I. Mục tiêu:
- Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước.
- Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật.
HSNK: Nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối (thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân, lá, hoa) và con vật (di chuyển được, có đầu, mình, chân, một số loài có cánh).
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin về cây cối và các con vật.
- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối và các con vật.
- Kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
III. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học:
- Thảo luận nhóm
- Trò chơi
- Suy nghĩ - Thảo luận cặp đôi - Chia sẻ.
Môn: Tự nhiên và Xã hội Tuần 30 Tiết 30: NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CÁC CON VẬT Ngày dạy: 12/04/2019 I. Mục tiêu: - Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước. - Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật. HSNK: Nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối (thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân, lá, hoa) và con vật (di chuyển được, có đầu, mình, chân, một số loài có cánh). II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài: - Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin về cây cối và các con vật. - Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối và các con vật. - Kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. III. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: - Thảo luận nhóm - Trò chơi - Suy nghĩ - Thảo luận cặp đôi - Chia sẻ. IV. Phương tiện dạy học: - SGK, máy chiếu, bảng nhóm, bút lông. V. Tiến trình dạy học: *Khởi động: Trưởng ban văn thể lên cho lớp chơi trò “gió thổi” và “đã 9 giờ tối” 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Một số loài vật sống dưới nước Hs 1: Kể tên một số loài vật sống ở nước ngọt? Hs 2: Kể tên một số loài vật sống trên cạn? Hs 3: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài vật sống dưới nước? Nhận xét bài cũ. 2. Bài mới: a. Khám phá: (3’) Yêu cầu Hs giải các câu đố 1. Con gì đuôi ngắn tai dài Mắt hồng lông mượt Có tài chạy nhanh Là con gì? (Con thỏ) Hỏi: Con thỏ sống ở đâu? 2. Cây gì tựa tai voi Hè cho ô mát em chơi sân trường Đông về trơ trụi cành xương Lá thành mảnh nắng nhẹ vương gió chiều. Là cây gì? (Cây bàng) Hỏi: Cây bàng sống ở đâu? Gv nêu: Các em đã biết rất nhiều về các loài cây, các con vật và nơi ở của chúng. Hôm nay cô cùng các em sẽ củng cố lại các kiến thức ấy qua bài học hôm nay: Nhận biết cây cối và các con vật. - Yêu cầu Hs nhắc lại tên bài học. b. Kết nối: TG Hoạt động dạy của Gv Hoạt động học của HS 10’ 10’ 10’ Hoạt động 1: Nhận biết cây cối trong tranh Mục tiêu: Nêu được tên một số cây và nơi sống của chúng. Tiến hành: - Gv chiếu tranh 1.2.3.4 lên bảng - Gọi Hs đọc yêu cầu - Gv yêu câu Hs lần lượt lên bảng chỉ nói tên và nơi sống của các loài cây có trong hình. - Gọi Hs nhận xét bạn - Gv hỏi: Các cây vừa nêu có những lợi ích gì? - Gv nhận xét và nêu thêm lợi ích của một số cây khác (chiếu tranh) - Yêu cầu Hs quan sát và nêu: Với cây sống trên cây khác có rễ hút nước và chất dinh dưỡng trong không khí. + Với cây sống trên cạn, rễ nằm ở đâu? + Cây sống dưới nước, rễ nằm ở đâu? Gv hỏi: Cây cối có di chuyển, đi lại được không? - Gọi Hs nhận xét. - Gv nhận xét, chốt: Cây cối có thể sống ở mọi nơi: Trên cạn, dưới nước, vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước, sống trên cây khác có rễ hút nước và chất dinh dưỡng trong không khí. Cây cối (thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân, lá, hoa) Hoạt động 2: Nhận biết các con vật trong tranh Mục tiêu: Nêu được tên một con vật và nơi sống của chúng. Tiến hành: - Gv chiếu tranh 5.6.7.8.9.10.11 lên bảng. - Gọi Hs đọc yêu cầu. - Yêu cầu Hs tiến hành tương tự như hoạt động 1. Từng Hs lên bảng chỉ nói tên và nơi sống của các con vật có trong tranh. - Gọi Hs nhận xét bạn - Gv nhận xét - Gv hỏi: Các con vật vừa nêu có những lợi ích gì? - Gv nhận xét, nêu thêm 1 số lợi ích khác (chiếu tranh) GD Hs: Bên cạnh các con vật có ích thì 1 số con vật có thể gây nguy hiểm cho con người. Nên nếu có cơ hội tiếp xúc các em nên cẩn thận. Gv hỏi: + Các con vật có thể di chuyển được không? + Di chuyển bằng cách nào? - Gv nhận xét, tuyên dương và chốt: Các con vật có thể sống ở mọi nơi: Trên cạn, dưới nước, vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước, bay lượn trên không. Con vật (di chuyển được, có đầu, mình, chân, một số loài có cánh). - Gv nêu: Chúng ta đã nhận biết được cây cối và các con vật. Vậy ai phát hiện ra điểm khác biệt giữa cây cối và con vật là gì? c. Thực hành: Hoạt động 3: Quan sát tranh, hoàn thành nội dung vào bảng. Mục tiêu: Nêu được tên một số cây, con vật và nơi sống của chúng. Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật. Tiến hành: - Gv chia lớp thành 2 nhóm. Nhiệm vụ của các nhóm là quan sát tranh trên bảng ghi lại tên các loài cây và các con vật, sau đó đánh dấu chéo vào ô nơi sinh sống của chúng. Nhóm nào xong trước lên bảng trình bày. - Gọi Hs nhận xét bài làm của nhóm bạn - Gv nhận xét và hỏi thêm: + Kể thêm 1 số loài cây có cùng nơi sinh sống với cây phượng. + Kể thêm một số loài cây có cùng nơi sinh sống với cây súng. + Kể thêm 1 số con vật có cùng nơi sinh sống với cá chép. + Kể thêm 1 số con vật có cùng nơi sinh sống với con vẹt. - Gv nêu: Như chúng ta đã biết, cây cối và các con vật có rất nhiều lợi ích. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài cây, các loài vật. Các em hãy thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi sau: + Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây cối và các con vật. + Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây cối và các con vật. - Gv nhận xét, chiếu lên bảng: Đối với con vật ta cần chăm sóc, bảo vệ; không săn bắn, không xả rác ra môi trường. Đối với cây cối ta cần thường xuyên trồng cây, chăm sóc bảo vệ, không ngắt hoa, bẻ cảnh. - Gv liên hệ giáo dục Hs không bứt lá, hái hoa trong trường. Thường xuyên tưới nước, nhặt rác để cây và hoa phát triển xanh tươi cho bóng mát cho hoa làm cho trường học thêm sạch đẹp. - Quan sát tranh - 1 Hs đọc - Hs lên bảng chỉ: + Hình 1: Cây phượng (sống trên cạn) + Hình 2: Cây hoa lan (sống trên cây khác, rễ hút nước và chất dinh dưỡng trong không khí). + Hình 3: Cây bông súng (sống dưới nước). + Hình 4: Cây rau muống (vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn). - Cho bóng mát, cho gỗ, trang trí, làm cảnh, làm thức ăn cho người và động vật. + Rễ nằm trong đất + Rễ ngâm trong nước Trả lời: Cây cối thường đứng yên một chỗ. Không di chuyển, không đi lại được. - Hs đọc lại - Quan sát - 1 Hs đọc - Hs lần lượt lên bảng chỉ + Hình 5: Cá chép (sống dưới nước) + Hình 6: Con sóc (sống trên cạn) + Hình 7: Con sử tử (sống trên cạn) + Hình 8: Con rùa (vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn) + Hình 9: Con vẹt (bay lượn trên không) + Hình 10: Ếch (vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn) + Hình 11: Con rắn (sống trên cạn) - Trả lời: Cho thịt, làm xiếc, nuôi làm cảnh,. - Lắng nghe và ghi nhớ + Các con vật có thể di chuyển, đi lại được. + Di chuyển bằng: chân, đuôi, vây, cánh. - Hs đọc lại - Trả lời: Cây cối (thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân, lá, hoa). Con vật (di chuyển được, có đầu, mình, chân, một số loài có cánh). - Chia nhóm - Thực hiện theo yêu cầu + Nhóm 1: Thảo luận về các loài cây. + Nhóm 2: Thảo luận về các con vật. - Hs xung phong kể - Hs thảo luận theo nhóm đôi - Các nhóm trình bày - Hs đọc lại - Lắng nghe d. Vận dụng: (3’) - Hs trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học 1. Các loài cây sống ở đâu? a. Dưới nước b. Trên cạn c. Vừa sống dưới nước và vừa sống trên cạn d. Trên cạn, dưới nước, vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước, sống trên cây khác để hút nước và chất dinh dưỡng trong không khí. 2. Các con vật sống ở đâu? a. Vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn. b. Bay lượn trên không c. Sống trên cạn, sống dưới nước, vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước, bay lượn trên không. 3. Điểm khác biệt giữa cây cối và con vật là gì? Cây cối (thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân, lá, hoa). Con vật (di chuyển được, có đầu, mình, chân, một số loài có cánh). - Dặn về nhà xem trước bài học hôm sau: Mặt trời - Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm tiết dạy: .
Tài liệu đính kèm: