Giáo án Tự nhiên xã hội 2 tuần 23: Ôn tập xã hội

Giáo án Tự nhiên xã hội 2 tuần 23: Ôn tập xã hội

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

ÔN TẬP: XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố và khác sâu những kiến thức về chủ đề XÃ HỘI.

2. Kỹ năng:

- Kể với bạn bè, mọi người xung quanh về gia đình, trường học và cuộc sống xung quanh.

3. Thái độ:

- Có tình cảm yêu mến, gắn bó với gia đình, trường học.

- Có ý thức giữ gìn môi trường gia đình, trường học sạch sẽ và xây dựng cuộc sống xung quanh tốt đẹp hơn.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Các câu hỏi chuẩn bị trước có nội dung về Xã hội. Cây cảnh treo các câu hỏi. Phần thưởng.

- HS: SGK.

 

doc 3 trang Người đăng duongtran Lượt xem 6833Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 2 tuần 23: Ôn tập xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
ÔN TẬP: XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: 
Củng cố và khác sâu những kiến thức về chủ đề XÃ HỘI.
Kỹ năng: 
Kể với bạn bè, mọi người xung quanh về gia đình, trường học và cuộc sống xung quanh.
Thái độ: 
Có tình cảm yêu mến, gắn bó với gia đình, trường học.
Có ý thức giữ gìn môi trường gia đình, trường học sạch sẽ và xây dựng cuộc sống xung quanh tốt đẹp hơn.
II. CHUẨN BỊ
GV: Các câu hỏi chuẩn bị trước có nội dung về Xã hội. Cây cảnh treo các câu hỏi. Phần thưởng.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’) 
2. Bài cũ (3’) Cuộc sống xung quanh
Kể tên một số ngành nghề ở thành phố mà em biết?
Người dân nơi bạn sống thường làm nghề gì? Bạn có thể mô tả lại ngành nghề đó cho các bạn trong lớp biết được không?
GV nhận xét.
3.Giới thiệu: (1’)
Oân tập: Xã hội.
4.Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Thi hùng biện về gia đình, nhà trường và cuộc sống xung quanh.
+MT : Giúp HS tìm hiểu về cuộc sống xung quanh.
+PP : Quan sát, sưu tầm.
Yêu cầu: Bằng những tranh, ảnh đã sưu tầm được, kết hợp với việc nghiên cứu SGK và huy động vốn kiến thức đã được học, các nhóm hãy thảo luận để nói về các nội dung đã được học.
Nhóm 1 – Nói về gia đình.
Nhóm 2 – Nói về nhà trường.
Nhóm 3 – Nói về cuộc sống xung quanh.
* Cách tính điểm:
+ Nói đủ, đúng kiến thức: 10 điểm
+ Nói sinh động: 5 điểm
+ Nói thêm tranh ảnh minh họa: 5 điểm
Đội nào được nhiều điểm nhất, sẽ là đội thắng cuộc.
GV nhận xét các đội chơi.
Phát phần thưởng cho các đội chơi.
v Hoạt động 2: Làm phiếu bài tập.
+MT : Giúp HS làm đúng các bài tập.
+PP : Luyện tập, thực hành.
GV phát phiếu bài tập và yêu cầu cả lớp HS làm.
GV thu phiếu để chấm điểm.
PHIẾU HỌC TẬP
1. Đánh dấu x vào ô trước các câu em cho là đúng:
 a) Chỉ cần giữ gìn môi trường ở nhà.
 b) Cô hiệu trưởng có nhiệm vụ đánh trống báo hết giờ.
 c) Không nên chạy nhảy ở trường, để giữ gìn an toàn cho mình và các bạn. 
 d) Chúng ta có thể ngắt hoa ở trong vườn trường để tặng các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam: 20 – 11.
 e) Đường sắt dành cho tàu hỏa đi lại.
 g) Bác nông dân làm việc trong các nhà máy.
 h) Không nên ăn các thức ăn ôi thiu để đề phòng bị ngộ độc.
Thuốc tây cần phải để tránh xa tầm tay của trẻ em.
2. Nối các câu ở cột A với câu tương ứng ở cột B.
3. Hãy kể tên:
Hai ngành nghề ở vùng nông thôn:
Hai ngành nghề ở thành phố:
Ngành nghề ở địa phương bạn:
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Cây sống ở đâu?
Hát
Cá nhân HS phát biểu ý kiến. Bạn nhận xét.
 Hoạt động lớp, nhóm.
Các nhóm HS thảo luận, sau đó cử đại diện trình bày.
Các thành viên khác trong nhóm có thể bổ sung kiến thức nếu cần thiết và giúp bạn minh họa bằng tranh ảnh.
Chẳng hạn:
+ Nhóm 1: Nói về gia đình.
 Những công việc hằng ngày của các thành viên trong gia đình là: Oâng bà nghỉ ngơi, bố mẹ đi làm, em đi học, 
 Vào những lúc nghỉ ngơi, mọi người trong gia đình đều vui vẻ: Bố đọc báo, mẹ và ông bà chơi với em
 Đồ dùng trong gia đình có nhiều loại. Về đồ sứ có: bát, đĩa, ; về đồ nhựa có xô, chậu, bát, rổ rá,  Để giữ cho đồ dùng bền đẹp, khi sử dụng ta phải chú ý cẩn thận, sắp xếp ngăn nắp.
 Cần phải giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở và có các biện pháp phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
Hoạt động lớp, cá nhân.
HS nhận phiếu và làm bài.
HS thực hành nối các câu ở cột A với câu tương ứng ở cột B. 
HS kể. Bạn nhận xét.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH 23.doc