Giáo án Tự nhiên và xã hội – Nguyễn Thị Thanh Thu - Tuần 26 đến tuần 35

Giáo án Tự nhiên và xã hội – Nguyễn Thị Thanh Thu - Tuần 26 đến tuần 35

Tuần: 26 MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU:

 - Nêu được tên , lợi ích của một số cây sống dưới nước .

- Kể được tên một số cây sống trôi nổi hoặc cây có rễ cắm sâu trong bùn

* GDKNS: Kĩ năng quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối; Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.

II. CHUẨN BỊ: Tranh, ảnh trong SGK trang 54, 55. Các tranh, ảnh sưu tầm các loại cây sống dưới nước. Phấn màu, giấy, bút viết bảng. Sưu tầm các vật thật: Cây bèo tây, cây rau rút, hoa sen,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 14 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội – Nguyễn Thị Thanh Thu - Tuần 26 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26 MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU: 
 - Nêu được tên , lợi ích của một số cây sống dưới nước .
- Kể được tên một số cây sống trơi nổi hoặc cây cĩ rễ cắm sâu trong bùn
* GDKNS: Kĩ năng quyết định: Nên và khơng nên làm gì để bảo vệ cây cối; Phát triển kĩ năng giao tiếp thơng qua các hoạt động học tập.
II. CHUẨN BỊ: Tranh, ảnh trong SGK trang 54, 55. Các tranh, ảnh sưu tầm các loại cây sống dưới nước. Phấn màu, giấy, bút viết bảng. Sưu tầm các vật thật: Cây bèo tây, cây rau rút, hoa sen, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ :
 Một số loài cây sống trên cạn.
- Kể tên một số loài cây sống trên cạn mà các em biết.
- Nêu tên và lợi ích của các loại cây đó?
- GV nhận xét 
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
* Nĩi tên và nêu ích lợi của một số cây sống dưới nước.
* Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau: 
Nêu tên các cây ở hình 1, 2, 3.
Nêu nơi sống của cây.
Nêu đặc điểm giúp cây sống được trên mặt nước.
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM
* Bước 2: Làm việc theo lớp.
- Hết giờ thảo luận.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo.
- GV nhận xét và ghi vào phiếu thảo luận (phóng to) trên bảng.
- GV tiếp tục nhận xét và tổng kết vào tờ phiếu lớn trên bảng.
KẾT QUẢ THẢO LUẬN 
- Cây sen đã đi vào thơ ca. Vậy ai cho cô biết 1 đoạn thơ nào đã miêu tả cả đặc điểm, nơi sống của cây sen?
- GV nxét, chốt
Hoạt động 2: Trưng bày tranh ảnh, vật thật.
* Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mơ tả.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị các tranh ảnh và các cây thật sống ở dưới nước.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả của từng tổ.
4 Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- GV tổng kết bài, gdục liên hệ HS
 - Chuẩn bị: Loài vật sống ở đâu? 
- Hát
- Các nhóm trả lời một cách ngẫu nhiên.
- HS trả lời. 
- Bạn nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận và ghi vào phiếu.
- HS dừng thảo luận.
- Các nhóm lần lượt báo cáo.
- Nhận xét, bổ sung.
 Trả lời: 
Trong đầm gì đẹp bằng sen.
Lá xanh, bông trắng lại xen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
- HS trang trí tranh ảnh, cây thật của các thành viên trong tổ.
- HS nghe
 - HS liên hệ thực tế
Tuần: 27	 LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU ? Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được động vật cĩ thể sống được ở khắp nơi : trên cạn , dưới nước .
 - Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn , trên khơng , dưới nước của một số lồi động vật .
 * GDBVMT (Liên hệ) : ý thức bảo vệ MT sống của lồi vật.
II CHUẨN BỊ: Giấy khổ to cho 4 tổ trưng bày ảnhHình, tranh sưu tầm 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ :
“Một số loài cây sống dưới nước”
Yêu cầu HS nêu tên một số loài cây sống dưới nước.
GV nhận xét
3. Bài mới 
Cho HS chơi trò chơi “chim bay, lợn bay” 
GV ghi tựa bài lên bảng
Hoạt động 1. Làm việc với SGK 
* HS nhận ra lồi vật cĩ thể sống được ở khắp nơi
GV cho HS làm việc theo cặp: nêu tên các con vật có ở trong hình và cho biết con này sống ở đâu?
Vậy loài vật có thể sống ở đâu?
GV chốt: Vậy loài vật có thể sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không
Hoạt động 2: Triển lãm
* HS củng cố những kiến thức đã học.
( Đ/C: Có thể không yêu cầu HS sưu tầm, chỉ y/c nói về nơi sống của con vật mà bạn biết)
- GV yêu cầu HS nói về nơi sống của con vật mà các em biết
- GV nxét, chốt lại
Ị Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật. Chúng có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không. Chúng ta cần yêu quý và bảo vệ chúng.
4 Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học
Tổ chức cho 2 tổ đố tên các loài vật và nơi sống của chúng.
(*) GDHS có ý thức BVMT
Chuẩn bị bài: Một số loài vật sống trên cạn.
- Hát
HS nêu, nhận xét bạn
- HS chơi trò chơi
HS nhắc lại
HS quan sát và nêu:
+ Hình 1: chim, một số con bay trên trời, một số đậu dưới bãi cỏ
+ Hình 2: Đàn voi đang đi trên đồng cỏ
+ Hình 3: Con dê sống trên mặt đất
+ Hình 4: rắn sống trên mặt đất hoặc dưới nước
+ Hình 5: Cá, tôm, cá ngựa sống ở dưới nước
HS nêu: sống trên cạn, dưới nước, trên không.
- HS nhắc lại
HS trả lời các nhân
Nhận xét và đánh giá 
- HS nghe
- HS nghe
- HS thực hiện
Tuần: 28 MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN	 Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU 
	 - Nêu được tên và ích lợi của một số động vật sống trên cạn đối với con người.
 - Kể được tên 1 số con vật sống hoang dã sống trên cạn và 1 số vật nuôi trong nhà.
 -Yêu quý và bảo vệ các con vật, đặc biệt là những động vật quí hiếm.
	* GDKNS: Kĩ năng ra quyết định : Nên và không nên làm gì để bảo vệ động vật.
II. CHUẨN BỊ: Ảnh minh họa trong SGK phóng to. Các tranh ảnh, bài báo về động vật trên cạn. Phiếu trò chơi. Giấy khổ to, bút viết bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ :
Loài vật sống ở đâu?
- Loài vậy có thể sống được ở những đâu?
- GV nxét đánh giá
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
* HS nĩi tên và nêu ích lợi của 1 số con vật sống trên cạn.
- Yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận các vấn đề sau: 
Nêu tên con vật trong tranh.
Cho biết chúng sống ở đâu?
Thức ăn của chúng là gì?
Con nào là vật nuôi trong gia đình, con nào sống hoang dại hoặc được nuôi trong vườn thú?
- Yêu cầu HS lên bảng, vừa chỉ tranh vừa nói.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên chỉ tranh và nói. Có thể đặt một số câu hỏi mời bạn khác trả lời. Bạn nào trả lời đúng thì có thể đặt câu hỏi khác mời bạn khác trả lời
GV kết luận: Có rất nhiều loài vật sống trên mặt đất như: Voi, ngựa, chó, gà, hổ  có loài vật đào hang sống dưới đất như thỏ, giun  Chúng ta cần phải bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm.
Hoạt động 3: Động não
* Biết cách bảo vệ lồi vật.
- Hãy cho biết chúng ta phải làm gì để bảo vệ các loài vật?
(Mỗi HS tự đứng lên nói ý kiến của mình, khi bạn ngồi xuống bạn khác đứng lên trả lời). GV ghi nhanh  
-GV nhận xét những ý kiến đúng.
Hoạt động 4: Triển lãm tranh ảnh
-Yêu cầu HS tập hợp tranh ảnh và dán trang trí vào 1 tờ giấy khổ to.
- Làm việc cả lớp.
Yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình.
-GV khuyến khích HS nhóm khác đặt các câu hỏi cho nhóm đang báo cáo. 
-GV nhận xét và tuyên dương các nhóm tốt.
 Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp
- Chơi trò chơi: Bắt chước tiếng con vật.
- G - Nhận xét và đánh giá bên thắng cuộc.
4 Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học.
GV tổng kết bài, gdhs
HS chuẩn bị bài sau.
-Hát.
- HS trả lời
- HS nxét
-HS quan sát, thảo luận trong nhóm.
-HS trả lời cá nhân.
- HS thực hiện theo y/c
Trả lời: Không được giết hại, săn bắn trái phép, không đốt rừng làm cháy rừng không có chỗ cho động vật sinh sống 
-Tập hợp tranh, phân loại theo tiêu chí nhóm mình lựa chọn và trang trí.
- Các nhóm thảo luận làm việc theo y/c
-Báo cáo kết quả.
-Các thành viên trong nhóm cùng suy nghĩ trả lời.
2 bạn đại diện cho bên nam và bên nữ lên tham gia.
- HS nghe
Tuần: 29 MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU: 
 - Nêu được tên và ích lợi của một số động vật sống dưới nước đối với con người.
- Biết nhận xét cơ quan di chuyển của các con vật sống dưới nước (bằng vây, đuơi, khơng cĩ chân hoặc cĩ chân yếu )
- Có ý thức bảo vệ các loài vật và thêm yêu quý các con vật sống dưới nước.
* GDKNS: Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ động vật.
II. CHUẨN BỊ:Tranh ảnh giới thiệu một số loài vật sống dưới nước như SGK trang 60-61. Một số tranh ảnh về các con vật sống dưới nước sưu tầm được hoặc những tấm biển ghi tên các con vật (sống ở nước mặn và ngọt), có gắn dây để có thể móc vào cần câu. 2 cần câu tự do.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ :
- Kể tên một số loài vật sồng trên cạn và nêu ích lợi của chúng.
- GV nxét, đánh giá
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
*HS biết nĩi tên các lồi vật sống dưới nước.
-Yêu cầu các nhóm quan sát tranh ảnh ở trang 60, 61 và cho biết:
+ Tên các con vật trong tranh?
+ Chúng sống ở đâu?
+ Các con vật ở các hình trang 60 có nơi sống khác con vật sống ở trang 61 ntn?
Gọi 1 nhóm trình bày
Kết luận: Ở dưới nước có rất nhiều con vật sinh sống, nhiều nhất là các loài cá. Chúng sống trong nước ngọt (sống ở ao, hồ, sông, )
Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh 
* HS cĩ kĩ năng quan sát, nhận xét, mơ tả.
Chia lớp thành 2 đội: mặn – ngọt – thi kể tên các con vật sống dưới nước mà em biết. Lần lượt mỗi bên kể tên 1 con vật / mỗi lần. Đội thắng là đội kể được nhiều tên nhất.
-Ghi lại tên các con vật mà 2 đội kể tên trên bảng.Tổng hợp kết quả 
-Cuối cùng GV nhận xét, tuyên bố kết quả đội thắng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu lợi ích và bảo vệ các con vật
-Hỏi HS: Các con vật dưới nước sống có ích lợi gì?
-Có nhiều loại vật có ích nhưng cũng có những loài vật có thể  ...  ghi nhớ.
Không, rất tối. Vì khi đó không có Mặt Trời chiếu sáng.
Nhiệt độ cao ta thấy nóng vì Mặt Trời đã cung cấp sức nóng cho Trái Đất.
Chiếu sáng và sưởi ấm.
HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ đề ra.
1 nhóm xong trước trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. 
Trả lời theo hiểu biết.
+ Xung quanh Mặt Trời có mây.
+ Xung quanh Mặt Trời có các hành tinh khác.
+ Xung quanh Mặt Trời không có gì cả.
HS tham gia chơi theo hướng dẫn của GV.
- HS nghe.
Tuần: 32 MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG. Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
 - Nói được tên 4 phương chính và kể được phương Mặt Trời mọc và lặn.
* Dựa vào Mặt Trời , biết xác định phương hướng ở bất cứ địa điểm nào.
- Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ: Tranh, ảnh cảnh Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn. Tranh vẽ trang 67 SGK. Năm tờ bìa ghi: Đông, Tây, Nam, Bắc và Mặt Trời. SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ :
Mặt Trời.
Em hãy tả về Mặt Trời theo hiểu biết của em?
Khi đi nắng, em cảm thấy thế nào?
Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời?
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Quan sát tranh, TLCH.
* HS biết kể tên 4 phương chính và biết quy ước phương MT mọc là phương Đơng
Treo tranh lúc bình minh và hoàng hôn, yêu cầu HS quan sát và cho biết:
 + Hình 1 là gì?
 + Hình 2 là gì?
 + Mặt Trời mọc khi nào?
 + Mặt Trời lặn khi nào?
- Hỏi: Phương Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn có thay đổi không?
- Phương Mặt Trời mọc cố định người ta gọi là phương gì?
- Ngoài 2 phương Đông – Tây, các em còn nghe nói tới phương nào?
- Giới thiệu: 2 phương Đông, Tây và 2 phương Nam, Bắc. Đông – Tây – Nam – Bắc là 4 phương chính được xác định theo Mặt Trời.
Hoạt động 2: Hợp tác nhóm về: Cách tìm phương hướng theo Mặt Trời.
Phát cho mỗi nhóm 1 tranh vẽ trang 76 SGK.
Yêu cầu nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
 + Bạn gái làm thế nào để xác định phương hướng?
 + Phương Đông ở đâu?
 + Phương Tây ở đâu?
 + Phương Bắc ở đâu?
 + Phương Nam ở đâu?
Thực hành tập xác định phương hướng: Đứng xác định phương và giải thích cách xác định.
Sau 4’: gọi từng nhóm HS lên trình bày kết quả làm việc của từng nhóm.
Hoạt động 3: Trò chơi: Hoa tiêu giỏi nhất.
* HS biết được nguyên tắc xác định phương hướng bằng MT.
Giải thích: Hoa tiêu – là người chỉ phương hướng trên biển. 
Phổ biến luật chơi:
Giải thích bức vẽ: Con tàu ở chính giữa, người hoa tiêu đã biết phương Tây bây giờ cần tìm phương Bắc để đi.
GV cùng HS chơi.
GV phát các bức vẽ.
GV yêu cầu các nhóm HS chơi.
Nhóm nào tìm phương hướng nhanh nhất thì lên trình bày trước lớp.
4 Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu mỗi HS về nhà vẽ tranh ngôi nhà của mình đang ở và cho biết nhà mình quay mặt về phương nào? Vì sao em biết?
Chuẩn bị: Mặt Trăng và các vì sao.
 - Hát
-HS trả lời. Bạn nhận xét.
+ Cảnh (bình minh) Mặt Trời mọc.
+ Cảnh Mặt Trời lặn (hoàng hôn)
+ Lúc sáng sớm.
+ Lúc trời tối.
Không thay đổi.
Trả lời theo hiểu biết.
(Phương Đông và phương Tây)
HS trả lời theo hiểu biết: Nam, Bắc.
- HS quay mặt vào nhau làm việc với tranh được GV phát, trả lời các câu hỏi và lần lượt từng bạn trong nhóm thực hành và xác định giải thích.
+ Đứng giang tay.
+ Ở phía bên tay phải.
+ Ở phía bên tay trái.
+ Ở phía trước mặt.
+ Ở phía sau lưng.
- Từng nhóm cử đại diện lên trình bày.
- HS nghe GV phổ biến luật chơi
- HS chơi tìm phương mặt trời mọc
- HS nghe
Tuần: 33 MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU: 
 - Khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm.
- Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ : Các tranh ảnh trong SGK trang 68, 69. Một số bức tranh về trăng sao.
Giấy, bút vẽ. SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ :
Mặt Trời và phương hướng.
Em hãy xác định 4 phương chính theo Mặt Trời.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi.
* HS biết kh¸i qu¸t vỊ h×nh d¹ng, ®Ỉc ®iĨm cđa Mặt Tr¨ng
-Treo tranh 2 lên bảng, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau:
Bức ảnh chụp về cảnh gì?
Em thấy Mặt Trăng hình gì?
Trăng xuất hiện đem lại lợi ích gì?
Aùnh sáng của Mặt Trăng ntn có giống Mặt Trời không?
- Treo tranh số 1, giới thiệu về Mặt Trăng (về hình dạng, ánh sáng, khoảng cách với Trái Đất).
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về hình ảnh của Mặt Trăng.
-Yêu cầu các nhóm thảo luận các nội dung sau:
+Quan sát trên bầu trời, em thấy Mặt Trăng có hình dạng gì?
+Em thấy Mặt Trăng tròn nhất vào những ngày nào?
+Có phải đêm nào cũng có trăng hay không?
-Yêu cầu 1 nhóm HS trình bày.
-GV kết luận. 
-Cung cấp cho HS bài thơ.
-GV giải thích một số từ khó hiểu đối với HS: lưỡi trai, lá lúa, câu liêm, lưỡi liềm (chỉ hình dạng của trăng theo thời gian).
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
* HS biết kh¸i qu¸t vỊ h×nh d¹ng, ®Ỉc ®iĨm cđa các vì sao
-Yêu cầu HS thảo luận đôi với các nội dung sau:
+Trên bầu trời về ban đêm, ngoài Mặt Trăng chúng ta còn nhìn thấy những gì?
+Hình dạng của chúng thế nào?
+Aùnh sáng của chúng thế nào?
-Yêu cầu HS trình bày.
Hoạt động 4: Ai vẽ đẹp.
-Phát giấy cho HS, yêu cầu các em vẽ bầu trời ban đêm theo em tưởng tượng được. (Có Mặt Trăng và các vì sao).
-Sau 5 phút, GV cho HS trình bày tác phẩm của mình và giải thích cho các bạn cùng GV nghe về bức tranh của mình. 
4 Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học
Đưa ra câu tục ngữ: “Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa” và yêu cầu HS giải thích.
Yêu cầu HS về nhà tìm thêm những câu tục ngữ, ca dao liên quan đến trăng, sao hoặc sưu tầm các tranh, ảnh, bài viết nói về trăng, sao, mặt trời.
- Chuẩn bị: Ôn tập.
Hát
Đông – Tây – Nam – Bắc là 4 phương chính được xác định theo Mặt Trời.
-HS quan sát và trả lời.
-Cảnh đêm trăng.
-Hình tròn.
-Chiếu sáng Trái Đất vào ban đêm.
-Aùnh sáng dịu mát, không chói như Mặt Trời
1 nhóm HS nhanh nhất trình bày. Các nhóm HS khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung.
-HS nghe, ghi nhớ.
-1, 2 HS đọc bài thơ:
Mùng một lưỡi trai
Mùng hai lá lúa
Mùng ba câu liêm
Mùng bốn lưỡi liềm
Mùng năm liềm giật
Mùng sáu thật trăng
-HS thảo luận cặp đôi.
-Cá nhân HS trình bày.
 - HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS nghe
Tuần: 34 ÔN TẬP : TỰ NHIÊN Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU: 
- Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật, nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm.
- Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ: Phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ :
Mặt trăng và các vì sao.
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Triển lãm
* Hệ thống những kiến thức đã học về tự nhiên.
Yêu thiên nhiên và cĩ ý thức BV thiên nhiên.
Bước 1 : Gv giao nhiệm vụ : 
Yêu cầu Hs mỗi nhóm trưng bày sản phẩm của mình.
Yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên thuyết trình.
Yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị sẵn các câu hỏi thuộc nhưng nội dung đã học về chủ đề tự nhiên để đi hỏi nhóm bạn.
Bước 2 : Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo 3 nhiệm vụ giáo viên đã giao ở trên.
Bước 3 : Làm việc cả lớp 
Mỗi nhóm cử ra 1 bạn vào BGK cùng Gv chấm điểm theo các tiêu chí gợi ý như sau :
+ Nội dung trưng bày đầy đủ, phong phú phản ánh các bài đã học.
+ Hs thuyết minh ngắn gọn, đủ ý.
+ Trả lời đúng các câu hỏi BGK đưa ra.
- Các Hs khác theo dõi đưa ra ý kiến nhận xét của mình, Gv nhận xét kết thúc hoạt động 
4 Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học
-Ôn tiếp phần tự nhiên để tiết sau học tiếp
Hát
- Hs trưng bày sản phẩm trên bàn ( bao gồm các tranh ảnh, mẫu vật đã sưu tầm và các bức tranh do chính Hs vẽ)
- Hs thi đua trang trí và sắp xếp các sản phẩm cho đẹp và mang tính khoa học.Tập thuyết minh, giải thích về các sản phẩm bàn nhau đưa ra các câu hỏi 
 - Nghe công bố kết quả
- HS nghe
Tuần: 35 ÔN TẬP: TỰ NHIÊN. Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU: 
- Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật, nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm.
- Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ: Phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ :
Ôn tập tự nhiên
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Tham quan thiên nhiên
 Phiếu bài tập
Hãy hoàn thành bảng sau:
Thường nhìn thấy lúc nào trong ngày
Hình dạng
Mặt Trời 
Mặt Trăng
Sao
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa
 a. Mặt Trời và Mặt Trăng 
 b .Mặt Trời và các vì Sao.
Hoạt động 2 : Du hành vũ trụ 
Cách tổ chức : Gv nhắc lại cách chơi rồi tổ chức cho hs chơi 
4 Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà tìm hiểu thêm phần tự nhiên
- Hát
- Hs trưng bày sản phẩm trên bàn ( bao gồm các tranh ảnh, mẫu vật đã sưu tầm và các bức tranh do chính Hs vẽ)
Hs thi đua trang trí và sắp xếp các sản phẩm cho đẹp và mang tính khoa học.Tập thuyết minh, giải thích về các sản phẩm bàn nhau đưa ra các câu hỏi 
HS chơi trước lớp
- HS nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH 2.doc