ to. C. Phương pháp: - Quan sát, thảo luận nhóm, đàm thoại, D. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. A. Bài cũ: (3’). ? Nêu tên một số loài cây sống ở dưới nước và ích lợi của chúng ? - Nhận xét, bổ sung. B. Bài mới: (25’). 1. Giới thiệu bài : - Khởi động: Cho học sinh ra sân - GV đứng giữa vòng tròn hô: Chim bay hoặc lợn bay. Bò bay hay cò bay - Giới thiệu: Đó là tên một số loài vật. ? Vậy các loài vật đó có cuộc sống như thế nào giờ hôm nay chúng ta sẽ hiểu rõ điều đó qua bài “Loài vật sống ở đâu”? 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: ? Hãy kể tên các con vật mà con biết ? ? Vậy các con vật này có thể sống được ở đâu các con hãy quan sát tranh trong SGK rồi miêu tả lại bức tranh đó ? b. Hoạt động 2: - Treo tranh yêu cầu quan sát theo nhóm đôi. - Yêu cầu các nhóm nêu. - Lớp nhận xét. - Chỉ tranh để giới thiệu con cá ngựa. ? Hình nào cho biết loài vật sống dưới nước ? ? Hình nào cho biết loài vật sống trên mặt đất ? ? Hình nào cho biết loài vật sống trên không ? - Nhận xét, bổ sung. => Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật. Chúng có thể sống được ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không. Chúng ta cần yêu quý và bảo vệ chúng. C. Củng cố, dặn dò: (2’). *Chơi trò chơi: “Thi hát về loài vật”. ? Còn bạn nào nhớ bài hát nào không ? - Nhận xét chung tiết học. - Dặn học sinh về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau. - Trả lời câu hỏi. - Nhận xét, bổ sung. - Chơi trò chơi: “Chim bay, cò bay.” - Học sinh nắm tay nhau thành vòng tròn, lắng nghe lời hô để làm động tác cho đúng. *VD: Vừa nhảy vừa giơ tay nếu loài vật đó biết bay và đứng yên nếu loài vật đó không biết bay. Bạn nào làm sai sẽ bị “phạt” vừa hát vừa múa bài: “Một con vịt” - Kể tên các con vật : Chó, mèo, khỉ, chào mào, chích choè, cá, tôm, cua, ốc, voi, hổ, báo, cá sấu, dê, đại bàng, rắn, hổ... - Quan sát tranh và mô tả. - Làm việc với SGK. + H1: Đàn chim đang bay trên trời. + H2: Đàn voi đang đi trên đồng, một chú voi con đi bên mẹ thật dễ thương + H3: Một chú dê đang ngơ ngác vì lạc đàn. + H4: Những chú vịt đang thảnh thơi bơi lội trên mặt hồ. + H5: Dưới biển có rất nhiều cá, tôm - Nhận xét, bổ sung. - Dựa vào tranh và trả lời các câu hỏi : - Nhận xét, bổ sung. - Mỗi tổ cử 2 bạn lên tham gia hát, lần lượt từng người và loại dần những người không nhớ bài hát nữa bằng cách đếm từ 1 đến 10. - Bạn còn lại cuối cùng là người thắng cuộc. - Nhận xét, bình chọn bạn thắng cuộc. - Có thể kể thêm: *VD: Con cò bé bé; Con chim non; Trâu lá đa; ... - Về thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *******************************************************************
Tài liệu đính kèm: