Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần lễ 22 năm 2013

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần lễ 22 năm 2013

TUẦN 22

Thứ hai, ngày 21 tháng 01 năm 2013

TẬP ĐỌC

MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN

I) Mục đích yêu cầu

 - Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện

 - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của mỗi người; chớ kêu căng, xem thường người khác.

 - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5.HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.

* Giáo dục KNS

- Tư duy sáng tạo.

- Ra quyết định.

- Ứng phó với căng thẳng.

II) Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh họa trong SGK

 - Bảng phụ ghi sẵn các câu cần luyện đọc

 

doc 31 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần lễ 22 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 22
(từ ngày 21 /01 đến ngày 25/01/2013)
Thứ
Môn học
Tiết
Tên bài dạy
Lồng ghép
2
21/1
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Đạo đức
1
2
3
4
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
Kiểm tra
Biết nói lời yêu cầu, đề nghị( tiết 2)
KNS
GD KNS
3
22/1
Kể chuyện
Toán
Chính tả
Thủ công
1
2
3
4
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
Phép chia
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
Gấp, cắt, dán phong bì (tiết 2)
4
23/01
Tập đọc
Toán
Luyện từ và câu
1
2
3
Cò và cuốc
Bảng chia 2
Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy
GD KNS
TH MT
5
24/01
Tập viết
Toán
TN & XH
1
2
3
Chữ hoa S
Một phần hai
Cuộc sống xung quanh (tiếp theo)
6
25/01
Chính tả
Toán
Tập làm văn
HĐTT
1
2
3
Cò và cuốc
Luyện tập
Đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim.
Ổn định lại nề nếp lớp. khen ngợi HS ngoan.
KNS
TUẦN 22
Thứ hai, ngày 21 tháng 01 năm 2013
TẬP ĐỌC
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I) Mục đích yêu cầu
 - Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện
 - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của mỗi người; chớ kêu căng, xem thường người khác.
 - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5.HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.
* Giáo dục KNS
- Tư duy sáng tạo.
- Ra quyết định.
- Ứng phó với căng thẳng.
II) Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh họa trong SGK
 - Bảng phụ ghi sẵn các câu cần luyện đọc
III) Hoạt động dạy học Tiết 1
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) ỔN định lớp, KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS HTL bài vè, trả ,lời câu hỏi:
 + Kể tên các loài chim có trong bài?
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài:
 - HS quan sát tranh và hỏi:
 + Tranh vẽ những gì?
 - Hôm nay các em học truyện một trí khôn hơn trăm trí khôn. Vì sao một trí khôn lại hơn trăm trí khôn. Đọc truyện này các em sẽ hiểu.
 - Ghi tựa bài
b) Luyện đọc
* Đọc mẫu: giọng người kể chậm rãi,giọng Chồn lúc hợm hĩnh, lúc thất vọng. Cuối truyện rất chân thành; giọng Gà Rừng lúc khiêm tốn, lúc bình tĩnh tự tin. Nhấn giọng các từ ngữ: trí khôn, coi thường, chỉ có một, cuống quýt, đằng trời, thọc.
* Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
 - Đọc câu: HS nối tiếp nhau luyện đọc câu
 - Đọc từ khó: vẫn ngầm, cuống quýt, đằng trời, buồn bã, đắn đo, mẹo, quẳng, thình lình, vùng chạy, vọt ra. Kết hợp giải nghĩa các từ ở mục chú giải. 
* Giải thích thêm từ 
+ Mẹo (kế).
+ Ngầm (kín đáo không lộ ra ngoài)
+ Cuống quýt (vội đếm mức rối lên)
+ Đắn đo (cân nhắc xem lợi hay hại)
+ Thinh lình (bất ngờ)
 - Đọc đoạn: HS nối tiếp nhau luyện đọc đoạn.
 - Đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng.
 Chợt thấy một người thợ săn, / chúng cuống quýt nấp vào một cái hang. //( hồi hộp, lo sợ).
 Chồn bảo Gà Rừng: // “ Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình. //( cảm phục)
 - Đọc đoạn theo nhóm
 - Thi đọc giữa các nhóm( CN, từng đoạn).
 - Nhận xét tuyên dương
- Hát vui
- Vè chim
- HTL bài vè, trả lời câu hỏi
- Kể tên các loài chim
- Quan sát
- Phát biểu
- Nhắc lại
- Luyện đọc câu
- Luyện đọc từ khó
- Luyện đọc đoạn
- Luyện đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng
- Luyện đọc nhóm
- Thi đọc nhóm
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
C) Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Câu 1: Tìm những câu nói lên thái độ của chồn coi thường gà Rừng?
* Câu 2: Khi gặp nạn Chồn như thế nào?
* Câu 3: Gà Rừng đã nghĩ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn?
* Câu 4: Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng thay đổi ra sao?( dành cho HS khá giỏi).
* Câu 5: Đặt tên khác cho câu chuyện?
d) Luyện đọc lại
 - HS thi đọc lại câu chuyện theo vai.
 - Nhận xét tuyên dương
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 + Em thích con vật nào? Vì sao?
 - Nhận xét tuyên dương
 - GDHS: Không nên coi thường bạn bè của mình, mọi người xung quanh, đối xử tốt với các bạn và mọi người xung quanh.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà luyện đọc lại bài
 - Xem bài mới
- Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. Ít thế sao? Mình thì có hàng trăm.
- Khi gặp nạn, Chồn rất sợ hãi và chẳng nghĩ ra được điều gì.
- Gà Rừng giả chết rồi vùng chạy để đánh lạc người thợ săn. Tạo cơ hội cho Chồn chạy ra khỏi hang.
- Chồn thay đổi hẳn thái độ nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn trăm trí khôn của mình.
- Chồn và Gà Rừng
 Gà Rừng thông minh
 Gặp nạn mới biết ai khôn.
- Thi đọc theo vai
- Nhắc tựa bài
- Phát biểu
TOÁN
KIỂM TRA
I) Mục tiêu
 Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
 - Bảng nhân 2, 3, 4, 5.
 - Nhận dạng và gọi đúng tên đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc.
 - Giải toán có lời văn bằng một phép nhân.
II) Nội dung kiểm tra
 * Bài 1: Tính nhẩm( 4 điểm)
 2 x 7 = 3 x 6 = 4 x 4 = 5 x 5 =
 2 x 8 = 3 x 9 = 4 x 5 = 5 x 8 =
 2 x 10 = 3 x 5 = 4 x 7 = 5 x 7 =
 2 x 3 = 3 x 4 = 4 x 9 = 5 x 10 =
* Bài 2: Tính( theo mẫu) ( 2 điểm)
M: 4 x 8 + 32 = 32 + 32
 = 64
3 x 7 + 29 =
5 x 6 – 16 =
 * Bài 3: Bài toán( 2 điểm)
 Mỗi nhóm có 4 học sinh, có 8 nhóm như vậy. Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh?
 * Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc( 2 điểm).
 4cm
 B C
 3cm 3cm
 A D 5cm E
ĐÁP ÁN
* Bài 1: Tính nhẩm( mỗi phép tính đúng 0,25 điểm)
 2 x 7 = 14 3 x 6 = 18 4 x 4 = 16 5 x 5 = 25
 2 x 8 = 16 3 x 9 = 27 4 x 5 = 20 5 x 8 = 40
 2 x 10 = 20 3 x 5 = 15 4 x 7 = 28 5 x 7 = 35
 2 x 3 = 6 3 x 4 = 12 4 x 9 = 36 5 x 10 = 50
* Bài 2: Tính (theo mẫu) (mỗi bài đúng 1 điểm)
 a) 3 x 7 + 29 = 21 + 29 b) 5 x 6 – 16 = 30 – 16 
 = 50 = 14
 * Bài 3: Bài toán( 2 điểm)
Bài giải
Số học sinh 8 nhóm là: (0,5 đ)
4 x 8 = 32(học sinh) (1 đ)
Đáp số: 32 học sinh (0,5)
* Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc( 2 điểm)
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCDE là: (0,5đ)
3 + 4 + 3 + 5 = 15( cm) ( 1đ)
Đáp số: 15 cm ( 0,5đ)
ĐẠO ĐỨC
BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ
I) Mục tiêu
 - Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự.
 - Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
 - Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hằng ngày.
* Các kĩ năng cơ bản được giáo dục:
- Kĩ năng nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự trong giao tiếp với người khác.
- Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
II) Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh họa trong VBT đạo đức
 - Phiếu thảo luận nhóm hoạt động 2
III) Hoạt động dạy học Tiết 2
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 + Muốn nhờ người khác giúp đỡ mình các em cần phải làm gì?
 + Khi cần người khác giúp đỡ em cần phải nói như thế nào?
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài: Để các em nắm vững về cách nói lời yêu cầu, đề nghị thế nào cho đúng. Hôm nay các em học đạo đức bài: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị.
 - Ghi tựa bài
* Hoạt động 1: Tự liên hệ
 - Nêu yêu cầu: Em đã biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự cần được giúp đỡ? Em hãy kể một vài trường hợp cụ thể.
 - HS phát biểu
 - Tuyên dương HS
* Hoạt động 2: Đóng vai
 - Chia lớp thành 3 nhóm và thảo luận tình huống.
 + Tình huống 1: Em muốn được bố hoặc mẹ cho đi chơi vào ngày nghỉ chủ nhật. Em sẽ nói thế nào?
 + Tình huống 2: Em muốn hỏi thăm chú công an đường đi đến nhà một người quen.
 + Tình huống 3: Em muốn nhờ em bé lấy hộ chiếc bút rơi.
 - HS thảo luận nhóm
 - HS đóng vai
 - HS nhận xét: lời nói, cử chỉ, hành động khi đề nghị được giúp đỡ của các nhóm.
 => Kết luận: khi cần đến sự giúp đỡ, dù nhỏ của người khác, em cần có lời nói và hành động, cử chỉ phù hợp.
* Hoạt động 3: Trò chơi
 Văn minh, lịch sự
 - Phổ biến luật chơi: Người chủ đứng nói câu đề nghị nào đó với các bạn trong lớp. Ví dụ:
 + Mời các bạn đứng lên
 + Mời các bạn ngồi xuống
 - Nếu lời đề nghị lịch sự thì HS trong lớp làm theo. Nếu chưa lịch sự thì các bạn không thực hiện. Nếu không thực hiện đúng luật chơi sẽ bị phạt do lớp đề nghị.
 - HS thực hành chơi
 - Nhận xét đánh giá
=> Kết luận ghi bảng: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày là tự trọng và tôn trọng người khác.
 Ghi nhớ: 
 Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 - Xử lý tình huống: Giờ ra chơi, em muốn bạn cạnh bên quyển truyện em sẽ nói thế nào?
 - GDHS: Muốn nhờ người khác giúp mình cần nói lời yêu cầu, đề nghị với thái độ lịch sự.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Biết nói lời yêu cầu, đề nghị
- Cần phải nói lời yêu cầu, đề nghị
- Cần phải nói lịch sự vui vẻ
- Nhắc lại
- Phát biểu 
- Thảo luận nhóm
- Đóng vai
- Chơi trò chơi
- Nhắc tựa bài
- Bạn làm ơn cho mình mượn quyển truyện một lúc nhé.
Thứ ba, ngày 22 tháng 01 năm 2013
KỂ CHUYỆN
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I) Mục đích yêu cầu
 - Biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện
 - HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
* Các kĩ năng cơ bản được giáo dục:
- Tư duy sáng tạo.
- Ra quyết định.
- Ứng phó với căng thẳng.
II) Đồ dùng dạy học
 	- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1, 2
III) Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp, KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện.
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học kể chuyện bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
 - Ghi tựa bài
b) Hướng dẫn kể chuyện
* Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện
 - HS đọc yêu cầu và mẫu
 - Giải thích: Tên mỗi đoạn của câu chuyện cần thể hiện được nội dung chính của đoạn tên đó có thể là một câu như “chồn kêu ngạo” có thể là một cụm từ như “trí khôn của chồn”.
 - HS thảo luận theo cặp
 - HS phát biểu
 - Nhận xét tuyên dương
 + Đoạn 1: Chồn kêu ngạo (chú chồn hợm hĩnh).
 + Đoạn 2: trí khôn của chồn (trí khôn của chồn ở đâu?)
 + Đoạn 3: Trí khôn của Gà Rừng (Gà Rừng thông minh).
 + Đoạn 4: Gặp lại nhau (Chồn hiểu ra rồi).
* Kể từng đoạn câu chuyện
 - Dựa vào tên các đoạn HS tập kể theo nhóm
 - HS kể chuyện trước lớp
 - Nhận xét tuyên dương
 + Đoạn 1: Ở một khu rừng nọ có một đôi bạn rất thân đó là Chồn và Gà Rừng 
 + Đoạn 2: Một lần hai bạn đang đi chơi ở trong rừng thì thấy một người thợ săn 
 ...  tròn.
 - Nhận xét sửa sai
 ● ● ● ● ● ● ● ●
 ● ● ● ● ● ● ● ● 
 - GDHS: Chăm chỉ học tập xác định đúng 1/ 2 để học toán tốt hơn.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Bảng chia 2
- HTL bảng chia 2
- Quan sát
- Viết bảng con
- Đọc yêu cầu
- Quan sát
- Làm bài tập bảng con
- Đọc yêu cầu
- Quan sát
- Làm bài tập bảng con
- Nêu miệng kết quả
- Nhắc tựa bài
- Thi tìm nhanh
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CUỘC SỐNG XUNG QUANH (TIẾP THEO)
I) Mục tiêu
- Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi em sống.
 - HS khá giỏi mô tả một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn hay thành thị.
II) Đồ dùng dạy học
 	- Tranh minh họa trong SGK
III) Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 + Hãy kể những nghề nghiệp của người dân ở địa phương mình?
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học TNXH bài: Cuộc sống xung quanh.
 - Ghi tựa bài
* Hoạt động 1: Làm việc nhóm
 - HS quan sát các tranh SGK và nói về những gì đã nhìn thấy trong hình
 - Gợi ý thảo luận:
 + Những bức tranh trang 46, 47 tả cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?
 + Kể tên các nghề nghiệp của người dân được vẽ trong các hình 2, 3, 4, 5, trong SGK.
 - HS trình bày
=> Kết luận: Những tranh thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân ở thành phố, thị xã.
* Hoạt động 2: Nói về cuộc sống của người dân ở địa phương( liên hệ thực tế).
 - HS thảo luận theo cặp về nghề nghiệp và cuộc sống của người dân địa phương.
 - HS phát biểu
 - Nhận xét tuyên dương
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 - GDHS: yêu quê hương và yêu nghề nghiệp bố mẹ thường làm hằng ngày.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Cuộc sống xung quanh
- Kể
- Nhắc lại
- Quan sát
- Thảo luận nhóm
- Trình bày
- Thảo luận theo cặp
- Phát biểu
- Nhắc tựa bài
Thứ sáu, ngày 25 tháng 01 năm 2013
CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
CÒ VÀ CUỐC
I) Mục đích yêu cầu
 - Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời của nhân vật.
 - Làm được bài tập 2, 3 (a/ b).
II) Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2a.
 - Bảng nhóm
III) Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp, KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS viết bảng lớp + nháp các từ: buổi sáng, cuống quýt, reo lên.
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học chính tả bài : Cò và Cuốc.
 - Ghi tựa bài
b) Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị
 - Đọc bài chính tả
 - HS đọc lại bài
* Hướng dẫn nắm nội dung bài
 - Đoạn viết nói chuyện gì?
* Hướng dẫn nhận xét
 - Bài chính tả có câu hỏi của Cuốc và Cò. Các câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau những dấu câu nào?
 - Cuối các câu hỏi của Cò và Cuốc có dấu câu gì?
* Hướng dẫn viết từ khó
 - HS viết bảng con từ khó, kết hợp phân tích tiếng các từ: lội ruộng, bụi rậm, vất vả, bắn bẩn, áo trắng.
* Viết chính tả
 - Lưu ý HS: ngồi viết, cầm viết, để vở cho ngay ngắn.
 - HS viết chính tả
 - Quan sát uốn nắn HS
* Chấm, chữa bài
 - Đọc bài cho HS soát lại
 - HS tự chữa lỗi
 - Chấm 4 vở của HS nhận xét
c) Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 2a: HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn: Tìm ở ngoài các tiếng có thể ghép được với các tiếng đã cho.
 - HS làm bài tập theo nhóm
 - HS trình bày
 - Nhận xét tuyên dương
a) riêng, giêng
 + dơi, rơi
 + dạ, rạ
* Bài 3a: HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn: Các em tìm các tiếng bắt đầu bằng r, d, gi.
 - HS làm bài tập theo nhóm
 - HS trình bày
 - Nhận xét tuyên dương
 + r: ra, rao, rau, rảo, rác, rào, rụng, rúng, rắn 
 + d: da, dao, dạo, dào, dán, dang, dáng, du 
 + gi: gì, gia, giáo, giao, giả, giêng, giếng 
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS viết bảng lớp các lỗi mà lớp viết sai nhiều.
 - Nhận xét ghi điểm
 - GDHS: Chăm chỉ học sẽ có ngày thành công, rèn chữ viết để và viết cẩn thận viết đúng và sạch đẹp.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà chữa lỗi
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Một trí khôn hơn trăm trí khôn
- Viết bảng lớp + nháp
- Nhắc lại
- Đọc bài chính tả
- Cuốc thấy Cò lội ruộng hỏi Cò có ngại bẩn không.
- Đặt sau dấu hai chấm, và dấu gạch đầu dòng.
- Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi. Câu trả lời của Cò là một câu hỏi nên cuối câu có dấu chấm hỏi.
- Viết bảng con từ khó
- Viết chính tả
- Chữa lỗi
- Đọc yêu cầu
- Làm bài tập theo nhóm
- Trình bày
- ăn( ở) riêng, tháng giêng
- con dơi, rơi rụng
- sáng dạ, rơm rạ
- Đọc yêu cầu
- Làm bài tập theo nhóm
- Trình bày
- Nhắc tựa bài
- Viết bảng lớp
TOÁN
LUYỆN TẬP
I) Mục tiêu
 - Thuộc bảng chia 2
 - Biết giải bài toán có một phép chia( trong bảng chia 2).
 - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành hai phần bằng nhau.
 - Các bài tập cần làm: bài 1, 2, 3, 5. Bài 4 dành cho HS khá giỏi
II) Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1, 2.
 - Tranh minh họa trong SGK
 - Bảng nhóm
III) Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS HTL bảng chia 2
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học toán bài: Luyện tập.
 - Ghi tựa bài
b) Thực hành
* Bài 1: Tính nhẩm
 - HS đọc yêu cầu
 - HS nhẩm các phép tính
 - HS nêu miệng kết quả
 - Ghi bảng
 - HS nhận xét sửa sai
 8 : 2 = 4 10 : 2 = 5 14 : 2 = 7 18 : 2 = 9
16 : 2 = 8 6 : 2 = 3 20 : 2 =10 12 : 2 = 6
* Bài 2: Tính nhẩm
 - HS đọc yêu cầu
 - HS nhẩm các phép tính
 - HS nêu miệng kết quả
 - Ghi bảng
 - HS nhận xét sửa sai
2 x 6 = 12 2 x 8 = 16 2 x 2 = 4 2 x 1 = 2
12 : 2 = 6 16 : 2 = 8 4 : 2 = 2 2 : 2 = 1
* Bài 3: Bài toán
 - HS đọc bài toán
 - Hướng dẫn:
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
 + Bài toán yêu cầu tìm gì?
 - HS làm bài vào vở + bảng nhóm
 - HS trình bày
 - Nhận xét tuyên dương
Tóm tắt:
Có: 18 lá cờ
Chia đều: 2 tổ
Mỗi tổ: lá cờ?
* Bài 4: Bài toán
 Dành cho HS khá giỏi
* Bài 5: Hình nào có 1/ 2 số con chim đang bay.
 - HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn: Các em quan sát hình và ghi vào bảng con hình nào có 1/ 2 số con chim đang bay.
 - HS làm bài bảng con
 - Nhận xét sửa sai
 Hình a, c có 1/ 2 số con chim đang bay.
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS HTL bảng chia 2
 - Nhận xét ghi điểm
 - GDHS: Thuộc bảng chia để làm toán nhanh và đúng.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà ôn lại bảng chia
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Một phần hai
- HTL bảng chia 2
- Nhắc lại
- Đọc yêu cầu
- Nhẩm
- Nêu miệng kết quả
- Nhận xét sửa sai
- Đọc yêu cầu
- Nhẩm
- Nêu miệng kết quả
- Nhận xét sửa sai
- Đọc bài toán
- Có 18 lá cờ chia đều cho 2 tổ.
- Mỗi tổ được mấy lá cờ?
- Phát biểu
- Làm bài vào vở + bảng nhóm
- Trình bày
Bài giải
Số lá cờ mỗi tổ có là:
18 : 2 = 9( lá cờ)
Đáp số: 9 lá cờ
- Đọc yêu cầu
- Làm bài tập bảng con
- Nhắc tựa bài
- HTL bảng chia 2
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI XIN LỖI. TẢ NGẮN VỀ LOÀI
I) Mục tiêu
 - Biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, 2).
 - Tập sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lí (BT3).
* Các kĩ năng cơ bản được giáo dục:
- Giao tiếp: ứng xử văn hóa.
- Lắng nghe tích cực.
II) Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh họa trong SGK
 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2
 - Bảng nhóm ghi các câu văn bài tập 3
III) Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS thực hành nói lời cảm ơn và đáp lại lời ơn theo tình huống.
 + HS1: Mình cho bạn mượn cây viết này đó.
 + HS1: Mình cho bạn xin lại cây viết nè.
 + HS1: Để mình giúp bạn khie6ng cái ghế nhé.
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài: Các em đã học cách đáp lời chào, lời tự giới thiệu, lời cảm ơn. Hôm nay các em sẽ đáp lại lời xin lỗi và biết sắp xếp lại thứ tự các câu văn đã cho để tạo thành đoạn văn tả một loài chim
 - Ghi tựa bài
b) Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: miệng
 - HS đọc yêu cầu
 - HS quan sát tranh đọc lời nhân vật
 - HS nêu nội dung tranh
 - Nhận xét sửa sai
 Bạn ngồi bên phải đánh rơi vở của bạn ngồi bên trái, vội nhặt lên và xin lỗi bạn. Bạn này trả lời không sao.
 - HS thảo luận theo cặp
 - HS thực hành nói lời xin lỗi
 - Nhận xét tuyên dương
 + Trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi?
+ Nên đáp lại lời xin lỗi của người khác với thái độ thế nào?
* Bài 2: miệng
 - HS đọc yêu cầu, tình huống
 - HS làm mẫu( tình huống 1).
 + HS1: Xin lỗi, cho tớ đi trước một chút nhé.
 - HS thảo luận
 - HS thực hành
b) HS1: Xin lỗi. Tớ vô ý quá
c) HS1: Xin lỗi bạn. Mình lỡ tay thôi.
d) HS1: Xin lỗi. Tớ quên mang sách trả cậu rồi.
* Bài 3: Viết
 - HS đọc yêu cầu
 - Nhắc HS: đoạn văn có 4 câu cần sắp xếp lại cho hợp lí. 4 câu văn này sẽ tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Sắp xếp cho đúng thứ tự, cần đọc kĩ từng câu, để xem câu nào trước để tạo thành đoạn văn hợp lí.
 - HS làm bài vào vở
 - HS lên bảng sắp xếp
 - Nhận xét ghi điểm
 - Phân tích
b) Câu mở đầu: Giới thiệu sự xuất hiện của chú chim gáy.
a) Tả hình dáng. Những đốm cườm trắng trên cổ chú.
d) Tả hoạt động. Nhẩn nha nhặt thóc rơi
c) Câu kết. Tả tiếng gáy của chú làm cánh đồng thêm yên ả, thanh bình.
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 - GDHS: Nói lời xin lỗi cần chân thành và lịch sự
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Đáp lời cảm ơn. Tả ngắn về loài chim
- Thực hành nói lời cảm ơn
- HS2: Mình cảm ơn bạn
- HS2: Cảm ơn bạn nhé
- HS2: Mình cảm ơn bạn nhiều lắm
- Nhắc lại
- Đọc yêu cầu
- Quan sát
- Nêu nội dung tranh
- Thảo luận theo cặp
- Thực hành nói lời xin lỗi
- Khi làm sai, không phải với người khác và làm người khác buồn.
- Tùy theo lỗi, có thể nói lời đáp khác nhau vui vẻ, buồn phiền, trách Cần thể hiện thái độ lịch sự, biết thông cảm vì người mất lỗi đã xin lỗi mình.
- Đọc yêu cầu, tình huống
- Làm mẫu tình huống 1
- HS2: Bạn cứ đi đi
- Thảo luận
- Thực hành
- HS2: Không sao đâu.
- HS2: Không sao, lần sau bạn cẩn thận hơn nhé.
- HS2: Không sao, mai cậu nhớ mang nhé
- Đọc yêu cầu
- Làm bài vào vở
- Làm bài tập bảng lớp
- Nhắc tựa bài

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 22 chuan.doc