Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Tiết 3: Hệ cơ

Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Tiết 3: Hệ cơ

Tiết : 3 Thứ ., ngày . tháng . năm 200.

Môn : Tự nhiên xã hội Tựa bài : HỆ CƠ

I. MỤC TIÊU : II. CHUẨN BỊ CỦA GV

Sau bài học, HS có thể :

- Chỉ và nói được tên một số cơ của cơ thể.

- Biết được rằng cơ có thể co và duỗi, nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể cử động được.

- Có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ được săn chắc. - Tranh vẽ hệ cơ.

- Vở bài tập.

 III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH

- Vở bài tập TNXH.

 

doc 4 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Tiết 3: Hệ cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 3 Thứ ., ngày . tháng . năm 200...
Môn : Tự nhiên xã hội Tựa bài : HỆ CƠ
I. MỤC TIÊU :
II. CHUẨN BỊ CỦA GV
Sau bài học, HS có thể :
Chỉ và nói được tên một số cơ của cơ thể.
Biết được rằng cơ có thể co và duỗi, nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể cử động được.
Có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ được săn chắc.
Tranh vẽ hệ cơ.
Vở bài tập.
III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH 
Vở bài tập TNXH.
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
PP và SD
ĐDDH
1. Ổn định : 
2. Bài cũ : Bộ xương.
Để bảo vệ bộ xương và giúp xương phát triển tốt ta cần làm gì?
Chỗ nối giữa các xương với nhau gọi là gì ?
Nhận xét.
3. Bài mới : 
 Giới thiệu bài :
Nhờ đâu mà mỗi người có 1 khuôn mặt, hình dáng nhất định ?
Hoạt động 1 : Quan sát hệ cơ :
Mục tiêu : Nhận biết và gọi tên một số cơ của cơ thể.
Bước 1 : hoạt động theo cặp.
Yêu cầu HS quan sát tranh 1 trong SGK và trả lời câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm.
Bước 2 : hoạt động cả lớp :
GV treo hình vẽ hình vẽ hệ cơ lên bảng.
Gọi 1 vài em lên bảng vừa chỉ vào hình vẽ vừa nói tên các cơ.
GV có thể bổ sung và sửa chữa những ý kiến chưa đúng.
Kết luận :
Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều cơ. Các cơ bao phủ toàn bộ cơ thể làm cho mỗi người có 1 khuôn mặt và 1 hình dáng nhất định. Nhờ cơ bám vào xương mà ta có thể thực hiện được mọi cử động như : chạy, nhảy, ăn, uống, cười, nói
Hoạt động 2 : thực hành co và duỗi tay.
Mục tiêu : Biết được cơ có thể co và duỗi, nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể cử động được. 
Bước 1 : hoạt động theo cặp hoặc cá nhân
GV yêu cầu từng HS quan sát hình 2 trong SGK trang 9.
Làm các động tác giống hình vẽ, đồng thời quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ ở cánh tay khi co. 
Sau đó lại duỗi tay ra và tiếp tục quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ khi duỗi xem nó thay đổi như thế nào so với bắp cơ khi co.
GV rút ra kết luận :
Khi gập cánh tay : cơ co lại, ngắn và chắc hơn. Khi duỗi : cánh tay co duỗi ra, dài và mềm hơn.
Bước 2: hoạt động cả lớp
GV mời 1 số nhóm lên trình diễn trước lớp.
GV có thể bổ sung, và sửa chữa những ý kiến chưa đúng để ra rút ra kết luận.
Kết luận : Khi cơ co, cơ sẽ ngắn hơn và chắc hơn. Khi cơ duỗi, cơ sẽ dài hơn và mềm hơn. Nhờ có sự co và duỗi của cơ mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được.
Hoạt động 3 : Thảo luận : làm gì để cơ săn chắc ?
Mục tiêu : Biết được vận động và tập luyện thường xuyên sẽ giúp cho cơ được săn chắc.
GV hỏi : Chúng ta nên làm gì để giúp cơ được phát triển và săn chắc ?
Chúng ta cần tránh những việc làm nào có hại cho hệ cơ ?
GV chốt lại và nhắc nhở các em nên ăn uống đầy đủ, tập thể dục, rèn luyện thân thể hàng ngày để cơ được săn chắc.
4. Củng cố : Trò chơi tiếp sức.
GV gắn lên bảng 2 tranh hệ cơ (giống nhau), phía dưới mỗi tranh gắn 1 bộ thẻ chữ ghi tên cơ. 
GV hướng dẫn cách chơi : Khi GV hô thì lần lượt từng HS trong nhóm lên chọn 1 thẻ chữ và gắn đúng vào vị trí trên bức tranh.
GV nhận xét, công bố điểm, khen thưởng.
5. Dặn dò :
Chuẩn bị : Làm gì để xương và cơ phát triển tốt ? 
- Hát.
Cần có thói quen ngồi học ngay ngắn, không mang vác nặng, đi học đeo cặp trên 2 vai.
Khớp xương.
Nhờ có cơ bao phủ toàn bộ cơ thể mà mỗi người có một hình dáng nhất định.
HS chỉ tranh và nói tên một số cơ của cơ thể : cơ mặt, cơ ngực, cơ bụng, cơ tay, cơ chân, cơ lưng, cơ mông.
HS chỉ vị trí các cơ trên tranh vẽ.
Gọi 1, 2 HS thực hiện yêu cầu.
- HS thực hiện yêu cầu của GV và thảo luận với bạn để rút ra kết luận.
- Một số nhóm lên trình diễn trước lớp vừa làm động tác vừa mô tả sự thay đổi của bắp cơ cánh tay khi co và duỗi.
- HS trả lời :
Tập thể dục, thể thao thường xuyên.
Năng vận động hàng ngày.
Lao động vừa sức.
Vui chơi bổ ích.
Ăn uống đầy đủ, đủ chất.
- HS trả lời :
Nằm, ngồi nhiều.
Chơi các vật sắc, cứng, nhọn gây trầy xước cơ. 
Ăn uống không hợp lý.
Chọn 2 nhóm chơi.
 7 HS / nhóm.
Cả lớp cổ vũ. 
Pp kiểm tra
Ppháp
thảo luận
Tranh
Thực hành
Ppháp thảo luận
Ppháp thảo luận
Ppháp trò chơi
 @ Kết quả : 
 .
 .
 .
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTTNheco.doc