Tiết 2 : Toán
Ki – lô – mét
I. Mục tiêu
- Biết ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị ki-lô-mét với đơn vị mét.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km.
- Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
- Làm được BT1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học
- GV : SGK, bộ đồ dùng học toán, bản đồ Việt Nam
- HS : SGK , đồ dùng học tập cá nhân
TUẦN 30 Thứ hai, ngày 25 tháng 3 năm 2013 Tiết 1 : Chào cờ Tập trung dưới cờ ------------------------------------------------------ Tiết 2 : Toán Ki – lô – mét I. Mục tiêu - Biết ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét. - Biết được quan hệ giữa đơn vị ki-lô-mét với đơn vị mét. - Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km. - Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ. - Làm được BT1, 2, 3. II. Đồ dùng dạy học - GV : SGK, bộ đồ dùng học toán, bản đồ Việt Nam - HS : SGK , đồ dùng học tập cá nhân III. Các hoạt động dạy học GV HS TG 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng làm bài 1m = ... dm 50dm = ...m 1m = ... cm 200cm = ...m - Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới a) Giới thiệu b) Phát triển các hoạt động * Giới thiệu đơn vị đo độ dài km: - GV nêu: Để đo các khoảng cách lớn, ví dụ quãng đường giữa hai tỉnh, ta dùng đơn vị lớn hơn là ki lô mét. - GV viết lên bảng: Ki-lô-mét viết tắt là km - Yêu cầu HS luyện viết - Gọi Hs đọc lại - Gv ghi: 1 km = 1000 m ? 1 km bằng bao nhiêu m? ? 1000m bằng bao nhiêu km? * Thực hành. Bài 1: Số ? - Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập ? Bài tập yêu cầu làm gì? -Yêu cầu Hs làm bài cá nhân,2 Hs làm bảng - Yêu cầu dưới lớp đổi chéo vở nhận xét - Gv nhận xét, chốt kết quả đúng Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. ? Bài tập yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng. - Gọi HS nêu độ dài từng quãng đường. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi. - GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. ? Bài tập yêu cầu làm gì? - GV cho HS quan sát bản đồ Việt Nam - GV giới thiệu cho HS về bản đồ Việt Nam. - Gọi 2 HS viết vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét, chốt bài làm đúng 3. Củng cố – dặn dò - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp - Hs luyện viết vào bảng con - Hs đọc tên đơn vị đo km - Hs nêu: 1 km = 1000 m - Hs nêu: 1000m = 1km - HS đọc yêu cầu bài. - Điền số vào chỗ trống - HS làm bài cá nhân, 2 Hs làm bảng - Lớp nhận xét - Hs đổi chéo vở kiểm tra kết quả - Đọc yêu cầu - Nhìn hình vẽ trả lời các câu hỏi sau - Hs quan sát hình vẽ - Nêu độ dài từng quãng đường AB = 23 km, BC = 42 km, CD = 48 km - Hs thảo luận hỏi - đáp Các cặp trình bày trước lớp - Lớp nhận xét, bổ sung - Đọc yêu cầu - Nêu số đo thích hợp (theo mẫu) - Hs quan sát bản đồ Việt Nam - 2 HS viết vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở. 3p 30p 2p ------------------------------------------------------ Tiêt 3 + 4 : Tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng I. Mục tiêu - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. - Hiểu ND: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ (trả lời được CH1, 3, 4, 5). - HS khá, giỏi trả lời đựoc CH2. II. Đồ dùng dạy học - GV: SGK, BP, tranh - HS : SGK, III. Các hoạt động dạy học GV HS TG 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS đọc bài: “Cây đa quê hương”. + Ngồi hóng mát ở gốc cây đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới * Giới thiệu bài * Phát triển các hoạt động * Luyện đọc a) Gv đọc diễn cảm, hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu toàn bài. - GV hướng dẫn cách đọc: b) HD Hs luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: * Đọc từng câu: - Yêu cầu Hs nối tiếp nhau đọc từng câu - Gv viết bảng các từ cần luyện đọc: quây quanh, non nớt, reo lên, trìu mến.... * Đọc từng đoạn trước lớp: ? Bài này được chia làm mấy đoạn? - Đọc nối tiếp + GV treo bảng phụ có viết câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc và đọc mẫu: Các cháu chơi có vui không? / Các cháu ăn có no không? / Các cô có mắng phạt các cháu không? / Các cháu có thích ăn kẹo không? / Các chấu có đồng ý không? ? “Hồng hào” có nghĩa là gì? -> Gv giảng * Đọc từng đoạn trong nhóm. - Yêu cầu Hs đọc trong nhóm. Các HS khác nghe, góp ý. * Thi đọc giữa các nhóm: - Tổ chức cho các nhóm thi đọc - GV nhận xét, tuyên dương * Đọc đồng thanh - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh - Gv nhận xét - chuyển tiếp - 2HS lên bảng thực hiện - Mở SGK trang 100. - HS chú ý lắng nghe - HS nối tiếp nhau đọc các câu trong bài. - HS đọc các từ khó trên bảng. - 3 đoạn - Hs nối tiếp đọc đoạn - HS ngắt, nghỉ và nhấn giọng. - Hs luyện đọc câu - 2 HS đọc lại câu dài - Hs đọc chú giải. - HS đọc trong nhóm, theo dõi và nhận xét bạn đọc. - Các nhóm thi đọc đoạn. - Lớp nhận xét, tuyên dương - Đọc đồng thanh. 5p 60p Tiết 2 * Hướng dẫn Hs tìm hiểu bài: - Đọc đoạn 1 ? Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng? -> Giảng từ: Đi thăm -> Khi đi thăm cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, các cháu thiếu nhi, Bác Hồ bao giờ cũng chú ý thăm nơi ăn, ở, nơi tắm rửa, vệ sinh. Sự quan tâm của Bác rất chu đáo, tỉ mỉ, cụ thể. => Bác Hồ đến thăm trại thiếu nhi... * Đọc đoạn 2 ? Bác hỏi các em học sinh những gì? ? Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì? -> Giảng từ: Trìu mến => Bác Hồ trò chuyện với các cháu * Đọc đoạn còn lại ? Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai? ? Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia? ? Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan? - Giảng từ: Mừng rỡ - Nếu là con, thì con sẽ làm gì?(KNS) - Để xứng đáng là cháu ngoan của Bác chúng ta cần làm gì?(KNS) => Bác Hồ chia quà.... * Luyện đọc lại - GV chia lớp thành các nhóm - Nhắc lại giọng đọc, lời Bác: ân cần, trìu mến, tình cảm. Lời các cháu: ngây thơ, kéo dài giọng. Lời Tộ, lúng túng, rụt rè. - Tổ chức đọc bài phân vai: người dẫn chuyện, Bác Hồ, Hs, Tộ - Tổ chức thi đọc phân vai - GV cùng lớp nhận xét nhóm, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò ? Câu chuyện này cho em biết điều gì? - GV nhận xét giờ học. - Hs đọc đoạn 1, lớp theo dõi - Bác đi thăm phòng ngủ, nhà ăn, nhà bếp và nơi tắm rửa. - 1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm theo. - HS trả lời - Bác quan tâm rất tỉ mỉ đến cuộc sống của thiếu nhi. Bác còn mang theo kẹo để phân phát cho các em. - HS đọc thầm đoạn 3 - Chia kẹo cho các bạn ngoan, bạn nào không ngoan thì không được ăn kẹo. - Vì bạn Tộ không vâng lời cô. - Bạn biết dũng cảm nhận lỗi. - HS thảo luận và trả lời. - Chia nhóm - Đọc phân vai trong nhóm: người dẫn chuyện, Bác Hồ, Hs, Tộ - Các nhóm thi đọc phân vai - HS suy nghĩ trả lời 3p ------------------------------------------------------- Tiết 5: Đạo đức Bảo vệ loài vật có ích I. Mục tiêu - Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích. - Yêu quí và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng. - Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có II. Đồ dùng dạy học - GV : SGK, tranh - HS : SGK , VBT III. Các hoạt động dạy học GV HS TG 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng kiểm tra: + Vì sao em cần giúp đỡ các bạn bị khuyết tật khuyết tật ? + Em có thể làm được gì để giúp đỡ người khuyết tật? - Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới HĐ 1: Trò chơi “Đố vui đoán xem con gì?” Mục tiêu: Hs biết ích lợi của một số con vật có ích Cách tiến hành: - Gv chia lớp thành 2 tổ - GV nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi: tổ nào có nhiều câu trả lời nhanh và đúng sẽ thắng - GV giơ tranh ảnh các con vật và hỏi: ? Trong tranh vẽ con vật gì? ? Nó giúp ích gì cho con người? - Ghi tóm tắt ích lợi của mỗi con vật lên bảng. -> Gv kết luận: Hầu hết các loài vật đều có ích cho cuộc sống Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. Mục tiêu: Giúp Hs hiểu được sự cần thiết phải tham gia bảo vệ loài vật có ích Cách tiến hành: - Gv chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung câu hỏi ? Em biết những con vật có ích nào? ? Kể những lợi ích của chúng? ? Cần làm gì để bảo vệ chúng?(KNS) - Gv nhận xét -> Gv kết luận: Hoạt động 3: Nhận xét đúng, sai. Mục tiêu: Giúp Hs phân biệt các việc làm đúng, sai khi đối xử với loài vật. Cách tiến hành: - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh phân biệt việc làm đúng, sai -> GV kết luận: Các bạn trong tranh 1, 3, 4 biết bảo vệ, chăm sóc loài vật. Các bạn trong tranh 2 đã có hành động sai. 3. Củng cố, dặn dò: - Gv nhận xét tiết học. - Dặn Hs về ôn và biết bảo vệ các loài vật có ích - 2HS lên bảng thực hiện Hs chia tổ - Chú ý lắng nghe - Hs trả lời, Ví dụ: - Trong tranh là con mèo. - Con mèo giúp chúng ta bắt chuột. - Lớp nhận xét, bổ sung - Hs trao đổi nhóm Đại diện nhóm trình bày - Trâu, bò, cá heo, ong, voi, ngựa, lợn, gà, chó, mèo, cừu,.... - Trâu cày ruộng, chó trông nhà, mèo bắt chuột, gà đẻ trứng,... - Cần cho chúng ăn, không đánh đập,... - Lớp nhận xét, bổ sung - HS làm việc theo nhóm Đại diện trình bày, giải thích - Lớp nhận xét, bổ sung 4p 30p 1p -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba, ngày 26 tháng 3 năm 2013 Tiết 1 : Thể dục Tâng cầu. TC “Tung bóng vào đích” I. Mục tiêu - Biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ. - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Còi, cờ III. Nội dung và phương pháp Nội dung và phương pháp dạy học Đội hình luyện tập TG 1/ Phần mở đầu : - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học - Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông - Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên sân trường. - Chạy thường và hít thở sâu. * Ôn 1 số động tác của bài thể dục phát triển chung. 2/ Phần cơ bản : - Ôn "Tâng cầu": Giáo viên nên tên TC, làm mẫu, - Học sinh tự chơi dưới sự quản lý của giáo viên - TC "Tung bóng trúng đích" + GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và luật chơi. + Gv cho hs chơi thử. + Tổ chức cho hs chơi . 3/ Phần kết thúc: - Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng. - Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § GV 5 ... ---------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2013 Tiết 1 : Tập làm văn Nghe - trả lời câu hỏi I. Mục tiêu - Nghe kể và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối (BT1); viết được câu trả lời cho câu hỏi d ở BT1 (BT2). II. Đồ dùng dạy học - GV : SGK, BP - HS : SGK , đồ dùng học tập cá nhân III. Các hoạt động dạy học GV HS TG 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng kể chuyện: Sự tích hoa dạ lan hương - Nhận xét – ghi điểm. 2. Bài mới * Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập1: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi - Gọi HS đọc yêu cầu BT ? Bài yêu cầu làm gì? - Gọi Hs đọc 4 câu hỏi - Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh - GV kể chuyện 3 lần: Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng; giọng Bác ân cần; giọng anh chiến sĩ hồn nhiên. + Kể lần 1: dừng lại, yêu cầu HS quan sát lại bức tranh, đọc lại 4 câu hỏi. + Kể lần 2: vừa kể vừa giới thiệu tranh. + Kể lần 3: không cần kết hợp kể với lời giới thiệu tranh. - GV treo bảng phụ đã ghi sẵn 4 câu hỏi, nêu lần lượt từng câu hỏi, yêu cầu Hs trao đổi cặp hỏi - đáp ? Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu? ? Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ? ? Khi biết hòn đá bị kênh, bác bảo anh chiến sĩ làm gì? ? Câu chuyện “ Qua suối” nói lên điều gì về Bác Hồ? - Gv nhận xét - Gọi 2 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện-> - Gv ghi điểm Bài tập 2: Viết câu trả lời cho câu hỏi trong bài tập 1 - Yêu cầu HS đọc BT ? Bài yêu cầu làm gì? - Yêu cầu Hs làm bài cá nhân *Lưu ý: HS có thể thêm lời thoại nếu muốn. - Gv nhận xét, chốt + Bác rất quan tâm tới mọi người . + Cần quan tâm đến mọi người xung quanh. + Hãy tránh cho người khác gặp phải điều không may. 3. Củng cố, dặn dò - Qua mẩu chuyện về Bác Hồ, em rút ra bài học gì cho mình? - Gv nhận xét giờ học - 2 HS lên bảng kể, lớp theo dõi - Hs đọc yêu cầu bài tập - Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi - HS đọc 4 câu hỏi - Lớp quan sát tranh minh hoạ và nêu nội dung của tranh: - Hs chú ý lắng nghe - Hs trao đổi cặp trả lời Các cặp trình bày trước lớp - Bác và các chiến sĩ đi công tác. - Khi đi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ sẩy chân ngã vì có 1 hòn đá bị kênh. - HS trả lời - HS suy nghĩ trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung - 2 HS kể trước lớp - 1Hs đọc yêu cầu bài tập - Viết câu trả lời cho câu hỏi trong bài tập 1 - HS làm bài cá nhân. - Hs đọc bài làm - Lớp nhận xét - Từng cặp HS đóng vai tình huống trước lớp. - Lớp nhận xét. - Làm việc gì cũng phải nghĩ tới người khác. 4p 30p 1p ---------------------------------------------- Tiết 2 : toán Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000 I. Mục tiêu - Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000. - Biết cộng nhẩm các số tròn trăm. II. Đồ dùng dạy học - GV : SGK, BP, - HS : SGK , đồ dùng học tập cá nhân III. Các hoạt động dạy học GV HS TG 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới * Cộng các số có ba chữ số: - GV ghi phép tính lên bảng. 326 + 253 = ? - Gọi Hs đọc phép tính - Yêu cầu Hs thao tác trên các ô vuông - GV thực hiện tính trên các ô vuông biểu diễn. - Yêu cầu Hs nêu cách đặt tính. - Cho Hs tìm cách tính trong nhóm đôi ? Em rút ra kết luận gì về cách đặt tính và tinh? ? Nêu cách cộng các số có ba chữ số với số có ba chữ số? * Thực hành Bài 1: Tính - Gọi HS nêu yêu cầu bài ? Bài tập yêu cầu làm gì? - Yêu cầu Hs làm bài cá nhân, 2 Hs làm bảng - Gv nhận xét, chốt bài làm đúng - YC HS nêu cách tính ở một phép tính cụ thể. - Cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau. -> GV: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000. Bài 2: Đặt tính rồi tính ? Bài tập yêu cầu làm gì? - Gv viết phép tính trên bảng, yêu cầu Hs nêu thành phần - Yêu cầu 2 Hs làm bài trên bảng, lớp làm vở - Gv nhận xét, chốt bài làm đúng - YC HS nêu cách tính ở một phép tính cụ thể. - Cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau. -> GV: Rèn kĩ năng đặt tính và thực hiện các phép tính cộng không nhớ trong phạm vi 1000. Bài 3: Tính nhẩm (theo mẫu) ? Bài tập yêu cầu làm gì? - Gv đưa mẫu, gọi Hs nhận xét mẫu 400 + 300 = 700 - Yêu cầu Hs làm bài cá nhân - Gv nhận xét, chốt bài làm đúng -Gv: Rèn kĩ năng cộng nhẩm các số tròn trăm. 3. Củng cố, dặn dò ? Nêu cách cộng các số có ba chữ số với số có ba chữ số? - GV nhận xét giờ học. - Hs đọc phép tính 326 + 253 = ? - Hs thao tác trên các ô vuông - Hs theo dõi - Hs trao đổi tìm cách tính - Các cặp trình bày trước lớp + Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị. + Tính: Cộng từ phải sang trái, đơn vị cộng với đơn vị, chục cộng với chục, trăm cộng với trăm. + Đặt tính sao cho thẳng hàng thẳng cột, tính từ phải sang trái... - HS nêu yêu cầu bài. - Tính -2 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT - Lớp nhận xét - Hs nêu cách tính - Hs đổi chéo vở kiểm tra kết quả - HS đọc yêu cầu. - Đặt tính rồi tính - Hs nêu thành phần phép tính -2 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT. - Lớp nhận xét - Hs nêu cách tính - Hs đổi chéo vở kiểm tra kết quả - Hs đọc yêu cầu - Tính nhẩm theo mẫu - Hs nhận xét mẫu: cộng các số ở hàng trăm với nhau, số o ở hàng chục và đơn vị giữ nguyên - Hs làm bài cá nhân, nêu kết quả nối tiếp - Lớp nhận xét - Đặt tính sao cho thẳng hàng thẳng cột, tính từ phải sang trái... 33p 1p ------------------------------------------------- Tiết 3 : Chính tả ( nghe –viết) Cháu nhớ Bác Hồ I. Mục tiêu - Nghe-viết chính xác bài CT, trình bày đúng các câu thơ lục bát. - Làm được BT (2) a, BT (3) a II. Đồ dùng dạy học - GV : SGK, BP, - HS : SGK , đồ dùng học tập cá nhân III. Các hoạt động dạy học GV HS TG 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới *Hướng dẫn viết chính tả a) Củng cố nội dung - GV đọc đoạn chính tả ? Đoạn thơ nói về điều gì? b) Nhận xét chính tả - Tiếng khó: Yêu cầu Hs đọc nhẩm bài tìm từ khó viết bâng khuâng ( b + âng, kh + uâng) - Phụ âm dễ lẫn: chòm râu # quả dâu bấy lâu # màu nâu - Danh từ riêng: Bác - Cách trình bày: ? Cần viết hoa những chữ nào? c) Viết bảng con từ khó, tiếng dễ sai - Gv nhận xét * Hs chép vào vở - Gv đọc theo dòng thơ. - GV theo dõi, uốn nắn. - Gv đọc lại đoạn chính tả * Gv chấm, chữa bài - Gv thu và chấm bài - Gv nhận xét, đánh giá. * Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ? Bài yêu cầu làm gì? - Yêu cầu HS làm bài - Gv nhận xét, chốt kết quả đúng -> Gv: Củng cố quy tắc viết ch/tr Bài tập 3: Thi đặt câu nhanh ? Bài yêu cầu làm gì? - Hs nối tiếp đặt câu - Gv ghi bảng, nhận xét 3. Củng cố, dặn dò - Gv nhận xét giờ học - Hs chú ý lắng nghe - 2 HS đọc bài thơ. - Đoạn thơ nói về tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ. - Hs tìm từ khó trong bài: chòm râu, ngẩn ngơ, bâng khuâng, bấy lâu - Viết hoa tất cả các chữ đầu dòng và tên riêng - Hs viết bảng con từ và tiếng khó: chòm râu, ngẩn ngơ, bâng khuâng, bấy lâu - Lớp nhận xét - HS nghe, nắn nót viết bài vào vở. - HS soát lỗi và đổi chéo vở kiểm tra - Hs chú ý theo dõi - Đọc yêu cầu bài tập - Điền vào chỗ trống - Làm bài cá nhân, 1 Hs làm bài trên bảng - Lớp nhận xét, bổ sung - Đọc yêu cầu bài tập - Thi đặt câu nhanh - Hs đặt câu - Lớp nhận xét 33p 2p -------------------------------------------------- Tiết 4 : Luyện từ và câu Từ ngữ về Bác Hồ I. Mục tiêu - Nêu được một số từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác (BT1); biết đặt câu với từ tìm được ở BT1 (BT2). - Ghi lại đựoc hoạt động vẽ trong tranh bằng một câu ngắn (BT3). II. Đồ dùng dạy học - GV : SGK, BP, - HS : SGK , đồ dùng học tập cá nhân III. Các hoạt động dạy học GV HS TG 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới Bài tập 1: Tìm những từ ngữ. ? Bài yêu cầu làm gì? - Yêu cầu Hs thảo luận cặp - Gv nhận xét, chốt bài làm đúng: -> Gv: Qua những từ ngữ đó cho thấy tình cảm của Bác Hồ dành cho nhi đồng và tình cảm của nhi đồng dành cho Bác Hồ. Bài tập 2: ? Bài tập yêu cầu làm gì? - Cho Hs làm bài cá nhân vào vở - Gọi HS nối tiếp nhau đọc câu đã đặt. - Gv nhận xét, chốt bài làm đúng Bài 3: Em hãy ghi lại hoạt động trong mỗi tranh bằng 1 câu. ? Bài tập yêu cầu làm gì? - Yêu cầu HS quan sát lần lượt từng tranh suy nghĩ và viết vào vở bài tập hoạt động của các bạn thiếu nhi trong mỗi tranh. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc câu đã đặt. - GV viết bảng 1 số câu đúng. - Gv nhận xét, chốt bài làm đúng - Yêu cầu HS nêu một số hoạt động tưởng niệm Bác khác mà em biết. 3. Củng cố, dặn dò - Gv nhận xét giờ học - Hs đọc yêu cầu bài tập - Tìm những từ ngữ. - Hs thảo luận cặp Đại diện cặp trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung - Hs đọc yêu cầu bài tập - Đặt câu với mỗi từ em tìm được ở bài tập 1. - HS làm bài cá nhân - Hs đọc câu đặt được - Lớp nhận xét - Hs đọc yêu cầu bài tập - Em hãy ghi lại hoạt động trong mỗi tranh bằng 1 câu. - HS quan sát lần lượt từng tranh suy nghĩ và viết vào vở bài tập hoạt động của các bạn thiếu nhi trong mỗi tranh. - HS nối tiếp nhau đọc câu đã đặt. - Các bạn thiếu nhi tham gia tết trồng cây nhớ ơn Bác, các bạn thiếu nhi kính cẩn đặt hoa trước tượng đài Bác... 33p 2p ---------------------------------------------------- Tiết 5 : Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp tuần 30 I. Mục tiêu - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều làm tốt - GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động II. Chuẩn bị - Ghi chép của cán sự lớp trong tuần. III. Nội dung sinh hoạt 1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần a) Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ. Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần. Đánh giá xếp loại các tổ. b) Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp. .. 2. Đề ra nội dung, phương hướng, nhiệm vụ tuần tới Phát huy những ưu điểm, thành tích đạt được Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp .................
Tài liệu đính kèm: