Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Tuần 31 đến tuần 34

Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Tuần 31 đến tuần 34

MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Tiết: MẶT TRỜI

( THMT LIÊN HỆ )

I. Mục tiêu

- Nêu được hình dạng , đặc điểm và vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất

- Hình dung ( tưởng tượng ) được điều gì xảy ra nếu Trái Đất không có mặt trời .

 Giáo dục môi trường

- Biết khái quát về hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất. Có ý thức bảo vệ môi trường sống của cây cối và các con vật và con người

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh, ảnh giới thiệu về Mặt Trời.

- HS: Giấy viết. bút vẽ, băng dính.

 

doc 11 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 887Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Tuần 31 đến tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết: MẶT TRỜI
( THMT LIÊN HỆ )
I. Mục tiêu
- Nêu được hình dạng , đặc điểm và vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất 
- Hình dung ( tưởng tượng ) được điều gì xảy ra nếu Trái Đất không có mặt trời .
Ä Giáo dục môi trường 
 Biết khái quát về hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất. Có ý thức bảo vệ môi trường sống của cây cối và các con vật và con người
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, ảnh giới thiệu về Mặt Trời.
HS: Giấy viết. bút vẽ, băng dính.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định lớp : 
2. Bài cũ : 
- Nhận biết cây cối và các con vật.
Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây và các con vật?
Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây và các con vật?
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
+ Hôm nay Thầy và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về được hình dạng , đặc điểm và vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất Và Hình dung ( tưởng tượng ) được điều gì xảy ra nếu Trái Đất không có mặt trời . Qua bài : Mặt trời .
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng .
.
Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: Hát và vẽ về Mặt Trời theo hiểu biết.
Gọi 1 HS lên hát bài “Cháu vẽ ông Mặt Trời”.
v Hoạt động 2: Em biết gì Mặt Trời?
Em biết gì Mặt Trời?
GV ghi nhanh các ý kiến (không trùng lặp) lên bảng và giải thích thêm:
Mặt Trời có dạng hình cầu giống quả bóng.
Mặt Trời có màu đỏ, sáng rực, giống quả bóng lửa khổng lồ.
Mặt Trời ở rất xa Trất Đất.
Khi đóng kín cửa lớp, các em có học được không? Vì sao?
Vào những ngày nắng, nhiệt độ cao hay thấp, ta thấy nóng hay lạnh?
Vậy Mặt Trời có tác dụng gì?
v Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
Nêu 4 câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận:
Khi đi nắng, em cảm thấy thế nào?
Em nên làm gì để tránh nắng?
Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời?
Khi muốn quan sát Mặt Trời, em làm thế nào?
Yêu cầu HS trình bày.
Kết luận :Không được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời, phải đeo kính râm hoặc nhìn qua chậu nước, phải đội mũ khi đi nắng.
v Hoạt động 4: Trò chơi: Ai khoẻ nhất
Hỏi: Xung quanh Mặt Trời có những gì?
GV giới thiệu các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
Tổ chức trò chơi: “Ai khoẻ nhất?”
1 HS làm Mặt Trời, 7 HS khác làm các hành tinh, có đeo các biển gắn tên hành tinh. Mặt Trời đứng tại chỗ, quay tại chỗ. Các HS khác chuyển dịch mô phỏng hoạt động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Khi HS Chuẩn bị xong, HS nào chạy khoẻ nhất sẽ là người thắng cuộc.
GV chốt kiến thức: Quanh Mặt Trời có rất nhiều hành tinh khác, trong đó có Trái Đất. Các hình tinh đó đều chuyển động xung quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm. Nhưng chỉ có ở Trái Đất mới có sự sống.
Ä Giáo dục môi trường 
 Biết khái quát về hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất. Có ý thức bảo vệ môi trường sống của cây cối và các con vật và con người
v Hoạt động 5: Đóng kịch theo nhóm.
Yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận và đóng kịch theo chủ đề: Khi không có Mặt Trời, đều gì sẽ xảy ra?
Hỏi: Vào mùa hè, cây cối xanh tươi, ra hoa kết quả nhiều – Có ai biết vì sao không?
Hỏi: Vào mùa đông, thiếu ánh sáng Mặt Trời, cây cối thế nào?
Chốt kiến thức: Mặt Trời rất cần thiết cho sự sống. Nhưng chúng ta phải biết bảo vệ mình để tránh ánh nắng Mặt Trời làm ta bị cảm, sốt và tổn thương đến mắt.
4. Củng cố – Dặn dò : 
Yêu cầu HS về nhà sưu tầm thêm những tranh ảnh về Mặt Trời để giờ sau triển lãm.
Chuẩn bị: Mặt Trời và phương hướng.
- Hát - ổn định lớp để vào tiết học .
- 02 học sinh lên bảng KT theo yêu cầu GV .
- Học sinh khác nhận xét sửa chữa .
- Học sinh cả lớp lắng nghe 
02 học sinh nêu lại tựa bài 
1 Học sinh hát và 5 HS lên bảng vẽ (có tô màu) về Mặt Trời theo hiểu biết của mình. Trong lúc đó, cả lớp hát bài “Cháu vẽ ông Mặt Trời”
HS dưới lớp nhận xét hình vẽ của bạn đẹp/ xấu, đúng/ sai.
Cá nhân HS trả lời. Mỗi HS chỉ nêu 1 ý kiến.
HS nghe, ghi nhớ.
Mặt Trời có dạng hình cầu giống quả bóng.
Mặt Trời có màu đỏ, sáng rực, giống quả bóng lửa khổng lồ.
Mặt Trời ở rất xa Trất Đất.
Không, rất tối. Vì khi đó không có Mặt Trời chiếu sáng.
Nhiệt độ cao ta thấy nóng vì Mặt Trời đã cung cấp sức nóng cho Trái Đất.
Chiếu sáng và sưởi ấm.
HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ đề ra.
- Phải đội mũ khi đi nắng
- Ánh sáng rất sáng và rất nóng , sẽ gây hại cho mắt.
- Không được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời, phải đeo kính râm hoặc nhìn qua chậu nước .
1 nhóm xong trước trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. 
 các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
Trả lời theo hiểu biết.
+ Xung quanh Mặt Trời có mây.
+ Xung quanh Mặt Trời có các hành tinh khác.
+ Xung quanh Mặt Trời không có gì cả.
- Quanh Mặt Trời có rất nhiều hành tinh khác, trong đó có Trái Đất. Các hình tinh đó đều chuyển động xung 
quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm. Nhưng chỉ có ở Trái Đất mới có sự sống.
Ä Giáo dục môi trường 
 Biết khái quát về hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất. Có ý thức bảo vệ môi trường sống của cây cối và các con vật và con người
HS đóng kịch dưới dạng đối thoại (1 em làm người hỏi, các bạn trong nhóm lần lượt trả lời).
Vì có Mặt Trời chiếu sáng, cung cấp độ ẩm.
Rụng lá, héo khô.
2 HS nhắc lại.
Mặt Trời rất cần thiết cho sự sống. Nhưng chúng ta phải biết bảo vệ mình để tránh ánh nắng Mặt Trời làm ta bị cảm, sốt và tổn thương đến mắt.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tiết học .
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên 
=========T]T========
TUẦN : 32 
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
I. MỤC TIÊU
- Nói được tên bốn phương chính và kể được phương Mặt Trời mọc và lặn .
- Dựa vào mặt trời , biết xác định phương hướng ở bất cứ địa điểm nào .
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh, ảnh cảnh Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn.Tranh vẽ trang 67 SGK.
 + Năm tờ bìa ghi: Đông, Tây, Nam, Bắc và Mặt Trời.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định tổ chức :
2. Bài cũ Mặt Trời.
Em hãy tả về Mặt Trời theo hiểu biết của em?
Khi đi nắng, em cảm thấy thế nào?
Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời?
GV nhận xét 
3.Bài mới:
Giới thiệu: 
+ Hôm nay Thầy và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về biết và nói được tên bốn phương chính và kể được phương Mặt Trời mọc và lặn . Qua bài : Mặt trời và phương hướng .
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng .
v Hoạt động 1: Quan sát tranh, TLCH:
+MT : Giúp HS biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi.
+Cách tiến hành: .
Treo tranh lúc bình minh và hoàng hôn, yêu cầu HS quan sát và cho biết:
 + Hình 1 là gì?
 + Hình 2 là gì?
 + Mặt Trời mọc khi nào?
 + Mặt Trời lặn khi nào?
Hỏi: Phương Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn có thay đổi không?
Phương Mặt Trời mọc cố định người ta gọi là phương gì?
Ngoài 2 phương Đông – Tây, các em còn nghe nói tới phương nào?
Giới thiệu: 2 phương Đông, Tây và 2 phương Nam, Bắc. Đông – Tây – Nam – Bắc là 4 phương chính được xác định theo Mặt Trời.
v Hoạt động 2: Hợp tác nhóm về: Cách tìm phương hướng theo Mặt Trời.
+MT : Giúp HS biết xác định cách tìm phương hướng theo mặt trời.
+Cách tiến hành: .
Phát cho mỗi nhóm 1 tranh vẽ trang 76 SGK.
Yêu cầu nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
 + Bạn gái làm thế nào để xác định phương hướng?
 + Phương Đông ở đâu?
 + Phương Tây ở đâu?
 + Phương Bắc ở đâu?
 + Phương Nam ở đâu?
Thực hành tập xác định phương hướng: Đứng xác định phương và giải thích cách xác định.
Sau 4’: gọi từng nhóm HS lên trình bày kết quả làm việc của từng nhóm.
v Hoạt động 3: Trò chơi: Tìm trong rừng sâu.
+MT : Giúp HS biết thực hành tìm phương hướng theo mặt trời.
+Cách tiến hành: 
Phổ biến luật chơi:
1 HS làm Mặt Trời.
1 HS làm người tìm đường.
4 HS làm bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
GV là người thổi còi lệnh và giơ biển: Con gà trống biểu tượng: Mặt Trời mọc buổi sáng. Con đom đóm: Mặt Trời lặn buổi chiều.
Khi GV giơ biển hiệu nào và đưa Mặt Trời đến vị trí nào, 4 phương phải tìm đến đúng vị trí. Sau đó HS tìm đường sẽ phải tìm về phương mà GV gọi tên.
Gọi 6 HS chơi thử.
Tổ chức cho HS chơi (3 – 4 lần). Sau mỗi lần chơi cho HS nhận xét, bổ sung.
Sau trò chơi GV có tổng kết, yêu cầu HS trả lời:
 + Nêu 4 phương chính.
 + Nêu cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
5. Củng cố – Dặn dò : 
Yêu cầu mỗi HS về nhà vẽ tranh ngôi nhà của mình đang ở và cho biết nhà mình quay mặt về phương nào? Vì sao em biết?
Chuẩn bị: Mặt Trăng và các vì sao.
 - Hát - ổn định lớp để vào tiết học .
- 02 học sinh lên bảng KT theo yêu cầu GV .
- Học sinh khác nhận xét sửa chữa .
- Học sinh cả lớp lắng nghe 
- 02 học sinh nêu lại tựa bài 
Hoạt động lớp, cá nhân.
+ Cảnh (bình minh) Mặt Trời mọc.
+ Cảnh Mặt Trời lặn (hoàng hôn)
+ Lúc sáng sớm.
+ Lúc trời tối.
Không thay đổi.
+ Phương đông 
Trả lời theo hiểu biết.
(Phương Đông và phương Tây)
HS trả lời theo hiểu biết: Nam, Bắc.
 Hoạt động nhóm, cá nhân.
HS quay mặt vào nhau làm việc với tranh được GV phát, trả lời các câu hỏi và lần lượt từng bạn trong nhóm thực hành và xác định giải thích.
+ Đứng giang tay.
+ Ở phía bên tay phải.
+ Ở phía bên tay trái.
+ Ở phía trước mặt.
+ Ở phía sau lưng.
- Từng nhóm cử đại diện lên trình bày.
 - Hoạt động lớp, nhóm.
- HS nghe phổ biến luật chơi
Hs tham gia chơi
Tổ chức cho HS chơi (3 – 4 lần). Sau mỗi lần chơi cho HS nhận xét, bổ sung.
GV có tổng kết, yêu cầu HS trả lời:
+ Đông , tây , nam , bắc .
+ Đứng giang tay. ; Ở phía bên tay phải; Ở phía bên tay trái;Ở phía trước mặt; Ở phía sau lưng.
+ Học sinh trả lời theo câu hỏi giáo viên .
Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tiết học .
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên 
=========T]T========
TUẦN : 33 
MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu
- Khái quát hình dạng , đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm .
II. Chuẩn bị
GV: Các tranh ảnh trong SGK trang 68, 69.Một số bức tranh về trăng sao.
 Giấy, bút vẽ.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
-+ Mặt Trời và phương hướng.
Mặt trời mọc ở đâu và lặn ở đâu?
Em hãy xác định 4 phương chính theo Mặt Trời.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
+ Hôm nay Thầy và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về Khái quát hình dạng , đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm . Qua bài : Mặt trăng và các vì sao 
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng 
v Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi.
MT: HS có những hiểu biết cơ bản về Mặt Trăng và các vì sao
Cách tiến hành: 
Treo tranh 2 lên bảng, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau:
Bức ảnh chụp về cảnh gì?
Em thấy Mặt Trăng hình gì?
Trăng xuất hiện đem lại lợi ích gì?
Ánh sáng của Mặt Trăng như thế nào, có giống Mặt Trời không?
- Treo tranh số 1, giới thiệu về Mặt Trăng (về hình dạng, ánh sáng, khoảng cách với Trái Đất).
v Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về hình ảnh của Mặt Trăng.
MT: HS hiểu biết về hình dạng mặt trăng
Cách tiến hành: 
Yêu cầu các nhóm thảo luận các nội dung sau:
Cho các nhóm HS nhanh nhất trình bày. Các nhóm HS khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung.
Quan sát trên bầu trời, em thấy Mặt Trăng có hình dạng gì?
Em thấy Mặt Trăng tròn nhất vào những ngày nào?
Có phải đêm nào cũng có trăng hay không?
Yêu cầu 1 nhóm HS trình bày.
Kết luận: Quan sát trên bầu trời, ta thấy Mặt Trăng có những hình dạng khác nhau: Lúc hình tròn, lúc khuyết hình lưỡi liềm  Mặt Trăng tròn nhất vào ngày 14 , 15 âm lịch, 1 tháng 1 lần. Có đêm có trăng, có đêm không có trăng (những đêm cuối và đầu tháng âm lịch). Khi xuất hiện, Mặt trăng khuyết, sau đó tròn dần, đến khi tròn nhất lại khuyết dần.
v Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
MT: Hs tìm hiểu thêm về các vì sao
Cách tiến hành: 
Yêu cầu HS thảo luận đôi với các nội dung sau:
Trên bầu trời về ban đêm, ngoài Mặt Trăng chúng ta còn nhìn thấy những gì?
Hình dạng của chúng thế nào?
Ánh sáng của chúng thế nào?
Yêu cầu HS trình bày.
Kết luận :Các vì sao có hình dạng như đóm lửa. Chúng là những quả bóng lửa tự phát sáng giống Mặt Trăng nhưng ở rất xa Trái Đất. Chúng là Mặt Trăng của các hành tinh khác.
4. Tổng kết – Dặn dò : 
Đưa ra câu tục ngữ: “Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa” và yêu cầu HS giải thích.
Yêu cầu HS về nhà tìm thêm những câu tục ngữ, ca dao liên quan đến trăng, sao hoặc sưu tầm các tranh, ảnh, bài viết nói về trăng, sao, mặt trời.
Chuẩn bị: Ôn tập.
- Hát - ổn định lớp để vào tiết học .
- 02 học sinh lên bảng KT theo yêu cầu GV .
- Học sinh khác nhận xét sửa chữa .
- Học sinh cả lớp lắng nghe 
- 02 học sinh nêu lại tựa bài 
HS quan sát và trả lời.
Cảnh đêm trăng.
Hình tròn.
Chiếu sáng Trái Đất vào ban đêm.
Ánh sáng dịu mát, không chói như Mặt Trời.
+ Học sinh lắng nghe và quan sát tranh về hình dạng, ánh sáng, khoảng cách với Trái Đất .
- HS thảo luận theo nhóm
1 nhóm HS nhanh nhất trình bày. Các nhóm HS khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung.
Hình tròn.
+ Ngày 15 và 16 Âm lịch hàng tháng.
+ Có đêm có trăng, có đêm không có trăng (những đêm cuối và đầu tháng âm lịch). Khi xuất hiện, Mặt trăng khuyết, sau đó tròn dần, đến khi tròn nhất lại khuyết dần.
HS nghe, ghi nhớ.
HS thảo luận cặp đôi.
- Các vì sao có hình dạng như đóm lửa.
- Chúng là những quả bóng lửa tự phát sáng giống Mặt Trăng nhưng ở rất xa Trái Đất
Cá nhân HS trình bày.
HS nghe, ghi nhớ.
+ 02 Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên .
Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tiết học .
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên 
=========T]T========
TUẦN : 34 - 35 
ÔN TẬP TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
- Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật , động vật , nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm .
- Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ
GV:Tranh vẽ của HS ở hoạt động nối tiếp bài 32. Giấy, bút.
Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề tự nhiên.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
+ Mặt Trăng và các vì sao
Quan sát trên bầu trời, em thấy Mặt Trăng có hình dạng gì?
Em thấy Mặt Trăng tròn nhất vào những ngày nào?
Trên bầu trời về ban đêm, ngoài Mặt Trăng chúng ta còn nhìn thấy những gì? Hình dạng của chúng thế nào?
GV nhận xét.
3.Bài mới:
Giới thiệu: 
+ Hôm nay Thầy và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật , động vật , nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm .Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên. Qua bài : ôn tập tự nhiên 
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng 
v Hoạt động 1: Ai nhanh tay, nhanh mắt hơn.
+MT : HS hệ thống lại các kiến thức đã học về các loài cây, con vật.
+Cách tiến hành: 
Chuẩn bị nhiều tranh ảnh liên quan đến chủ đề tự nhiên: chia thành 2 bộ có số cây – con tương ứng về số lượng.
Chuẩn bị trên bảng 2 bảng ghi có nội dung về tên các con vật và nơi sống của chúng
Chia lớp thành 2 đội lên chơi.
Cách chơi:Mỗi đội cử 6 người, người này lần lượt thay phiên nhau vượt chướng ngại vật lên nhặt tranh dán vào bảng sao cho đúng chỗ.
Sau 5 phút hết giờ. Đội thắng là đội dán đúng, nhiều hơn, đẹp hơn.
HS chia làm 2 đội chơi.
Sau trò chơi, cho 2 đội nhận xét lẫn nhau.
GV tổng kết: Loài vật và cây cối sống được ở khắp mọi nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không, trên cạn và dưới nước.
Yêu cầu HS vẽ bảng vào vở nhưng chưa điền tên cây và loài vật để chuẩn bị đi tham quan.
v Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai về nhà đúng”
+MT : HS hệ thống lại các kiến thức đã học cách tìm phương hướng bằng Mặt Trời
+Cách tiến hành: .
GV chuẩn bị tranh vẽ của HS ở bài 32 về ngôi nhà và phương hướng của nhà (mỗi đội 5 bức vẽ).\
Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 người.
Phổ biến cách chơi: Chơi tiếp sức.
Người thứ nhất lên xác định hướng ngôi nhà, sau đó người thứ 2 lên tiếp sức, gắn hướng ngôi nhà.
Đội nào gắn nhanh, đúng là đội thắng cuộc.
Yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hỏi tác giả của từng bức tranh và so sánh với kết quả của đội chơi.
GV chốt kiến thức.
v Hoạt động 3: Hùng biện về bầu trời.
+MT : HS hệ thống lại các kiến thức đã học về Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao.
+Cách tiến hành: .
Yêu cầu nhóm làm việc trả lời câu hỏi:
Em biết gì về bầu trời, ban ngày và ban đêm (có những gì, chúng như thế nào ?)
Cho nhóm thảo luận, đi lại giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm.
Sau 7 phút, cho các nhóm trình bày kết quả.
Chốt: Mặt Trăng và Mặt Trời có gì giống nhau về hình dáng? Có gì khác nhau (về ánh sáng, sự chiếu sáng). Mặt Trời và các vì sao có gì giống nhau không? ở điểm nào?
4. Củng cố – Dặn dò : 
Yêu cầu HS chuẩn bị để thăm quan thực tế thiên nhiên nơi sinh sống .
Chuẩn bị bảng ở hoạt động 1 để HS ghi chép theo kiểu phân loại nhóm các con vật em quan sát được trong tự nhiên nơi hsi sinh sống 
Cho HS đi thăm quan, vừa đi vừa ghi chép các nội dung. Cuối buổi GV tổng hợp, kiểm tra, nhận xét bài học HS. 
Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII.
- Hát - ổn định lớp để vào tiết học .
- 02 học sinh lên bảng KT theo yêu cầu GV .
- Học sinh khác nhận xét sửa chữa .
- Học sinh cả lớp lắng nghe 
02 học sinh nêu lại tựa bài 
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.
- HS tham gia chơi
Học sinh các nhóm lên bảng , 2 bảng ghi có nội dung về tên các con vật và nơi sống của chúng
Chia lớp thành 2 đội lên chơi.
+ Cách chơi:Mỗi đội cử 6 người, người này lần lượt thay phiên nhau vượt chướng ngại vật lên nhặt tranh dán vào bảng sao cho đúng chỗ.
+ Sau đó cho 2 đội nhận xét lẫn nhau.
HS nhận xét, bổ sung.
HS nhắc lại cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 người.
Phổ biến cách chơi: Chơi tiếp sức.
Người thứ nhất lên xác định hướng ngôi nhà, sau đó người thứ 2 lên tiếp sức, gắn hướng ngôi nhà.
Đội nào gắn nhanh, đúng là đội thắng cuộc.
Yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Hoạt động lớp, cá nhân.
Trưởng nhóm nêu câu hỏi, các thành viên trả lời, sau đó phân công ai nói phần nào – chuẩn bị thể hiện kết quả dưới dạng kịch hoặc trình bày sáng tạo: Lần lượt nối tiếp nhau.
Các nhóm trình bày. Trong khi nhóm này trình bày thì nhóm khác lắng nghe để nhận xét.
HS trả lời cá nhân câu hỏi này.
Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tiết học .
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên 
=========T]T========
 	Duyệt Ban giám hiệu Duyệt Tổ chuyên môn 
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
Ngày ...... Tháng...... Năm 20......	 Ngày ...... Tháng...... Năm 20......
 Hiệu trưởng 	 Tổ trưởng chuyên môn 

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH 2 Tuan 31-34 dua len mang.doc