TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS có những hiểu biết cơ bản về Mặt Trăng và các vì sao.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát mọi vật xung quanh: phân biệt được trăng với sao và các đặc điểm của Mặt Trăng.
3. Thái độ:
- Ham thích môn học.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO I. Mục tiêu Kiến thức: HS có những hiểu biết cơ bản về Mặt Trăng và các vì sao. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát mọi vật xung quanh: phân biệt được trăng với sao và các đặc điểm của Mặt Trăng. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Các tranh ảnh trong SGK trang 68, 69. Một số bức tranh về trăng sao. Giấy, bút vẽ. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Mặt Trời và phương hướng. Mặt trời mọc ở đâu và lặn ở đâu? Em hãy xác định 4 phương chính theo Mặt Trời. GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Vào buổi tối, ban đêm, trên bầu trời không mây, ta nhìn thấy những gì? Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi. Treo tranh 2 lên bảng, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau: Bức ảnh chụp về cảnh gì? Em thấy Mặt Trăng hình gì? Trăng xuất hiện đem lại lợi ích gì? Aùnh sáng của Mặt Trăng ntn có giống Mặt Trời không? - Treo tranh số 1, giới thiệu về Mặt Trăng (về hình dạng, ánh sáng, khoảng cách với Trái Đất). v Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về hình ảnh của Mặt Trăng. Yêu cầu các nhóm thảo luận các nội dung sau: Quan sát trên bầu trời, em thấy Mặt Trăng có hình dạng gì? Em thấy Mặt Trăng tròn nhất vào những ngày nào? Có phải đêm nào cũng có trăng hay không? Yêu cầu 1 nhóm HS trình bày. Kết luận: Quan sát trên bầu trời, ta thấy Mặt Trăng có những hình dạng khác nhau: Lúc hình tròn, lúc khuyết hình lưỡi liềm Mặt Trăng tròn nhất vào ngày giữa thấy âm lịch, 1 tháng 1 lần. Có đêm có trăng, có đêm không có trăng (những đêm cuối và đầu tháng âm lịch). Khi xuất hiện, Mặt trăng khuyết, sau đó tròn dần, đến khi tròn nhất lại khuyết dần. Cung cấp cho HS bài thơ GV giải thích một số từ khó hiểu đối với HS: lưỡi trai, lá lúa, câu liêm, lưỡi liềm (chỉ hình dạng của trăng theo thời gian). v Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. Yêu cầu HS thảo luận đôi với các nội dung sau: Trên bầu trời về ban đêm, ngoài Mặt Trăng chúng ta còn nhìn thấy những gì? Hình dạng của chúng thế nào? Aùnh sáng của chúng thế nào? Yêu cầu HS trình bày. Tiểu kết: Các vì sao có hình dạng như đóm lửa. Chúng là những quả bóng lửa tự phát sáng giống Mặt Trăng nhưng ở rất xa Trái Đất. Chúng là Mặt Trăng của các hành tinh khác. v Hoạt động 4: Củng cố: Ai vẽ đẹp. Phát giấy cho HS, yêu cầu các em vẽ bầu trời ban đêm theo em tưởng tượng được. (Có Mặt Trăng và các vì sao). 5. Tổng kết – Dặn dò (3’) Đưa ra câu tục ngữ: “Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa” và yêu cầu HS giải thích. Yêu cầu HS về nhà tìm thêm những câu tục ngữ, ca dao liên quan đến trăng, sao hoặc sưu tầm các tranh, ảnh, bài viết nói về trăng, sao, mặt trời. Chuẩn bị: Ôn tập. Hát Đông – Tây – Nam – Bắc là 4 phương chính được xác định theo Mặt Trời. Thấy trăng và các sao. PP: Trực quan – HT: Lớp HS quan sát và trả lời. Cảnh đêm trăng. Hình tròn. Chiếu sáng Trái Đất vào ban đêm. Aùnh sáng dịu mát, không chói như Mặt Trời. PP: Thảo luận – HT: Nhóm 1 nhóm HS nhanh nhất trình bày. Các nhóm HS khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung. HS nghe, ghi nhớ. 1, 2 HS đọc bài thơ: Mùng một lưỡi trai Mùng hai lá lúa Mùng ba câu liêm Mùng bốn lưỡi liềm Mùng năm liềm giật Mùng sáu thật trăng PP: Thảo luận – HT: Nhóm HS thảo luận cặp đôi. Cá nhân HS trình bày. HS nghe, ghi nhớ. PP: Thi đua – HT: Cá nhân Sau 5 phút, GV cho HS trình bày tác phẩm của mình và giải thích cho các bạn cùng GV nghe về bức tranh của mình.
Tài liệu đính kèm: