TUẦN 23
Thứ 2 ngày tháng 2 năm 2013
Toán
SỐ BỊ CHIA - SỐ CHIA - THƯƠNG
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được số bị chia - số chia - thương.
- Biết cách tìm kết quả của phép chia.
- HS làm được BT 1, 2.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1.
III. Hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra kiến thức:
- 4HS đọc thuộc lòng bảng chia 2.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Tuần 23 Thứ 2 ngày tháng 2 năm 2013 Toán Số bị chia - Số chia - Thương I. Mục tiêu: - Nhận biết được số bị chia - số chia - thương. - Biết cách tìm kết quả của phép chia. - HS làm được BT 1, 2. II. Đồ dùng: - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1. III. Hoạt động dạy-học: A. Kiểm tra kiến thức: - 4HS đọc thuộc lòng bảng chia 2. - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu tên gọi của thành phần và kết quả của phép chia: - GV nêu phép chia. 6 : 2 - HS tìm kết quả của phép chia. 6 : 2 = 3 - HS đọc: “Sáu chia hai bằng ba” - GV chỉ vào từng số trong phép chia và nêu tên gọi. 6 : 2 = 3 Số bị chia Số chia Thương - Kết quả của phép chia gọi là thương. * Chú ý: 6 : 2 cũng gọi là thương. - HS nêu ví dụ và gọi tên từng số trong phép chia. - GV nhận xét. 3. Thực hành: Bài tập 1: (7 phút) Làm việc theo nhóm. HS nêu yêu cầu: Tìm rồi điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu) - GV phát cho mỗi nhóm một bảng phụ. - Các nhóm lên gắn bảng và cùng nhận xét. Phép chia Số bị chia Số chia Thương 8 : 2 = 4 8 2 4 10 : 2 = 14 : 2 = 18 : 2 = 20 : 2 = - GV công bố đội thắng. Bài tập 2: (7 phút) Làm vào vở. - 2HS đọc yêu cầu: (Tính nhẩm) 2 x 3 = 2 x 4 = 2 x 5 = 2 x 6 = 6 : 2 = 8 : 2 = 10 : 2 = 12 : 2 = - GV cùng theo dỏi và chấm bài. Bài tập 3: (7 phút) Làm vào vở. (Dành cho HSKG) Viết phép chia và số thích hợp vào ô trống (theo mẫu) (HS khá, giỏi làm). Phép nhân Phép chia Số bị chia Số chia Thương 2 x 4 = 8 8 : 2 = 4 8 2 4 8 : 4 = 2 2 x 6 = 12 2 x 9 = 18 - HS khá, giỏi làm vào vở - GV nhận xét 4. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại tên bài học. - GV nhận xét giờ học. - Về nhà nhớ xem bài sau. Tập đọc Bác sĩ Sói I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - Hiểu nội dung truyện: Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.(trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5) - HS khá, giỏi biết tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá (CH4). * KNS: Kĩ năng ra quyết định. II. Đồ dùng: - Tranh SGK,bảng phụ viết sẵn câu dài. III. Hoạt động dạy-học: A. Kiểm tra kiến thức: - 2 HS đọc bài Cò và Cuốc. - GV nhận xét ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện đọc: a. GV đọc mẫu cả bài. b. Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. - Đọc từng câu. + HS tiếp nối nhau đọc từng câu. + HS đọc từ khó ở bảng. - Đọc từng đoạn trước lớp: + GV nói: cần chú ý nghắt nghỉ đúng ở các câu dài. .Sói mừng rơn, / mon men lại phía sau, / định lựa miếng / đớp sâu vào đùi Ngựa cho Ngựa hết đường chạy + HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. + HS đọc phần chủ giải ở SGK. + GV nhận xét sửa sai. - HS đọc từng đoạn trong nhóm. + GV chia mỗi nhóm 3 HS: Mỗi HS đọc một đoạn và nghe bạn đọc. - Các nhóm thi đọc. + Cả lớp đọc đồng thanh. Tiết 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi. ? Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa. ? Sói làm gì để lừa Ngựa. ? Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào. - HS khá, giỏi trả lời câu hỏi sau ? Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá. - HS cả lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi sau ? Chọn tên khác cho câu chuyện theo gợi ý. a. Sói và Ngựa. b. Lừa người lại bị người lừa. c. Anh Ngựa thông minh. 4. Luyện đọc lại: - 2 nhóm HS đọc theo phân vai. - Các em nhớ đọc thể hiện rõ lời nhân vật. - GV cùng HS nhận xét. C. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại bài. Thứ 3 ngày 14 tháng 2 năm 2013 Thể dục Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông. Trò chơi " Kết bạn" I. Mục tiêu: - Biết cách đi vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông. - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. II. Địa điểm, phương tiện. Trên sân trường. Chuẩn bị một còi III. Nội dung và phương pháp lên lớp. 1. Phần mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Chạy nhẹ nhàng 60m. - Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông. - Ôn 1 số động tác của bài thể dục phát triển chung - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. 2. Phần cơ bản * Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông: 2 - 3 lần 10m * Trò chơi “Kết bạn” - GV tổ chức cho HS chơi. 3. Phần kết thúc - HS làm động tác thả lỏng người. - Cả lớp vỗ tay và hát 1 bài. - GV và HS hệ thống bài. Nhận xét giờ học. Toán Bảng chia 3 I. Mục tiêu: - Lập bảng chia 3. - Nhớ được bảng chia 3. - Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 3). - HS làm được BT 1,2. II. Đồ dùng: - Bộ đồ dùng dạy học toán: Các tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra kiến thức: - 5HS đọc bảng chia 2. - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu phép chia 3 : a. Ôn tập phép nhân 3. - GV gắn bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn và hỏi. ? Có tất cả bao nhiêu chấm tròn (12 chấm tròn) ? Ta làm phép tính gì (nhân 4 x 3 = 12) b. Hình thành phép chia 3 - GV trên cqác tấm bìa có 12 chấm tròn, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa? ? Ta làm phép tính gì (chia 12 : 3 = 4) c. Nhận xét: 3. Lập bảng chia 3: - HS lập bảng chia từ bảng chia từ các tấm bìa hình tròn. 3 : 3 = 1 6 : 3 = 2 ............ 30 : 3 = 10 - HS đọc bảng chia 3. - GV nhận xét. 4. Thực hành: Bài tập 1: (5 phút) Làm miệng - 1 HS đọc yêu cầu : Tính nhẩm - HS trả lời kết quả, GV ghi bảng 6 : 3 = 2, 9 : 3 = 3 , 21 : 3 = 7 - GV nhận xét. Bài tập 2: (7 phút) Làm vào vở HS đọc bài toán và phân tích. ? Bài toán cho biết gì (Có 24 học sinh chia đều thành 3 tổ) ? Bài toán hỏi gì (Mỗi tổ có mấy học sinh? ) - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng giải Bài giải: Số học sinh trong mỗi hàng là: 24 : 3 = 8 (học sinh) Đáp số: 8 học sinh - GV cùng HS nhận xét. Bài tập 3: (7 phút) Làm vào vở HS khá, giỏi nêu yêu cầu : Số? Số bị chia 12 21 2 2 2 7 30 3 15 Số chia Thương ? Tìm thương khi biết số bị chia và số chia ta làm phép tính gì - HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm - GV nhận xét. - GV chấm, chữa bài. 5. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại bảng chia 3. - GV nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại. Kể chuyện Bác sĩ Sói I. Mục tiêu: - Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. - HS khá, giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT2). * KNS: Kĩ năng ứng phó với căng thẳng. II. Đồ dùng: - Tranh ở SGK. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra kiến thức: - 3 HS kể lại câu chuyện: Một trí khôn hơn trăm trí khôn. - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Hôm nay chúng ta học kể câu chuyện: Bác sĩ Sói. 2. Hướng dẫn kể chuyện: a. Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện. + 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp quan sát từng tranh minh hoạ ở SGK. + GV hỏi: Tranh 1 vẽ cảch gì? (Ngựa đang gặm cỏ, Sói đang rỏ dãi vì thềm thịt...) ? ở tranh 2 Sói thay đổi hình dáng như thế nào (Sói mặc áo khoác trắng) ? Tranh 3 vẽ cảnh gì (Sói ngon ngọt dụ dỗ, mon men tiến lại gần Ngưa.) ? Tranh 4 vẽ cảnh gì (Ngựa cong vó đá một cú dáng trời.) + HS kể theo nhóm 4, mỗi HS kể 1 đoạn. + Thi kể chuyện giữa các nhóm. + GV nhận xét. b. Phân vai dựng lại câu chuyện: ? Câu chuyện có mấy nhân vật (Ngựa, Sói, người dẫn chuyện) +Khi kể các em nhớ : - Người dẫn chuyện: vui, pha chút hài hước. - Ngựa : Điềm tĩnh, giã bộ lễ phép cầu khẩn. - Sói : vẻ gian giảo nhưng bộ nhân từ. + HS khá, giỏi tự phân vai để kể chuyện. + Thi kể lại câu chuyện + HS nhận xét lẫn nhau : về cử chỉ, điệu bộ, lời nói. + Bình chọn bạn kể hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Về nhà kể lại câu chuyện. Chính tả (Tập chép ) Bác sĩ Sói I. Mục tiêu: - Chép chính xác bài chính tả, trình bàyđúng đoạn tóm tắt bài Bác sĩ Sói. - Làm được bài tập 2a/b, hoặc 3a/b. II. Đồ dùng: - Bảng ghi sẵn bài viết chính tả. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra kiến thức: - 1 HS viết bảng con: day dứt, rung rinh, đôi dày. - GV nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn HS tập chép: - GV đọc bài chép trên bảng. - 2HS đọc bài chép. ? Tìm tên riêng trong đoạn chép (Ngựa, Sói) ? Lời của Sói được đặt trong dấu gì - HS trả lời. - HS viết bảng con: bác sĩ, mưu, kịp thời, trời giáng. - GV nhận xét, sửa sai. - HS chép bài vào vở, GV theo dõi và uốn nắn. - GV chấm bài và nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 2b. (5 phút) Làm vào vở Chọn chữ nào trong ngặc đơn để điền vào chỗ trống? (ươc, ướt): ...... mong, khăn ...... (lược, lượt): lần ......., cái .... - HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm. - GV nhận xét. Bài 3a: (5 phút) Làm miệng (Dành cho HSKG) Tìm nhanh các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l (hoặc n) - HS thi tìm và đọc lên, HS nhận xét. - GV tuyên dương. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Về nhà nhớ viết lại bài cho đẹp. Buổi chiều: Luyện đọc: Bác sĩ Sói I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc trơn từng đoạn trong bài và đọc được bài tương đối. - Rèn đọc bài một cách lưu loát, đọc đúng giọng từng nhân vật đối với HS khá giỏi. II. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn HS luyện đọc : - Tổ 1: HS đọc bài một cáhc lưu loát và phù hợp với giọng nhân vật. - Tổ 2, 3 : Đọc bài một cách tương đối trôi chảy + HS từng tổ đọc bài. + HS cùng GV nhận xét. + HS lần lượt đọc bài, GV nhận xét sau mỗi lần HS đọc. - Thi đọc Phân vai theo tổ. + HS khá giỏi đọc thi. + Cả lớp nhận xét. + Thi đọc đoạn 3. + Lớp cùng GV nhận xét. 3. Củng cố kiến thức: - HS nhắc lại nội dung bài - GV nhận xét giờ học. Luyện Toán: Luyện: Bảng chia 3 I. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về tìm số bị chia , số chia , thương và nhớ bảng chia 3. II. Hoạt động dạy học: 1. Ôn lại bảng chia 3. - Một số HS đọc thuộc bảng chia 3, và nêu cách tìm kết quả của phép chia. 2. Luyện tập. - HDHS làm các BT vào vở rồi lần lượt chữa bài. Bài tập 1: (7 phút) Làm vào vở Tính nhẩm: 12 : 3 = 9 : 3 = 30 : 3 = 3 x 2 = 15 : 3 = 3 : 3 = 24 : 3 = 6 : 3 = 18 : 3 = 21 : 3 = 27 : 3 = 6 : 3 = Bài tập 2: (7 phút) Làm vào vở Tính rồi viết số thích hợp vào ô trống ( Theo mẫu): Phép chia Số bị chia Số chia Thương 24 : 3 = 8 24 3 8 15 : 3 = 27 : 3 = 30 : 3 = . Bài tập 3: (7 phút) Làm vào vở Một sợi dây dài 9 dm được chia thành 3 đoạn bằng nhau. Hỏi mỗi đoạn dây đó dài bao nhiêu đề - xi - mét? Bài tập ... Về viết lại cho đẹp hơn. Tập làm văn Viết nội quy I. Mục tiêu: - Đọc và chép lại được 2, 3 điều trong nội quy của nhà trường (BT3) . * KNS: Kĩ năng giao tiếp: ứng xử văn hoá. II. Đồ dùng: - Bảng viết sẵn bài tập 2, tranh hươu sao, nội quy. III. Hoạt động dạy-học: A. Kiểm tra kiến thức: - Tiết trước ta học bài gì? - 2HS lên bảng thực hành nói lời đáp lời xin lỗi. - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 3: (25 phút) Làm vào vở - 2 HS đọc yêu cầu: Đọc và chép lại 2 đến 3 điều trong nội quy nhà trường. - GV treo bảng phụ chép sẵn nội quy. - HS đọc nội quy. - HS viết nội quy vào vở. - GV chấm bài. - HS nối tiếp đọc bản nội quy củ nhà trường 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại tên bài học. - Về nhà nhớ làm thêm ở vở. Buổi chiều: Thủ công Ôn tập chủ đề: phối hợp gấp, cắt, dán. I. Mục tiêu: - Củng cố được kiến thức kĩ năng gấp các hình đã học. - Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học. II. Hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: (5 phút) HS nhắc lại các bước về cách gấp một số hình + Gấp, cắt dán hình tròn. + Gấp cắt dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều, ngược chiều. + Gấp, cắt dán biến báo giao thông chỉ chiều xe đi. + Gấp, cắt dán biến báo gt cấm đỗ xe. 2. Hoạt đông 2: (15 phút) Thực hành - HS thực hành cắt dán hình. - Cho HS nêu cách gấp cắt dán hình tròn. - Cắt hình chữ nhật màu trắng dán giữa hình tròn. - Cắt chân biển báo. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. 3. Hoạt động 3: (5 phút) Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. Nhận xét, đáng giá sản phẩm của HS. Nhận xét tiết học. Luyện Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: - Luyện tập củng cố kiến thức cho học sinh về một phần ba và tìm thành phần chưa biết của phép nhân. II. Hoạt động dạy học: 1. Hướng dẫn học sinh làm lần lượt các BT: Bài tập 1: (7 phút) Thi tiếp sức Tính nhẩm: a) 3 x 5 = 3 x 8 = 3 x 4 = 15 : 3 = 24 : 3 = 12 : 3 = b) 18 : 3 = 3 : 3 = 15 : 3 = 24 : 3 = 6 : 3 = 12 : 3 = Bài tập 2: (7 phút) Làm vào vở Tìm x: a) x x 2 = 16 b) 3 x x = 24 Bài tập 3: (7 phút) Làm vào vở Có 15 kg đường chia đều vào 3 túi. Hỏi mỗi túi có có bao nhiêu ki lô gam đường? Bài tập 4: (7 phút) Làm vào vở Lớp 2A có 20 học sinh ngồi học, mỗi bàn có 2 học sinh. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu bàn học? Bài tập 5: (5 phút) Làm vào vở (Dành cho HSKG) Số? : 3 x x : 3 a) 18 12 b) 3 2 2. Củng cố kiến thức: - HS đọc thuộc bảng chia 2,3 Luyện: Tập làm văn: Viết nội quy I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng viết nội quy 3 đến 4 điều trong nội quy trường học. II. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1: (miệng) - HS nối tiếp đọc bài Nội quy Đảo Khỉ - HS khác nhận xét. Bài tập 2:( viết): Viết một đoạn văn ngắn 3 đến 4 điều về nội quy trường học. - HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn HS cách trình bày nội quy của trường học. - HS làm vào vở, -GV theo dỏi và gợi ý thêm cho những HS còn lúng túng. - HS đọc bài làm lớp nghe và nhận xét. - HS nộp bài, GV chấm và nhận xét bài làm của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại tên bài học. Thứ 6 ngày tháng 2 năm 2013 Buổi chiều: LuyệnToán Luyện: Tìm một thừa số của phép nhân. Giải toán I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng tìm một thừa số của phép tính nhân , giải toán có lời văn. - Rèn kĩ năng đọc, viết một phần ba. II. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1: (7 phút) Làm vào vở Tính 3 x 6 - 15 = 3 x 7 - 10 = 5 x 7 + 18 = 4 x 8 + 26 = 15 : 3 +16 = 30 : 3 + 12 = - HS nêu cách làm. - HS làm vào vở. 2 HS lên bảng làm. - GV nhận xét. Bài tập 2: (7 phút) Làm vào vở Tìm y a. y x 2 = 16 b. 5 x y = 35 c. 3 x x = 18 + 3 - HS nhắc lại cách tìm 1 thừa số trong phép nhân - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. - GV nhận xét a. y = 8 ; b. y = 7 ; c. y = 5 Bài tập 3: (7 phút) Làm vào vở Mỗi xe ô tô có 4 bánh. Hỏi 9 xe như thế có mấy cái bánh? - HS tóm tắt và giải vào vở Tóm tắt: Mỗi xe: 4 bánh Bài giải 9 xe có:... bánh? Số bánh của 9 xe có là: 4 x 9 = 36 (bánh ) Đáp số: 36 bánh xe - 1 HS lên bảng làm bài. Bài tập 4: (7 phút) Làm vào vở (Dành cho HSKG) Tìm một số biết rằng số đó nhân với 3 thì được 12 - GV chấm bài của HS và nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại bảng nhân 3, 4, 5 - GV nhận xét giờ học. - Về ôn lại bài. Hoạt động tập thể Múa hát tập thể I. Mục tiêu: - HS hát thuộc lời các bài hát tập thể đã học. - HS kết hợp một số động tác phụ hoạ đơn giản. II. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: (2’) 2. Ôn các bài hát: (20’) - Cán sự điều khiển lớp ôn lại một số bài hát đã học. - GV theo dõi, uốn nắn. - Các tổ thi nhau hát. 3. Hát kết hợp với múa phụ hoạ. (10’) - HS thi biể diễn bài hát theo nhóm , có kết hợp động tác phụ họa. - Đội văn nghệ lên biểu diễn. 4. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét giờ học. Hoạt động tập thể: Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây I. Mục tiêu: Giúp HS biết chơi trò chơi dân gian. II. Cách chơi: HDHS chơi trên sân trường. III. Hoạt động: - GV nêu yêu cầu, nội dung tiết hoạt động. Nêu tên trò chơi, luật chơi và HD cách chơi. HDHS đọc bài hát của trò chơi Rồng rắn lên mây. - Tổ chức cho HS chơi theo tổ mỗi tổ khoảng 9 người. - Nhận xét dặn dò. Chính tả (Nghe viết) Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên I. Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên. - Làm BT(2) a/ b. II. Đồ dùng: - Bảng phụ chép sẵn bài tập 2. II. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra kiến thức: - HS viết bảng con : lung linh, bắt chước. - G V nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Hôm nay ta sẽ viết một đoạn trong bài Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên. 2. Hướng dẫn nghe viết: - GV đọc bài chính tả1 lần. - 2 HS đọc lại bài chính tả. - GV hỏi, HS trả lời ? Đồng bào Tây Nguyên mở hội đua voi vào mùa nào (mùa xuân) ? Tìm câu tả đàn voi vào ngày hội (Hàng trăm con voi nục nịch kéo đến...) ? Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Vì sao - HS viết bảng con: Tây Nguyên, nườm nượp. - GV đọc bài, HS lắng nghe và viết vào vở chính tả. - HS viết xong. - GV đọc thong thả, HS khảo bài. - GV chấm, chữa bài. - GV đi chấm từng bàn và nhận xét. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2a: HS đọc yêu cầu: Điền vào chỗ trống l hay n? - GV treo bảng phụ chép sẵn bài tập 2 a: ...ăm gian ...ều cỏ thấp ...e te Ngõ tối đêm sâu đóm lập ..oè ..ưng giậu phất phơ màu khói nhạt ..àn ao lóng ....ánh bóng trăng ....oe. - HS trả lời miệng, GV chữa bài Năm gian lều cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. 4. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại bài viết. - GV nhận xét giờ học. - Về nhà nhớ luyện viết lại cho đẹp. Toán Tiết 115: Tìm một thừa số của phép nhân I. Mục tiêu: - HS Nhận biết được thừa số, tích , tìm một thừa số bằng cách số lấy tích chia cho thừa số kia. - Biết tìm thưaaaf số x trong các bài tập dạng : x a = b; a x = b (với a, b là các số bé và phép tính tìm x là nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính đã học). - Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 2). - HS làm được BT 1,2. II. Đồ dùng: - Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra kiến thức: - 3 HS đọc thuộc lòng bảng nhân3, bảng chia 3. - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Hôm nay học bài tìm một thừa số trong phép nhân. 2. Ôn tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia: - GV gắn bảng và hỏi: Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn? (2 chấm tròn) ? 3 tấm bìa có mấy chấm tròn (6 chấm tròn) - HS nêu phép nhân và đọc. - GV viết bảng: 2 x 3 = 6 ? Trong phép chia 2 được gọi là gì ? 3 được gọi là gì ? 6 được gọi là gì - HS trả lời. - GV nói: 2 là thừa số thứ nhất, 3 là thừa số thứ hai, 6 thương. - Từ phép nhân 2 x 3 = 6 , lập được phép chia tương ứng. 6 : 2 = 3 (lấy tích là (6) chia cho thừa số thứ nhất (2) được thừa số thứ hai (3)) 6 : 3 = 2 (lấy tích chia cho thừa số thứ hai được thừa số thứ nhất.) * Muốn tìm thừa số này ta lấy tích chia cho thừa số kia. - HS đọc lại. 3. Giới thiệu cách tìm thừa số chưa biết: - GV ghi bảng: x x 2 = 8 trong phép nhân x được gọi là gì ? Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào - HS trả lời và nêu phép tính. x x 2 = 8 x = 8 : 2 x = 4 - GV ghi bảng. 4. Thực hành: Bài 1: (miệng) - 1 HS đọc yêu. Tính nhẩm 2 x 4 = 3 x 4 = 8 : 2 = 12 : 3 = 8 : 4 = 12 : 4 = - HS trả lời, GV nhận xét ghi kết quả. Bài 2: HS đọc yêu cầu (Tìm x (Theo mẫu)) a. x x 2 = 10 x x 3 = 12 3 x x = 21 x = 10 : 2 x = 5 - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. - Lớp nhận xét, GV chữa bài. Bài 3: Tìm y a. y 2 = 8 y = 8 : 2 y = 4 - HS khá, giỏi trả lời miệng - GV nhận xét. Bài 4: HS khá, giỏi đọc bài toán ? Bài toán cho biết gì (Có 20 học sinh, mỗi bàn có 2 học sinh) ? Bài toán hỏi gì (Có tất cả bao nhiêu bàn học sinh?) - HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm. Bài giải: Số bàn học có là: 20 : 2 = 10 (bàn) Đáp số : 10 bàn - GV chấm bài. 5. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại quy tắc. - GV nhận xét giờ học. - Về nhà nhớ học thật thuộc. Hoạt động tập thể Sinh hoạt Sao I. Mục tiêu: - HS biết nhận ra ưu, khuyết điểm của mình trong tháng - HS biết khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm - Kế hoạch tháng tới. - Làm vệ sinh lớp học. II. Hoạt động dạy học: 1. Đánh giá tình hình trong tuần : - Lớp trưởng lên điếu khiển lớp sinh hoạt - Các Sao trưởng điều hành tổ mình thảo luận về nề nếp, học tập, vệ sinh. - Các Sao trưởng lên báo cáo trước lớp, các Sao nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét chung: + Về nề nếp: thực hiện tốt + Về học tập: Các em đã thực hiện tốt. ... có tiến bộ về đọc. + Về vệ sinh: Thực hiện tốt. 2. Kế hoạch tới: - Tiếp tục duy trì nề nếp và sinh hoạt những yêu cầu của đội Sao đề ra. - Học bài và làm bài đầy đủ. - Thi đua dạy tốt học tốt . - Vệ sinh luôn sạch sẽ. 3. Làm vệ sinh lớp học: - HS làm việc theo tổ về dọn vệ sinh : quét lớp, lau bảng, tủ, mạng nhện - GV theo dỏi và nhắc nhở. ? Sau khi làm vệ sinh các em thấy lớp học sạch hay bẩn - HS trả lời. - GV: Các em đã làm một việc góp phần bảo vệ môi trường sạch, đẹp.
Tài liệu đính kèm: