Giáo án tổng hợp Tuần 1 - Lớp 2

Giáo án tổng hợp Tuần 1 - Lớp 2

Toán

Ôn tập các số đến 100

I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:

- Biết đếm, đọc, viết các số đến 100.

- Nhận biết được các số có một, hai chữ số, số liền trước, số liền sau của một số, số lớn nhất, bé nhất có hai chữ số; một chữ số.

II/ Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ kẻ các ô vuông bài 2 SGK/ 3.

- HS: Bảng con, sách giáo khoa.

 

doc 33 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1128Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần 1 - Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai 10 tháng 8 năm 2009 
Sinh hoạt đầu tuần 
Tuần 1 
Đi học đều đúng giờ
Giữ vệ sinh chung
Phòng chống bệnh H1N1 và ATGT
____________________________________ 
Toán 
Ôn tập các số đến 100
I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Biết đếm, đọc, viết các số đến 100. 
- Nhận biết được các số có một, hai chữ số, số liền trước, số liền sau của một số, số lớn nhất, bé nhất có hai chữ số; một chữ số. 
II/ Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ kẻ các ô vuông bài 2 SGK/ 3. 
- HS: Bảng con, sách giáo khoa. 
III/ Hoạt động dạy chủ yếu
Hoạt động học chủ yếu
 Hoạt động1:Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu tiết học. 
 Hoạt động 2: Ôn và luyện tập. 
 1.Bài 1: Củng cố về số có một chữ số. 
- GV cho HS đọc yêu cầu bài1/SGK/3. 
- GV giới thiệu đây là ô số biểu thị dãy số có một chữ số. 
0
1
2
- GV yêu cầu HS đọc thứ tự các số có một chữ số. 
- GV cho HS làm vào SGK/3. 
- GV nhận xét. 
 2. Bài 2: Củng cố về số có hai chữ số. 
- GV treo bảng như bảng trong SGK/3 
10
11
18
20
22
26
29
31
35
38
40
43
47
51
54
59
62
66
68
70
73
76
82
87
90
94
97
- HS nêu tên bài. 
- HS đọc yêu cầu. 
- HS đọc: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. 
- HS làm vào SGK/3. 
- HS nhận xét. 
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
- GV cho HS nêu yêu cầu bài 2. 
- GV cho 9 HS đọc từng dãy số: 10  19, 20  29, 30  39, 40  49, 50  59, 60  69, 70  79, 80  89, 90  99. 
- GV cho 9 HS lên điền số vào bảng. 
- GV cho HS tìm số bé nhất, số lớn nhất trong bảng và ghi vào bảng con. 
- Các số có hai chữ số từ 10 đến 99 có tất cả bao nhiêu chữ số ? 
 3. Bài 3: Củng cố về số liền sau, số liền trước. 
- GV phát cho 8 em, mỗi em một con số: 39, 40, 99, 98, 90, 84, 100. 
- GV gọi số 39, sau đó đọc số liền sau của 39 là số mấy ? 
- Tương tự GV cho HS tự làm các sâu b, c, d ở SGK/3: 
 + Số liến trước số 99 là số nào ? 
 + Số liền trước số 90 là số nào ? 
 + Số liền sau số 99 là số nào ? 
- Số liền sau như thế nào so với số liền trước ? 
- Số liền trước như thế nào so với số liền sau ?
- HS đọc yêu cầu bài 2. 
- 9 HS đọc 9 dãy số. 
- 9 HS điền vào bảng. 
- HS tìm và ghi vào bảng con: SBN: 10, SLN: 99. 
-  có tất cả 90 chữ số. 
- 8 HS lên nhận các số: 39, 40, 99, 99, 98, 90, 84, 100. 
- HS nêu số liền sau số 39 là số 40. Số 40 lên đứng kế số 39(bên phải). 
+  số 98. 
+  số 89. 
+  số 100. 
-  lớn hơn số liền trước 1 đơn vị. 
-  nhỏ hơn số liền sau 1 đơn vị. 
Củng cố: 
- GV cho HS đọc lại các số từ 10  29, 20  29, 30  39, 40  49, 50  59, 60  69, 70  79, 80  89, 90  99. 
- Số liền trước của số 20 là số nào?(  số 19). 
- Số liền sau của 60 là số nào ?( số 61). 
- GV nhận xét tiết học. 
Dặn dò: Dặn HS về nhà làm thêm VBT. 
___________________________________
 Thể dục 
Bài 1: Giới thiệu chương trình 
Trò chơi: Diệt các con vật có hại 
___________________________________ 
Tập đọc 
Có công mài sắc, có ngày nên kim 
I/ Mục đích – Yêu cầu: 
- Đọc đúng rõ ràng toàn bài. 
- Biết nghỉ hơi sau các dấu phẩy, dấu chấm và giữa các cụm từ. 
- Hiểu được lời khuyên câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. 
 * HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”
II/ Chuẩn bị: 
- GV: Câu HD luyện đọc ngắt giọng. 
- HS: Đọc và viết trước bài vào vở rèn chữ viết. 
III/ Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động học chủ yếu:
Hoạt động 1: 
 1/ Giới thiệu bài: 
- GV cho HS quan sát tranh vẽ trong SGK/3. 
- Tranh vẽ những ai ? 
- Họ đang làm gì ? 
- Muốn biết bà cụ làm việc gì, bà cụ và cậu bé nói với nhau những chuyện gì ? Hôm nay, các em hãy đọc bài tập đọc: Có công mài sắc, có ngày nên kim. 
 2/ Luyện đọc đoạn 1, 2: 
GV đọc mẫu. 
HD đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
1/ Đọc từng câu: 
- GV cho 6 HS đọc nối tiếp nhau từng câu đoạn 1, 2. 
- GV HD rút ra các từ để luyện phát âm. 
 2/ Đọc từng đoạn trước lớp: 
- GV cho 2 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp. 
- GV HD đọc ngắt giọng: 
 + Mỗi khi cầm quyển sách, / cậu chỉ đọc vài dòng / đã ngáp ngắn ngáp dài rồi bỏ dở. 
- GV HD HS nêu nghĩa các từ mới: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, mải miết. 
- HS quan sát tranh vẽ trong SGK/3. 
- Tranh vẽ bà cụ và em bé. 
- Bà vừa mài, vừa nói chuyện với cậu bé. Cậu bé nhìn bà cụ làm việc và lắng nghe bà giải thích. 
- HS nêu tên bài. 
- HS đọc nhẩm theo. 
- 1 HS đọc lại bài. 
- 6 HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- HS có thể nêu: quyển, mải miết, nghệch ngoạc, nắn nót, ôn tồn. 
- 2HS đọc nối tiếp đoạn1, 2 trước lớp. 
- HS luyện đọc ngắt giọng. 
- HS nêu nghĩa các từ có chú thích ở SGK. 
Lưu ý: 
- Chú ý cách đọc của các em HS yếu, TB vì lần đầu tiên các em đọc bài có số lượng từ dài. 
Hoạt động 2: 
 1/Đọc từng đoạn trong nhóm 2. 
- GV nêu yêu cầu: 1HS đọc, 1HS đọc nhẩm theo, góp ý. Sau đó đổi lại. 
 2/Thi đọc giữa các nhóm
- GV cho 4 HS thi đọc trước lớp. Sau đó GV cho 1 nhóm đọc theo vai. 
 3/ HD tìm hiểu đoạn 1, 2 
- GV cho 2 HS đọc to đoạn 1, 2 
Câu1: Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào ? 
Câu2: Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì ? 
- Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì ? 
- Cậu bé có tin việc làm của bà cụ không ? 
- Những câu nào cho thấy cậu bé không tin ?
- HS đọc từng đoạn trong nhóm 2. 
- HS thi đọc giữa các nhóm. 
- 4 HS thi đọc trước lớp. 1 nhóm đọc theo vai. 
- HS nhận xét. 
- 2 HS đọc to đoạn 1, 2, còn lại đọc nhẩm theo. 
-  lười học, không chăm chỉ học tập, chữ viết xấu. 
-  đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. 
-  để thành cái im khâu. 
-  cậu bé không tin. 
-  Cậu bé ngạc nhiên. Thỏi sắt to như thế làm sao bà mài thành kim được.
Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện đọc đoạn 3, 4 
1/ Đọc từng câu: 
- GV cho 2HS đọc nối tiếp nhau từng câu. 
- GV HD đọc từ khó: quay, giảng giải, thỏi sắt. 
2/ Đọc từng đoạn trước lớp: 
- GV cho 2 HS đọc từng đoạn trước lớp. 
- HD đọc ngắt giọng: 
 + Mỗi ngày mài / thỏi sắt nhỏ đi một tí / sẽ có ngày / nó thành kim. 
3/ Đọc từng đoạn trong nhóm 2. 
4/ Thi đọc giữa các nhóm: 
- GV cho 3 nhóm thi đọc đồng thanh. 
- GV nhận xét chung. 
Hoạt động 4: HD tìm hiểu đoạn 3, 4 
- GV cho HS đọc thầm đoạn 3, 4. 
- Bà cụ giảng giải như thế nào ? 
- Câu chuyện này khuyên em điều gì ? 
- GV đưa ra 2 đáp án để HS lựa chọn: 
 + Chịu khó học tập. 
 + Mài sắt thành kim. 
- GV cho 2 nhóm HS đọc phân vai. 
- Gv nhận xét chung. 
- 2 HS đọc nối tiếp nhau câu 1, 2 đoạn 3, 4. 
- HS luyện phát âm. 
- 2 HS đọc đoạn3, 4 trước lớp. 
- HS luyện đọc ngắt giọng. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm 2. 
- 3 nhóm HS thi đọc đồng thanh. 
- HS nhận xét. 
- 2 HS đọc to đoạn 3, 4, còn lại đọc thầm theo. 
-  mỗi ngày mài thỏi sắt  có ngày cháu thành tài. 
- HS thảo luận trong nhóm 4 để lựa chọn đáp án đúng. 
- HS đại diện nhóm nêu kết quả: Chịu khó học tập. 
- 2 nhóm HS đọc phân vai. 
- HS nhận xét. 
 Củng cố: 
- Qua câu chuyện này các em cần phải làm gì trong học tập?(  cần phải chăm chỉ, cần cù trong học tập) 
- Trong cuộc sống, ai cũng vậy có chăm chỉ, cần cù, nhẫn nại mới đạt kết quả tốt. Nhất là việc rèn chữ viết, cần phải rèn luyện thường xuyên thì chữ viết mới đẹp. 
 Dặn dò: 
- Dặn học sinh về nhà đọc lại bài và chép, đọc trước bài Tự thuật. 
_____________________________________________________________________________ 
Thứ ba ngày 11 tháng 8 năm 2009 
Kể chuyện 
Có công mài sắt, có ngày nên kim 
I/ Mục đích – Yêu cầu: 
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện. 
- HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
II/ Chuẩn bị: 
- GV: Tranh minh họa truyện trong SGK. 
- HS: Tập kể trước theo tranh ở nhà. 
III/ Hoạt động dạy chủ yếu
Hoạt động học chủ yếu 
Hoạt động 1: Giới thiệu 
 1/ GV nêu điểm khác ở lớp 1: Kể lại câu chuyện đã học ở bài tập đọc. Kể lại toàn bộ hoặc phân vai dựng lại toàn bộ câu chuyện như một vở kịch. 
Hoạt động 2: HD kể chuyện. 
1/ Kể từng đoạn theo tranh. 
- GV chia nhóm và giao việc: HS quan sát tranh 1, 2, 3, 4 và 5 kể lại từng đoạn trong nhóm 4. 
- GV cho HS kể trước lớp(1 nhóm, 2 cá nhân). 
- GV nhận xét chung. 
Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện. 
- GV cho HS kể phân vai. 
- GV HD HS phân vai: Người dẫn chuyện, bà cụ, cậu bé. 
- Lần đầu GV vai người dẫn chuyện. 
- Các lần sau HS là người dẫn chuyện.
- HS lắng nghe. 
-  Có công mài sắc, có ngày nên kim. 
-  làm việc gì cũng phải kiên trì nhẫn nại. 
- HS quan sát tranh và kể lại từng đoạn trong nhóm 4. 
Tranh 1: Ngày xưa, có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót mấy chữ đầu, rồi lại viết nghệch ngoạc, trông rất xấu. 
Tranh 2: Một hôm, cậu nhìn tha ... ét. 
- HS nêu yêu cầu. 
- HS dựa vào câu gợi ý nêu nội dung của mỗi tranh. 
-  đi dạo ở công viên. ( vườn hoa ) 
-  bạn nữ đang ngắm hoa, bạn nam đang đi dạo quanh đó. 
-  bạn nữ định hái ngắt hoa. Bạn nam đến khuyên bạn nữ không nên ngắt hoa trong vườn. 
-  bạn nam và bạn nữ vui vẻ ra về. 
- HS thảo luận trong nhóm 4 để nêu nội dung của mỗi tranh bằng một câu. 
- HS nêu kết quả: 
 + Hôm nay, các bạn cùng nhau đi dạo công viên. 
 + Bạn Lan đang say sưa ngắm nhìn một khóm hoa hồng. 
 + Bạn Lan định giơ tay ngắt một bông. 
 + Bạn Hải liền chạy đến khuyên bạn khôg được ngắt hoa trong công viên. 
 + Bạn Lan hiểu được lời khuyên của bạn. Hai bạn vui vẻ ra về. 
Lưu ý: 
- Khi HD HS nêu nội dung mỗi tranh GV cần khuyến khích các em tự nêu ý của bản thân. 
- Khi HS đặt câu GV không nên sửa toàn bộ mà cần sửa cách dùng từ. 
 Củng cố: 
- GV cho 2 HS đối đáp về tự giới thiệu về mình bằng cách chơi trò chơi : “Chú công an”. 
- GV cho 1 HS nhìn tranh kể lại câu chuyện. 
 Dặn dò: 
- GV dặn HS về nhà ghi lại các câu vào VBT. 
- GV nhận xét tiết học. 
_______________________________ 
Toán 
Đề – xi – mét 
I/ Mục tiêu: Giúp HS 
- Biết đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài ; tên gọi, kí hiệu của nó ; biết quan hệ giữa dm và cm, ghi nhớ 1dm = 10cm. 
-Nhận biết được độ lớn của đơn vị đo dm ; so sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản ; thực hiện phép cộng, trừ các số có đơn vị đo là đề-xi-mét.
II/ Chuẩn bị: 
- GV: 
 + Một băng giấy có chiều dài 10cm. 
 + Một thước thẳng dài 1m có vạch chia thành từng dm, cm. 
- HS: Thước dài có chiều dài 20cm 
III/ Hoạt động dạy chủ yếu
Họa động học chủ yếu
Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài 
- GV cho HS đo độ dài băng giấy dài 10cm. 
- Băng giấy có độ dài mấy Xăng – ti – mét ? 
- 10cm còn gọi là 1 Đề – xi – mét. 
- Một Đề – xi – mét viết là: 1dm. 
- Đề – xi – mét viết tắt là: dm. 
- GV ghi: 10cm = 1dm, 1dm = 10cm. 
- GV GT trên thước thẳng có vạch chia các độ dài 1dm, 2dm, 3dm, , 10dm. Cây thước có độ dài 10dm hay 100cm.
- HS đo độ dài băng giấy.
-  có độ dài 10cm. 
- HS quan sát và lắng nghe. 
- HS đọc và viết bảng con. 
- HS đọc và viết bảng con. 
Lưu ý: 
- GV cần HD cho HS quan sát kĩ để biết 1dm, 2dm, 3dm, 
- GV HD cách đọc đúng tên đơn vị Đề – xi – mét, Xăng – ti – mét. 
Hoạt động 2: Thực hành 
 1/ Bài 1: Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi: 
 A B 
 C D 
 a) Điền bé hơn hoặc lớn hơn vào chỗ chấm nào thích hợp ? 
 - Độ dài đoạn thẳng AB . . . . . . . . . . . 1dm. 
 - Độ dài đoạn thẳng CD . . . . . . . . . . . 1dm. 
 b) Điền ngắn hơn hoặc dài hơn vào chỗ chấm nào cho thích hợp ? 
 - Đoạn thẳng AB . . . . . . . . đoạn thẳng CD. 
 - Đoạn thẳng CD . . . . . . . . đoạn thẳng AB.
- GV cho HS đọc yêu cầu. 
- GV cho HS làm vào SGK/7. 
- GV cho HS đọc kết quả. 
- GV nhận xét chung. 
 2/ Bài 2: Tính (theo mẫu): 
 1dm + 1dm = 2dm
 7dm + 3dm = 
 2dm + 3dm = 
 8dm + 10dm = 
 a) 
 5dm - 3dm = 2dm
 10dm - 5dm = 
 18dm - 6dm = 
 49dm - 3dm = 
 b)
- GV cho HS đọc yêu cầu và đọc bài mẫu. 
- GV nhắc HS có đơn vị kèm theo ở kết quả. 
- GV cho HS làm VBT/7. 
- GV nhận xét chung.
- HS đọc yêu cầu. 
- 2HS làm bảng lớp, còn lại làm vào SGK/7 
a) - Độ dài đoạn thẳng AB bé hơn 1dm. 
 - Độ dài đoạn thẳng CD lớn hơn 1dm. 
a) - Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD. 
 - Đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB. 
- HS đọc kết quả. 
- HS nhận xét. 
- HS đọc yêu cầu và đọc bài mẫu. 
- 2 HS làm bảng lớp, còn lại làm VBT/7. 
 1dm + 1dm = 2dm
 7dm + 3dm = 10dm
 2dm + 3dm = 5dm
 8dm + 10dm = 18dm
 5dm - 3dm = 2dm
 10dm - 5dm = 5dm
 18dm - 6dm = 12dm
 49dm - 3dm = 46dm
- HS nhận xét.
 Củng cố: 
- GV cho HS nêu lại các đoạn có độ dài 1dm, 2dm, 3dm, trên thước thẳng 1mét. 
- GV cho HS đọc lại mối quan hệ giữa dm và cm: 1dm = 10cm, 10cm = 1dm. 
 Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà ghi nhớ 1dm = 10cm
- GV nhận xét tiết học. 
__________________________________
Thủ công 
Gấp tên lửa 
I/ Mục tiêu:
- Biết cách gấp tên lửa. 
- Gấp được tên lửa. Các nếp gấp tương đối phẳng. 
- HS khéo tay: Gấp được tên lửa. Các nếp gấp phẳng, thẳng. Tên lửa sử dụng được.
II/ Chuẩn bị: 
- GV: 
- Mẫu tên lửa gấp bằng giấy thủ công và giấy màu. 
- Quy trình gấp tên lửa có hình vẽ minh họa cho từng bước. 
- HS: 
- Giấy nháp, bút, kéo. 
III/ Hoạt động dạy chủ yếu 
Hoạt động 1: Giới thiệu 
- Hôm nay các em sẽ tập làm một món đồ chơi bằng giấy. Đó là tên lửa. 
Hoạt động 2: HD gấp tên lửa. 
 1/ HD quan sát và nhận xét. 
- GV cho HS xem mẫu tên lửa. 
 Thân
 Mũi
- GV chỉ các phần của tên lửa. 
- Phần mũi tên lửa như thế nào ? 
- Thân tên lửa có hình dạng gì ? 
- Hình dạng tên lửa giống hình dạng của vật nào ? 
- GV mở dần tên lửa trở lại ban đầu, sau đó gấp lại từng bước. 
- GV cho HS xem quy trình gấp tên lửa. Quy trình gấp gồm mấy bước ? 
Hoạt động học chủ yếu 
- HS nêu tên bài. 
- HS quan sát tên lửa mẫu. 
- HS quan sát. 
- Phần mũi tên lửa nhọn. 
- Thân tên lửa có hình tam giác. 
-  hình dạng một chiếc máy bay. 
- HS quan sát. 
-  gồm 2 bước: Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa. Bước 2: Tạo tên lửa và cách chơi. 
Lưu ý: 
- GV gấp mẫu chậm để HS quan sát rõ. 
- GV cho HS quan sát kĩ quy trình. 
Hoạt động 3: HD gấp tên lửa. 
- GV cho 1 HS giỏi gấp lại tên lửa. 
- Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa. 
- GV vừa gấp vừa nêu cách gấp. 
- Bước 2: Tạo tên lửa và cách chơi
- GV HD cách chơi. 
- GV cho HS thực hành. 
- GV chọn một vài sản phẩm trưng bày cho HS cả lớp nhận xét. 
- GV nhận xét chung. 
- 1HS giỏi lên gấp. 
- HS quan sát và gấp theo. 
- 3 HS lên tự phóng tên lửa. 
- HS thực hành trong nhóm 4, HS thực hành giỏi HD cho bạn chưa làm được. 
- HS nhận xét sản phẩm của bạn. 
Củng cố: 
- GV cho HS nhắc lại quy trình gấp tên lửa. 
- Tên lửa là loại phương tiện dùng để phóng lên mặt trăng. Nếu muốn có được tên lửa phải cần có một đội ngũ chuyên viên kĩ thuật về ngành hàng không, vũ trụ. 
Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà tập gấp và chuẩn bị giấy màu để tiết sau gấp tên lửa. 
- GV nhận xét tiết học. 
______________________________ 
Âm nhạc 
Ôn các bài hát đã học lớp 1 – Nghe hát Quốc ca. 
I/ Mục tiêu: 
- Kể tên một vài bài hát ở lớp 1. 
- Biết hát theo giai điệu và lời ca của một số bài hát ở lớp 1. 
- Biết khi chào cờ có hát Quốc ca, phải đứng nghiêm trang. 
II/ Chuẩn bị: 
- GV: Tập bài hát lớp 1. 
- HS: Nhạc cụ quen dùng và nhạc cụ gõ đơn giản. 
III/ Hoạt động dạy chủ yếu
Hoạt động học chủ yếu 
Hoạt động 1: Ôn tập các bài hát lớp 1 
- GV cho cả lớp hát lại các bài đã học ở lớp 1: Lý cây xanh, Đàn gà con, Sắp đến tết rồi, Tập tầm vông. 
- GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. ( theo nhóm, dãy ) 
- GV cho HS biểu diễn truếoc lớp. 
- GV nhận xét hoạt động 1. 
- GV dùng kèn thổi để HS nêu tên các nốt nhạc: Sol, La, Mi, Đồ, Rê.
- Cả lớp hát lại các bài hát đã học ở lớp1. 
- HS hát kết hợp gõ đệm.(nhóm, dãy)b 
- HS biểu diễn trước lớp. 
- HS nghe tiếng kèn nêu tên các nốt nhạc.
Hoạt động 2: Nghe hát Quốc ca 
 a) HD tìm hiểu bài Quốc ca. 
- Quốc ca được hát khi nào ? 
- Khi nghe hát Quốc ca lúc chào cờ các em đứng như thế nào ? 
- GVGT bài Quốc ca là bài hát tượng trưng cho một nước, vì vậy khi nghe hát Quốc ca chúng ta phải tỏ thái độ kính trọng. 
 b) HS nghe hát bài Quốc ca. 
- GV hát cho HS nghe. (3lần)
-  khi chào cờ. 
-  phải đứng nghiêm trang, ngay ngắn. 
- HS đứng trang nghiêm nghe hát Quốc ca.
 Củng cố: 
- GV cho HS hát lại các bài hát lớp 1. 
- GV cho HS chơi trò chơi đoán tên nốt nhạc: GV thổi kèn nốt Rê HS nêu tên nốt.( Đoán đúng nói nhanh ) 
 Dặn dò: 
- GV dặn HS về ôn lại các bài hát đã ôn và đọc trước bài “Thật là hay” ở Tập bài hát lớp 2/5. 
- GV nhận xét tiết học. 
__________________________________ 
Sinh hoạt lớp 
Tuần 1 
1/ Kiểm điểm tuần 1: 
- Học tập: Đa số các em đi học đều dầy đủ dụng cụ học tập. Đa số các em mạnh dạng phát biểu ý kiến. Nhưng vẫn còn một ít em quên dụng cụ học tập. 
- Duy trì sỉ số: Đầu năm các em đi học chưa đều đạt tỉ lệ 98%. 
- Trật tự: 
 + Trong lớp: Phần đông đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên vẫn còn một ít em hay nói chuyện riêng.
 + Ngoài lớp: Xếp hàng ra vào lớp tương đối nhanh, đi còn nói chuyện nhiều.
- Thể dục: Vì đầu năm chưa xây dựng bài múa TD giữa giờ.
- Vệ sinh: 
 + Vệ sinh thân thể: đa số giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhưng vẫn còn một số HS còn móng tay dài.
 + Vệ sinh lớp học: Đa số các em thực hiện tốt, biết giữ vệ sinh chung.
- Về đường: Các em đi đúng tuyến, nhưng nói chuyện nhiều.
2/ Hướng khắc phục: 
- Thường xuyên nhắc nhở các em thực hiện các nề nếp. 
- Khen những em, tổ, nhóm thực hiện được dù là việc nhỏ. 
3/ Tuyên dương – Phê bình: 
- Tuyên dương tập thể: Tổ 2, 4, 5.
- Tuyên dương cá nhân: Các cán bộ lớp.
- Phê bình: TT Tổ 3, 6 còn vi phạm nhiều.
4/ Công việc tuần 2: 
- Đi học đều đúng giờ. 
- Mang dụng cụ học tập đầy đủ. 
- Trật tự khi ra vào lớp. 
- Đề phòng dịch cúm H1N1 và ATGT
Kí duyệt của Tổ Chuyên Môn

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI SOAN 1. 09 -10(CKT).doc